Thầy chùa, thầy cúng và thầy tu có phải là các Tu Sĩ của đạo Phật không?.
Weekend . Moi doc " tap ghi " Naqn thay chua { Huy Phuong } Quen { Bui Bao Truc } Song co don - chet co don { Huy Lam } Lang bam cao cap ...tai VN ! {Nguyen Phuong } Chang co gi dang tiec ...{ Do Quan tong hop )
Nạn thầy chùa
Tôi
đã trải qua những ngày ấu thơ trong một ngôi làng nhỏ, ngôi làng nhỏ
này có một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa có một ông thầy, mà chúng tôi gọi là
ông thầy chùa.
Những ngày còn nhỏ, cũng không nghe ai nói, tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, cũng không thắc mắc vì sao thầy có vợ, có con. Thầy có nhiệm vụ giữ chùa, hương khói và thỉnh thoảng chúng tôi thấy có người mời thầy đến nhà cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở và coi sóc cho ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Người Việt Nam vẫn lẫn lộn ba vị, là Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng, như những ngày còn nhỏ, chúng tôi không hề phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một, cũng như chẳng hề biết sự khác nhau giữa các môn thể dục, thể thao và tập võ.
Những ngày còn nhỏ, cũng không nghe ai nói, tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, cũng không thắc mắc vì sao thầy có vợ, có con. Thầy có nhiệm vụ giữ chùa, hương khói và thỉnh thoảng chúng tôi thấy có người mời thầy đến nhà cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở và coi sóc cho ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Người Việt Nam vẫn lẫn lộn ba vị, là Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng, như những ngày còn nhỏ, chúng tôi không hề phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một, cũng như chẳng hề biết sự khác nhau giữa các môn thể dục, thể thao và tập võ.
Chúng tôi coi ngôi chùa làng là nơi yên tĩnh nhất, ở đó chỉ nghe có tiếng tụng kinh gõ mõ là nơi yên tĩnh nhất, ở đó chỉ nghe có tiếng tụng kinh gõ mõ, thỉnh thoảng còn nghe tiếng chuông chùa ngân nga, và vào những buổi trưa mùa hè, thơ thẩn trong sân chùa chúng tôi còn nghe tiếng lá bàng rụng trên sân. Chùa của tôi trong tuổi ấu thơ mê văn chương là ngôi chùa mang tên Ðồi Mai trong “Vang Bóng Một Thời” của Nguyễn Tuân, nơi thường có người đến xin nước trong giếng chùa để pha trà. Chùa của tôi thời vùi mình trong thế giới của Tự Lực Văn Ðoàn là ngôi chùa Long Giáng trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” của Khái Hưng. Chùa của tôi của thời mới lớn mơ mộng là ngôi chùa Linh Mụ, mà mỗi chiều nghe hồi chuông, tôi có cảm tưởng như âm thanh của tiếng chuông chùa có thể làm rung động được mặt nước trên dòng sông Hương.
Tôi luôn luôn mang ý nghĩ chùa luôn luôn là nơi tĩnh lặng và vắng vẻ nhất, nên khi lớn lên thấy chùa ở “chốn lao xao”, gần gũi với trần tục, lòng tôi cảm thấy mất mát đi một điều gì. Trên sân khấu “đời” được dựng lên tại một sân chùa mà bối cảnh có ghi là ngày Ðại Lễ Phật Ðản, tu sĩ cùng lên sân khấu trình diễn với ca sĩ. Trong khi một nam ca sĩ hát bài “Ðời Tôi Cô Ðơn” của Nguyễn Ánh 9 thì vị tu sĩ nhại lời bài hát này thành “Ðời Tôi Ði Tu”. Ca sĩ vừa hát xong câu “đời tôi cô đơn, nên yêu ai cũng đớn đau” thì thầy tiếp lời “đời tôi đi tu nên tôi phải ăn chay…” Trong tiếng nhạc xập xình và tiếng reo hò cổ vũ của “thiện nam tín nữ”, tu sĩ này lại “tự biên tự diễn” hát tiếp: “Ðời tôi đi tu nên tôi phải mặc áo nâu”, rồi “đời tôi đi tu nên phải cạo đầu… không để râu!” Một tu sĩ trẻ tuổi khác lên sân khấu choàng cho thầy một vòng hoa, rồi quý tín nữ reo hò: “bis… bis”. Nói theo văn chương bình dân: thiệt là vui hết biết! Hoạt cảnh này được phổ biến trên You Tube khắp nơi cho bà con xa gần biết đến giọng hát của thầy.
(http://www.youtube.com/watch?v=yfUbz_gy8xk)
Vị này thích ánh đèn sân khấu đã đành, nhưng lại đem chuyện tu hành lên đây mà diễu cợt để mua tiếng cười của bá tánh, thật khó coi. Người đến chùa lại không ý thức được sự việc, thấy thầy lên sân khấu hát hỏng, mà lại hát tếu thì lấy làm vui như gặp được Bảo Quốc, Tùng Lâm. Có vị nữ tu lại lên sân khấu, mặc áo rằn ri, đóng vai người lính VNCH để hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, thật là đem chuyện trần tục vào chốn thiền môn.
Ngày nay nhạc đạo, nhạc thiền không có mấy vì không có ai sáng tác, sáng tác ra không có người hát. Không ai đem nhạc đạo vào khiêu vũ trường hay sòng bài,nhưng nhạc đời bây giờ đem vào chùa chiền quá nhiều, ca nhạc cho người đến chùa vui, chỗ nào vui thì đông người, đông người có chuyện “hùn phước” lớn, phước lớn thì chùa lớn, chùa lớn thì thầy vui mà đệ tử cũng vui. Thói đời, người ta thích lui tới chùa lớn hơn là đi chùa nhỏ. Không có bản nhạc tình ái nào bị cấm hát trong sân chùa, nên từ “anh yêu em”, hay “tình phụ tình lỡ”, những gì than vãn, khổ đau của cuộc đời này đều được các ca sĩ đem vào chùa. Có khi vị trụ trì ngồi chủ tọa buổi ca nhạc, được người MC kính cẩn thưa: -“Thưa Thầy Thầy thích yêu cầu bài gì?” -“Mình ơi!” Thầy đáp, không cần một giây suy nghĩ. Ðám đông reo hò. Xin quý vị một tràng pháo tay! Vui quá là vui! Ca sĩ thì đương nhiên phải phấn son, ăn mặc hấp dẫn, đôi khi thiếu kín đáo, đó là chưa nói chuyện hở hang đang đứng trên bục cao. Vào chùa mà hát nhạc đạo thì ai nghe, người ta kêu buồn ngủ!
Tại một ngôi chùa lớn, trong một ngày lễ lớn tại Texas, tác giả bài viết này có dịp tham dự, đã mục kích chuyện ca sĩ “lơn” nhau trên sân khấu. Nam ca sĩ nổi tiếng này được mời từ Cali sang, sau một màn song ca, đã cao hứng nói với nữ ca sĩ: “Em ơi! Có một việc mà anh làm một mình không được! Em giúp anh đi!” Thế mà đám đông trần tục cũng cười rồi vỗ tay.
