Nhân dân xhcnVN nợ nhà nước Cứt=Phân Bắc.

Những câu chuyện dưới đây là sự thực 100% không là hư cấu đâu, nếu không tin xin qúy vị cứ hỏi những người tù cải tạo hay hình sự tại trại Lam Sơn-Thanh Hóa do tên th/tá nam làm trại trưởng và tên th/úy bắc làm chấp pháp. Hình như sau này tên th/tá nam/côn an được thăng lên hàng thứ trưởng côn an. Đúng là bọn Việt cộng man ri, mọi rợ.

CHUYỆN KỂ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP.
( Hốt phân bò để “gia tăng trồng trọt, gởi thực phẩm vào Nam, chống Mỹ cứu nước).
“Ở đội trồng trọt, cày cuốc cấy gặt không sợ, sợ nhất là việc nhặt phân bò. Qui định mỗi tuần một đứa phải nôp 30 cân thôi, nhưng trâu bò ba xã quanh trường chắc không đủ ngàn con mà ngày nào cũng có cả ngàn đứa quảy gánh ra đồng nhặt phân bò, kiếm đâu ra? Khắp cánh đồng ba xã ngày ấy, ở đâu cũng thấy học sinh cấp 3 quảy gánh lượn lờ quanh các đàn trâu bò. Hễ thấy con nào cong đuôi, cả chục đứa bưng rổ chạy đến tranh nhau hứng, cãi nhau chí chóe, nói tau thấy trước tau thấy trước- Ê ê đừng có gian, tau thấy trước không phải mi. Lắm khi mất bạn mất bè vì một bãi phân bò.
Nhưng tình yêu cũng nảy nở từ phân bò, hi hi. Con trai thường tinh nhanh hơn con gái, nhiều đứa nhặt phân bò nhanh như chớp, chỉ cần hy sinh một bãi phân bò đôi khi cũng lấy được cảm tình của các “ em”. Các “em” cũng khôn lắm, thấy chú nào hăm hở xăm xăm đi tới nơi có phân là các “ em” đã kêu to, nói ê ê của em của em, em thấy trước. Chú cười cái xoẹt, vội tránh ra cho người đẹp dù biết thừa người đẹp chẳng hề thấy cái “ của em” nằm ở đâu. Có chú đã nhặt phân bỏ vào gánh rồi, nghe các “em” nũng nịu, nói của em… của em mừ, đành ngậm bồ hòn “ nôn” ra cho người đẹp.
Mất bãi phân bò nhưng được các “ em” nhoẻn miệng cười, ném cho cái liếc, thật sướng củ tỉ. Có chú còn nói: các “ em” bảo ăn hết bãi phân bò tao cũng ăn ngay, nói chi việc nhường nhau một bãi phân. Hy sinh phân bò cho các “em”, được các “em” ném cho mấy nụ cười, mấy cái liếc thế là quá hạnh phúc rồi, không dám mơ tưởng gì thêm nữa.
Thằng Cảnh mê gái đẹp nhất hạng, trong lớp chục “em” nó mê 5 em, lại còn mê tràn sang các “em” lớp khác, mê nhất là “em” Thuận lớp 8E xinh nhất trường. Nó làm thơ tặng các em trong lớp: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy nộp cho thầy Hiền. Mình chê dở, sửa lại thơ cho nó: Ước gì anh hóa phân bò/ để em nhặt lấy ủ cho thật nồng. Thằng Cảnh gật gù khen hay, nó chép lại tặng cho con Thuận. Chẳng dè con Thuận khóc như cha chết, nói anh Cảnh khinh em, coi em không bằng cục cứt. Thằng Cảnh hãi quá, cầu cứu mình. Mình bèn trổ tài đấu hót, nỉ non với con Thuận về “giá trị thiêng liêng của phân bò” suốt buổi chiều nó mới hết giận. Từ đó nảy nòi ra “thơ ca trường phái phân bò”, đứa làm thơ, đứa “ phổ nhạc” loạn cả lên. Sáng sáng chủ nhật, đàn con trai quảy gánh ra đồng, vừa đi vừa hát rống lên bài hát nhại theo bài “ Cung đàn mùa xuân”: Em ơi tới đây nhặt phân bò. Kìa bò đã cong đuôi, trâu cày đang dạng háng ơ hơ…
Thằng Thái Bình lớp 8A mê con Châu lớp mình, một hôm nó đứng cửa sổ ném thơ cho con Châu, chẳng may trúng đầu mình. Mình giở ra đọc oang oang: “ Châu ơi giấc mơ học trò/ đêm nào cũng thấy phân bò và em”.
He he có lẽ đó là câu thơ hay nhất thời phân bò…”
Like · ·
  • Tuyet Thu Ông xã TT sau 13 năm trong tù ngục Việt cộng tại miền Bắc xhcnVN, xác nhận điều này đúng cã ngàn phần trăm và ông còn cho biết tệ hại hơn nưã là dùng phân người Tươi, quậy với nước đem tưới cho rau. Thật khủng khiếp, không thể ngờ chúng lạc hậu đến mức độ như vậy thời điểm 1976.
    3 hrs · Like · 2
  • Văn Sĩ Nghị trời ơi chị Tuyet Thu ơi năm 1976 còn đở nay vẫn còn vụ này đó.tuới phân cho rau.gọi là rau cải Trạng Quỳnh mà haha
  • Tieu Phuong nhà văn nguyển quang lập đả vẻ lại bức tranh của đất nuocs việt nam trong thòi kì quá độ tiến lên xả hội chủ nghỉa một cách cụ thể rỏ ràng nhất trong lịch sủ việt nam .......đọc cau chuện mà không nhịn đước ..........cười
  • Vô Vi Chị Tran Khai Thanh Thuy trích dẫn đoạn văn hay, vui, mà thấm thía .... Làm tôi nhớ đến đoạn văn này. Đã lx đọc đoạn văn trên thì đọc đoạn văn này luôn cho nó ... tiện thể :
    Nợ cứt (Phạm Thế Việt)
    Ngày đó hợp tác xã ra một chiến dịch thu gom phân bắc (
    cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu. Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói: Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông. Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt.

Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.