Dầu hoả -Võ khí chiến lược
Nguyên nhân và hậu quả của việc giá dầu thế giới giảm mạnh
NGUYỄN QUỐC KHẢI
tka23 post
oil-price-fall
Trong vài tuần lễ qua, giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm gần 25%, tạo ra những chấn động lớn trên toàn thế giới và đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và chiến lược.
Kể từ tháng sáu , giá dầu thô trên thị trường quốc tế đã giảm từ $115/thùng xuống còn $85 vào cuối tháng 10. Giá dầu tiếp tục giảm xuống còn gần $82/thùng vào ngày bầu cử của Hoa Kỳ 4-11, giá thấp nhất trong vòng 4 năm qua, sau khi Saudi Arabia hạ giá dầu xuất cảng qua Mỹ theo hãng tin Reuters.
Những lý do nào khiến giá dầu thế giới giảm mạnh?
Có nhiều lý do khiến giá dầu giảm mạnh. Những lý do bất ngờ và ngắn hạn bao gồm việc Lybia vào tháng 9 tăng sản xuất 40% so với một tháng trước. Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu (0.5%) để bảo vệ thị phần (market share) đặc biệt tại Ấn Độ và Trung cộng , chèn ép những nhà sản xuất dầu đá phiến và việc khai thác dầu ở Bắc Cực. Iraq và Iran theo gương Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu. Ngoài ra vào đầu tháng 10, Saudi Arabia giảm giá dầu bán cho những nước tiêu thụ chính ở Á châu. Thêm vào đó, những tổ chức đầu cơ dầu trước đây đã tích trữ một số dầu để chờ giá dầu tăng kiếm lời. Nay họ bán tống bán tháo số dầu này ra để tránh lỗ thêm.
Việc giá dầu giảm mạnh có những lý do căn bản.
Thứ nhất nhu cầu về dầu giảm vì kinh tế phát triển bị chậm lại ở nhiều nơi như Âu châu, Trung cộng , Brazil, và Nam Dương.
Thứ nhì là tiết kiệm nhiên liệu ngày càng hiệu quả hơn vì giá dầu gia tăng trước đây và luật bảo vệ môi trường. Trung bình xe hơi ngày nay tiêu thụ săng 25% cho mỗi dặm (mile) ít hơn 10 năm trước đây.
Thứ ba là số xe hơi tại các quốc gia giầu có đã đạt tới mức cao nhất.
Thứ tư là ảnh hưởng của việc sản xuất dầu và hơi đốt từ đá phiến tại Hoa Kỳ.
Đây là lý do quan trọng nhất và chúng ta đang bắt đầu thấy hiệu quả của cuộc cách mạng kỹ thuật khai thác dầu này.
Hoa Kỳ đang tiến sâu vào kế hoạch tự lập về năng lượng trong vòng 15-20 năm tới. Hoa Kỳ đã gia tăng sản xuất dầu từ 3 triệu thùng mỗi ngày từ đầu năm 2010 lên đến 8.5 triệu thùng mỗi ngày hiện nay.
Từ 2009 đến nay, Hoa Kỳ tiếp tục đều đặn giảm nhập cảng dầu và hơi đốt. Tiến trình này đang phát triển tương tự tại Canada. Việc cải tổ cấu trúc của khu vực năng lượng của Mễ Tây Cơ cũng sẽ giúp gia tăng khả năng sản xuất. Theo nhận định vừa rồi, chúng ta có thể tóm tắt rằng một mặt mức tiêu thụ dầu chậm lại. Mặt khác sản xuất gia tăng. Luật cung cầu tạo áp lực cho giá dầu đi xuống.
Công nghiệp dầu đá phiến và năng lượng tái tạo (còn gọi là năng lượng xanh) bị ảnh hưởng ra sao?
Như ở phần trên chúng ta đã nói đến, Saudi Arabia hỗ trợ giá dầu hạ để cản trở việc khai thác dầu đá phiến và cả năng lượng tái tạo dùng sức gió, sức nước và ánh sáng mặt trời.
