Đảng và Đĩ.
Message body
Theo
một nguồn tin được loan tải rộng rãi trên Internet vào cuối tháng 10,
đầu tháng 11, 2015, từ một tranh chấp về đất đai giữa nhà cầm quyền địa
phương thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An, và họ đạo Yên Lạc thuộc giáo xứ
Xuân Kiều, đã đưa đến chỗ giáo dân biểu tình, và Linh Mục lên tiếng phản
đối trong một thánh lễ vào ngày 10 tháng 10, 2015.
Theo ghi nhận của một Cộng Tác Viên trên mạng Dân Làm Báo, “Một vị linh mục tại Nghệ An đã công khai lên tiếng tố cáo chế độ cộng sản trong buổi thánh lễ có sự tham dự của hơn một vạn giáo dân địa phương”. Cùng với một Youtube dài 18 phút đi kèm, người ta được biết đó là Linh Mục Đặng Hữu Nam.
Trước hết, phải công nhận Linh Mục Đặng Hữu Nam là người can đảm, không biết sợ. Nhưng cũng phải nói ngay, ngôn ngữ của ông như thế, so sánh Đảng với Đĩ và nói ngược nói xuôi tại toà giảng trong một thánh lễ, là không thích hợp. Đây là ngôn ngữ đường phố, hay quán nhậu, không phải nơi cung thánh.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, 2015, sau khi gặp Tổng Thống Obama tại Bạch Ốc sáng 23, vào buổi trưa, lên tiếng tại Nhà Thờ Thánh Matthew ở Washington DC, Giáo Hoàng Francis nhắn nhủ hàng Giám Mục: “Đối thoại không sợ hãi” nhưng làm như vậy với sự khiêm nhường và hiểu biết. “Ngôn ngữ thô lỗ và chia rẽ không phù hợp với miệng lưỡi cha xứ” (To dialogue fearlessly, but to do so with humility and understanding. Harsh and divisive language does not befit the tongue of a pastor).
Ngoài sự không thích hợp về hình thức và nơi chốn, so sánh giữa Đảng với Đĩ của LM Nam, nếu xét kỹ, còn sai cả về nội dung, và tỏ ra thiếu hiểu biết. Xin đan cử những thí dụ cụ thể:
– Về tuổi thọ: Người ta vẫn nói, đĩ là nghề có tuổi thọ cao nhất, xuất hiện từ khi có loài người. Nhưng người ta chưa biết chắc loài người có từ bao giờ, nên cũng không thể nói chắc đĩ có từ bao giờ.
– Về đạo đức: Có hai câu truyện đã lan truyền trên Internet từ lâu, chứng tỏ về lòng nhân và sự công bằng, hay đạo đức nói chung, đĩ cũng hơn đảng:
Truyện thứ nhất kể rằng, có một cựu quân nhân VNCH đi cải tạo, bị thương trong tù, được ra về với đôi nạng gỗ. Vợ con đã vượt biên, không nơi nương tựa. Một buổi tối, còn mấy đồng tiền cuối cùng, anh lết tới khu vườn trước dinh Thống Nhất, định tâm “xả xui” một lần, hy vọng vận đen sẽ thay đổi. Nhác thấy bóng một “chị em ta” ở gốc cây, bèn đưa hết tiền cho chị, dự trù cũng chỉ đủ một chuyến “đi nhanh”. Tiền vừa trao, cháo chưa kịp múc, bỗng có bóng công an lù lù tiến tới. Chị dúi cho viên chức “chỉ biết còn đảng còn mình” cái gì đó. Anh công an bỏ đi, chị cũng bước theo hướng khác. Một lát, công an đi khuất, chị trở lại, đưa tiền trả anh. Cảm động, anh từ chối, bảo “cứ cầm lấy mà dùng”. Chị không nói gì, đút tiền vào túi anh, rồi đi.
Thứ nhì là truyện bán bến cho những người gốc Hoa “vượt biên” bán chính thức. Người đứng bán là công an, nhưng Đảng chấp thuận từ bên trên. Tuy vàng đã lấy đủ trước khi người đi lên tầu, nhưng khi tầu mới rời bến, công an bịt mặt hiện nguyên hình là cướp, mang súng lên tầu vét sạch tài sản của người đi, và để phi tang, bắn và làm cho chìm tầu.
– Về tiếp cận: Cái Nhà Nước do Đảng cầm quyền, có tên chính thức là “Chính quyền nhân dân”, nhưng dân rất khó gặp đảng viên cầm quyền. Bất cứ điều gì khi cần, dân tìm đến nhờ Đảng giải quyết đều bị chỉ quanh hết nơi này đến nơi kia. Khi nào dân bực mình quá, kéo nhau biểu tình phản đối, Đảng mới cho hốt thật nhanh. Trong khi ấy, Đĩ bao giờ cũng sẵn sàng, bất chấp ngày đêm, giờ nghỉ cũng như ngày lễ, luôn luôn niềm nở khi gặp ai cần đến mình. Xin nêu hai thí dụ cụ thể, đề thấy Đảng xa cách và Đĩ thân thiện như thế nào.
Triết gia Trần Đức Thảo, cho biết trong “Những Lời Trăng Trối” về cuộc gặp “Bác”, nhân vật số một của Đảng, vô cùng khó khăn. Năm 1952, Trần Đức Thảo bỏ sự nghiệp lẫy lừng ở Paris, về nước theo Đảng. Sau bao gian nan, về tới ATK (An Toàn Khu) ở Việt Bắc, trước khi được gặp “Bác”, Thảo phải gặp hết đồng chí giao liên tới đồng chí lễ tân để được học hỏi, chỉ dẫn những điều cần thiết, như theo ban lễ tân: phải thận trọng trong từng lời nói, từng cử chỉ khi gặp “Người”. Thứ nhất, phải đứng xa Người ít ra là ba mét. Khi “Người” ra dấu, ra lệnh mới được lại gần hơn. Thứ nhì, không được “nói leo”, khi “Người” hỏi mới được trả lời, và phải trả lời đúng câu hỏi, tuyệt đối không được nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ ba không được chào trước, nói trước. Thứ tư, không được xưng “tôi” như ngang hàng với “Người”.
