Ôn cố tri tân, mời qúy vị đọc.
Hèn
tướng Trấn thiện Khiêm
Nắm vai chánh trên sân khấu chính trường
Đảo Chánh 1/11/63 .
Sơ lược tiểu sử của Ông
Tướng kiêm Thủ Tướng …“Tuần chay nào cũng có nước mắt”:
Ông ta sinh ngày 15 tháng 12
năm 1925 tại Châu Thành, Long An, trong một gia đình điền chủ giàu có. (Nhưng
trong một cuộc phỏng vấn của ông nhà báo Giao Chỉ tức cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc với
ông…Tượng Đái), Ông Đại Tướng kiêm Thủ Tướng, nickname “Anh Tư mắt kiếng”. Năm
nay, năm 2014, ông đã 89 tuổi, cái tuổi… sắp sửa.. đi “cưới ”… chị Sáu Tấm!!.
Trong buổi phỏng vấn nầy, ông ta ăn mặc rất bình dân, ông nói rằng ông ta quê
quán tại Tân An, gia phả từ ông nội của ông trở về trước gốc gác tại Hải Dương/
Bắc Việt, còn bên ngoại, từ bà ngoại trở về trước của ông là người gốc Quãng
Ngãi, Ba Tơ/ Mộ Đức, gián tiếp nhận xằng rằng “đồng hương, đồng khói” với
tên…Đồng Vều, Thủ Tướng Bắc Việt Cộng??-
Năm 1946, 21 tuổi, quân đội
Pháp đưa ông đi học khóa đào tạo sĩ quan dành cho người Việt tại Đập Đá/ Huế.
Ông tốt nghiệp năm 1947 với cấp bậc Chuẩn úy. Sau khi tốt nghiệp, ông phục vụ
trong quân đội Pháp ( thời điểm nầy, tướng Jean de Lattre de Tassigny, là người
chỉ huy cao nhất của lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương giai đoạn
1950-1951)
Tháng 7 năm 1948, ông được
chuyển sang lực lượng Vệ Binh Nam Phần làm sĩ quan tập sự, với cấp bậc Thiếu
úy.(Một thời gian sau, ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên
bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam). Khi Quân đội Quốc gia Việt
Nam được thành lập, ông chuyển ngạch phục vụ và trở thành sĩ quan chính thức
với cấp bậc Trung úy trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, ông được điều làm chỉ
huy một đơn vị đồn trú tại Mông Thọ, Rạch Giá. Tại đây, ông làm quen và kết hôn
với bà Đinh Thị Yến ( về sau Bà nầy đổi tên lót thành Đinh Thúy Yến, tên gọi ở
nhà là “Tư Nết”, con gái một đại điền chủ vùng Rạch Giá, bà nầy đã qua đời ngày
17 tháng 11 năm 2004).
Năm 1951, ông được điều đi
đồn trú tại Tiểu khu Hưng Yên, Bắc Việt với cấp bậc Đại úy.
Tháng 7 năm 1952, ông được
thăng cấp Thiếu tá, Tham mưu trưởng Đệ nhị Quân khu (phụ trách Trung phần)
Hai năm sau, tháng 7 năm
1954, ông được thăng Trung tá, Tham mưu Phó Tiếp vận Bộ Tổng tham mưu Quân đội
Quốc gia Việt Nam.
Do có công ủng hộ Thủ tướng
Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, tháng 8 năm 1955, ông được thăng
Đại tá, giữ chức Xử lý thường vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu. Tháng 8 năm
1957, ông được cử đi tu nghiệp khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Học viện
Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
Năm 1958, ông được cử làm Tư
lệnh Sư đoàn 4 Dã chiến. Sư đoàn 4 dã chiến sát nhập với Khu chiến thuật 21 để
trở thành Sư đoàn 21 Bộ binh. Ông được cử làm Tư lệnh Sư đoàn, trách nhiệm đồng
bằng sông Cữu Long. Tháng 10 năm 1960, khi nổ ra cuộc phản loạn tháng 10
năm 1960 do Đại tá Nguyễn chánh Thi cầm đầu, ông đã chỉ huy Sư đoàn
21 kéo về Sài Gòn để giải vây và “cứu gía” cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Do hành động giải vây và
“cứu gía” trên, ông rất được Tổng thống Ngô Đình Diệm tín nhiệm. Tháng 12 năm
1962, ông được thăng cấp Thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân.