Sản xuất dầu đá phiến từ những giếng dầu nhỏ khá tốn kém. Nếu giá dầu xuống dưới $US 80/thùng, 1/3 số giếng dầu đá phiến sẽ lỗ. Kỹ nghệ dầu đòi hỏi một kế hoạch đầu tư lâu dài. Tới một thời điểm nào đó, những nhà đầu tư không thể đóng cửa nhà máy sản xuất dễ dàng. Trong trường hợp giá dầu xuống thấp hơn, việc sản xuất dầu đá phiến sẽ điều chỉnh và sẽ vẫn tiếp tục kiếm lời như kinh nghiệm cho thấy những trường hợp giá dầu xuống thấp trước đây. Trong những bốn năm qua, kỹ nghệ dầu đá phiến đã tăng năng suất của các giếng dầu 300%. Kỹ thuật khai thác dầu đá phiến tiếp tục cải thiện. Giá dầu giảm sẽ không đình chỉ việc sản xuất dầu đá phiến.
Trên thị trường tự do, khi giá đi xuống, người bán sẽ bị thiệt và người mua sẽ được lợi. Trong trường hợp giá dầu giảm mạnh, những nước nào bị thiệt hại và những nước nào được lợi?
Những nước sẽ chịu nhiều hậu quả nhất là Venezuela, Iran, và Nga. Venezuela là nước sẽ bị rạn nứt trước tiên. Ngân sách của Venezuela dựa vào dầu ở giá $120/thùng. Ngay cả trước khi giá dầu giảm, Venezuela đã gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ. Khối ngoại tệ dự trữ bớt dần. Mức lạm phát gia tăng. BBC trong tháng 9 vừa qua báo cáo rằng mức lạm phát của một năm qua là 63.4%. Venezuela đang bị khan hiếm về hàng hóa tiêu thụ hàng ngày như bột mì và giấy vệ sinh. Quốc gia này đang ở ven bờ phá sản.
Iran cũng đang gặp khó khăn. Nước này cần giá dầu ở mức $140/thùng để cân bằng ngân sách phung phí với những chi tiêu quá mức. Thêm vào đó, nạn cấm vận chống lại chương trình nguyên tử của Iran làm cho quốc gia này chịu nhiều rủi ro. Iran chủ yếu dùng lợi tức dầu xuất cảng vào những chương trình bao cấp để duy trì ổn định xã hội. Nguồn tài chánh này giảm mạnh vì giá dầu giảm mạnh sẽ tạo ra nguy cơ hỗn loạn.
Nga đang ở ven bờ suy thoái kinh tế. Hơn 50% ngân sách của nước này lấy từ lợi tức xuất cảng dầu và nền kinh tế của Nga rất nhậy cảm với giá dầu thay đổi. Dầu và khí đốt chiếm 70% lợi tức xuất cảng. Tuy nhiên Nga có thể chịu đựng giá dầu thấp trong một thời gian dài hơn từ 18 tháng cho đến hai năm, nhưng tiền dự trữ cũng sẽ hết.
Cấm vận của Tây Phương làm kinh tế Nga khốn đốn và làm cho nước này không thể vay nợ dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tách đồng ý rằng hậu quả của giá dầu giảm mạnh còn tệ hại hơn nhiều. Theo tờ báo Vzglad của Nga, khi giá dầu giảm $1/thùng, ngân sách của Nga sẽ bị thiệt hại $2 tỉ.
Mặc dù Ngân Hàng Trung Ương Nga đã bán ra US$7 tỉ trong tháng 10, 2014 để trợ giá đồng Rúp (Rouble) của Nga nhưng gía tri của Rúp vẫn xuống thấp còn 43 Rúp/US$ so với 35 Rúp/US$ vào tháng 5 vừa qua một phần vì giá dầu giảm. Chương trình hiện đại hóa quân đội chiếm 20% ngân sách của khu vực công. Ngân sách quốc gia thiếu hụt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng. GS Konstantin Sonin của Trường Cao Học Kinh Tế tại Moscow nói rằng “Giá dầu giảm xuống sẽ khiến chi tiêu giảm. Đó là những hồi chuông báo động cho các doanh gia.” Bank of America tiên đoán Nga sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và giảm 1.5% vào năm 2015.
Những nước sản xuất dầu bị thiệt hại về giá dầu xuống thấp chỉ là thiểu số. Những nước có lạm phát cao như Thổ Nhĩ Kỳ và những nước tiêu thụ dầu chiếm đa số, đặc biệt là những nước tiêu thụ nhiều dầu như Trung cộng, Ấn Độ, Nhật Bản, và Indonesia là những nước được hưởng lợi ích của giá dầu thấp.
Trong trường hợp giá dầu giảm như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ lời hay lỗ?