Đến ngày gặp, Thảo dậy sớm, cả đi và đợi mất hơn nửa ngày. Sau bao hồi hộp, lo âu, cuối cùng, Thảo cũng được gặp, và “Bác” chỉ nói một câu:
– À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng về đây thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không! Thôi Bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.
Thế là hết!
Trong khi đó. Tại miền Nam, vào cuối thập niên 50, Ngô Tổng Thống thỉnh thoảng sai cận vệ chở ra ngoài trung tâm thành phố, xem dân sinh sống, no đói ra sao. Một buổi chiều, xe chở Cụ qua một vùng ở Gia Định, bây giờ có lễ mang tên một anh hùng cách mạng nào đó, ngày xưa quen gọi “Ngã Ba Chú Ía”; trung tâm sinh hoạt của giới “chị em ta”. Lúc nào chị em cững hiện diện đông đảo trước “nhiệm sở”, sẵn sàng phục vụ, không cần mời gọi hẹn hò hay lễ tân gì cả. Thấy chiếc xe hộp chầm chậm đi qua, tưởng khách xộp, chị em túa ra. Cụ thấy dân chạy tới, ra lệnh dừng xe. Gặp ngày ế khách, thỉnh thoảng chị em cũng đi xem xi-nê, mỗi đầu xuất đều chào cờ, thấy hình Cụ giữa quốc kỳ phấp phới. Nhận ra chính Cụ trong xe, chẳng cần ai bảo ai, chị em ù té chạy. Xe tiếp tục chuyển bánh, Cụ thắc mắc “Người ta là ai, và cần chi hè?” Cận vệ đáp: “Thưa Cụ, dân thấy Cụ đi qua, người ta chạy ra chào mừng”. Cụ đỏ mặt, cảm động, ra lệnh: “Mai nhớ nhắc Bộ Xã Hội xem xét, cấp vải để người ta may mặc cho đủ, hĩ!”
– Về lòng tham: Tham lam là sự ham muốn, hầu như ở đời ai cũng có, không ít thì nhiều. Về phương diện này, lòng tham giữa Đảng và Đĩ khác nhau một trời một vực.
Không phải tất cả, nhưng đa số đĩ vào nghề vì cần tiền. Cũng không phải tất cả, đa số đĩ khi kiếm đủ tiền, hay khi tự cảm thấy không còn ăn khách nữa, thì giải nghệ, trở lại cuộc đời thường, ít tai tiếng. Theo nhà văn nhà báo Mỹ gốc Pháp Bernard Fall qua tác phẩm Street Without Joy (Dẫy Phố Buồn thiu), để giải buồn cho đạo quân viễn chinh tại Đông Dương, quân đội Pháp có một đơn vị viết tắt là BMC (Bordel Mobile de Campagne – nhà thổ lưu động chiến trường). Thành viên đơn vị này là các cô gái tình nguyện thuộc vùng Oulad-Nail ở Bắc Phi. Các cô chỉ làm đĩ trong vòng ít năm, kiếm đủ tiền hồi môn rồi về quê, lấy chồng, sinh con, đóng vai vợ ngoan, mẹ hiền đến mãn đời. Rất hiếm có đĩ thuộc loại “lòng tham vô đáy”, chẳng những cố hành nghề tới tuổi hưu trí, còn xin gia hạn tuổi; trong khi ấy, chuẩn bị cho con cháu mình, những “công chúa đĩ” vào đóng chốt trong những nhà thổ, để khi mình hết thời thì dòng dõi đĩ vẫn tiếp tục.
Đảng thì khác. Không phải tất cả, nhưng phần lớn, ngày nay, đảng viên vào đảng, cũng như đĩ, vì ham tiền. Nhưng khác đĩ, không phải tất cả, đảng viên có lòng tham vô độ. Chẳng những không chịu từ chức hay về hưu đúng hạn, họ còn cài con cháu mình, gọi là thành phần “thái tử đảng” vào những chỗ ngon lành. Được bạn bè giới thiệu “Tay này đảng viên nhưng mà tốt,” có nghĩa đảng viên đều xấu, tốt là ngoại lệ, nhưng vẫn muốn con cháu ba bốn đời ngụp lặn trong cái tập thể xấu ấy.
– Về hiếu thảo: Như mọi người đều biết, phần lớn những cô gái bước vào nghề làm đĩ là vì lòng hiếu thảo, vì tình gia đình. Nếu sự thật không phải như thế, ít nhất, cũng được đa số các cô kể với khách như thế, mỗi khi được hỏi về thân thế sự nghiệp: Phải “đi làm” để phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi em nhỏ v.v… Cũng có trường hợp nổi tiếng trong văn chương như Thuý Kiều, tuy khởi đầu không chủ trương làm đĩ, nhưng vì chữ hiếu, phải bán mình chuộc cha, đưa đến cảnh làm đĩ. Và khi thành đĩ rồi, nàng vẫn luôn nghĩ tới việc báo hiếu cha mẹ, không bao giờ có lời than trách.
Trong khi ấy, qua Cải Cách Ruộng Đất, Đảng đã hướng dẫn, thúc đẩy, cưỡng bách người dân đấu tố cha mẹ mình. Cả sau CCRĐ, trong nhiều thập niên, thay vì “tiên học lễ hậu học văn”, trẻ nhỏ đã được dậy phải theo dõi và tố cáo những lời nói việc làm “phản động” của cha mẹ mình.
