Bọn Việt cộng từng bước xóa sỗ tộc Việt để Hán hóa Việt Nam.
Bỏ
môn học Lịch sử, một âm mưu của
CSVN "đốt gia
phả" của dân tộc?
Wed, 11/18/2015 - 01:05 — Kami
Trước thông tin Dự thảo chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tích hợp môn Lịch
sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân
với Tổ quốc. Điều này đã gây ra những phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, đặc
biệt là giới trí thức. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng, Lịch sử là môn học
rất quan trọng và cần phải được dành vị trí xứng đáng trong chương trình giáo
dục hiện nay.
Tuy vậy, giải thích với báo chí
ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, thông tin nêu trên chưa
đầy đủ và chưa phản ánh đúng bản chất việc đổi mới giáo dục lịch sử trong
chương trình phổ thông. Vì theo ông Nguyễn Vinh Hiển thì, ở bậc tiểu học môn
Lịch sử vẫn học giống như hiện nay, nhưng kiến thức lịch sử sẽ nằm trong một số
môn học khác trong môn Tìm hiểu xã hội. Còn bậc trung học cơ sở, thì môn Lịch
sử được tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội và ở bậc trung học phổ
thông, môn Lịch sử tiếp tục tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội.
Không chỉ thế, môn Lịch sử sẽ được tích hợp trong hai môn học bắt buộc, đó là
môn Giáo dục công dân & Giáo dục quốc phòng và môn Công dân với Tổ quốc.
Với mục đích để giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân
tộc, nghệ thuật quân sự của cha ông.
Phản ứng của dư luận
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng
vô cùng ngạc nhiên khi Bộ GD-ĐT không hề tham khảo ý kiến của Hội khoa học Lịch
sử Việt Nam khi xây dựng đề án này. Theo ông Dương Trung Quốc trong bối cảnh
tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp như hiện
nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ
hết, chúng ta không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay
đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản như cách đặt vấn đề
của Bộ GD&ĐT vừa qua.
Theo VTC News cho biết, tại Hội
thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam tổ chức ngày 15/11, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn Lịch sử
được tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Công dân với Tổ quốc ở cấp trung học
phổ thông (THPT) là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học và sẽ khiến học
sinh càng quay lưng với môn Lịch sử.
Được biết trong cuộc hội thảo
này, khi nói về tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử GS. Phan Huy Lê thấy rằng
lịch sử là cội nguồn sức sống của dân tộc Việt Nam và nếu không có sự kế thừa
những truyền thống của dân tộc thì làm sao những thế hệ hiện tại có thể viết
tiếp những trang sử, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Theo ông, cách
làm của Bộ GD&ĐTsẽ “khai tử” môn Lịch sử trên thực tế.
Không chỉ thế, Thượng tướng, PGS,
TS Võ Tiến Trung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng
khẳng định không thể đưa môn Lịch sử tích hợp với môn Giáo dục Quốc phòng. Vì
theo ông Trung tích hợp môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh với các môn học khác
trong cấp THPT là trái với quy định pháp luật của nước ta. Đồng thời, Giáo dục
Quốc phòng – An ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình
thức, hơn 80% bài giảng mang tính trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu để bảo
vệ Tổ quốc, do vậy không thể tích hợp với môn học khác.
Ngày 16/11/2015, tại phiên chất
vấn Chính phủ tại Quốc hội Đại biểu Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) cho rằng sai
lầm về phương pháp sẽ dẫn tới sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử
trong thế hệ trẻ và sẽ không có chỗ cho sự khắc phục hoặc thiếu kinh nghiệm.
Theo ông Lai thì cho rằng những vấn đề tưởng như nhỏ, nhưng thực chất lại không
nhỏ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể liên quan. Đại biểu Lê Văn Lai
khẳng định: "Theo
tôi, bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng có nguyên nhân từ sự phá vỡ hệ thống. Chứng
minh cho nhận định này là vấn đề tôi vừa chất vấn thầy Bộ trưởng về cách dạy
môn Lịch sử. Vì đơn giản hóa vấn đề, chỉ chú trọng tới giấc mơ tích hợp mà quên
mất hệ lụy khác".