Việt Nam là một nước xuất cảng dầu thô nhưng nhập cảng xăng dầu và nhiều sản phẩm chế biến từ dâu thô như phân hóa học, thuốc diệt trừ sâu bọ, tơ sợi nhân tạo, đồ nhựa. Theo sự phân tách của TS Lê Đăng Doanh, dầu thô xuất cảng chiếm 20-25% tổng số lợi tức xuất cảng hàng hóa của Việt Nam. Khi giá dầu giảm 25%, lợi tức thu về cũng giảm theo. Việt Nam trợ giá xăng là 300-500 đồng/lít.
Theo Cơ Quan Quản Trị Số Liệu Năng Lượng của Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), Việt Nam là một nước nhập siêu về dầu. Tính trung bình cho năm 2013, số dầu nhập siêu là 59,326 thùng/ngày. Như vậy mặc dù Việt Nam sẽ thất thu 25% lợi tức về dầu xuất cảng, nhưng cộng chung với số dầu nhập cảng, Việt Nam là nước hưởng lợi từ giá dầu giảm. Trong thời gian gần đây gía xăng ở Việt Nam đã giảm 8 lần tính đến ngày 4-11-2014 với mức giảm tổng cộng là 3,300 đồng/lít xuống còn khoảng 23,000 đồng/lít. Mức lạm phát tiếp tục giảm theo. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index) tính từ đầu năm chỉ tăng tổng cộng 2.36%, cách khá xa so với lạm phát tiêu chuẩn đặt ra cho năm 2014 ra là 6%.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới và cũng là một nước nhập siêu về dầu. Do đó Hoa Kỳ là một nước chính hưởng lợi nhiều từ việc gía dầu giảm mạnh. Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhập cảng 3.6 tỉ thùng dầu thô và sản phẩm dầu. Nhiều nhất từ Canada, Mexico, Saudi Arabia, Venezuela, Kuwait, Iraq và Nga. Theo một ước tính của Moody, giá xăng giảm 1% trong một năm sẽ giúp những người tiêu thụ xăng ở Mỹ tiết kiệm được $1.2 tỉ.
Vì lý do chiến lược, luật của Hoa Kỳ hiện nay không cho phép các công ty sản xuất dầu xuất cảng dầu thô. Nhưng trong tương lai, Hoa Kỳ có thể bãi bỏ việc cấm xuất cảng dầu thô, nếu việc khai thác dầu đá phiến trong nước giúp Hoa Kỳ thặng dư dầu thô đáng kể.
Giá dầu giảm năm nay có những ảnh hưởng nào về phương diện kinh tế và chánh trị?
Giá dầu giảm đã làm cho kinh tế thế giới phát triển sau Thế Chiến Thứ Hai và trong thập niên 1990. Trái lại giá dầu cao trong thập niên 1970 đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ. Những nước chịu hậu quả khốc liệt của giá dầu giảm mạnh hiện nay sẽ phải đối phó với những bất an xã hội và chính trị.
Giá dầu xuống thấp giúp giảm lạm phát và sẽ kích thích phát triển kinh tế trên toàn cầu, ngoại trừ một số nước xuất cảng dầu. Theo tờ báo The Economist của Anh, Liên Bang Sô Viết xụp đổ vào năm 1991, một phần vì giá dầu giảm 2/3 trong khoảng thời gian từ 1980-1986. Mặt khác, giá dầu tăng gấp ba đã giúp củng cố chính quyền của Tổng Thống Vladimir Putin trong thời gian 14 năm. Dầu là hàng xuất cảng chính của Nga trước đây và hiện nay. Giá dầu xuống cũng sẽ gây bất mãn trong quần chúng Nga và khó khăn cho chính quyền Putin.
Giá dầu giảm làm tình hình chính trị căng thẳng giữa một số nước. Sự đối nghịch giữa Shia Iran và Sunni Saudi Arabia sẽ gia tăng thêm, vì hai nước cùng là thành viên của OPEC nhưng Iran muốn giảm sản xuất dầu để giữ giá, trong khi Saudi Arabia lại muốn tăng sản xuất. Một số người nhận định rằng Saudi Arabia liên kết với Hoa Kỳ để thao túng chính trị và làm hại Iran. Ô. Masoud Mirkazemi, một đại biểu của Nghị Viện Iran, nguyên là bộ trưởng dầu hỏa, nói rằng “Saudi Arabia, có ý muốn kiềm chế OPEC, phục vụ quyền lợi của G20.” Tổng Thống Nicholas Maduro của Venezuela đổ lỗi cho Hoa Kỳ làm hạ giá dầu để làm suy yếu Nga và những nước sản xuất dầu.