Vì sao bây giờ chùa lại gần chợ đông vui, có đốt pháo múa lân, không khác gì đời. Chùa xây gần chợ nghĩa là đem đạo vào đời, để cảm hóa, xây dựng con người nhưng đem nhạc tình ái vào chùa là đem đời ô trọc vào đạo. Thay vì người có lòng với đạo, cổ xúy cho nhạc đạo, hát lên cho lòng thanh thản trong sạch, đó là công đức, còn như lấy điều vui làm trọng là phá đạo. Chùa chiền không phải là nơi thi hoa hậu, dù là hoa hậu áo lam, cũng phải là nơi cổ xúy loại nhạc “yêu em thật lâu, yêu em thật sâu”. Nếu ngày nay lên chùa là vì ham vui, hay làm cho chùa vui để thiên hạ đến chùa cho đông, thì đạo Phật chẳng mấy chốc mà suy vi. Chốn thiền môn mong được nghe tiếng kinh kệ và mùi trầm hương, không phải là nơi đượm mùi son phấn và lời ca hát trần tục. Tại Mỹ, tôi là người đã có dịp, mới đây thôi, gặp gỡ nhiều tu sĩ còn trẻ tuổi, lớn lên sau năm 1975, được đào tạo tại Việt Nam, đã được gửi đi du học ở Ấn Ðộ, hút thuốc và uống bia một cách công khai trước mắt tôi, như vậy làm sao biết được những hành động khác ở chốn riêng tư.
Cảnh và người thay đổi quá nhiều, mà lòng đứa trẻ năm xưa, dù ngày nay đã trở thành một ông già gần đất xa trời, vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.
Vị này thích ánh đèn sân khấu đã đành, nhưng lại đem chuyện tu hành lên đây mà diễu cợt để mua tiếng cười của bá tánh, thật khó coi. Người đến chùa lại không ý thức được sự việc, thấy thầy lên sân khấu hát hỏng, mà lại hát tếu thì lấy làm vui như gặp được Bảo Quốc, Tùng Lâm. Có vị nữ tu lại lên sân khấu, mặc áo rằn ri, đóng vai người lính VNCH để hát bài “Tình Anh Lính Chiến”, thật là đem chuyện trần tục vào chốn thiền môn.
Ngày nay nhạc đạo, nhạc thiền không có mấy vì không có ai sáng tác, sáng tác ra không có người hát. Không ai đem nhạc đạo vào khiêu vũ trường hay sòng bài,nhưng nhạc đời bây giờ đem vào chùa chiền quá nhiều, ca nhạc cho người đến chùa vui, chỗ nào vui thì đông người, đông người có chuyện “hùn phước” lớn, phước lớn thì chùa lớn, chùa lớn thì thầy vui mà đệ tử cũng vui. Thói đời, người ta thích lui tới chùa lớn hơn là đi chùa nhỏ. Không có bản nhạc tình ái nào bị cấm hát trong sân chùa, nên từ “anh yêu em”, hay “tình phụ tình lỡ”, những gì than vãn, khổ đau của cuộc đời này đều được các ca sĩ đem vào chùa. Có khi vị trụ trì ngồi chủ tọa buổi ca nhạc, được người MC kính cẩn thưa: -“Thưa Thầy Thầy thích yêu cầu bài gì?” -“Mình ơi!” Thầy đáp, không cần một giây suy nghĩ. Ðám đông reo hò. Xin quý vị một tràng pháo tay! Vui quá là vui! Ca sĩ thì đương nhiên phải phấn son, ăn mặc hấp dẫn, đôi khi thiếu kín đáo, đó là chưa nói chuyện hở hang đang đứng trên bục cao. Vào chùa mà hát nhạc đạo thì ai nghe, người ta kêu buồn ngủ!
Tại một ngôi chùa lớn, trong một ngày lễ lớn tại Texas, tác giả bài viết này có dịp tham dự, đã mục kích chuyện ca sĩ “lơn” nhau trên sân khấu. Nam ca sĩ nổi tiếng này được mời từ Cali sang, sau một màn song ca, đã cao hứng nói với nữ ca sĩ: “Em ơi! Có một việc mà anh làm một mình không được! Em giúp anh đi!” Thế mà đám đông trần tục cũng cười rồi vỗ tay.
Vì sao bây giờ chùa lại gần chợ đông vui, có đốt pháo múa lân, không khác gì đời. Chùa xây gần chợ nghĩa là đem đạo vào đời, để cảm hóa, xây dựng con người nhưng đem nhạc tình ái vào chùa là đem đời ô trọc vào đạo. Thay vì người có lòng với đạo, cổ xúy cho nhạc đạo, hát lên cho lòng thanh thản trong sạch, đó là công đức, còn như lấy điều vui làm trọng là phá đạo. Chùa chiền không phải là nơi thi hoa hậu, dù là hoa hậu áo lam, cũng phải là nơi cổ xúy loại nhạc “yêu em thật lâu, yêu em thật sâu”. Nếu ngày nay lên chùa là vì ham vui, hay làm cho chùa vui để thiên hạ đến chùa cho đông, thì đạo Phật chẳng mấy chốc mà suy vi. Chốn thiền môn mong được nghe tiếng kinh kệ và mùi trầm hương, không phải là nơi đượm mùi son phấn và lời ca hát trần tục. Tại Mỹ, tôi là người đã có dịp, mới đây thôi, gặp gỡ nhiều tu sĩ còn trẻ tuổi, lớn lên sau năm 1975, được đào tạo tại Việt Nam, đã được gửi đi du học ở Ấn Ðộ, hút thuốc và uống bia một cách công khai trước mắt tôi, như vậy làm sao biết được những hành động khác ở chốn riêng tư.
Cảnh và người thay đổi quá nhiều, mà lòng đứa trẻ năm xưa, dù ngày nay đã trở thành một ông già gần đất xa trời, vẫn không có gì thay đổi, vẫn như còn nghe tiếng lá bàng rụng trong sân chùa của những ngày tháng cũ.
Tạp ghi Huy Phương
**************************************************************************************************************************************************
Thư gửi bạn ta: Quên!
Theo
Sigmund Freud, cha đẻ của môn phân tâm học, quên là một việc làm cần
thiết. Không quên, cứ nhớ đủ thứ thì sẽ đến một lúc, trí nhớ đầy kín,
không còn nhồi nhét thêm được nữa, những chuyện cần được
giữ lại cứ bỏ chúng ta mà ra đi thì cũng rất khốn khổ. Nhưng có những
chuyện cần phải quên đi trong khi có những chuyện cần phải nhớ. Do đó,
chuyện nhớ hay quên cũng cần phải chọn lựa. Trí nhớ, do đó, có khả năng
lọc lựa, chuyện cần thì giữ lại, chuyện không
cần nhớ thì quên đi. Selective
memory
là những hồi ức có tuyển chọn. Chuyện này rất cần thiết. Trí nhớ chọn
ra những gì đáng nhớ thì giữ lại, những gì không đáng và không cần giữ
lại thì gửi gió cho mây ngàn bay.
Chứ cứ ôm hết để nhớ hoài thì mệt quá.
Gần
đây, cái tính hay quên có vẻ càng ngày càng thấy ở khá nhiều người
Việt. Thay vì quên có thể giúp cho người ta đổ bớt những rác rến cho
những bộ nhớ của những cuộn não như Freud nói, thì có những
trường hợp quên cũng gây vất vả không ít cho những người mắc chứng hay
quên.
Có những chuyện quên gây rắc rối cho người hay quên như vụ mới đây, một phi công lái máy bay chở khách của hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines) vào một cửa tiệm có thể là một
department store
ở Nhật và mua một số hàng hóa rồi quýnh quáng làm sao bỗng bệnh quên
vùng lên và chàng quên trả tiền cho những món chàng mua. Chàng cứ tự
nhiên như người Hà Nội đi thẳng ra cửa. An ninh của tiệm chạy theo túm
lấy công dân Việt Nam đãng trí quên trả tiền
này thì chàng khai là đang bận suy nghĩ về bác Hồ kính mến nên không nhớ
trả tiền khi ra về cho mấy món chàng bỏ quên trong các túi áo và túi
quần. Thế là chàng bị giữ lại, không cho ra phi trường lái máy bay về
Việt Nam nữa. Vụ này xẩy ra hôm 8 tháng 10 năm
2015. Không biết chuyện này được giải quyết xong chưa mặc dù có sự can
thiệp của sứ quán.
