Đặc
nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Theo BBC -
Cảnh sát Úc biết rõ ông Man
Haron Monis
Lính đặc nhiệm đã xông vào quán cà phê ở Sydney, kết thúc cuộc
cầm giữ con tin của một người đàn ông Iran.
Nhiều người bị thương, trong lúc chưa rõ số phận của tay súng,
được xác định là một người Iran tị nạn.
Người này đang được tại ngoại trong lúc đối diện nhiều tội danh
về dùng vũ lực.
Man Haron Monis, người đã được Úc cấp quy chế tị nạn, được một
luật sư cũ của ông ta mô tả là chỉ hành động một mình.
Ông Monis, tự gọi mình là giáo sĩ Hồi giáo, đang được tại ngoại
trong lúc chờ xử về tội có liên quan vụ giết vợ cũ và đối diện hơn 40 cáo buộc
liên quan sách nhiễu tình dục và dùng vũ lực.
Ông ta cũng từng bị kết tội vì gửi thư đe dọa cho gia đình các
quân nhân Úc đã chết.
Thủ tướng Úc đã mô tả vụ việc là ‘cực kỳ đáng lo ngại’.
Ông nói hiện chưa rõ kẻ nào đứng sau vụ việc và mục tiêu là gì
nhưng cho biết các cơ quan thực thi pháp luật của Úc đã ‘được trang bị đầy đủ
để đối phó’.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông nói Ủy ban An ninh Quốc
gia đã được báo cáo tình hình về kêu gọi người dân Úc vẫn tiếp tục cuộc sống
hằng ngày nhưng phải cảnh giác.
Cảnh sát đang
đối phó
“Tôi không thể nghĩ đến điều gì kinh khủng, đáng sợ hơn là bị
kẹt trong một tình huống như vậy. Trái tim chúng tôi hướng đến những người
này,” ông nói.
Cảnh sát bang New South Wales ra thông cáo cho biết ‘một vụ
việc có vũ trang’ đang diễn ra và rằng ‘các sỹ quan đặc nhiệm đang cố gắng
liên lạc với những người bên trong quán cà phê’.
Cảnh sát cho biết các công sở lân cận đã được sơ tán để đề
phòng và yêu cầu người dân ở yên trong nhà và tránh xa các cửa sổ.
Andrew Scipione, cảnh sát trưởng bang New South Wales, cho biết
vụ việc không được xử lý như một vụ khủng bố nhưng xác nhận rằng ‘có một kẻ
tấn công có vũ trang ở trong tòa nhà đang cầm giữ một số lượng con tin không
rõ là bao nhiêu’.
Ông nói vụ việc chỉ giới hạn trong phạm vi Martin Place và bác
bỏ thông tin về những vụ việc khác ở thành phố. Ông nói rằng cảnh sát ‘đang
làm tất cả những gì có thể để xử lý vụ việc một cách hòa bình’. Nhưng ông cho
biết cảnh sát không liên lạc trực tiếp với nghi phạm.
Vụ việc xảy ra khi mọi người đang trên đường đến sở làm ở
Martin Place vào sáng thứ Hai.
Các nhân chứng nhìn thấy một người đàn ông cầm theo một cái
túi và một khẩu súng bước vào tiệm cà phê Lindt. Cảnh sát đã đóng cửa khu vực
này, chặn đường phố và đưa người dân đi nơi khác. Trạm xe điện ngầm Martin
Place cũng bị đóng cửa.
Úc là một xã
hội yên bình, cởi mở và rộng lượng – không gì có thể thay đổi điều đó và đó
là lý do tại sao tôi kêu gọi tất cả mọi người dân Úc hãy tiếp tục cuộc sống
như thường.Thủ tướng Úc Tony Abbott
Một lúc sau, hình ảnh trên truyền hình Úc cho thấy ít nhất hai
người được cho là nhân viên của quán cà phê với nét mặt đau khổ thấy rõ đang
cầm một lá cờ đen có viết chữ Ả Rập giơ lên cửa sổ.
Phóng viên an ninh của BBC Frank Gardner cho biết lá cờ đen này
tương tự nhưng không phải lá cờ mà Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng ở Trung Đông.
Một phóng viên của Hãng truyền thông Úc ABC cho biết có tiếng
súng nổ tại hiện trường nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận.
Hiện giờ không có thương vong gì ở hiện trường, một phát ngôn
nhân cảnh sát cho biết.
Nhà hát Con Sò
Cảnh sát cũng cho biết họ đang đối phó với một vụ việc ở Nhà
hát Con Sò, vốn đã được sơ tán.
Truyền thông địa phương cho biết một gói đồ đáng nghi được phát
hiện ở nhà hát nổi tiếng này vào thứ Hai ngày 15/12 nhưng không rõ nó có liên
quan gì đến vụ bắt giữ con tin ở Martin Place hay không.
Người dân sợ hãi chạy khỏi con
đường xung quanh quán cà phê
Phát biểu ở Canberra, Thủ tướng Úc Tony Abbott nói vụ việc đang
dần hé lộ và kêu gọi cẩn trọng. Ông cũng nói rằng ‘mục đích của bạo lực có
động cơ chính trị là để làm cho con người sợ đến mức không còn là mình nữa’.
“Úc là một xã hội yên bình, cởi mở và rộng lượng – không gì
có thể thay đổi điều đó và đó là lý do tại sao tôi kêu gọi tất cả mọi người dân
Úc hãy tiếp tục cuộc sống như thường,” ông nói.