Một lý thuyết cho rằng gía dầu giảm sẽ buộc Nga phải có một giải pháp hòa dịu đối với Ukraine và Iran phải tìm cách thỏa hiệp về chương trình hạt nhân.
Chuyện gì sẽ xẩy ra trong năm 2015?
Dầu hỏa là nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta và trong mọi ngành công nghiệp sản xuất. Nó cũng là một võ khi chiến lược vô cùng lợi hại.
Như đã được tiên đoán trước đây, tổ chức những quốc gia xuất cảng dầu (Organization of Oil Exporting Countries – OPEC) đã nhóm họp vào ngày 27-11-2014 ỡ Vienna để tìm giải pháp đối phó với giá dầu giảm. Một trong những biện pháp OPEC đã thảo luận là giảm mức sản xuất dầu. OPEC đã quyết định tiếp tục giữ nguyên mức sản xuất hiện nay là 30 triệu thùng dầu mổi ngày áp dụng kể từ tháng 12, 2011. Sau khi quyết định của OPEC được công bố, giá dầu thô (Brent) giảm xuống còn US$72/thùng. Ô. Igor Sechin, Tổng Giám Đốc của tập đoàn quốc doanh dầu khí Nga Rosneft, dự đoán dầu sẽ xuống tới dưới $60 một thùng trong nửa đầu năm 2015.
Hầu hết những quốc gia xuất cảng dầu, kể cả Nga lẫn Việt Nam, đều phải tiếp tục sản xuất và bán dầu dù ở bất cứ giá nào, vì áp lực của ngân sách. Kỹ nghệ dầu đá phiến của Hoa Kỳ cũng ở trong tình trạng này, dù chưa được phép xuất cảng. Trong khi đó nhu cầu về dầu tiếp tục ở mức độ thấp. Do đó thị trường dầu hỏa sẽ có thể tiếp tục chứng kiến giá dầu thấp trong nhiều tháng tới.
NGUYỄN QUỐC KHẢI
tka23 post
oil-price-fall
Trong vài tuần lễ qua, giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm gần 25%, tạo ra những chấn động lớn trên toàn thế giới và đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và chiến lược.
Kể từ tháng sáu , giá dầu thô trên thị trường quốc tế đã giảm từ $115/thùng xuống còn $85 vào cuối tháng 10. Giá dầu tiếp tục giảm xuống còn gần $82/thùng vào ngày bầu cử của Hoa Kỳ 4-11, giá thấp nhất trong vòng 4 năm qua, sau khi Saudi Arabia hạ giá dầu xuất cảng qua Mỹ theo hãng tin Reuters.
Những lý do nào khiến giá dầu thế giới giảm mạnh?
Có nhiều lý do khiến giá dầu giảm mạnh. Những lý do bất ngờ và ngắn hạn bao gồm việc Lybia vào tháng 9 tăng sản xuất 40% so với một tháng trước. Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu (0.5%) để bảo vệ thị phần (market share) đặc biệt tại Ấn Độ và Trung cộng , chèn ép những nhà sản xuất dầu đá phiến và việc khai thác dầu ở Bắc Cực. Iraq và Iran theo gương Saudi Arabia cũng gia tăng sản xuất dầu. Ngoài ra vào đầu tháng 10, Saudi Arabia giảm giá dầu bán cho những nước tiêu thụ chính ở Á châu. Thêm vào đó, những tổ chức đầu cơ dầu trước đây đã tích trữ một số dầu để chờ giá dầu tăng kiếm lời. Nay họ bán tống bán tháo số dầu này ra để tránh lỗ thêm.
Việc giá dầu giảm mạnh có những lý do căn bản.
Thứ nhất nhu cầu về dầu giảm vì kinh tế phát triển bị chậm lại ở nhiều nơi như Âu châu, Trung cộng , Brazil, và Nam Dương.
Thứ nhì là tiết kiệm nhiên liệu ngày càng hiệu quả hơn vì giá dầu gia tăng trước đây và luật bảo vệ môi trường. Trung bình xe hơi ngày nay tiêu thụ săng 25% cho mỗi dặm (mile) ít hơn 10 năm trước đây.