Như
vậy là người Nhật hay làm khó những người đãng trí. Người Nhật không
hay quên như người phi công nọ. Người Nhật có vẻ ghen ghét những người
có tính hay quên. Thấy những người hay quên, đầu óc thư
thái vì quên đi được nhiều chuyện thì đâm ra ghen ghét rồi… phạt người
ta.
Chuyện
người phi công hay quên nọ là chuyện rất thường và càng ngày những vụ
quên này càng xẩy ra nhiều hơn. Theo cảnh sát Nhật, con số người Việt
mua hàng quên trả tiền tại các cửa hàng, siêu thị chiếm
hơn 40% những vụ quên trả tiền của những người nước ngoài. Nhiều nơi
phải trưng bảng cảnh cáo viết bằng tiếng Việt để cảnh cáo những vụ mua
hàng mà quên trả tiền của người Việt mà người Nhật gọi là ăn cắp.
Một đằng gọi là quên trả tiền, là nóng tính cầm nhầm, là nhấc tiệm (chắc dịch từ chữ
shoplifting), là vồ, là thuổng, là xoáy, là bàn tay nhám, là… trong khi phía Nhật thì gọi đó là ăn cắp và phạt đến nơi đến chốn.
Nhưng
chẳng phải chỉ có Nhật mới ngôn ngữ bất đồng (?) như thế mà ở cả các
nước như Thái, Đại Hàn, Đài Loan… cũng gọi những vụ quên trả tiền đó là
ăn cắp rồi bắt giữ và phạt nhiều người Việt chỉ vì
họ vừa đi mua sắm vừa mải suy nghĩ làm sao phục vụ đảng đắc lực hơn,
kính yêu bác Hồ nhiều hơn… nên quên cha nó việc trả tiền rồi bị người ta
làm khó.
Chứ
mấy cái vụ quên trả tiền như vậy có đáng gì. Kìa như cô Vũ Kiều Trinh
một khuôn mặt rất nổi tiếng của truyền hình trong nước đã quên trả tiền
khi đi mua sắm ở Thụy Điển và Anh lại còn được sứ quán
can thiệp nói là cô bị bệnh tâm thần, về nước, vì gốc lớn, vẫn lên đài
truyền hình nói chuyện văn hóa dân tộc cho đài VTV. Hay là một cặp quên
trả tiền mấy cặp kính đắt tiền ở Thụy Sĩ rồi cũng có sao đâu. Ngoài ra
còn nhiều tiếp viên hàng không cũng hay mua
sắm rồi quên trả tiền ở Nhật đó thôi.
Vì
đã xẩy ra quá nhiều vụ mua hàng quên trả tiền nên các sứ quán của nước
ta phải yêu cầu cảnh sát ở các nước từng xẩy ra nhiều vụ người Việt đi
mua sắm rồi quên trả tiền viết lại những tấm bảng cảnh
cáo bằng những câu khác hơn là những cảnh cáo không nên ăn cắp để thành
những lời cảnh cáo nên nhớ trả tiền, hay đừng quên trả tiền.
Hai
chữ “ăn cắp” thì nặng quá. Ăn cắp thì chỉ có những thằng to đầu ở Hà
Nội chứ quên trả tiền khi đi mua sắm ở siêu thị thì có gì đâu mà làm lớn
chuyện như vậy. Cứ bắt giữ, phạt thật nặng rồi đuổi
về nước là đủ rồi.
Bùi Bảo Trúc
*********************************************************************************************************************************************************************************************************
Sống cô đơn, chết cô đơn
Mới đây trên tờ
New York
Times có đăng một phóng sự của ký giả N. R. Kleinfield kể về câu chuyện
của một người đàn ông có tên George Bell, là một cụ ông ngoài 70 tuổi,
sống một mình trong căn chúng cư nhỏ
tại Queens, New York, và chết cô đơn một mình không ai hay biết. Hàng
xóm chỉ biết sau khi ngửi thấy mùi hôi xông ra từ bên trong phòng và
nghi ngờ chuyện không hay xảy ra vì đã không thấy ông xuất hiện nhiều
ngày. Người hàng xóm gọi 911 và sau đó cảnh sát
tới. Họ phá cửa vào và tìm thấy xác chết nằm úp mặt trên nền thảm cũ.
Căn
chúng cư đó là của George Bell. Ông sống thui thủi một mình ở đó đã lâu
và không chung đụng với ai. Thế nên, sau khi phá cửa vào, người ta biết
chắc cái xác đó là của George Bell chứ không ngoài
ai khác. Cái xác đã trương phồng lên, bắt đầu tan rữa và không thể nhận
dạng được nữa. Rõ ràng người đàn ông đó không phải mới chết đây khi
người ta tìm thấy xác, mà cũng không phải một ngày trước đó hay một ngày
trước đó nữa. Ông đã nằm chết một mình ở đó
khá lâu, không một ai hay biết và không một lời cáo phó trong cái ngày
ông rời khỏi thế giới này, trong khi ngoài kia, cái thành phố nơi ông đã
từng sống nhiều năm, vẫn vô tư sinh hoạt ồn ào và náo nhiệt.
Hàng
xóm đã không thấy bóng dáng ông cả tuần lễ. Thường, ông vẫn đậu xe bên
lề đường trước nhà và cứ mỗi thứ Năm thì lại dời xe qua phía bên kia
đường theo đúng luật đậu xe của thành phố. Nhưng thứ
Năm đó người ta không thấy ông giữ thói quen trên. Chiếc xe vẫn đậu ở
chỗ cũ và tờ giấy phạt của cảnh sát được gắn lên trên kính xe tự lúc
nào. Người phụ nữ sống bên cạnh bèn gõ cửa nhưng không thấy ai trả lời,
gọi điện thoại cũng không. Hàng xóm tiếp tục
gọi, chiếc điện thoại trong phòng ông reo liên hồi không dứt, nhưng vẫn
không một động tĩnh.
Thế
rồi người ta bắt đầu ngửi thấy mùi tử khí và cảnh sát đến. Lúc đó người
ta mới biết lý do vì sao ông đã không dời chiếc xe qua phía bên kia
đường.
Kể
từ thập niên 1920, số người Mỹ sống một mình đã tăng đều đặn mỗi năm,
từ khoảng 5% vào thập niên đó lên đến 27% vào năm 2013, theo thống kê
của Cục Điều tra Dân số.
Đặc
biệt là con số những người đàn ông sống một mình đã tăng đáng kể trong
mấy thập niên gần đây, từ dưới 6% năm 1970 lên đến hơn 12% năm 2012.
Trong khi số phụ nữ sống một mình là khoảng 15%.
Cũng
theo thống kê của Cục Kiểm tra Dân số, phần đông những người sống một
mình tập trung ở những thành phố lớn. Ví dụ, ở New York và
Washington,
khoảng một nửa số căn hộ chiếm cứ bởi những người sống một mình, và
trong một vài khu vực, tỉ lệ đó có thể lên đến hai phần ba.
Trong
khi một số người đưa ra lý do số người chọn sống một mình tăng đều đặn
là vì đổ vỡ trong gia đình, một nghiên cứu mới đây cho thấy yếu tố kinh
tế đóng một vai trò quan trọng.Kết quả nghiên cứu
chỉ cho thấy tỉ lệ những người sống một mình tăng nhanh nhất trong thời
kỳ kinh tế tăng trưởng.