Chủ quyền HS-TS không được đưa
vào giáo khoa Lịch sử
Theo báo Người Đô thị, tại Hội thảo môn sử trong chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15.11 tại Hà
Nội, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết cách đây
hơn chục năm, khi được tham gia viết sách giáo khoa, ông đã tha thiết đề nghị
phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo
khoa lịch sử phổ thông nhưng không được chấp nhận. Theo GS Ngọc,
chỉ duy nhất trong sách giáo khoa lịch sử 10 (nâng cao) có một câu: “Kỹ thuật vẽ bản đồ cũng
đạt được những thành tựu mới, trong đó đặc biệt là “Đại Nam nhất thống toàn đồ”
được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước
Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển
Đông”. Mà theo ông, đấy dường như cũng là câu duy nhất nói đến chủ
quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong toàn bộ bộ sách giáo khoa lịch
sử phổ thông (cả chương trình chung và chương trình nâng cao) tính cho đến thời
điểm này.
Cũng theo GS-TS Nguyễn Quang Ngọc
cho biết, Hội Khoa học lịch sử đã nhiều lần đề nghị phải đưa lịch sử chủ quyền
của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình sách giáo khoa lịch
sử phổ thông nhưng từ năm 2012 cho đến nay sách giáo khoa lịch sử phổ thông vẫn
giữ nguyên như cũ, chưa có thêm một dòng một chữ nào về lịch sử chủ quyền của
Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong
sách giáo khoa lịch sử phổ thông cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn là con
số không tròn trĩnh.
Theo GS Ngọc, trong SGK lịch sử
có bảy bản lược đồ nói về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và các
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng cả bảy bản lược đồ này đều được hoàn thành
từ lần xuất bản đầu tiên, không phải là bổ sung mới và không có bất cứ một lược
đồ nào trực tiếp trình bày chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông hay các quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Điều đáng nói là, vấn đề tranh
chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa (đã bị Trung quốc cưỡng chiếm toàn
bộ) và Trường sa thuộc chủ quyền của Việt nam đã bị chính phía Hà nội làm ngơ,
việc không đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong
chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thông là bằng chứng cho thấy điều đó.
Đây là hành động gián tiếp không thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, điều đó cho
thấy chính quyền hiện nay đã "vô tình" tiếp tay cho giặc.
Cũng cần phải nhắc lại, vừa qua
theo báo cáo của Ban Dân nguyện của Quốc hội thì cử tri của 28 tỉnh, thành phố
đã kiến nghị và yêu cầu nhà nước tiến hành khởi kiện Trung quốc về chủ quyền
của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Có hay không một âm mưu "đốt
gia phả" của Dân tộc?
Lịch sử của dân tộc Việt nam với
hơn 4.000 năm lịch sử luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, đó là
những trang sử hào hùng của dân tộc với các chiến công đánh bại các cuộc xâm
lăng của các thế lực bành trướng Trung Hoa. Nhất là trong giai đoạn hiện nay,
khi toàn bộ nền kinh tế và kể cả chính trị của Việt nam đã và đang gắn chặt vào
Trung quốc và họ bị thao túng. Không chỉ thế, Trung quốc ngày càng tỏ ra lấn
lướt và áp đảo Việt nam trong vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo hay bãi đá ngầm
trên Biển Đông. Thậm chí họ không ngần ngại khi tuyên bố rằng toàn bộ chủ quyền
hai Quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc về Trung quốc từ thời cổ đại. Bên cạnh
đó là các hành động cấm cản và đánh đập ngư dân Việt nam trong quá trình đánh
bắt cá trên vùng biển truyền thống của mình. Vậy mà chính quyền Việt nam không
dám ho he phản đối đích danh Trung quốc, chỉ dám gọi tên "tàu lạ" hay
"nước lạ", dù rằng đén nay có khá hơn đôi chút song vẫn không dám
khởi kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế như Philippine đã làm và thu được kết
quả ban đầu.
Thông qua chủ trương tích hợp môn
học Lịch sử đã cho thấy, đây là một chủ trương từ âm mưu của lãnh đạo cấp cao
nhất của ban lãnh đạo Việt nam, núp dưới danh nghĩa Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường". Chứ cái đó có lẽ không
phải là ý kiến đơn thuần của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Điều đó chứng tỏ ban lãnh
đạo Việt nam đang bị một thế lực vô hình nào đấy ép buộc với mong muốn bức tử
và thậm chí muốn xóa sổ lịch sử của dân tộc Việt nam ra khỏi chương trình giáo
dục phổ thông hiện nay. Đồng nghĩa với việc họ muốn xóa bỏ truyền thống đánh giặc phương
Bắc của ông cha ta trong quá khứ, điều được coi là mối nhục của thế lực bành
trướng phương Bắc ngàn đời đã không xóa sạch được.