Thứ ba là số xe hơi tại các quốc gia giầu có đã đạt tới mức cao nhất.
Thứ tư là ảnh hưởng của việc sản xuất dầu và hơi đốt từ đá phiến tại Hoa Kỳ.
Đây là lý do quan trọng nhất và chúng ta đang bắt đầu thấy hiệu quả của cuộc cách mạng kỹ thuật khai thác dầu này.
Hoa Kỳ đang tiến sâu vào kế hoạch tự lập về năng lượng trong vòng 15-20 năm tới. Hoa Kỳ đã gia tăng sản xuất dầu từ 3 triệu thùng mỗi ngày từ đầu năm 2010 lên đến 8.5 triệu thùng mỗi ngày hiện nay.
Từ 2009 đến nay, Hoa Kỳ tiếp tục đều đặn giảm nhập cảng dầu và hơi đốt. Tiến trình này đang phát triển tương tự tại Canada. Việc cải tổ cấu trúc của khu vực năng lượng của Mễ Tây Cơ cũng sẽ giúp gia tăng khả năng sản xuất. Theo nhận định vừa rồi, chúng ta có thể tóm tắt rằng một mặt mức tiêu thụ dầu chậm lại. Mặt khác sản xuất gia tăng. Luật cung cầu tạo áp lực cho giá dầu đi xuống.
Công nghiệp dầu đá phiến và năng lượng tái tạo (còn gọi là năng lượng xanh) bị ảnh hưởng ra sao?
Như ở phần trên chúng ta đã nói đến, Saudi Arabia hỗ trợ giá dầu hạ để cản trở việc khai thác dầu đá phiến và cả năng lượng tái tạo dùng sức gió, sức nước và ánh sáng mặt trời.
Sản xuất dầu đá phiến từ những giếng dầu nhỏ khá tốn kém. Nếu giá dầu xuống dưới $US 80/thùng, 1/3 số giếng dầu đá phiến sẽ lỗ. Kỹ nghệ dầu đòi hỏi một kế hoạch đầu tư lâu dài. Tới một thời điểm nào đó, những nhà đầu tư không thể đóng cửa nhà máy sản xuất dễ dàng. Trong trường hợp giá dầu xuống thấp hơn, việc sản xuất dầu đá phiến sẽ điều chỉnh và sẽ vẫn tiếp tục kiếm lời như kinh nghiệm cho thấy những trường hợp giá dầu xuống thấp trước đây. Trong những bốn năm qua, kỹ nghệ dầu đá phiến đã tăng năng suất của các giếng dầu 300%. Kỹ thuật khai thác dầu đá phiến tiếp tục cải thiện. Giá dầu giảm sẽ không đình chỉ việc sản xuất dầu đá phiến.
Trên thị trường tự do, khi giá đi xuống, người bán sẽ bị thiệt và người mua sẽ được lợi. Trong trường hợp giá dầu giảm mạnh, những nước nào bị thiệt hại và những nước nào được lợi?
Những nước sẽ chịu nhiều hậu quả nhất là Venezuela, Iran, và Nga. Venezuela là nước sẽ bị rạn nứt trước tiên. Ngân sách của Venezuela dựa vào dầu ở giá $120/thùng. Ngay cả trước khi giá dầu giảm, Venezuela đã gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ. Khối ngoại tệ dự trữ bớt dần. Mức lạm phát gia tăng. BBC trong tháng 9 vừa qua báo cáo rằng mức lạm phát của một năm qua là 63.4%. Venezuela đang bị khan hiếm về hàng hóa tiêu thụ hàng ngày như bột mì và giấy vệ sinh. Quốc gia này đang ở ven bờ phá sản.
Iran cũng đang gặp khó khăn. Nước này cần giá dầu ở mức $140/thùng để cân bằng ngân sách phung phí với những chi tiêu quá mức. Thêm vào đó, nạn cấm vận chống lại chương trình nguyên tử của Iran làm cho quốc gia này chịu nhiều rủi ro. Iran chủ yếu dùng lợi tức dầu xuất cảng vào những chương trình bao cấp để duy trì ổn định xã hội. Nguồn tài chánh này giảm mạnh vì giá dầu giảm mạnh sẽ tạo ra nguy cơ hỗn loạn.