Ở
thành phố New York mỗi năm có khoảng 50.000 người chết, và mỗi năm
dường như tỉ lệ người chết thấp đi, một phần là vì người ta sống thọ hơn
và khoẻ mạnh hơn. Phần lớn những người chết đó đều có gia
đình, bà con và bạn bè, nên khi ai đó qua đời thì những người thân biết
ngay và làm đám tang thật chu đáo. Có cáo phó, có thiệp báo tin buồn,
rồi thiệp chia buồn được gửi tới cùng vòng hoa phúng điếu. Đôi khi có
nhân vật nổi tiếng chết hoặc một người nào đó
chết một cách thương tâm thì cả thành phố cùng thương tiếc.
Nhưng
bên cạnh đó có một số nhỏ những người chết cô đơn một mình không ai hay
biết. Trong nhiều ngày chẳng được ai nhận xác và cũng chẳng ai khóc cho
một cuộc đời hẩm hiu vừa chấm dứt. Họ chỉ là một
cái tên được thêm vào trong cuốn sổ tử. Năm 2014, George Bell, tuổi 72,
nằm trong số những cái tên ấy.
George
Bell, cái tên bình thường như hàng triệu cái tên khác trên cõi đời này.
Thế nhưng, khi ông qua đời, người ta không biết gì về ông và vấn đề là ở
đó. Người ta không biết ông là ai, cuộc đời của
ông ra sao khi ông còn sống? Có điều gì phải làm ông bận tâm không? Và
cuộc sống tình cảm của ông, ông yêu ai không và có ai yêu ông không?
Giống như bao người dân sống ở thành phố New York, ông sống trong một góc nhỏ, dưới ánh đèn vàng vọt vô danh.
Ấy
vậy mà ngay cả một cái chết cô đơn không ai biết đó cũng để lại biết
bao nhiêu công việc phải làm, biết bao nhiêu những thứ giấy tờ phải
điền, liên quan tới biết bao nhiêu người chưa từng bao giờ
quen biết ông, là những người nằm trong cái cỗ máy hành chánh của thành
phố, phải hoàn tất nhiều thủ tục cho cái chết của một con người tầm
thường mà khi rời khỏi thế giới này chẳng ai mảy may biết tới.
Thạt
đầu, những người lính cứu hoả tới cạy bung cánh cửa ra, rồi tiếp đến là
cảnh sát vào xem xét căn phòng với đồ đạc ngổn ngang khắp lối đi để ghi
nhận vào hồ sơ điều tra.
Sau
đó là người của phòng giảo nghiệm được phái tới để xem có điều gì nghi
ngờ về cái chết của một cái xác vô danh, rồi tìm chứng cớ để có thể tìm
được người thân tới nhận xác.
Sở
cứu hoả còn có nhiệm vụ chứng nhận người đó đã chết; thậm chí cho dù
chỉ còn là bộ xương thì cũng phải chính thức tuyên bố là bộ xương ấy
không còn sống. Xác được cho vào trong túi và đóng lại, rồi
được đưa về văn phòng giảo nghiệm, tại đây xác được đặt vào một trong
khoảng 100 ngăn tủ đông lạnh, với nhiệt độ luôn được giữ ở 35 độ F.
Công
việc của cảnh sát là tìm cách liên lạc với người thân, nhưng ngay cả
hàng xóm cũng không biết một người quen nào. Các thám tử liền lấy đại
một vài cái tên, một vài số điện thoại, gọi thử và dĩ
nhiên là không tìm được ai cả. Người đàn ông đó không vợ, không con, mà
cũng không cả một người thân thích nào ở gần. Cảnh sát ước lượng có
khoảng 85% cơ hội thường là họ tìm ra được người thân. Nhưng với George
Bell thì họ không tìm được gì cả.
Tại nhà xác của khu vực
Queen,
New York, có khoảng 90% xác chết được đưa tới đây thì không lâu sẽ được
người thân hay bạn bè nhận diện sau khi cho xem hình. Phần lớn những
xác này được đem đi chôn trong ít ngày.
Nhưng những xác vô thừa nhận còn lại thì có phần phức tạp hơn.
Giải
pháp dễ nhất là lấy dấu tay, còn không thì lấy mẫu răng và hồ sơ bệnh
lý, hoặc giải pháp sau cùng là lấy mẫu DNA. Khi tất cả những yếu tố trên
được gom lại mà vẫn chưa tìm được tung tích người
chết, lúc đó người ta mới lập một hồ sơ thật chi tiết.
Dấu vân tay được lấy và hình chụp được gửi tới văn phòng lưu trữ hồ sơ của thành phố, tiểu
bang
và liên bang. Nếu vẫn chưa tìm ra manh mối và một khi chín ngày đã trôi
qua và vẫn chưa có người thân tới nhận xác, nhân viên giảo nghiệm sẽ
phải báo cáo hồ sơ của người chết về văn
phòng hành chánh của quận. Sau đó người ta cho thiêu xác và giữ lại tro.
Một thời gian sau, nếu vẫn không có ai nhận thì lúc đó người ta mới cho
đem chôn tro xuống đất và người chết trở thành người hoàn toàn vô thừa
nhận.
Sống
ở thời đại mà nhiều người vẫn than phiền là người đông và ồn ào quá, và
nhất là ở một thành phố như New York với những sinh hoạt không bao giờ
ngưng nghỉ, ta tự hỏi tại sao lại có những con người
sống và chết cô đơn đến như thế.
Mà ngay trong cộng đồng người Việt nhỏ bé của chúng ta cũng có những con người sống thui thủi một mình như George Bell.
Cách đây hơn chục năm, tờ
Los Angeles
Times có kể câu chuyện về một người đàn ông Việt Nam tên Richard Van
Phạm, lúc đó 62 tuổi và đã nghỉ hưu. Giống như George Bell, ông Phạm
không vợ con và không cả bạn bè. Ông
sống trên một chiếc thuyền buồm nhỏ đậu ở bến Long
Beach,
cách không xa mấy thủ đô tị nạn của người Việt. Cuối tuần ông thường
lái thuyền qua đảo Santa Catalina cách đó khoảng 22 dặm. Rồi một hôm
trên đường sang đảo, một cơn giông bất chợt
thổi tới và cơn gió mạnh làm gẫy cột buồm. Sau đó máy thuyền hư và chiếc
radio để liên lạc cũng hư nốt.
Theo
lời ông Phạm kể, ngọn gió thổi liên tục suốt hai tháng sau đó và gặp
dòng nước chảy kéo thuyền ông xuống tận phía nam. Vì là chuyến đi bình
thường như nhiều chuyến đi ông đã làm trước đây, nên
lần đi này ông cũng không thông báo cho ai biết. Thế nên, chẳng hề có ai
biết ông bị mất tích, và do đó cũng chẳng có ai biết để đi tìm ông. Có
thể nói ông Phạm gần như không hiện hữu trên cuộc đời này.
Và cứ thế ông lênh đênh trên biển, một mình trên chiếc thuyền dài 8 mét. Ban ngày, để tránh nắng, ông chui xuống khoang thuyền.
Cũng
may là chiếc máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời còn hoạt động,
và nhờ vậy đôi khi ông mang mấy cuốn băng video cũ ra coi cho đỡ buồn.
Ông đặt chiếc xô nước trên boong thuyền để hứng nước
mưa. Ông bắt được cá, ăn một phần và phần còn lại ông treo trên cột buồm
gẫy để dụ và bắt mấy con hải âu đem nướng. Ông gỡ ván trên sàn làm củi.
Có lần ông lưới được một con rùa bơi gần thuyền và ông xẻ thịt ướp muối
để dành phòng khi thực phẩm khan hiếm.
Ông
Phạm sống như thế trong suốt bốn tháng trời. Đây có lẽ là bốn tháng cô
đơn nhất trong đời ông. Dù sao trên đất liền ông còn thấy được bóng
người chứ trên biển thì có chi ngoài nước, cá và vài con
hải âu hoạ hoằn.