Tuy vậy, do bản tính phản
trắc và xảo trá, tướng Khiêm lại là một trong những tướng lĩnh chủ chốt tham
gia cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô đình Diệm một năm sau đó, tháng 11 năm 1963.
Với cương vị Tham mưu trưởng Liên quân, tướng Khiêm được cho là có những hành
động tích cực như vạch kế hoạch và điều động các đơn vị tham gia đảo chính vào
Sài Gòn cũng như cách ly các đơn vị trung thành với tổng thống Diệm. Do công
lao này, sau khi đảo chính thành công, ông được Hội đồng tướng lĩnh thăng cấp
Trung tướng, giữ chức Ủy viên quân sự trong Hội đồng.
Sau cuộc đảo chính, ông được
điều vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3, kiêm Tổng trấn Sài Gòn thay cho tướng Tôn
Thất Đính. Tuy nhiên, chưa bằng lòng với “bổng lộc ”nầy, chỉ một tháng sau, ông
cùng tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" chớp nhoáng,
cướp quyền của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, đưa tướng Khánh lên nắm quyền tối
cao. Để trả công, ông được tướng Khánh giao giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng,
kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 7 năm 1964, ông
được thăng cấp Đại tướng. Trong một thời gian ngắn, từ 27 tháng 8 đến 8 tháng
9, ông tham gia Ủy ban lãnh đạo quốc gia cùng Tướng Nguyễn Khánh.
Tuy nhiên, mâu thuẫn quyền
lực đã nảy sinh với tướng Nguyễn Khánh. Để bảo đảm quyền lực tuyệt đối và cũng
e dè với Khiêm, Tướng Khánh cho rằng Khiêm đứng đằng sau cuộc binh biến của
tướng Dương Văn Đức ngày 13 tháng 9 năm 1964, ngày 24 tháng 10 năm 1964, ông bị
tướng Khánh tước mọi chức vụ và được "cử" làm Đại sứ Việt Nam Cộng
hòa tại Hoa Kỳ, thực chất là một hình thức đẩy đi lưu vong ở nước ngoài.
Mãi đến sau khi Nguyễn Văn
Thiệu đã loại trừ được vây cánh của tướng Kỳ, lúc đó là Kỳ là Phó tổng thống,
tháng 5 năm 1968, ông mới được triệu hồi về nước và được giao chức vụ Tổng
trưởng Nội vụ trong chính phủ Trần Văn Hương. Đầu năm 1969, ông được cử làm Phó
Thủ tướng. Tháng 9 năm 1969, ông được Tổng thống Thiệu chỉ định làm Thủ tướng
và lập chính phủ mới. Khi tướng Nguyễn Văn Vỹ bị cách chức Tổng trưởng Quốc phòng
năm 1972, ông kiêm nhiệm luôn chức vụ này cho đến tận tháng 4 năm 1975.
Chúng ta cùng nhìn lại vai
trò của Tướng Khiêm trong ba biến cố để thấy được chỗ nào tướng Khiêm cũng dự
phần, “Tuần chay nào cũng có nước mắt”, chỗ nào có "Lộc" thì cũng có Khiêm dự phần… chia chác
( như một câu nói dân gian….“thóc đến đâu.... bồ câu đến đó” !!),và chỗ nào
Khiêm ….cũng …“Ngậm miệng ăn tiền”, từ cuộc phản loạn 1960 đến…. đảo chính
1963, rồi…“Chỉnh lý” 1964.