Nga đang ở ven bờ suy thoái kinh tế. Hơn 50% ngân sách của nước này lấy từ lợi tức xuất cảng dầu và nền kinh tế của Nga rất nhậy cảm với giá dầu thay đổi. Dầu và khí đốt chiếm 70% lợi tức xuất cảng. Tuy nhiên Nga có thể chịu đựng giá dầu thấp trong một thời gian dài hơn từ 18 tháng cho đến hai năm, nhưng tiền dự trữ cũng sẽ hết.
Cấm vận của Tây Phương làm kinh tế Nga khốn đốn và làm cho nước này không thể vay nợ dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tách đồng ý rằng hậu quả của giá dầu giảm mạnh còn tệ hại hơn nhiều. Theo tờ báo Vzglad của Nga, khi giá dầu giảm $1/thùng, ngân sách của Nga sẽ bị thiệt hại $2 tỉ.
Mặc dù Ngân Hàng Trung Ương Nga đã bán ra US$7 tỉ trong tháng 10, 2014 để trợ giá đồng Rúp (Rouble) của Nga nhưng gía tri của Rúp vẫn xuống thấp còn 43 Rúp/US$ so với 35 Rúp/US$ vào tháng 5 vừa qua một phần vì giá dầu giảm. Chương trình hiện đại hóa quân đội chiếm 20% ngân sách của khu vực công. Ngân sách quốc gia thiếu hụt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng. GS Konstantin Sonin của Trường Cao Học Kinh Tế tại Moscow nói rằng “Giá dầu giảm xuống sẽ khiến chi tiêu giảm. Đó là những hồi chuông báo động cho các doanh gia.” Bank of America tiên đoán Nga sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và giảm 1.5% vào năm 2015.
Những nước sản xuất dầu bị thiệt hại về giá dầu xuống thấp chỉ là thiểu số. Những nước có lạm phát cao như Thổ Nhĩ Kỳ và những nước tiêu thụ dầu chiếm đa số, đặc biệt là những nước tiêu thụ nhiều dầu như Trung cộng, Ấn Độ, Nhật Bản, và Indonesia là những nước được hưởng lợi ích của giá dầu thấp.
Trong trường hợp giá dầu giảm như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ lời hay lỗ?
Việt Nam là một nước xuất cảng dầu thô nhưng nhập cảng xăng dầu và nhiều sản phẩm chế biến từ dâu thô như phân hóa học, thuốc diệt trừ sâu bọ, tơ sợi nhân tạo, đồ nhựa. Theo sự phân tách của TS Lê Đăng Doanh, dầu thô xuất cảng chiếm 20-25% tổng số lợi tức xuất cảng hàng hóa của Việt Nam. Khi giá dầu giảm 25%, lợi tức thu về cũng giảm theo. Việt Nam trợ giá xăng là 300-500 đồng/lít.
Theo Cơ Quan Quản Trị Số Liệu Năng Lượng của Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), Việt Nam là một nước nhập siêu về dầu. Tính trung bình cho năm 2013, số dầu nhập siêu là 59,326 thùng/ngày. Như vậy mặc dù Việt Nam sẽ thất thu 25% lợi tức về dầu xuất cảng, nhưng cộng chung với số dầu nhập cảng, Việt Nam là nước hưởng lợi từ giá dầu giảm. Trong thời gian gần đây gía xăng ở Việt Nam đã giảm 8 lần tính đến ngày 4-11-2014 với mức giảm tổng cộng là 3,300 đồng/lít xuống còn khoảng 23,000 đồng/lít. Mức lạm phát tiếp tục giảm theo. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index) tính từ đầu năm chỉ tăng tổng cộng 2.36%, cách khá xa so với lạm phát tiêu chuẩn đặt ra cho năm 2014 ra là 6%.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới và cũng là một nước nhập siêu về dầu. Do đó Hoa Kỳ là một nước chính hưởng lợi nhiều từ việc gía dầu giảm mạnh. Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhập cảng 3.6 tỉ thùng dầu thô và sản phẩm dầu. Nhiều nhất từ Canada, Mexico, Saudi Arabia, Venezuela, Kuwait, Iraq và Nga. Theo một ước tính của Moody, giá xăng giảm 1% trong một năm sẽ giúp những người tiêu thụ xăng ở Mỹ tiết kiệm được $1.2 tỉ.