– Về ân oán: Trong các điểm để so sánh, có điểm Đảng và Đĩ giống nhau, đó là các chị em ta, và các đồng chí lãnh đạo đều hay dùng biệt hiệu thay cho tên thật của mình. Đĩ dùng biệt danh cho đẹp, cho “văn minh”, cho dễ nhớ, Đảng viên dùng biệt danh để che đậy việc làm độc ác, hắc ám của mình. Nhưng ngoài điểm tương đồng này, còn lại khác nhau một trời một vực. Đó là sự trả ân báo oán. Không những khác về hành động, còn khác về tiêu chuẩn.
Đối với đĩ, tiêu chuẩn phân định ân oán rất rõ ràng: với người tốt, đã một lần làm ơn cho mình, sau này dù không tiếp tục giúp mình nữa, cũng vẫn là ân nhân, đáng được thưởng. Với người đã làm khổ mình, coi mình như kẻ thù, nhưng sau biết hối cải, sẽ được bỏ qua. Đó là cách hành xử của Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Sau khi lấy Từ Hải, từ “con đĩ” thành “bà tướng”, Kiều báo ân trước, trả oán sau: Giữa ba quân đằng đằng sát khí, trống dục cờ bay rợp trời, khách đa tình Thúc Sinh mặt xanh như chàm, run như cầy sấy được dẫn tới trước mặt Bà Lớn đầu tiên. “Còn nhớ em không?” (Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không?”). Hỏi rồi ra lệnh tặng chàng một trăm cuốn gấm và một ngàn lạng bạc. Theo “ký giả” Nguyễn Du: “Thúc Sinh trông mặt bấy giờ, mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm!” Người thứ nhì là quản gia Vãi Giác Duyên. Được mời lên ngồi cạnh Kiều xem xử án, bà được trả ơn một nghìn lạng vàng. Người thứ ba, “chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”, nổi tiếng thế giới về lối đánh ghen cay độc. Theo tiêu chuẩn thường tình, nàng khó thoát chết. Nhờ thông minh, không phải luật sư, nhưng biết cách tự biện hộ. “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Bà Lớn Kiều ngồi cạnh Ông Lớn Từ Hải, chỉ cần ra hiệu, Hoạn Thư toi mạng. Nhưng nàng nghĩ “Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Đĩ không nhỏ nhen, Hoạn Thư được tha. Sau khi đền ơn và tha bổng kẻ thù cũ, tất cả những kẻ xấu như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh đều bị Kiều ra lệnh xử trảm tại chỗ.
Với Đảng, hoàn toàn khác. Kẻ xấu được cho địa vị và quyền lợi, trong khi người tốt bị hại. Ân nhân chẳng những không được báo đền, còn bị giết và vu cho tiếng xấu “Địa chủ ác ghê!” như bà Năm Cát Hanh Long. Ngay cả các đồng chí thân thiết, nhiều khi cũng bị thanh toán dã man. Đĩ có thể nói xấu nhau, nhưng không giết nhau, hay tàn sát người khác. Vì thế, trên cả thế giới, không đâu có đài tưởng niệm nạn nhân đĩ, nhưng có Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản ngay tại Thủ Đô Washinbgton, đề tưởng nhớ một trăm triệu người từng bị các Đảng Cộng Sản giết hại. Đĩ biết “trả thù là nhỏ nhen”, cho Hoạn Thư được thong thả ra về, không bị đuổi ra khỏi nhà, của cải và đồ trang sức không bị tịch thu, không phải đi vùng kinh tế mới. Nhưng theo Đảng, trả thù là thắng lợi, là vinh quang, cho nên một nửa nước Việt sau tháng Tư 1975 đã bị Đảng trả thù tàn bạo, bị cướp tài sản và bị đối xử dã man như thế nào, mọi người đều đã biết, khỏi cần kể lại. Thế mà, mỗi khi có ai gợi lại chuyện cũ, cán bộ Đảng vẫn vén môi lên, hỏi: “Sao các anh thù dai thế?”
– Về lý lịch: Đĩ không bao giờ hỏi lý lịch “đối tác” trước khi vào việc. Thuận mua vừa bán, đĩ không bao giờ phân biệt tuổi tác, giầu nghèo, sang hèn, tôn giáo, địa vị, học thức, nghề nghiệp, sang hèn, đảng phái, ngôn ngữ, chủng tộc. Trong khi ấy, tất cả những điều này đều quan trọng đối với Đảng, đều được Đảng dùng làm yếu tố quyết định trong mọi trường hợp. Và mọi người đều đã biết, xin miễn dẫn chứng.
– Về sự thật: Một điểm nữa có sự giống nhau giữa Đảng và Đĩ, cả hai đều ưa sinh hoạt trong bóng tối. Tuy nhiên, lý do của mỗi bên trái ngược nhau. Đảng muốn dùng bóng tối để che đậy sự thật, trong khi Đĩ muốn nơi kín đáo để tiện việc phơi bầy hoàn toàn sự thật, giống như cần nơi kín đáo để đếm tiền. Đảng luôn che dấu sự thật, thành ra mọi điều Đảng nói, đều không tin được, hay phải hiểu ngược lại, và rất khó, hoặc không thể kiểm chứng. Về phần đĩ, trong khi thi hành tư vụ, mọi sự thật đều được phơi bầy trăm phần trăm, mọi nghi vấn đều có thể kiểm chứng tại chỗ. Nhờ thế, đĩ không bao giờ tự đề cao quá lố, trong khi Đảng coi điều này như chuyện thường tình hàng ngày.