Cách hành xử của Trần Thiện
Khiêm trong cuộc đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm tháng 11/1963 đã thêm một
lần cho thấy rõ bản chất thâm hiểm và xảo trá này của Khiêm. Tuy ham hố quyền
lực và lợi lộc, nhưng Trần Thiện Khiêm không bao giờ liều lĩnh "chơi xả
láng", ngay cả trong những thời điểm dầu sôi lửa bỏng nhất, Khiêm luôn
luôn thủ sẵn “phương châm chiến lược” thường có : … “Cỏ đuôi chó” (gío chiều
nào ngã theo theo chiều đó), để phòng khi mọi sự không diễn ra theo hướng dự
tính sẽ còn vẫn giữ “đường binh – ( thối lui ) ”, trong trường hợp nầy là vẫn
được sự tin dùng của Tổng Thống Diệm nếu cuộc đảo chánh thất bại.
Trong số những sĩ quan quân
đội Sài Gòn đứng ra tổ chức đảo chính tháng 11/1963, Trần Thiện Khiêm, khi đó
đang là thiếu tướng, chỉ đứng ở vị trí thứ ba, sau Trung tướng Dương Văn Minh
và Trung tướng Trần Văn Đôn (trong số này còn có Thiếu tướng Mai Hữu Xuân,
Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Thiếu tướng Lê Văn Kim,
Thiếu tướng Trần Văn Minh, Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu tướng Lê Văn
Nghiêm, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại tá Đỗ Mậu, Đại tá Dương Ngọc Lắm, Đại tá
Nguyễn Văn Quan, Đại tá Nguyễn Hữu Có, Đại tá Trần Ngọc Huyến, Đại tá Nguyễn
Khương và Đại tá Đỗ Cao Trí).
Các nhân viên CIA ở Sài Gòn
đã giật dây và điều khiển những viên sĩ quan phản trắc này một cách chặt chẽ
thông qua tướng Khiêm. Khi được CIA dọ ý, chính tướng Khiêm đã gợi ý người Mỹ
nên thăm dò ý kiến cả tướng Minh Lớn và tướng Đôn cho chắc ăn. Kế hoạch đảo
chính đã được tướng Khiêm soạn thảo dưới sự góp ý và chỉ đạo của Trung tá Lucien
Emile Conein và cũng chính Conein đã dùng kế hoạch đó làm lý lẽ để chiêu dụ
tướng Đôn và tướng Minh gật đầu tham gia (hai viên trung tướng này chỉ đồng ý
cầm đầu đảo chính sau khi biết tướng Khiêm cũng đã đồng ý tham gia).
Không ra mặt nhưng thông qua
Conein, tướng Khiêm đã sắp xếp cho tướng Đôn nhận nhiệm vụ phối hợp hành động
của các lực lượng tham gia đảo chính, còn tướng Dương văn Minh giữ vai trò lãnh
đạo “Hội đồng quân nhân cách mạng”. Mọi sự đều nằm trong những tính toán thâm
sâu của Trần Thiện Khiêm: Khi cuộc đảo chính thuận buồm xuôi gío, kiểu gì Khiêm
cũng được chia phần hậu hĩnh, còn nếu chẳng may đổ bể thì vẫn có thể đóng vai
trò vô can, vì trong con mắt của đại bộ phận chính giới Sài Gòn khi đó, tướng
Khiêm được coi là người rất được Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình
Nhu tin cậy và trọng dụng.
Vợ ông ta, Đinh Thúy Yến,
cũng hoạt động rất gần guĩ với "đệ nhất phu nhân" Trần Lệ Xuân trong
ban chấp hành Phong trào phụ nữ liên đới trung ương.. Bà Yến đã chết ngày
17/11/2004 ở Virginia.