Nhưng
ông đã sống sót nhờ tình cờ một tàu hải quân Mỹ tìm thấy khi ông đang
lênh đênh trên đại dương cách bờ biển Costa Rica 300 dặm.
Ông
Phạm may mắn hơn ông Bell nhiều. Ông không bị chết khô một mình ngoài
khơi.Nhưng cuộc đời của ông chắc cũng cô đơn không kém gì George Bell.
Đọc
những mẩu chuyện này mới thấy phần đông chúng ta quả là những người quá
may mắn, có được một gia đình, hay ít ra là được sống gần một vài người
quen biết. Đôi khi cũng có một vài chuyện bực mình
đấy, nhưng là những chuyện nhỏ, rất nhỏ so với nỗi cô đơn bao la phủ lên
cuộc đời của những con người cô đơn như George Bell khi còn sống, và cả
sau khi chết.
Huy Lâm
***************************************************************************************************************************************************************************************************
Lang băm cao cấp: trị liệu bằng tế bào gốc
Hệ thống phân tích tế bào gốc tại Bệnh Viện Vạn Hạnh (Báo Phụ Nữ)
Trị liệu bằng tế bào gốc (stem
cell) là một trong những
lãnh vực y khoa hứa hẹn nhất hiện nay. Cần nhấn mạnh hai chữ “hứa hẹn”,
vì năng lực của nó vẫn là tiềm năng, tức là vẫn chưa thuộc vào danh sách
những phương pháp trị liệu được công nhận
và chứng thực cả về y lý lẫn pháp lý. Tiềm năng của trị liệu bằng tế bào
gốc dường như vô tận, vì nó có nghĩa là dùng di truyền (của người bệnh
hoặc người khác) cấu tạo lại những gì người ấy thiếu thốn hay bị thương
tật.
Nói cách khác, nó có nghĩa là bộ phận nào bị hư hỏng trong thân thể cũng có thể được tái tạo mới bằng tế bào gốc, tương tự như khả năng của một số sinh vật chúng ta đã biết như sao biển và kỳ nhông. Trước khi cụm từ “tế bào gốc” trở thành quen thuộc, con người đã có trị liệu đầu tiên bằng tế bào gốc là cấy tủy sống cho một số bệnh nhân ung thư.
Cho đến nay, cơ quan chăm lo an toàn thực phẩm và thuốc men ở Mỹ là FDA mới phê chuẩn duy nhất một trị liệu bằng tế bào gốc (TBG) gọi là Hemacord dùng cho việc tái tạo hệ thống máu trong cơ thể. Liên hiệp châu Âu và Anh quốc cũng chỉ mới phê chuẩn một trị liệu TBG duy nhất gọi là Holoclar dùng tế bào gốc của bệnh nhân bị hư võng mạc để tạo tế bào võng mạc dùng trong giải phẫu cấy ghép.
Có nghĩa là ngoài hai phương pháp trị liệu này và phương pháp cấy tủy đã dùng từ trước, trị liệu TBG còn nằm trong nghiên cứu, và điều trị nếu có là một phần của những công trình nghiên cứu chứ chưa được công nhận chính thức về mặt y học. Tuy thế, đã có nhiều báo cáo khác nhau về những ca riêng lẻ dùng trị liệu TBG thành công trong chữa trị bệnh tiểu đường loại 1 (cơ thể không tạo được insulin) và cả bệnh tim mạch (tái tạo cơ tim).
Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào lãnh vực nghiên cứu và điều trị bằng tế bào gốc. Một vài ca ghép tủy đã thành công, cũng như một ca trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc từ mỡ của bệnh nhân. Tuy thế, những ca này cũng chỉ là nguyên cứu chứ chưa phải phương pháp điều trị theo nghĩa có thể được truyền bá và sử dụng đồng loạt khắp nơi.
Tháng Tư vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BYT nói rằng kỹ thuật, phương pháp mới trong việc khám và chữa bệnh phải có kết quả thử nghiệm và được phê chuẩn. Riêng về tế bào gốc (TBG), Bộ Y tế có Công văn số 3958/BYT-K2ĐT đề nghị các đơn vị trước khi triển khai ứng dụng TBG trên lâm sàng phải có các bằng chứng khoa học và kết quả thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính an toàn, hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật mới.
Theo tờ báo Sức khỏe và Đời sống cũng là cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Y tế, có 32 cơ sở tổ chức nghiên cứu ứng dụng TBG, trong đó có 9 trường đại học, viện nghiên cứu, 20 bệnh viện, viện điều trị và cũng có ba công ty tư nhân đã tham gia lãnh vực này.
Như thế, trong tình hình hiện nay, nếu một phòng y tế nào ở Việt Nam đề nghị dùng trị liệu TBG mà không thuộc một công trình nghiên cứu, lẽ ra bệnh nhân phải biết ngay đấy là phòng khám của lang băm theo nghĩa tồi tệ nhất, tức là không những thiếu y học còn thiếu cả y đức cộng thêm lừa đảo. Nhưng cũng như đa số bệnh nhân khắp nơi, người bệnh khi tìm đến cơ sở y tế đã đặt lòng tin không dấu hỏi vào những vị xưng danh bác, y sĩ, mặc áo trắng và nói năng ra vẻ thông thạo nghề thuốc.
Đây là trường hợp của một bệnh nhân tiểu đường loại 2 được “ân hận” gặp ông Ciro Gargiul (quốc tịch Ý) phòng khám đa khoa Bác Ái (Sài Gòn) để hỏi về trị liệu TBG theo lời giới thiệu. Thoạt tiên cái giá đưa ra là 130 triệu đồng (khoảng $6,500 ngàn đô la) nhưng sau khi “mặc cả” thông qua người giới thiệu và người đại diện của phòng khám thì giá rớt xuống còn 100 triệu đồng (khoảng $5,000 đô la). Sau một tháng trị liệu, chẳng những bệnh nhân không hết bệnh mà còn có triệu chứng hoại tử ngón chân, một biến chứng của bệnh tiểu đường theo chẩn đoán của một bác sĩ khác cũng của phòng khám Bác Ái.
Cũng may là mấy ngón chân của người này được cứu khi anh vào một bệnh viện khác. Sự nhẹ dạ của bệnh nhân này cũng truyền đến chị gái và anh rể, và đôi vợ chồng vội vã từ Hà Nội vào Sài Gòn để gặp “bác sĩ” Ciro Gargiul. Ông chồng bị thoái khớp, parkinson, tai biến mạch máu não thì trị liệu là phải rồi, đến bà vợ không bệnh gì cũng được trị liệu luôn thể. Tổng cộng họ “cúng” cho phòng khám 220 triệu đồng ($11,000 đô la), bệnh không khỏi nhưng may là ngoài chứng đau bụng xót ruột (cái giá trị liệu) thì cũng không bị một phen hãi hùng như người em.
Sau khi hoàn hồn, ngày 15/10, bệnh nhân tiểu đường nói trên là ông Dương Minh Đức nói rằng đã gửi đơn tố cáo ông “bác sĩ” Ý và bà đại diện ccủa phòng khám tới công an quận 10 (Sài Gòn). Cho đến nay chưa có thông tin gì về phía công an hoặc các “cơ quan chức năng,” nhất là Sở, Bộ Y tế cũng im ỉm không nói năng gì.
Nói cách khác, nó có nghĩa là bộ phận nào bị hư hỏng trong thân thể cũng có thể được tái tạo mới bằng tế bào gốc, tương tự như khả năng của một số sinh vật chúng ta đã biết như sao biển và kỳ nhông. Trước khi cụm từ “tế bào gốc” trở thành quen thuộc, con người đã có trị liệu đầu tiên bằng tế bào gốc là cấy tủy sống cho một số bệnh nhân ung thư.