Úc đã đối diện với nguy cơ khủng bố ngày một tăng trong những
tháng qua, một phần do có liên quan với cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi
giáo.
Khoảng 70 người Úc được cho là đang chiến đấu cho các nhóm chiến
binh ở Trung Đông trong khi 20 người đã về lại Úc.
Hồi tháng Chín, chính quyền Úc đã thực hiện một cuộc bố ráp
chống khủng bố lớn nhất trong lịch sử nước này ở hai thành phố Sydney và
Brisbane sau khi có tin tình báo rồi có người đang lên kế hoạch tấn công bất kỳ
trên lãnh thổ Úc.
Một người đã bị truy tố về tội danh khủng bố trong đợt bố ráp
này.
Luật chống
khủng bố
Cảnh sát vũ trang của Úc đã vào
các vị trí ở gần quán cà phê Lindt
Luật chống khủng bố đã được thông qua ở Úc hồi tháng 10. Tuy
nhiên, đạo luật này bị chỉ trích là quá hà khắc. Ông Abbott đã từng nói rằng
nguy cơ khủng bố ‘có nghĩa là sự cân bằng mong manh giữa tự do và an ninh cần
phải được điều chỉnh’.
Quán cà phê Lindt nằm ở một quảng trường ngay trung tâm khu
thương mại và tài chính của Sydney và thường rất đông người mua sắm vào thời
điểm cuối năm.
Đây là nơi đặt văn phòng của thủ hiến bang và nơi đặt trụ sở
của hai ngân hàng lớn nhất đất nước. Nghị viện bang cũng nằm cách đó vài con
phố.
Từ hiện trường, ông Wendy Frew, biên tập viên về Úc của BBC mô
tả:
“Martin Place hiện đông nghẹt truyền thông, công chúng và cảnh
sát và những người dường như là đồng nghiệp của những con tin đang bị cầm giữ.
Hàng chục xe cảnh sát đã đến hiện trường và sẽ cảnh sát sẽ điều
thêm nhiều xe nữa."
Tay
súng Hồi giáo chết trong vụ Sydney
·
2 giờ trước
Tay súng Hồi giáo, cùng hai người khác, đã thiệt mạng sau khi
đặc nhiệm Úc xông vào quán cà phê ở Sydney để giải cứu con tin.
Bốn người bị thương, trong đó có một cảnh sát.
Một người đàn ông 34 tuổi và một phụ nữ 38 tuổi, cùng thủ phạm,
đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện, cảnh sát New South Wales nói trong
một tuyên bố.
Hai phụ nữ bị các vết thương không nguy hiểm tính mạng và một
cảnh sát bị mảnh đạn văng vào mặt.
Một phụ nữ khác bị thương ở vai do trúng đạn.
Thủ phạm, một người tị nạn Iran, đã bắt giữ nhiều người.
Trung tâm thành phố Sydney đã bị phong tỏa sau khi tay súng bắt
con tin vào sáng thứ Hai, bắt họ phải trưng biểu ngữ Hồi giáo trên cửa sổ quán
cà phê Lindt.
Quán cà phê Lindt Chocolat nằm tại Martin Place, một khu trung
tâm mua sắm tấp nập thuộc quận tài chính của Sydney.
Cảnh sát bang New South Wales nói đây chỉ là một vụ "riêng
lẻ".
Giới chức đã tìm thấy toàn bộ 17 con tin, gồm cả hai người đã
chạy thoát trước đó.
Cảnh sát biết rõ về ông Man
Haron Monis
Chiến dịch giải
cứu
Lính đặc nhiệm đã xông vào quán cà phê ở Sydney, kết thúc cuộc
cầm giữ con tin của một người đàn ông Iran kéo dài trong 16 giờ đồng hồ.
Vào lúc 9:45 sáng thứ Hai (22:45 GMT Chủ Nhật), cảnh sát được
gọi tới quán Lindt Chocolat Cafe. Giả thiết ban đầu theo đó cho rằng đây là một
vụ cướp có vũ trang đã nhanh chóng bị bác bỏ.
Tới 10:09, truyền hình Úc phát đi các hình ảnh cho thấy các con
tin cầm biểu ngữ Hồi giáo màu đen giương lên cửa sổ và hình ảnh tay súng buộc
khăn.
Tay súng người Iran được xác định là một người Iran tị nạn.
Người này đang được tại ngoại trong lúc đối diện nhiều tội danh
về dùng vũ lực.
Man Haron Monis, người đã được Úc cấp quy chế tị nạn, được một
luật sư cũ của ông ta mô tả là chỉ hành động một mình.
Ông Monis, tự gọi mình là giáo sĩ Hồi giáo, đang được tại ngoại
trong lúc chờ xử về tội có liên quan vụ giết vợ cũ và đối diện hơn 40 cáo buộc
liên quan sách nhiễu tình dục và dùng vũ lực.
Ông ta cũng từng bị kết tội vì gửi thư đe dọa cho gia đình các
quân nhân Úc đã chết.
Thủ tướng Úc trước đó mô tả vụ bắt giữ con tin là ‘cực kỳ đáng
lo ngại’.
Ông nói hiện chưa rõ kẻ nào đứng sau vụ việc và mục tiêu là gì
nhưng cho biết các cơ quan thực thi pháp luật của Úc đã ‘được trang bị đầy đủ
để đối phó’.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông nói Ủy ban An ninh Quốc
gia đã được báo cáo tình hình về kêu gọi người dân Úc vẫn tiếp tục cuộc sống
hằng ngày nhưng phải cảnh giác.
Comments
Post a Comment