Cả Tổng Thống Diệm và ông
Nhu đều không ngờ rằng họ đã "nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà", và
cũng không ngờ rằng Khiêm cũng chính là một “ Lữ Bố thời đại ”, khi hết lòng
nâng đỡ và tin cẩn Trần Thiện Khiêm như thế. Bản thân tướng Khiêm trong ngày
1/11/1963 đã chọn cách hành xử cực kỳ kín kẽ, mặc dù chính ông ta chính là
người điều hành chủ yếu trong cuộc đảo chính.
Vào khoảng 1:25 trưa ngày
01/11/1963, sau khi các viên sĩ quan cao cấp chủ chốt đã tụ họp với nhau tại Bộ
Tổng tham mưu, nội bất xuất, ngoại bất nhập, tướng Khiêm tới văn phòng và 5
phút sau, tin đảo chính bắt đầu loang ra. Rất nhiều viên tướng, kể cả tướng
Minh và tướng Đôn, đã phải vào gặp tướng Khiêm tại đó. Cùng ở đó với tướng
Khiêm là Trung tá CIA Conein.
Tới 5h sáng 2/11/1963, binh
sĩ trong dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng, sau khi được lệnh bằng điện thoại
của tổng thống. Lúc này, có lẽ Ngô Đình Diệm vẫn nghĩ rằng có thể tin cậy được
ở một viên tướng từng chịu nhiều ân sủng và bổng lộc của mình là Trần Thiện
Khiêm.
Nên tới 6h45', Ngô Đình Diệm
đã gọi điện thoại đến cho tướng Khiêm và thông báo rằng, ông ta đang cùng Ngô
Đình Nhu ẩn náu tại nhà thờ cha Tam thuộc khu vực Chợ Lớn và yêu cầu đem xe đến
đưa về Bộ Tổng tham mưu gặp tướng Minh Lớn và tướng Đôn, mà ông ta cho là chủ
mưu đảo chính để điều đình. Ngô Đình Diệm đã không ngờ rằng, chính Trần Thiện
Khiêm theo lệnh từ Washington đã kín đáo ra lệnh cho thuộc hạ hạ sát anh em
Diệm - Nhu trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu.
Về sau, không chỉ một lần,
tướng Khiêm đổ cho một mình tướng Minh trách nhiệm về vụ hạ sát Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy nhiên, nhiều nguồn tư liệu lại chứng
minh điều ngược lại: Không chỉ tướng Minh mà cả tướng Khiêm đều đã nhận được
"sát thủ lệnh" từ Trung tá Conein, lúc đó đang ở trong văn phòng của
tướng Khiêm. Các sĩ quan khác, kể cả tướng Đôn, đều đã bị bất ngờ khi thấy xác
của anh em Diệm - Nhu được chở về Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trên chiếc
xe M113 lúc 10h ngày 2/11/1963.
Trên người Ngô Đình Diệm vẫn
là bộ complet màu xám sậm, còn xác Ngô Đình Nhu ở trong bộ complet màu hơi nâu
tím. Cả hai đều bị trói quặt tay ra sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me
dầm dề…
Khám nghiệm ở bệnh xá Bộ
Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cho thấy, cả Ngô Đình Diệm lẫn Ngô Đình Nhu đều
đã bị bắn từ sau gáy ra trước. Xác Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã
bị đánh đập trước khi bắn. Xác Ngô Đình Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và
đầy máu…
[Điều đáng khinh là mặc dù
tay đã vấy máu anh em Tổng Thống Ngô đình Diệm, nhưng về sau, Trần Thiện Khiêm
vẫn đủ sự trơ trẽn để thanh minh với bạn bè: "Tôi luôn kính trọng và
thương mến Tổng thống Diệm. Tình hình cuối năm 1963 biến chuyển quá nhanh
chóng; nếu tôi không thay đổi ý ủng hộ nhóm lãnh đạo đảo chính, tôi không còn
sống sót tới giờ này" (?!) !!!]
