Công Đoàn đối với bọn Việt cộng có ý nghiã gì không?



Bùi Quang Hải:

Bùi Quang Hải | Facebook
Bùi Quang Hải is on Facebook. Join Facebook to connect with Bùi Quang Hải and others you may know. Facebook gives people the power to share and makes the...
Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi "giải phóng" miền Nam . Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc
Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ
Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô
Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.
Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt
Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam .
Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ
Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật . Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người .
Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí
Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng
Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ
Trước 30/4 ngày "Bác Hồ" mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết . Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 ,
Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất
Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó
Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ . Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn
Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !!!

Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát

By on October 12, 2015
Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát - Báo Đất Việt
Công nhân trong một xí nghiệp may vốn đầu tư Singapore ở ngoại ô Hà Nội (Ảnh chụp ngày 19/10/2012). | REUTERS Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp …
Công nhân trong một xí nghiệp may vốn đầu tư Singapore ở ngoại ô Hà Nội (Ảnh chụp ngày 19/10/2012). | REUTERS
Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp tới đây sẽ tiến hành phê chuẩn để hiệp định này có hiệu lực.

Nếu như về mặt kinh tế, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, thì về mặt chính trị, xã hội, hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy những thay đổi đáng kể ở Việt Nam, đặc biệt với việc chính quyền Hà Nội buộc phải chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Thế nhưng, Việt Nam đang tìm cách trì hoãn việc thực hiện điều khoản liên quan đến vấn đề này.
Trước hết, sau khi kết thúc đàm phán thì các bước kế tiếp của các nước tham gia TPP là như thế nào, trả lời RFI Việt ngữ từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế giải thích:
“Trước hết, Việt Nam các nước tham gia TPP sẽ phải hoàn chỉnh lại văn bản, bởi vì đấy là một hiệp định dài đến 30 chương và hơn 800 trang, nếu tính luôn cả các phụ lục. Cho nên phải xem xét lại từng câu từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy của bản hiệp định. Thứ hai là sẽ phải chuyển ngữ ra ngôn ngữ của từng nước, trước khi đi đến ký kết.
Ký kết rồi thì phải đưa hiệp định ra trước Quốc hội từng nước để xem xét. Quá trình đó có lẽ sẽ mất hết năm 2016 và nếu được phê chuẩn hết thì hiệp định mới được thực hiện vào năm 2017. Đây là một quá trình có nhiều thời gian và như vậy là các bên có thể chủ động công bố và tích cực chuẩn bị thực thi.”
Riêng trong đàm phán song phương với Việt Nam, Hoa Kỳ đã đưa vào vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động và đặc biệt là quyền tự do thành lập công đoàn ở Việt Nam, theo lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:
“Trong 30 chương của hiệp định thì có một chương rất nhạy cảm đối với Việt Nam, đó là chương về quyền tự do của người lao động, trong đó có phần về quyền tự do lập công đoàn. Đây là chương mà hai bên đàm phán rất gay go và cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất là có một thời gian ân hạn, tức là không phải thực hiện ngay lập tức sau khi ký.
Thứ hai, Việt Nam sẽ có thời gian để ban hành các luật về lập hội, trong đó có thể sẽ có những quy định người đứng ra lập công đoàn phải là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, trình độ ra sao, được sự tín nhiệm của công nhân như thế nào. Với tất cả những điều kiện ấy thì tôi nghĩ là phía Việt Nam có những phương tiện thích hợp để có thể tiếp tục có được ảnh hưởng đối với các công đoàn ( độc lập ) ấy, không để tuột khỏi sự lãnh đạo của chế độ hiện nay.
Tuy vậy, đây sẽ là một sự cạnh tranh với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hiện đang hoạt động và đấy là một thách thức mà Việt Nam cần phải xét đến trong thời gian tới. Với tất cả những điều kiện như vậy, Việt Nam đã đồng ý ký và tôi hoan nghênh quyết tâm của Việt Nam ký cả gói hiệp định đó.
Quốc hội Việt Nam cũng đã chuẩn bị thảo luận dự luật về hội, nhưng dự luật đó chưa tạo sự đồng thuận, cho nên cần phải được chuẩn bị lại lần nữa.