– Về thang giá trị: Không hiểu tại Bắc Việt trước kia, và cả nước hiện nay, vị thứ đĩ trên bậc thang xã hội nằm ở chỗ nào. Tại miền Nam trước kia, đầu thập niên 50, đĩ đóng góp rất nhiều cho ngân quỹ do Bình Xuyên thu góp để cung phụng Quốc Trưởng Bảo Đại sinh sống ở bên Tây. Thời gian này, có nhiều trí thức và nhà ái quốc trùm chăn đợi thời, trong khi chị em ngày đêm tụt quần lao động, góp phần nuôi Quốc Trưởng. Coi như đĩ đã tích cực tham gia việc nước. Thời Ngô Tổng Thống, là kẻ thù của Bà Nhu, đĩ bị coi thường. Nhưng không bị trừng trị nghiêm khắc như đảng viên. Không có luật “đặt đĩ ra ngoài vòng pháp luật” như Luật 10/59 đối với Đảng. Chứng tỏ, dưới thời Đệ Nhất VNCH, Đĩ vẫn trên Đảng.
Trong thời gian giữa hai nền Cộng Hoà, khoảng 1964-1966, Đảng có nhiều cơ hội hoạt động hơn, nhờ có liên hệ với một số tướng lãnh, hay dựa vào thế lực tôn giáo. Ví dụ Tướng Minh Cồ có em ruột là đảng viên từ Bắc lẻn vào sống ngay tại nhà, trùm đặc vụ Mười Hương được ra khỏi nhà tù nhờ Thượng Tọa can thiệp, điệp viên Nguyễn Ngọc Nhạ được Linh Mục giới thiệu với Tướng có quyền…. Nhưng trong hoàn cảnh mới, Đĩ vẫn lên nhanh hơn Đảng.
Theo sự đánh giá của nhân gian (thường rất chính xác), bậc thang giá trị thời này, đếm từ trên xuống, như sau: “Nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng”. Đảng vẫn không có chỗ đứng trong số những tinh hoa quyền lực hàng đầu này. Vắn tắt, Đảng còn xa mới bằng Đĩ.
– Về Nước Trời: Ở đầu bài, người viết nói ngôn ngữ của Linh Mục Nam trong bài giảng ngày 10 tháng 10 không thích hợp, không phải vì ông đã đề cập tới “đĩ” nơi toà giảng ở cung thánh, mà chỉ vì cách nói có dụng ý thiếu đứng đắn: “đi theo đảng, đang theo đĩ” là nói lái, có tính xỏ xiên. Mọi điều nói ra từ môt bài giảng trong thánh lễ, cần rõ ràng, thẳng thắn, không có hậu ý. Riêng về “đĩ”, chẳng những linh mục có thể nói tới trong bài giảng, mà trước kia, chính Đức Giê Su cũng đã nói tới. Theo Phúc Âm Thánh Matthew, một hôm, Đức Giê Su vào đền thờ, gặp mấy Thượng Tế và Kỳ Mục thách thức Người, sau vài câu trao đổi, Người nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21, 28-31). Như thế, cho đến nay, Nước Trời rất có thể đã có nhiều linh hồn của những người khi sống là đĩ.
Nhưng người theo Đảng, ít nhất trong nửa thế kỷ qua, không ai có thể vào Nước Trời. Trước khuynh hướng chống cộng lên cao tột đỉnh sau Thế Chiến thứ Nhì, vào năm 1949, Giáo Hoàng Pius XII đã ra giáo chỉ rút phép thông công bất cứ giáo dân nào theo Đảng Cộng Sản. Một khi bị rút phép thông công, không thể vào Nước Trời; tựa như bị công an lấy mất hộ chiếu, không thể nhập cảnh.
Vậy, để vào Nước Trời, Đĩ có triển vọng hơn Đảng.
***
Để kết thúc, xin có vài đề nghị cụ thể:
Theo ghi nhận của một Cộng Tác Viên trên mạng Dân Làm Báo, “Một vị linh mục tại Nghệ An đã công khai lên tiếng tố cáo chế độ cộng sản trong buổi thánh lễ có sự tham dự của hơn một vạn giáo dân địa phương”. Cùng với một Youtube dài 18 phút đi kèm, người ta được biết đó là Linh Mục Đặng Hữu Nam.
Cảnh LM Đặng Hữu Nam đang giảng trong thánh lễ (Hình Internet)
Trong bài giảng, có chỗ LM Nam nói nguyên văn như sau: Có một lần Giáo dân của Giáo xứ chúng tôi hỏi Cha Xứ rằng: "Thưa Cha, tại sao Cha lại nói rằng theo quan điểm của Giáo hội, nếu đi theo đảng cộng sản vô thần thì hiển nhiên trở thành kẻ xấu?"Ai phải ai trái trong vụ tranh chấp đất đai này, người viết xin miễn bàn, vì ở xa, không biết được. Nhưng lời so sánh của Linh Mục Nam về Đảng và Đĩ, dù ở đâu cũng có thể bàn.
Tôi giải thích theo một cách đơn giản thôi, không cần rườm rà về niềm tin, không cần rườm rà về bản chất của cộng sản. Cộng sản vô thần là vô thần, nhưng tôi chỉ nói một điều, ‘đi theo đảng’, quý ông bà anh chị em thử nói xem rằng thế là tốt hay là xấu?
“Chỉ cần chúng ta lật ngược lại vấn đề: ‘đi theo đảng’ tức là ‘đang theo đĩ’. ‘Đang theo đĩ’ thì liệu điều đó tốt hay là xấu, tự quý ông bà anh chị em chúng ta sẽ biết!” (người viết tô đậm).