Ngày 3/11/1963, các viên
tướng trong cái gọi là Hội đồng quân nhân cách mạng đã ngồi lại cùng nhau
"chia lộc". Họ ra quyết nghị tạm ngừng Hiến pháp 26/10/1956 và giải
tán Quốc hội. Các ghế chủ chốt trong Hội đồng được chia như sau: Tướng Minh Lớn
giữ chức Chủ tịch; tướng Trần Văn ôn làm Đệ nhất Phó chủ tịch; Trung tướng Tôn
Thất Đính làm Đệ nhị Phó chủ tịch. Chức Tổng thư ký kiêm Uỷ viên ngoại giao
được giao cho Trung tướng Lê Văn Kim. Tướng Khiêm chỉ được giao cho chức uỷ
viên quân sự. Bổng lộc được chia phần kém hơn, điều này hiển nhiên không làm
cho tướng Khiêm (vốn thực sự đã là người cầm chịch trong các diễn biến đẫm máu
của cuộc đảo chính) hài lòng.
Lúc nầy, các viên tướng
trong “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 01/11/63”, vẫn cảm thấy e ngại tướng Khiêm,
nên tới ngày 5/1/1964, nên đã tiến hành một cuộc chia lại quyền lực, đẩy Trần
Thiện Khiêm (lúc này đã đeo lon trung tướng), xuống làm Tư lệnh Quân đoàn III.
Các vị trí quan trọng đều được giao cho các viên tướng khác: tướng Tôn Thất
Đính giữ chức Tổng trưởng nội vụ; tướng Đỗ Mậu làm Tổng trưởng thông tin; tướng
Trần Văn Đôn làm Tổng trưởng quốc phòng kiêm Tư lệnh quân đội; tướng Lê Văn Kim
là Tổng tham mưu trưởng; tướng Nguyễn Văn Quang làm Giám đốc Nha An ninh quân
đội.
Lòng đầy bất mãn, lại được
trợ giúp bởi CIA, tướng Khiêm đã xúi tướng Khánh, làm một cuộc chỉnh lý vào
ngày 30-1-1964 với lý do Hội đồng quân nhân cách mạng có nhiều gương mặt
"chủ trương thân Pháp và trung lập", đã gây nên tình trạng suy sụp
trên chính trường Sài Gòn. Khánh làm một cuộc “chỉnh lý”, Dương văn Minh được
cho về vườn. Trong chính phủ mới do tướng Khánh lập ra, tướng Khiêm được giao
cho chức Tổng trưởng quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn mà
người ta cho là cũng hữu danh vô thực.
Tuy nhiên, chính phủ của
tướng Khánh đã không thể làm cho chính trường Sài Gòn bớt bất ổn. Tướng Khiêm
vẫn tìm mọi cách để làm mọi sự trở nên rối rắm hơn. Cực chẳng đã, ngày
16/8/1964, tướng Khánh đã phải triệu tập một buổi họp các viên tướng tại Vũng
Tàu để ban hành cái gọi là Hiến chương Vũng Tàu và theo đó, tướng Khánh nhảy
lên làm Chủ tịch nước Việt Nam Cộng hòa. Hội đồng quân nhân cách mạng được đổi
thành Hội đồng quân đội cách mạng.
Cũng theo Hiến chương Vũng
Tàu, tại Sài Gòn sẽ có một quốc hội lâm thời gồm 100 đại biểu dân sự và 50 đại
biểu quân sự. Tuy nhiên, Hiến chương Vũng Tàu cũng chẳng thể đoàn kết được đám
tướng lĩnh tay sai ngoại bang và tham lam vô độ. Tình hình trong chính thể Việt
Nam Cộng hòa vẫn rối ren. Bùng nổ hàng loạt cuộc biểu tình của sinh viên, học
sinh và các tầng lớp nhân dân khác. Tại nhiều nơi, tín đồ Phật giáo và Thiên
Chúa giáo xung đột nhau.