Việt Nam cũng đã có những bảo lưu và đã đàm phán được những vấn đề khác trong hiệp định TPP, ví dụ như vấn đề không được hạn chế về Internet. Về nguyên tắc là như thế, nhưng Việt Nam đã thành công đưa ra được những đặc thù về văn hóa, về thuần phong mỹ tục và cả về vấn đề an ninh quốc gia, cho nên cũng sẽ vẫn có những sự hạn chế và giám sát Internet nhất định”.
Về phần luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những sáng lập viên của Hội Anh em Dân chủ, trả lời RFI từ Hà Nội, cho biết là Việt Nam sẽ chỉ cho phép các công đoàn cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy, chứ không chấp nhận một tổ chức công đoàn độc lập cấp toàn quốc:
“Theo thông tin tôi biết được, Việt Nam đã chấp nhận cho phép thành lập công đoàn cấp cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy và phía Hoa Kỳ đã chấp thuận điều đó. Hiện nay thì ở Việt Nam có Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bao trùm từ cấp cơ sở cho đến trung ương, nhưng theo hiệp định TPP thì Việt Nam chỉ chấp nhận cho phép các tổ chức công đoàn độc lập cấp cơ sở. Các tổ chức công đoàn ở các nhà máy khác nhau thì không được liên kết với nhau hay là không có một tổ chức trung ương của các công đoàn độc lập ấy.
Hiện nay, Việt Nam đã Luật Công đoàn để điều chỉnh Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng để cho phép lập công đoàn độc lập thì tôi không biết là Quốc hội và chính phủ Việt Nam sẽ chọn xây dựng một luật mới cho các công đoàn độc lập cơ sở hay sẽ lồng ghép các công đoàn ấy vào luật về hội đang được Quốc hội dự thảo và chuẩn bị đưa ra thảo luận tới đây, hoặc là họ sửa lại Luật Công đoàn”
Nhưng theo luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, tác giả nhiều bài báo về tình hình Việt Nam trên báo chí quốc tế, tuy cam kết tuân thủ, nhưng Việt Nam sẽ tìm cách trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn:
“ Tất cả các báo chí nước ngoài đều nói về một điều đặc biệt của Việt Nam là quốc gia duy nhất không có quyền tự do lập hội và quyền của công nhân được thương lượng tập thể. Phóng viên đã hỏi thẳng bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, đại diện phái đoàn Việt Nam đàm phán TPP tại Atlanta vừa qua, thì ông Vũ Huy Hoàng trả lời là Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, nhưng ông ấy không nói rõ về quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động Việt Nam.
Việt Nam chưa bao giờ ký các Công ước ILO số 87 năm 1948, Công ước ILO số 98 năm 1949 và Công ước ILO số 135 năm 1971 quy định về các quyền tự do hiệp hội, tổ chức và thương lượng tập thể. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chưa sẳn sàng trong vấn đề này.
Ngày 7/10 vừa qua, khi đoàn của ông Vũ Huy Hoàng về đến Hà Nội, trả lời báo chí, ông có tiết lộ rằng ngay cả những điều khoản đó cũng là điều khoản cuối cùng mà phía Việt Nam đàm phán với phía Hoa Kỳ trong 5,6 ngày đàm phán ở Atlanta. Ông ấy nói rằng hầu như tất cả những điểm khác, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kết thúc đàm phán từ hội nghị song phương ở Hawai vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Tại sao những điều khoản đó cho tới nay vẫn còn thượng lượng? Tức là Việt Nam chưa thật sự thành tâm trong vấn đề này.
Tuy nhiên TPP là một cơ hội lịch sử rất là lớn cho đảng cầm quyền ở Việt Nam, họ bắt buộc phải làm, không sớm thì muộn, nhưng họ sẽ tìm đủ mọi cách để trì hoãn việc thực hiện điều khoản về tự do lập hội và thương lượng tập thể.”
Mặt khác, theo luật sư Vũ Đức Khanh, Việt Nam còn phải sửa đổi một số luật, trước hết là 3 công ước ILO mà ông nêu ở trên, để có thể tuân thủ những yêu cầu của hiệp định TPP:.
“ Quyền tự do lập lập hội thật ra đã được quy định trong Hiến pháp, cụ thể là trong điều 25 của Hiến pháp Việt Nam. Nhưng điều 25 này lại quy định là việc lập hội ở Việt Nam phải theo pháp luật của Việt Nam. Điều đó làm hạn chế quyền tự do lập hội của người dân Việt Nam, một quyền hiến định.
Việt Nam cố tình lúc nào cũng muốn kéo dài, vì mở rộng quyền lập hội bằng những khung pháp lý rõ ràng hơn thì lúc đó sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn nữa.
Cái điều kiện quan trọng của TPP và Hoa Kỳ đã nhấn mạnh điều đó trong đàm phán với Việt Nam, đưa vào trong chương 19 của TPP, đó là Việt Nam phải chấp nhận quyền tự do lập hội, tổ chức hoạt động đúng theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành”.
Đối với luật sư Vũ Đức Khanh, dẫu sao gia nhập TPP là một cơ hội lịch sử đối với Việt Nam, nếu Việt Nam biết khai thác những lợi thế của mình và biết tránh phụ thuộc vào tư bản của Trung Quốc.
Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng tin tưởng là đối với Việt Nam, hiệp định TPP sẽ có những tác động chính trị, xã hội nhiều hơn là so với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước đây.
Nguồn: Theo RFI Tiếng Việt

Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.