Cho đến nay, cơ quan chăm lo an toàn thực phẩm và thuốc men ở Mỹ là FDA mới phê chuẩn duy nhất một trị liệu bằng tế bào gốc (TBG) gọi là Hemacord dùng cho việc tái tạo hệ thống máu trong cơ thể. Liên hiệp châu Âu và Anh quốc cũng chỉ mới phê chuẩn một trị liệu TBG duy nhất gọi là Holoclar dùng tế bào gốc của bệnh nhân bị hư võng mạc để tạo tế bào võng mạc dùng trong giải phẫu cấy ghép.
Có nghĩa là ngoài hai phương pháp trị liệu này và phương pháp cấy tủy đã dùng từ trước, trị liệu TBG còn nằm trong nghiên cứu, và điều trị nếu có là một phần của những công trình nghiên cứu chứ chưa được công nhận chính thức về mặt y học. Tuy thế, đã có nhiều báo cáo khác nhau về những ca riêng lẻ dùng trị liệu TBG thành công trong chữa trị bệnh tiểu đường loại 1 (cơ thể không tạo được insulin) và cả bệnh tim mạch (tái tạo cơ tim).
Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào lãnh vực nghiên cứu và điều trị bằng tế bào gốc. Một vài ca ghép tủy đã thành công, cũng như một ca trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc từ mỡ của bệnh nhân. Tuy thế, những ca này cũng chỉ là nguyên cứu chứ chưa phải phương pháp điều trị theo nghĩa có thể được truyền bá và sử dụng đồng loạt khắp nơi.
Tháng Tư vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BYT nói rằng kỹ thuật, phương pháp mới trong việc khám và chữa bệnh phải có kết quả thử nghiệm và được phê chuẩn. Riêng về tế bào gốc (TBG), Bộ Y tế có Công văn số 3958/BYT-K2ĐT đề nghị các đơn vị trước khi triển khai ứng dụng TBG trên lâm sàng phải có các bằng chứng khoa học và kết quả thử nghiệm lâm sàng nhằm chứng minh tính an toàn, hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật mới.
Theo tờ báo Sức khỏe và Đời sống cũng là cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Y tế, có 32 cơ sở tổ chức nghiên cứu ứng dụng TBG, trong đó có 9 trường đại học, viện nghiên cứu, 20 bệnh viện, viện điều trị và cũng có ba công ty tư nhân đã tham gia lãnh vực này.
Như thế, trong tình hình hiện nay, nếu một phòng y tế nào ở Việt Nam đề nghị dùng trị liệu TBG mà không thuộc một công trình nghiên cứu, lẽ ra bệnh nhân phải biết ngay đấy là phòng khám của lang băm theo nghĩa tồi tệ nhất, tức là không những thiếu y học còn thiếu cả y đức cộng thêm lừa đảo. Nhưng cũng như đa số bệnh nhân khắp nơi, người bệnh khi tìm đến cơ sở y tế đã đặt lòng tin không dấu hỏi vào những vị xưng danh bác, y sĩ, mặc áo trắng và nói năng ra vẻ thông thạo nghề thuốc.
Đây là trường hợp của một bệnh nhân tiểu đường loại 2 được “ân hận” gặp ông Ciro Gargiul (quốc tịch Ý) phòng khám đa khoa Bác Ái (Sài Gòn) để hỏi về trị liệu TBG theo lời giới thiệu. Thoạt tiên cái giá đưa ra là 130 triệu đồng (khoảng $6,500 ngàn đô la) nhưng sau khi “mặc cả” thông qua người giới thiệu và người đại diện của phòng khám thì giá rớt xuống còn 100 triệu đồng (khoảng $5,000 đô la). Sau một tháng trị liệu, chẳng những bệnh nhân không hết bệnh mà còn có triệu chứng hoại tử ngón chân, một biến chứng của bệnh tiểu đường theo chẩn đoán của một bác sĩ khác cũng của phòng khám Bác Ái.
Cũng may là mấy ngón chân của người này được cứu khi anh vào một bệnh viện khác. Sự nhẹ dạ của bệnh nhân này cũng truyền đến chị gái và anh rể, và đôi vợ chồng vội vã từ Hà Nội vào Sài Gòn để gặp “bác sĩ” Ciro Gargiul. Ông chồng bị thoái khớp, parkinson, tai biến mạch máu não thì trị liệu là phải rồi, đến bà vợ không bệnh gì cũng được trị liệu luôn thể. Tổng cộng họ “cúng” cho phòng khám 220 triệu đồng ($11,000 đô la), bệnh không khỏi nhưng may là ngoài chứng đau bụng xót ruột (cái giá trị liệu) thì cũng không bị một phen hãi hùng như người em.
Sau khi hoàn hồn, ngày 15/10, bệnh nhân tiểu đường nói trên là ông Dương Minh Đức nói rằng đã gửi đơn tố cáo ông “bác sĩ” Ý và bà đại diện ccủa phòng khám tới công an quận 10 (Sài Gòn). Cho đến nay chưa có thông tin gì về phía công an hoặc các “cơ quan chức năng,” nhất là Sở, Bộ Y tế cũng im ỉm không nói năng gì.
Trong
những vụ lừa đảo, trách nhiệm đầu tiên thường thuộc về nạn nhân. Quả
thực họ đã bị lừa, nhưng điều ấy không giúp họ tránh trách nhiệm không
chịu cân nhắc cẩn thận hơn trong quyết định và hành
vi của mình. Chẳng hạn, trong vụ lang băm trị liệu tế bào gốc (TBG) ở
phòng khám Bác Ái (cái tên rất ư mai mỉa, hoặc có thể hiểu là yêu “bác”
trên những tờ giấy tiền), nạn nhân là ông Dương Minh Đức cũng phải nhận
một phần trách nhiệm là quá tin lời người
mặc áo trắng tự xưng là bác sĩ mà không chịu tìm hiểu kỹ hơn xem phương
thức trị liệu tốn nhiều tiền kia đáng tin đến mức nào. Chẳng những thế,
ông còn nhẹ dạ đến mức giúp lang băm dụ dỗ luôn cả người thân của mình.
Tuy vậy, rất khó trách người dân thường vì lòng tin chung chung của họ vào những cơ sở và nhân viên dường như rất hợp lệ hợp pháp. Ông Đức đâu phải đến nhà vườn của thầy cúng xin chữa bệnh, mà ông đã đến phòng khám to đùng có tên có bảng có quảng cáo nhiều nơi. Trang mạng chính thức của phòng khám Bác Ái (tiếng Anh) nói nó là tổ chức phi lợi nhuận, với hàng chữ “Building Stem cell bridges for everyone” ngay dưới tên gọi. Trang mạng tiếng Việt dịch cụm từ này rất hoa mỹ “cầu nối tế bào gốc cho mọi người” nhưng phần giới thiệu bỏ mất chi tiết đây là tổ chức phi lợi nhuận, một điều khá khó hiểu vì lẽ ra đây là chi tiết cần được nhấn mạnh.
Đây không phải là điểm khác biệt quan trọng duy nhất của trang mạng tiếng Anh và tiếng Việt. Trang mạng tiếng Anh nói rằng HMIC (tức phòng khám Bác Ái) có phòng khám, phòng thử nghiệm và một trung tâm nghiên cứu TBG (“HMIC comprises a medical clinic and associated pathology laboratory with Applied Research Center of Regenerate medicine ( stem cell treatment. The modern clinic hosts a range of highly trained and experienced medical specialists and managed by Western-trained doctors”), trong khi trang tiếng Việt ghi “HMIC bao gồm một phòng khám Đa Khoa y tế và liên kết với Các Trường Đại Học trong và ngoài nước để nghiên cứu các bệnh lý với Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng của y học tái sinh ( điều trị bằng tế bào gốc ). Liên kết với Các bệnh viện hiện đại có các chuyên gia y tế được đào tạo và có kinh nghiệm và được quản lý bởi các bác sĩ được đào tạo ở phương Tây”. Khả năng rằng đoạn dịch là do kém tiếng Anh xem ra không ổn, vì chữ “liên kết” được dùng trong câu cuối không hề có chữ “associated” có thể gây hiểu lầm. Những chữ “liên kết” này vừa có vẻ tăng uy tín cho HMIC vừa chuẩn bị cho khả năng chối cãi rằng HMIC không phải là một viện nghiên cứu.