Rốt cuộc, ngày 27/8/1964,
cái gọi là Hội đồng quân đội cách mạng sau khi phải ra tuyên cáo thu hồi Hiến
chương Vũng Tàu, đã bầu lên một tam đầu chế gồm có tướng Minh, tướng Khánh và
tướng Khiêm. Tướng Khiêm lúc này đã mang quân hàm đại tướng. Một Hội đồng lãnh
đạo quốc gia đã được lập ra.
Theo “scenario” do người Mỹ
đạo diễn, "chỉnh lý" xong sẽ có một chính phủ mới mà trong đó, tướng
Khánh sẽ là Quốc trưởng, còn tướng Khiêm là Thủ tướng. Với một chính quyền Sài
Gòn như thế, Washington hy vọng sẽ danh chính ngôn thuận hơn trong việc đưa
quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam tham chiến. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tuy cảm thấy
tự tin hơn ở mình, tướng Khánh lại bắt đầu nghĩ khác, lo lắng tới hậu họa khi
có tướng Khiêm xảo quyệt ở quá gần bên cạnh. Tướng Khánh tìm mọi cách để củng
cố quyền lực cá nhân, mặt khác, đã âm thầm loại dần các tay chân thân tín của
tướng Khiêm ra khỏi những chức vụ quan trọng. Trong hoàn cảnh này, tướng Khiêm
dĩ nhiên không chịu khoanh tay thúc thủ, Tướng Khiêm gợi ý cho tướng Dương Văn
Đức và Đại tá Huỳnh Văn Tồn làm loạn ngày 13/9/1964 và xúi giục cho các tín đồ
Phật giáo biểu tình nổi lên chống Khánh. Tướng Khánh đã dọa Khiêm "Tôi
không bảo đảm cho sinh mạng ông ở đây được, do đó, tôi bổ nhiệm ông vào chức
đại sứ ở Hoa Kỳ…". Mặc dù rất tức tối nhưng Trần Thiện Khiêm cũng phải
nhận đi làm đại sứ ở Mỹ, sau đó là đại sứ ở Đài Loan như câu nói dân gian lúc
bấy giờ ở miền Nam VN : “Được làm vua, thua làm đại sứ”!!
Từ nước ngoài, tướng Khiêm
vẫn duy trì liên lạc với Nguyễn Văn Thiệu chặt chẽ. Khi tướng Thiệu với sự trợ
giúp của Mỹ hạ bệ được tướng Khánh năm 1965, Trần Thiện Khiêm đã hồi hương để
diễn một vai mới hơn trên chính trường Sài Gòn, nơi mà quyền quyết định tối
thượng thực ra là nằm trong tay các ông chủ Mỹ.
Người tiết lộ bí mật Ðại
Tướng Trần Thiện Khiêm là người của CIA là cựu đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn
phòng của Ðại tướng, và cũng theo ông Phạm Bá Hoa thì chính Ðại Tướng Khiêm mới
là người chủ chốt cuộc đảo chánh 1.11.1963! Còn ông Nguyễn Văn Ngân, (cựu Bộ
Trưởng Kinh Tế Tài Chánh dưới thời TT Nguyễn văn Thiệu) thì cho rằng chính Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu đã khẳng định Ðại tướng Trần Thiện Khiêm là tay chân của
CIA và là người chủ chốt trong cuộc lật đổ chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa, chịu trách
nhiệm cái chết của 2 anh em cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm!
Để tạm kết thúc phần I, của
loạt bài viết nầy, tôi xin ghi lại lời của Tổng Thống Johnson trong cuốn băng
dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày
28 tháng 2 năm 2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được
Hoa Kỳ thuê mướn đảo chính và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là …."a goddam
bunch of thugs“ (một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rũa) - bọn côn đồ - ( thugs)
- qủa thật là chính xác vô cùng !!! -
Ctsq Nguyễn văn Sơn/1728
Comments
Post a Comment