Điều này được chứng minh qua nhận định của GS.NGND Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội),
khi cho rằng: “Không
phải đến thời điểm này mà một vài thập kỷ qua, môn Sử đã bị đối xử thiếu công
bằng”. Mà theo GS. Ninh thì đây là những việc làm có tính toán kỹ
càng và chủ đích. Theo đó, ban đầu vì lý do giảm tải, nên môn Lịch sử không còn
được coi là môn thi chính thức trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Sau
là tới, việc cho học sinh được phép lựa chọn thi ngoại ngữ hoặc môn Sử. Chưa
hết, đến nay môn học Lịch sử lại được dạy tích hợp với các môn khác và kết quả
cuối cùng thì môn Lịch sử đã dần biến mất khỏi chương trình giáo dục phổ thông.
Dù rằng môn Lịch sử là một ngành khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng
quan trọng. Theo ông, đây là điều hết sức đau xót.
Câu hỏi "Có hay không một âm
mưu "đốt gia phả"?", nghĩa là có hay không một âm mưu nhằm xóa
bỏ lịch sử của dân tộc Việt nam? Đây là một câu hỏi hoàn toàn nghiêm túc, không mang tính chất
cảm tính nhằm khiêu khích để kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Mà
đây là điều có thật, đã và đang diễn ra một cách ráo riết hầu như để phục vụ
cho một kế hoạch nào đó, sẽ diễn ra vào năm 2020 trong quan hệ Việt - Trung, mà
lâu nay dư luận đang đồn thổi và nghi ngờ.
Bên lề hành lang Quốc hội, trả
lời phỏng vấn báo chí nhà sử học Dương Trung Quốc đã góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần
hết sức thận trọng, nhưng theo ông dường như những người đưa ra ý tưởng và
triển khai sự đổi mới này đang ấp ủ một âm mưu nào đó không rõ ràng. Vị Đại biểu
Quốc hội này khẳng định: “Bộ GD-ĐT luôn lập luận
không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và đã khiến chúng tôi
rất nghi ngờ”.
Cho dù, Đại biểu Quốc hội - nhà
sử học Dương Trung Quốc không nói rõ ông nghi ngờ cái gì, vì ở thế của ông cũng
không được phép nói ra một cách huỵch toẹt, nhưng ai cũng hiểu Đại biểu Quốc
hội Dương Trung Quốc muốn cảnh báo điều gì đối với dư luận xã hội?
Kết:
Nhiều người cho rằng, bỏ xem thường
hoặc bỏ môn Lịch sử là tự chúng ta quay lưng với quá khứ, quay lưng với những
kết quả mà cha ông ta đã dày công để xây dựng bờ cõi nước Việt Nam từ ngàn xưa
đến hôm nay. Bạn nghĩ thế nào khi mà các chiến thắng lẫy lừng như Bạch Đằng
giang, Chi lăng, Đồng đa... của cha ông chúng ta trước giặc bành trướng
phương Bắc sẽ bị rơi vào quên lãng? Vậy mà có kẻ đang muốn tìm cách vứt bỏ
những kỳ tích đó đi, họ muốn xóa bỏ quá khứ, thông qua việc xóa sổ môn học Lịch
sử và coi vấn đề lịch sử của dân tộc Việt nam không có giá trị.
Trong một thời gian dài, nhà nước
Việt nam luôn phát động và tổ chức các cuộc vận động họ tập theo gương Chủ tịch
Hồ Chí Minh, song có lẽ họ quên rằng ngay từ năm 1942, lúc cách mạng Việt nam
còn trong trứng nước, khi nước nhà chưa được độc lập, cũng là khi ông Hồ Chí
Minh và các đồng chí của ông đang còn hoạt động trong bóng tối. Tuy vậy, vào
lúc đó ông Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học môn
Lịch sử và coi đó là trách nhiệm của mỗi người công dân nước Nam. Ông đã từng viếttrên Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942 rằng "Dân ta phải biết
sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ
vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi
đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học
này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn." -
(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002).
Xin được trích lại, với hy vọng
những người có trách nhiệm mở to mắt ra mà nhìn cái họa sắp đến của dân tộc
Việt nam.
Ngày 18/11/2015
© Kami
Comments
Post a Comment