HMIC có giấy phép hoạt động hay không và giấy phép kiểu nào, cho chuyên môn y khoa nào, điều ấy không rõ vì không có thông tin nào về giấy phép trên trang mạng quảng cáo. Cứ cho đây là phòng khám hợp pháp với những bác sĩ hợp pháp, và giả định chuyện quảng cáo và thực hiện điều trị kiểu lang băm là chuyện trái lề mà các “cơ quan chức năng” không hề biết đến (chứ không phải có biết mà cố tình làm ngơ), một bệnh nhân muốn chứng thực quảng cáo láo của HMIC cũng không dễ gì làm được. Tuy rõ ràng trị liệu TBG chưa phải là hình thức trị liệu phổ thông, và tuy báo Sức khỏe và Đời sống cũng là cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Y tế nói rằng toàn nước Việt chỉ có 32 cơ sở tổ chức nghiên cứu ứng dụng TBG, danh sách của 32 cơ sở này không được công bố ở đâu cả. Trên báo chí cũng có đôi bài cảnh báo người dân về những trị liệu TBG có thể là “dỏm” 100%, nhưng trên trang mạng của bộ Y tế và cơ quan ngôn luận là tờ báo Sức khỏe và Đời sống đa số bài về TBG là những bài tươi hồng ca ngợi tiềm năng và thành công của trị liệu TBG. Trong hoàn cảnh này, làm sao bệnh nhân và gia đình trong lúc bối rối và nôn nóng muốn chữa bệnh có đủ tâm trí cân nhắc khả năng lừa bịp của một phòng khám đa khoa tư nhân? Vả chăng, như đã nói ở trên, cho dù họ nghi ngờ, họ cũng chẳng có cách nào chứng thực. Sau khi HMIC lên báo Lao Động (Việt Nam) trong loạt bài về trị liệu TBG dỏm thì ông Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởngViện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khi trả lời phỏng vấn mới xác nhận rằng “phòng khám bệnh chắc chắn không thể đạt tiêu chuẩn tối thiểu để thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc”.
Không rõ đã có bao nhiêu người bị chiêu “trị liệu TBG” của HMIC lừa, nhưng ông Dương Minh Đức thì không chịu thiệt mà đòi HMIC bồi thường. Lúc này thì HMIC nói rằng họ không có trị liệu TBG, mà chỉ “chuẩn bị” cho phần “trị liệu” tức là cấy TBG. Họ bằng lòng trả lại một phần chi phí cho ông Đức, nhưng không chịu nhận sai (một điều thường tình của giới y khoa nói riêng và doanh nghiệp nói chung khắp nơi). Cùng lúc, giấy hóa đơn của HMIC chỉ ghi mập mờ “khám-chữa bệnh: 100 triệu đồng”, “điều trị: 40 triệu đồng”, “điều trị: 70 triệu đồng”… Mặt khác, HMIC nói họ chỉ chuẩn bị cho việc cấy TBG sẽ xảy ra ở bệnh viện khác, nhưng không nêu được tên bệnh viện hoặc những cơ sở liên kết. Nếu chiếu theo trang mạng tiếng Anh của HMIC, trị liệu TBG hoàn toàn xảy ra ngay ở HMIC mà không có cơ sở “liên kết” nào khác.
HMIC có thực là tổ chức phi lợi nhuận không, và có giấy phép nghiên cứu và thử nghiệm trị liệu TBG hay không, những chuyện này cần phải được minh bạch, nhưng cơ quan chủ quản trên hết là Bộ Y Tế cứ im lặng như không có chuyện gì xảy ra. Một lần nữa, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại chứng tỏ mình không nắm vững thời cuộc, cho dù bà là một trong những quan chức Việt đầu tiên có trương mục Facebook!
Tuy vậy, rất khó trách người dân thường vì lòng tin chung chung của họ vào những cơ sở và nhân viên dường như rất hợp lệ hợp pháp. Ông Đức đâu phải đến nhà vườn của thầy cúng xin chữa bệnh, mà ông đã đến phòng khám to đùng có tên có bảng có quảng cáo nhiều nơi. Trang mạng chính thức của phòng khám Bác Ái (tiếng Anh) nói nó là tổ chức phi lợi nhuận, với hàng chữ “Building Stem cell bridges for everyone” ngay dưới tên gọi. Trang mạng tiếng Việt dịch cụm từ này rất hoa mỹ “cầu nối tế bào gốc cho mọi người” nhưng phần giới thiệu bỏ mất chi tiết đây là tổ chức phi lợi nhuận, một điều khá khó hiểu vì lẽ ra đây là chi tiết cần được nhấn mạnh.
Đây không phải là điểm khác biệt quan trọng duy nhất của trang mạng tiếng Anh và tiếng Việt. Trang mạng tiếng Anh nói rằng HMIC (tức phòng khám Bác Ái) có phòng khám, phòng thử nghiệm và một trung tâm nghiên cứu TBG (“HMIC comprises a medical clinic and associated pathology laboratory with Applied Research Center of Regenerate medicine ( stem cell treatment. The modern clinic hosts a range of highly trained and experienced medical specialists and managed by Western-trained doctors”), trong khi trang tiếng Việt ghi “HMIC bao gồm một phòng khám Đa Khoa y tế và liên kết với Các Trường Đại Học trong và ngoài nước để nghiên cứu các bệnh lý với Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng của y học tái sinh ( điều trị bằng tế bào gốc ). Liên kết với Các bệnh viện hiện đại có các chuyên gia y tế được đào tạo và có kinh nghiệm và được quản lý bởi các bác sĩ được đào tạo ở phương Tây”. Khả năng rằng đoạn dịch là do kém tiếng Anh xem ra không ổn, vì chữ “liên kết” được dùng trong câu cuối không hề có chữ “associated” có thể gây hiểu lầm. Những chữ “liên kết” này vừa có vẻ tăng uy tín cho HMIC vừa chuẩn bị cho khả năng chối cãi rằng HMIC không phải là một viện nghiên cứu.
HMIC có giấy phép hoạt động hay không và giấy phép kiểu nào, cho chuyên môn y khoa nào, điều ấy không rõ vì không có thông tin nào về giấy phép trên trang mạng quảng cáo. Cứ cho đây là phòng khám hợp pháp với những bác sĩ hợp pháp, và giả định chuyện quảng cáo và thực hiện điều trị kiểu lang băm là chuyện trái lề mà các “cơ quan chức năng” không hề biết đến (chứ không phải có biết mà cố tình làm ngơ), một bệnh nhân muốn chứng thực quảng cáo láo của HMIC cũng không dễ gì làm được. Tuy rõ ràng trị liệu TBG chưa phải là hình thức trị liệu phổ thông, và tuy báo Sức khỏe và Đời sống cũng là cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ Y tế nói rằng toàn nước Việt chỉ có 32 cơ sở tổ chức nghiên cứu ứng dụng TBG, danh sách của 32 cơ sở này không được công bố ở đâu cả. Trên báo chí cũng có đôi bài cảnh báo người dân về những trị liệu TBG có thể là “dỏm” 100%, nhưng trên trang mạng của bộ Y tế và cơ quan ngôn luận là tờ báo Sức khỏe và Đời sống đa số bài về TBG là những bài tươi hồng ca ngợi tiềm năng và thành công của trị liệu TBG. Trong hoàn cảnh này, làm sao bệnh nhân và gia đình trong lúc bối rối và nôn nóng muốn chữa bệnh có đủ tâm trí cân nhắc khả năng lừa bịp của một phòng khám đa khoa tư nhân? Vả chăng, như đã nói ở trên, cho dù họ nghi ngờ, họ cũng chẳng có cách nào chứng thực. Sau khi HMIC lên báo Lao Động (Việt Nam) trong loạt bài về trị liệu TBG dỏm thì ông Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởngViện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khi trả lời phỏng vấn mới xác nhận rằng “phòng khám bệnh chắc chắn không thể đạt tiêu chuẩn tối thiểu để thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc”.