Trước hết, phải công nhận Linh Mục Đặng Hữu Nam là người can đảm, không biết sợ. Nhưng cũng phải nói ngay, ngôn ngữ của ông như thế, so sánh Đảng với Đĩ và nói ngược nói xuôi tại toà giảng trong một thánh lễ, là không thích hợp. Đây là ngôn ngữ đường phố, hay quán nhậu, không phải nơi cung thánh.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, 2015, sau khi gặp Tổng Thống Obama tại Bạch Ốc sáng 23, vào buổi trưa, lên tiếng tại Nhà Thờ Thánh Matthew ở Washington DC, Giáo Hoàng Francis nhắn nhủ hàng Giám Mục: “Đối thoại không sợ hãi” nhưng làm như vậy với sự khiêm nhường và hiểu biết. “Ngôn ngữ thô lỗ và chia rẽ không phù hợp với miệng lưỡi cha xứ” (To dialogue fearlessly, but to do so with humility and understanding. Harsh and divisive language does not befit the tongue of a pastor).
Ngoài sự không thích hợp về hình thức và nơi chốn, so sánh giữa Đảng với Đĩ của LM Nam, nếu xét kỹ, còn sai cả về nội dung, và tỏ ra thiếu hiểu biết. Xin đan cử những thí dụ cụ thể:
– Về tuổi thọ: Người ta vẫn nói, đĩ là nghề có tuổi thọ cao nhất, xuất hiện từ khi có loài người. Nhưng người ta chưa biết chắc loài người có từ bao giờ, nên cũng không thể nói chắc đĩ có từ bao giờ.
Nhà thổ (Lupanare), là một trong các trụ sở sinh hoạt của đĩ tại Pompeii từ thế kỷ Thứ Nhất
2000 năm sau, trụ sở Đảng mới xuất hiện tại đất tổ Nga-La-Tư
Có
điều chắc chắn, tại thành phố Pompeii thuộc Đế quốc La Mã cũ, nay thuộc
nước Ý, nơi từng bị núi Vesuvius phun lửa chôn sống năm 79 AD, đã có
nhà thổ chính thức cho đĩ hành nghề công khai. Trong khi ấy, Đảng cộng
sản mới chính thức hành nghề ở Nga từ đầu thế kỷ 20. Đảng trẻ hơn Đĩ hai
mươi thế kỷ, đem Đảng so với Đĩ, khác nào đem đứa trẻ vừa lọt lòng so
với ông già trăm tuổi. Hơn nữa, đảng tổ ở Nga, sống được có 70 tuổi đã
quy tiên. Đảng Tầu và Việt tuy đã qua được tuổi này, nhưng đang bị ung
thư tham nhũng hoành hành ở thời kỳ 4, chưa biết có thể chịu đựng được
bao lâu. Trong khi ấy, đĩ vẫn sống mạnh, chứng tỏ lý do tồn tại của đĩ
vững hơn đảng. 2000 năm sau, trụ sở Đảng mới xuất hiện tại đất tổ Nga-La-Tư
– Về đạo đức: Có hai câu truyện đã lan truyền trên Internet từ lâu, chứng tỏ về lòng nhân và sự công bằng, hay đạo đức nói chung, đĩ cũng hơn đảng:
Truyện thứ nhất kể rằng, có một cựu quân nhân VNCH đi cải tạo, bị thương trong tù, được ra về với đôi nạng gỗ. Vợ con đã vượt biên, không nơi nương tựa. Một buổi tối, còn mấy đồng tiền cuối cùng, anh lết tới khu vườn trước dinh Thống Nhất, định tâm “xả xui” một lần, hy vọng vận đen sẽ thay đổi. Nhác thấy bóng một “chị em ta” ở gốc cây, bèn đưa hết tiền cho chị, dự trù cũng chỉ đủ một chuyến “đi nhanh”. Tiền vừa trao, cháo chưa kịp múc, bỗng có bóng công an lù lù tiến tới. Chị dúi cho viên chức “chỉ biết còn đảng còn mình” cái gì đó. Anh công an bỏ đi, chị cũng bước theo hướng khác. Một lát, công an đi khuất, chị trở lại, đưa tiền trả anh. Cảm động, anh từ chối, bảo “cứ cầm lấy mà dùng”. Chị không nói gì, đút tiền vào túi anh, rồi đi.
Thứ nhì là truyện bán bến cho những người gốc Hoa “vượt biên” bán chính thức. Người đứng bán là công an, nhưng Đảng chấp thuận từ bên trên. Tuy vàng đã lấy đủ trước khi người đi lên tầu, nhưng khi tầu mới rời bến, công an bịt mặt hiện nguyên hình là cướp, mang súng lên tầu vét sạch tài sản của người đi, và để phi tang, bắn và làm cho chìm tầu.
– Về tiếp cận: Cái Nhà Nước do Đảng cầm quyền, có tên chính thức là “Chính quyền nhân dân”, nhưng dân rất khó gặp đảng viên cầm quyền. Bất cứ điều gì khi cần, dân tìm đến nhờ Đảng giải quyết đều bị chỉ quanh hết nơi này đến nơi kia. Khi nào dân bực mình quá, kéo nhau biểu tình phản đối, Đảng mới cho hốt thật nhanh. Trong khi ấy, Đĩ bao giờ cũng sẵn sàng, bất chấp ngày đêm, giờ nghỉ cũng như ngày lễ, luôn luôn niềm nở khi gặp ai cần đến mình. Xin nêu hai thí dụ cụ thể, đề thấy Đảng xa cách và Đĩ thân thiện như thế nào.