Vì lý do chiến lược, luật của Hoa Kỳ hiện nay không cho phép các công ty sản xuất dầu xuất cảng dầu thô. Nhưng trong tương lai, Hoa Kỳ có thể bãi bỏ việc cấm xuất cảng dầu thô, nếu việc khai thác dầu đá phiến trong nước giúp Hoa Kỳ thặng dư dầu thô đáng kể.
Giá dầu giảm năm nay có những ảnh hưởng nào về phương diện kinh tế và chánh trị?
Giá dầu giảm đã làm cho kinh tế thế giới phát triển sau Thế Chiến Thứ Hai và trong thập niên 1990. Trái lại giá dầu cao trong thập niên 1970 đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ. Những nước chịu hậu quả khốc liệt của giá dầu giảm mạnh hiện nay sẽ phải đối phó với những bất an xã hội và chính trị.
Giá dầu xuống thấp giúp giảm lạm phát và sẽ kích thích phát triển kinh tế trên toàn cầu, ngoại trừ một số nước xuất cảng dầu. Theo tờ báo The Economist của Anh, Liên Bang Sô Viết xụp đổ vào năm 1991, một phần vì giá dầu giảm 2/3 trong khoảng thời gian từ 1980-1986. Mặt khác, giá dầu tăng gấp ba đã giúp củng cố chính quyền của Tổng Thống Vladimir Putin trong thời gian 14 năm. Dầu là hàng xuất cảng chính của Nga trước đây và hiện nay. Giá dầu xuống cũng sẽ gây bất mãn trong quần chúng Nga và khó khăn cho chính quyền Putin.
Giá dầu giảm làm tình hình chính trị căng thẳng giữa một số nước. Sự đối nghịch giữa Shia Iran và Sunni Saudi Arabia sẽ gia tăng thêm, vì hai nước cùng là thành viên của OPEC nhưng Iran muốn giảm sản xuất dầu để giữ giá, trong khi Saudi Arabia lại muốn tăng sản xuất. Một số người nhận định rằng Saudi Arabia liên kết với Hoa Kỳ để thao túng chính trị và làm hại Iran. Ô. Masoud Mirkazemi, một đại biểu của Nghị Viện Iran, nguyên là bộ trưởng dầu hỏa, nói rằng “Saudi Arabia, có ý muốn kiềm chế OPEC, phục vụ quyền lợi của G20.” Tổng Thống Nicholas Maduro của Venezuela đổ lỗi cho Hoa Kỳ làm hạ giá dầu để làm suy yếu Nga và những nước sản xuất dầu.
Một lý thuyết cho rằng gía dầu giảm sẽ buộc Nga phải có một giải pháp hòa dịu đối với Ukraine và Iran phải tìm cách thỏa hiệp về chương trình hạt nhân.
Chuyện gì sẽ xẩy ra trong năm 2015?
Dầu hỏa là nguồn năng lượng chính vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta và trong mọi ngành công nghiệp sản xuất. Nó cũng là một võ khi chiến lược vô cùng lợi hại.
Như đã được tiên đoán trước đây, tổ chức những quốc gia xuất cảng dầu (Organization of Oil Exporting Countries – OPEC) đã nhóm họp vào ngày 27-11-2014 ỡ Vienna để tìm giải pháp đối phó với giá dầu giảm. Một trong những biện pháp OPEC đã thảo luận là giảm mức sản xuất dầu. OPEC đã quyết định tiếp tục giữ nguyên mức sản xuất hiện nay là 30 triệu thùng dầu mổi ngày áp dụng kể từ tháng 12, 2011. Sau khi quyết định của OPEC được công bố, giá dầu thô (Brent) giảm xuống còn US$72/thùng. Ô. Igor Sechin, Tổng Giám Đốc của tập đoàn quốc doanh dầu khí Nga Rosneft, dự đoán dầu sẽ xuống tới dưới $60 một thùng trong nửa đầu năm 2015.
Hầu hết những quốc gia xuất cảng dầu, kể cả Nga lẫn Việt Nam, đều phải tiếp tục sản xuất và bán dầu dù ở bất cứ giá nào, vì áp lực của ngân sách. Kỹ nghệ dầu đá phiến của Hoa Kỳ cũng ở trong tình trạng này, dù chưa được phép xuất cảng. Trong khi đó nhu cầu về dầu tiếp tục ở mức độ thấp. Do đó thị trường dầu hỏa sẽ có thể tiếp tục chứng kiến giá dầu thấp trong nhiều tháng tới.
Comments
Post a Comment