Không rõ đã có bao nhiêu người bị chiêu “trị liệu TBG” của HMIC lừa, nhưng ông Dương Minh Đức thì không chịu thiệt mà đòi HMIC bồi thường. Lúc này thì HMIC nói rằng họ không có trị liệu TBG, mà chỉ “chuẩn bị” cho phần “trị liệu” tức là cấy TBG. Họ bằng lòng trả lại một phần chi phí cho ông Đức, nhưng không chịu nhận sai (một điều thường tình của giới y khoa nói riêng và doanh nghiệp nói chung khắp nơi). Cùng lúc, giấy hóa đơn của HMIC chỉ ghi mập mờ “khám-chữa bệnh: 100 triệu đồng”, “điều trị: 40 triệu đồng”, “điều trị: 70 triệu đồng”… Mặt khác, HMIC nói họ chỉ chuẩn bị cho việc cấy TBG sẽ xảy ra ở bệnh viện khác, nhưng không nêu được tên bệnh viện hoặc những cơ sở liên kết. Nếu chiếu theo trang mạng tiếng Anh của HMIC, trị liệu TBG hoàn toàn xảy ra ngay ở HMIC mà không có cơ sở “liên kết” nào khác.
HMIC có thực là tổ chức phi lợi nhuận không, và có giấy phép nghiên cứu và thử nghiệm trị liệu TBG hay không, những chuyện này cần phải được minh bạch, nhưng cơ quan chủ quản trên hết là Bộ Y Tế cứ im lặng như không có chuyện gì xảy ra. Một lần nữa, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại chứng tỏ mình không nắm vững thời cuộc, cho dù bà là một trong những quan chức Việt đầu tiên có trương mục Facebook!
NGUYỄN PHƯƠNG
************************************************************************************************************************************************************************************************
Chẳng có gì đáng tiếc…
Hôm 12 tháng 10, tờ The
New York
Times đưa tin Playboy, tạp chí chuyên đăng hình phụ nữ khỏa thân, suốt
62 năm nay, đã công bố từ Tháng 3 năm 2016, những hình ảnh khỏa thân
hoàn toàn sẽ không còn xuất hiện trên
mặt tờ báo tháng này nữa.
Tuy bản tin của NYT được một số người đọc chú ý, đã có những người trẻ ngơ ngác hỏi nhau “Playboy là báo gì vậy?”
“Playboy là báo gì vậy?” Sự ngơ ngác đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định của Playboy.
Tuy bản tin của NYT được một số người đọc chú ý, đã có những người trẻ ngơ ngác hỏi nhau “Playboy là báo gì vậy?”
“Playboy là báo gì vậy?” Sự ngơ ngác đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định của Playboy.
Trước
năm 1975, ở miền Nam Việt Nam, mặc dù các tạp chí ngoại quốc được phép
nhập cảng về các nhà sách hay mua qua bưu điện, nhưng tờ Playboy không
nằm trong danh sách chính thức được nhập về Việt Nam.
Có lẽ thời gian mà người Việt Nam biết đến tờ Playboy là khoảng từ năm
1965 trở về sau. Ngày đó, những tờ tạp chí khổ lớn, nhiều hình hấp dẫn,
in trên giấy láng, dầy cui, nặng chịch này đã trở thành một món hàng bán
được khá tiền của mấy bà chuyên đi mua đổ
lạc xoong, giấy báo cũ khi họ mua được từ các người quét dọn những chúng
cư của quân nhân Mỹ hay các nhà tư nhân cho Mỹ thuê.
Những tờ tạp chí này sau đó được đưa ra chợ sách cũ góc rạp Nam Quang – góc Lê Văn Duyệt – Trần Quý Cáp, bên cạnh trường trung học tư thục Trường Sơn. Từ chợ sách Lê Văn Duyệt, tờ tạp chí kín đáo chui vào cặp các anh lớn, rồi rơi xuống sàn nhà vào tay các cậu em lớp nhỏ trung học. Họ giấm giúi chuyền nhau dưới gầm bàn…
Thật ra thì tờ Playboy chẳng những không lấy gì làm tội lỗi cho lắm vì nó còn có giá trị văn chương văn học nữa. Trong tờ tạp chí này ngoài hình mát mẻ còn có rất nhiều bài vở, từ tài liệu nghiên cứu, nghị luận, đến phỏng vấn, truyện ngắn. Viết cho tờ báo là hầu hết những tên tuổi lừng danh hậu bán thế kỷ 20 trong lãnh vực văn chương, văn học. Phía truyện ngắn chẳng hạn, như các nhà văn khoa học giả tưởng Ray Bradbury; Arthur Clarke; Ian Fleming, tác giả loạt tiểu thuyết gián điệp 007; Vladimir Nabokov, nhà văn đoạt Nobel – tác giả Lolita, Stephen King, vua kinh dị; Saul Bellow, kịch tác gia; Margaret Atwood, nữ văn sĩ Canada tên tuổi …
Nhưng đúng là người ta biết đến Playboy đầu tiên vì những tấm hình màu, và đặc biệt là tấm hình chiếm trọn 2 trang giữa, được gọi là “spread”. Những hìn
(Message over 64 KB, truncated)
Những tờ tạp chí này sau đó được đưa ra chợ sách cũ góc rạp Nam Quang – góc Lê Văn Duyệt – Trần Quý Cáp, bên cạnh trường trung học tư thục Trường Sơn. Từ chợ sách Lê Văn Duyệt, tờ tạp chí kín đáo chui vào cặp các anh lớn, rồi rơi xuống sàn nhà vào tay các cậu em lớp nhỏ trung học. Họ giấm giúi chuyền nhau dưới gầm bàn…
Thật ra thì tờ Playboy chẳng những không lấy gì làm tội lỗi cho lắm vì nó còn có giá trị văn chương văn học nữa. Trong tờ tạp chí này ngoài hình mát mẻ còn có rất nhiều bài vở, từ tài liệu nghiên cứu, nghị luận, đến phỏng vấn, truyện ngắn. Viết cho tờ báo là hầu hết những tên tuổi lừng danh hậu bán thế kỷ 20 trong lãnh vực văn chương, văn học. Phía truyện ngắn chẳng hạn, như các nhà văn khoa học giả tưởng Ray Bradbury; Arthur Clarke; Ian Fleming, tác giả loạt tiểu thuyết gián điệp 007; Vladimir Nabokov, nhà văn đoạt Nobel – tác giả Lolita, Stephen King, vua kinh dị; Saul Bellow, kịch tác gia; Margaret Atwood, nữ văn sĩ Canada tên tuổi …
Nhưng đúng là người ta biết đến Playboy đầu tiên vì những tấm hình màu, và đặc biệt là tấm hình chiếm trọn 2 trang giữa, được gọi là “spread”. Những hìn
(Message over 64 KB, truncated)
Comments
Post a Comment