Triết gia Trần Đức Thảo, cho biết trong “Những Lời Trăng Trối” về cuộc gặp “Bác”, nhân vật số một của Đảng, vô cùng khó khăn. Năm 1952, Trần Đức Thảo bỏ sự nghiệp lẫy lừng ở Paris, về nước theo Đảng. Sau bao gian nan, về tới ATK (An Toàn Khu) ở Việt Bắc, trước khi được gặp “Bác”, Thảo phải gặp hết đồng chí giao liên tới đồng chí lễ tân để được học hỏi, chỉ dẫn những điều cần thiết, như theo ban lễ tân: phải thận trọng trong từng lời nói, từng cử chỉ khi gặp “Người”. Thứ nhất, phải đứng xa Người ít ra là ba mét. Khi “Người” ra dấu, ra lệnh mới được lại gần hơn. Thứ nhì, không được “nói leo”, khi “Người” hỏi mới được trả lời, và phải trả lời đúng câu hỏi, tuyệt đối không được nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ ba không được chào trước, nói trước. Thứ tư, không được xưng “tôi” như ngang hàng với “Người”.
Đến ngày gặp, Thảo dậy sớm, cả đi và đợi mất hơn nửa ngày. Sau bao hồi hộp, lo âu, cuối cùng, Thảo cũng được gặp, và “Bác” chỉ nói một câu:
– À này chú Thảo! Bác biết ở bên Tây, chú đã đọc nhiều sách vở, nhưng về đây thì chú phải gắng mà học tập nhân dân, nghe không! Thôi Bác có hẹn nên phải đi kẻo trễ.
Thế là hết!
Trong khi đó. Tại miền Nam, vào cuối thập niên 50, Ngô Tổng Thống thỉnh thoảng sai cận vệ chở ra ngoài trung tâm thành phố, xem dân sinh sống, no đói ra sao. Một buổi chiều, xe chở Cụ qua một vùng ở Gia Định, bây giờ có lễ mang tên một anh hùng cách mạng nào đó, ngày xưa quen gọi “Ngã Ba Chú Ía”; trung tâm sinh hoạt của giới “chị em ta”. Lúc nào chị em cững hiện diện đông đảo trước “nhiệm sở”, sẵn sàng phục vụ, không cần mời gọi hẹn hò hay lễ tân gì cả. Thấy chiếc xe hộp chầm chậm đi qua, tưởng khách xộp, chị em túa ra. Cụ thấy dân chạy tới, ra lệnh dừng xe. Gặp ngày ế khách, thỉnh thoảng chị em cũng đi xem xi-nê, mỗi đầu xuất đều chào cờ, thấy hình Cụ giữa quốc kỳ phấp phới. Nhận ra chính Cụ trong xe, chẳng cần ai bảo ai, chị em ù té chạy. Xe tiếp tục chuyển bánh, Cụ thắc mắc “Người ta là ai, và cần chi hè?” Cận vệ đáp: “Thưa Cụ, dân thấy Cụ đi qua, người ta chạy ra chào mừng”. Cụ đỏ mặt, cảm động, ra lệnh: “Mai nhớ nhắc Bộ Xã Hội xem xét, cấp vải để người ta may mặc cho đủ, hĩ!”
– Về lòng tham: Tham lam là sự ham muốn, hầu như ở đời ai cũng có, không ít thì nhiều. Về phương diện này, lòng tham giữa Đảng và Đĩ khác nhau một trời một vực.
Không phải tất cả, nhưng đa số đĩ vào nghề vì cần tiền. Cũng không phải tất cả, đa số đĩ khi kiếm đủ tiền, hay khi tự cảm thấy không còn ăn khách nữa, thì giải nghệ, trở lại cuộc đời thường, ít tai tiếng. Theo nhà văn nhà báo Mỹ gốc Pháp Bernard Fall qua tác phẩm Street Without Joy (Dẫy Phố Buồn thiu), để giải buồn cho đạo quân viễn chinh tại Đông Dương, quân đội Pháp có một đơn vị viết tắt là BMC (Bordel Mobile de Campagne – nhà thổ lưu động chiến trường). Thành viên đơn vị này là các cô gái tình nguyện thuộc vùng Oulad-Nail ở Bắc Phi. Các cô chỉ làm đĩ trong vòng ít năm, kiếm đủ tiền hồi môn rồi về quê, lấy chồng, sinh con, đóng vai vợ ngoan, mẹ hiền đến mãn đời. Rất hiếm có đĩ thuộc loại “lòng tham vô đáy”, chẳng những cố hành nghề tới tuổi hưu trí, còn xin gia hạn tuổi; trong khi ấy, chuẩn bị cho con cháu mình, những “công chúa đĩ” vào đóng chốt trong những nhà thổ, để khi mình hết thời thì dòng dõi đĩ vẫn tiếp tục.
Đảng thì khác. Không phải tất cả, nhưng phần lớn, ngày nay, đảng viên vào đảng, cũng như đĩ, vì ham tiền. Nhưng khác đĩ, không phải tất cả, đảng viên có lòng tham vô độ. Chẳng những không chịu từ chức hay về hưu đúng hạn, họ còn cài con cháu mình, gọi là thành phần “thái tử đảng” vào những chỗ ngon lành. Được bạn bè giới thiệu “Tay này đảng viên nhưng mà tốt,” có nghĩa đảng viên đều xấu, tốt là ngoại lệ, nhưng vẫn muốn con cháu ba bốn đời ngụp lặn trong cái tập thể xấu ấy.
– Về hiếu thảo: Như mọi người đều biết, phần lớn những cô gái bước vào nghề làm đĩ là vì lòng hiếu thảo, vì tình gia đình. Nếu sự thật không phải như thế, ít nhất, cũng được đa số các cô kể với khách như thế, mỗi khi được hỏi về thân thế sự nghiệp: Phải “đi làm” để phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi em nhỏ v.v… Cũng có trường hợp nổi tiếng trong văn chương như Thuý Kiều, tuy khởi đầu không chủ trương làm đĩ, nhưng vì chữ hiếu, phải bán mình chuộc cha, đưa đến cảnh làm đĩ. Và khi thành đĩ rồi, nàng vẫn luôn nghĩ tới việc báo hiếu cha mẹ, không bao giờ có lời than trách.
Trong khi ấy, qua Cải Cách Ruộng Đất, Đảng đã hướng dẫn, thúc đẩy, cưỡng bách người dân đấu tố cha mẹ mình. Cả sau CCRĐ, trong nhiều thập niên, thay vì “tiên học lễ hậu học văn”, trẻ nhỏ đã được dậy phải theo dõi và tố cáo những lời nói việc làm “phản động” của cha mẹ mình.
– Về ân oán: Trong các điểm để so sánh, có điểm Đảng và Đĩ giống nhau, đó là các chị em ta, và các đồng chí lãnh đạo đều hay dùng biệt hiệu thay cho tên thật của mình. Đĩ dùng biệt danh cho đẹp, cho “văn minh”, cho dễ nhớ, Đảng viên dùng biệt danh để che đậy việc làm độc ác, hắc ám của mình. Nhưng ngoài điểm tương đồng này, còn lại khác nhau một trời một vực. Đó là sự trả ân báo oán. Không những khác về hành động, còn khác về tiêu chuẩn.
Đối với đĩ, tiêu chuẩn phân định ân oán rất rõ ràng: với người tốt, đã một lần làm ơn cho mình, sau này dù không tiếp tục giúp mình nữa, cũng vẫn là ân nhân, đáng được thưởng. Với người đã làm khổ mình, coi mình như kẻ thù, nhưng sau biết hối cải, sẽ được bỏ qua. Đó là cách hành xử của Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Sau khi lấy Từ Hải, từ “con đĩ” thành “bà tướng”, Kiều báo ân trước, trả oán sau: Giữa ba quân đằng đằng sát khí, trống dục cờ bay rợp trời, khách đa tình Thúc Sinh mặt xanh như chàm, run như cầy sấy được dẫn tới trước mặt Bà Lớn đầu tiên. “Còn nhớ em không?” (Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không?”). Hỏi rồi ra lệnh tặng chàng một trăm cuốn gấm và một ngàn lạng bạc. Theo “ký giả” Nguyễn Du: “Thúc Sinh trông mặt bấy giờ, mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm!” Người thứ nhì là quản gia Vãi Giác Duyên. Được mời lên ngồi cạnh Kiều xem xử án, bà được trả ơn một nghìn lạng vàng. Người thứ ba, “chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”, nổi tiếng thế giới về lối đánh ghen cay độc. Theo tiêu chuẩn thường tình, nàng khó thoát chết. Nhờ thông minh, không phải luật sư, nhưng biết cách tự biện hộ. “Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”. Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Bà Lớn Kiều ngồi cạnh Ông Lớn Từ Hải, chỉ cần ra hiệu, Hoạn Thư toi mạng. Nhưng nàng nghĩ “Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Đĩ không nhỏ nhen, Hoạn Thư được tha. Sau khi đền ơn và tha bổng kẻ thù cũ, tất cả những kẻ xấu như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh đều bị Kiều ra lệnh xử trảm tại chỗ.
Với Đảng, hoàn toàn khác. Kẻ xấu được cho địa vị và quyền lợi, trong khi người tốt bị hại. Ân nhân chẳng những không được báo đền, còn bị giết và vu cho tiếng xấu “Địa chủ ác ghê!” như bà Năm Cát Hanh Long. Ngay cả các đồng chí thân thiết, nhiều khi cũng bị thanh toán dã man. Đĩ có thể nói xấu nhau, nhưng không giết nhau, hay tàn sát người khác. Vì thế, trên cả thế giới, không đâu có đài tưởng niệm nạn nhân đĩ, nhưng có Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản ngay tại Thủ Đô Washinbgton, đề tưởng nhớ một trăm triệu người từng bị các Đảng Cộng Sản giết hại. Đĩ biết “trả thù là nhỏ nhen”, cho Hoạn Thư được thong thả ra về, không bị đuổi ra khỏi nhà, của cải và đồ trang sức không bị tịch thu, không phải đi vùng kinh tế mới. Nhưng theo Đảng, trả thù là thắng lợi, là vinh quang, cho nên một nửa nước Việt sau tháng Tư 1975 đã bị Đảng trả thù tàn bạo, bị cướp tài sản và bị đối xử dã man như thế nào, mọi người đều đã biết, khỏi cần kể lại. Thế mà, mỗi khi có ai gợi lại chuyện cũ, cán bộ Đảng vẫn vén môi lên, hỏi: “Sao các anh thù dai thế?”
– Về lý lịch: Đĩ không bao giờ hỏi lý lịch “đối tác” trước khi vào việc. Thuận mua vừa bán, đĩ không bao giờ phân biệt tuổi tác, giầu nghèo, sang hèn, tôn giáo, địa vị, học thức, nghề nghiệp, sang hèn, đảng phái, ngôn ngữ, chủng tộc. Trong khi ấy, tất cả những điều này đều quan trọng đối với Đảng, đều được Đảng dùng làm yếu tố quyết định trong mọi trường hợp. Và mọi người đều đã biết, xin miễn dẫn chứng.
– Về sự thật: Một điểm nữa có sự giống nhau giữa Đảng và Đĩ, cả hai đều ưa sinh hoạt trong bóng tối. Tuy nhiên, lý do của mỗi bên trái ngược nhau. Đảng muốn dùng bóng tối để che đậy sự thật, trong khi Đĩ muốn nơi kín đáo để tiện việc phơi bầy hoàn toàn sự thật, giống như cần nơi kín đáo để đếm tiền. Đảng luôn che dấu sự thật, thành ra mọi điều Đảng nói, đều không tin được, hay phải hiểu ngược lại, và rất khó, hoặc không thể kiểm chứng. Về phần đĩ, trong khi thi hành tư vụ, mọi sự thật đều được phơi bầy trăm phần trăm, mọi nghi vấn đều có thể kiểm chứng tại chỗ. Nhờ thế, đĩ không bao giờ tự đề cao quá lố, trong khi Đảng coi điều này như chuyện thường tình hàng ngày.
– Về thang giá trị: Không hiểu tại Bắc Việt trước kia, và cả nước hiện nay, vị thứ đĩ trên bậc thang xã hội nằm ở chỗ nào. Tại miền Nam trước kia, đầu thập niên 50, đĩ đóng góp rất nhiều cho ngân quỹ do Bình Xuyên thu góp để cung phụng Quốc Trưởng Bảo Đại sinh sống ở bên Tây. Thời gian này, có nhiều trí thức và nhà ái quốc trùm chăn đợi thời, trong khi chị em ngày đêm tụt quần lao động, góp phần nuôi Quốc Trưởng. Coi như đĩ đã tích cực tham gia việc nước. Thời Ngô Tổng Thống, là kẻ thù của Bà Nhu, đĩ bị coi thường. Nhưng không bị trừng trị nghiêm khắc như đảng viên. Không có luật “đặt đĩ ra ngoài vòng pháp luật” như Luật 10/59 đối với Đảng. Chứng tỏ, dưới thời Đệ Nhất VNCH, Đĩ vẫn trên Đảng.
Trong thời gian giữa hai nền Cộng Hoà, khoảng 1964-1966, Đảng có nhiều cơ hội hoạt động hơn, nhờ có liên hệ với một số tướng lãnh, hay dựa vào thế lực tôn giáo. Ví dụ Tướng Minh Cồ có em ruột là đảng viên từ Bắc lẻn vào sống ngay tại nhà, trùm đặc vụ Mười Hương được ra khỏi nhà tù nhờ Thượng Tọa can thiệp, điệp viên Nguyễn Ngọc Nhạ được Linh Mục giới thiệu với Tướng có quyền…. Nhưng trong hoàn cảnh mới, Đĩ vẫn lên nhanh hơn Đảng.
Theo sự đánh giá của nhân gian (thường rất chính xác), bậc thang giá trị thời này, đếm từ trên xuống, như sau: “Nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng”. Đảng vẫn không có chỗ đứng trong số những tinh hoa quyền lực hàng đầu này. Vắn tắt, Đảng còn xa mới bằng Đĩ.
– Về Nước Trời: Ở đầu bài, người viết nói ngôn ngữ của Linh Mục Nam trong bài giảng ngày 10 tháng 10 không thích hợp, không phải vì ông đã đề cập tới “đĩ” nơi toà giảng ở cung thánh, mà chỉ vì cách nói có dụng ý thiếu đứng đắn: “đi theo đảng, đang theo đĩ” là nói lái, có tính xỏ xiên. Mọi điều nói ra từ môt bài giảng trong thánh lễ, cần rõ ràng, thẳng thắn, không có hậu ý. Riêng về “đĩ”, chẳng những linh mục có thể nói tới trong bài giảng, mà trước kia, chính Đức Giê Su cũng đã nói tới. Theo Phúc Âm Thánh Matthew, một hôm, Đức Giê Su vào đền thờ, gặp mấy Thượng Tế và Kỳ Mục thách thức Người, sau vài câu trao đổi, Người nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21, 28-31). Như thế, cho đến nay, Nước Trời rất có thể đã có nhiều linh hồn của những người khi sống là đĩ.
Nhưng người theo Đảng, ít nhất trong nửa thế kỷ qua, không ai có thể vào Nước Trời. Trước khuynh hướng chống cộng lên cao tột đỉnh sau Thế Chiến thứ Nhì, vào năm 1949, Giáo Hoàng Pius XII đã ra giáo chỉ rút phép thông công bất cứ giáo dân nào theo Đảng Cộng Sản. Một khi bị rút phép thông công, không thể vào Nước Trời; tựa như bị công an lấy mất hộ chiếu, không thể nhập cảnh.
Vậy, để vào Nước Trời, Đĩ có triển vọng hơn Đảng.
***
Để kết thúc, xin có vài đề nghị cụ thể:
Trước
hết, Linh Mục Đặng Hữu Nam, tuy là người can đảm, không sợ hãi, nhưng
rõ ràng đã phạm lỗi, cần đứng tại nơi đã giảng trong thánh lễ ngày 10
tháng 10, đọc kinh cáo mình, đấm ngực “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại
tôi mọi đàng”, công khai lên tiếng xin lỗi tất cả những ai đã, đang, và
sẽ làm đĩ, người sống cũng như những kẻ đã qua đời, vì đã có ý tưởng
sai lầm, đánh giá nghề nghiệp của anh chị em ngang hàng hay thấp hơn
Đảng, đây là sự xúc phạm không phù hợp với đức công bằng và bác ái.
Thứ
nhì, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhân danh Đảng Cộng Sản Việt Nam
Quang Vinh Muôn Năm, trong một đại lễ trọng thể trước lăng Bác, ký một
bằng tưởng lệ in chữ vàng, đóng khung vàng, có hình đảng kỳ búa liềm,
với nội dung trân trọng thành kính cám ơn Linh Mục Đặng Hữu Nam, đã vì
đức bác ái, nâng cấp Đảng lên độ cao mới, ghi nhận thành quả lẫy lừng
sau 70 năm cầm quyền, Đảng hãnh diện được ngang hàng với Đĩ.
Sức Mấy (Đnh Từ Thức)
Comments
Post a Comment