Mời qúy vị đọc.
LIÊM – SỈ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
LIÊM – SỈ LÀ GÌ?
Cổ Học Tinh Hoa giải thích rằng: Liêm, Sỉ
là tính rất hay của loài người, vì người mà không “LIÊM” thì cái gì
cũng lấy, không “SỈ” thì việc cũng dám làm, người mà thế là người bỏ đi,
không khác gì giống vật. Nhất là những bậc
đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy
bại, nước phải suy vong. Nghĩ cho kỹ, thì sỉ cần hơn liêm; người không
liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng vô sỉ mà ra.
Đức Khổng Tử nói: “HÀNH KỶ HỮU SỈ” nghĩa
là giữ mình, biết làm điều xằng bậy là xấu hổ. Thầy Mạnh Tử nói: “NHÂN
BẤT KHẢ VÔ SỈ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được. Than
ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta
quên cả liêm, sỉ không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng
chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng
không phải là nói ngoa. Tuy vậy, mùa đông rét mướt mà cây tòng, bách vẫn
xanh: mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê vẫn có người
tỉnh…(Vô Danh)
LỜI BÀN của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc:
Bài nầy thực đã như một tiếng than cho
đời mà ngán cho người. Than ôi! Người đời bấy giờ có phải đa số là người
“vô liêm sỉ”, “bất trí sỉ” không? Nếu quả như vậy thì người ta ngậm
ngùi than thở rất là phải. Vì “LIÊM” và “SỈ” là nền tảng của đạo làm
người.
Ở đời, người còn có sỉ thì hiếu, đễ,
trung, tín, lễ, nghĩa, liêm còn thì được, chớ liêm, sỉ đã mất, nhất là
“Sỉ” thì còn gì là luân thường đạo lý và mong cậy vào đâu nữa. Con người
mà đã đến vô sỉ thì tuy mặc áo, đội mũ mà như con chim, con muông, còn
cái gì là kiêng nể mà không dám làm! (ngưng trích)
MỘT VÀI TẤM GƯƠNG LIÊM – SỈ CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO ĐẠI HÀN:
TƯỚNG PARK CHUNG HEE:
Sau khi nắm chính quyền vào tháng 7/1961, tướng Park Chung Hee đã nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul như sau:
“Toàn dân Nam Hàn phải thắt lưng buộc
bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn sống còn.
Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế nếu
muốn sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền
kinh tế đứng đầu Đông Nam Á và 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc
kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới ngưỡng mộ chúng ta. Hôm
nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng, xin những
đồng bào ấy hiểu cho rằng TỔ QUỐC QUAN TRỌNG HƠN QUYỀN LỢI CÁ NHÂN. Tôi
không muốn mỵ dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chánh sách khắc khổ.
TÔI SẼ ĐEM BẮN BẤT CỨ KẺ NÀO ĂN CẮP CỦA CÔNG DÙ CHỈ 1 ĐỒNG. Tôi sẵn lòng
chết cho lý tưởng đã đề ra.”
Trong ngạn ngữ Đại Hàn có câu: “Muốn nước
hạ nguồn trong sạch, phải làm sạch rác trên thượng nguồn trước.” Tướng
Pak Chung Hee đã thực hiện chính sách TOÀN QUỐC THẮT LƯNG BUỘC BỤNG từ
chánh quyền đến dân chúng, ông đã ra lệnh đem xử bắn hàng loạt quan chức
cao cấp tham nhũng vào thời điểm đó. Tướng Pak Chung Hee làm việc cật
lực nhưng sống rất giản dị; hàng tuần, gia đình ông cũng như mỗi người
dân Nam Hàn khác phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại quốc, không
uống cà phê vì Nam Hàn không có cà phê. Với tướng Pak Chung Hee, tiết
kiệm là quốc sách để Đại Hàn có thể đứng dậy, thoát vòng nô lệ thuộc; vì
thế, trong nhiều bài diễn văn, ông thường nói: “Một xu ngoại tệ là một
giọt máu!”. Tất nhiên đây không phải là thứ ngôn ngữ hùng biện, ông đã
sống tiết kiệm bằng chính nếp sống thanh đạm của mình để làm gương cho
nhân dân. Mặc dù giữ chức vụ Tổng thống 19 năm mà khi chết, tài sản của
ông chỉ có khoảng 10.000 USD tiền tiết kiệm. Trung bình mỗi năm, ông
tiết kiệm được khoảng… 500 USD.
Theo PARK CHUNG HEE, MAJOR SPEECHES (trg
72). Vào năm 1961, có lẽ ít người dám tin khi Park Chung Hee nói là sẽ
biến Đại Hàn thành cường quốc kinh tế trong 20 năm. Nhưng, với phong
cách lãnh đạo cương quyết, thực tiễn và hết lòng, ông đã mang lại niềm
tin. Vì chỉ trong thời gian ngắn, người dân Đại Hàn nhận ra rằng lời nói
và cuộc sống gương mẫu của ông đã đi đôi với việc làm.
Từ đó, ông đã truyền lại cho người dân ý
thức về sự cấp bách phải làm để giải phóng thân phận của một quốc gia
nghèo đói và chậm tiến. Lời nói của ông đã đi vào lịch sử Đại Hàn: “Xin
đồng bào nhớ rằng dân tộc chúng ta đã mất cả thế kỷ. Chúng ta không còn
thời gian để mất nữa. Vì chúng ta phải thực hiện cả chục việc trong thời
gian mà những nước khác chỉ phải làm một. Chúng ta phải tiếp tục làm
khi các dân tộc khác có thể nghỉ ngơi. Ngày nay, bánh xe lịch sử quay
với một tốc lực ghê gớm. Nếu bỏ qua một ngày lười biếng, chúng ta sẽ tụt
lại đằng sau người khác một năm, mà nếu lãng phí một năm, chúng ta sẽ
tụt hậu 10, 20 năm.” ông đã nói tiếp. “Chúng ta sẽ bắt thế giới ngưỡng
mộ chúng ta!”
Trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, tướng
Pak Chung Hee đã thực hiện được một kỳ công là xa lộ Seoul – Pusan, công
trình xây dựng cầu đường lớn nhất trong lịch sử Đại Hàn, chạy dọc theo
chiều dài của Nam Hàn từ thủ đô Seoul tới cảng Pusan ở bờ biển phía Nam.
Khi đi ra chương trình nầy nhằm 2 mục tiêu:
- Giải quyết việc giao thông phát triển kinh tế.
- Quan trọng hơn là đem lại cho dân một niềm tin mới là họ có khả năng xây dựng và sáng tạo lớn.
Nhưng, theo nhận định chung của một số
tác giả nghiên cứu về Đại Hàn thì có lẽ ông là người duy nhất ở trong và
ngoài nước có niềm tin này. Vì thế, khi ông đề nghị dự án xây dựng 4
làn xe chạy, xuyên qua những rặng núi với địa thế kinh hoàng thì Quốc
hội đã thẳng tay bác bỏ. Những nhà lập pháp, kể cả những người thuộc
đảng của Pak Chung Hee, đã không tin là có thể thực hiện nổi xa lộ mà
nếu xây dựng được thì con đường sẽ đưa quốc gia tới phá sản vì phí tổn
xây dựng và bảo trì. Ngân hàng thế giới (World Bank) và các cơ quan tài
chánh quốc tế cũng đồng quan điểm như thế.
Tuy vậy, Pak Chung Hee đã không nản lòng
và để tâm nghiên cứu những báo cáo của các chuyên viên cố vấn trong nước
cũng như ở ngoài nước. Ông yêu cầu những người phụ tá thu thập tất cả
những tài liệu về xây dựng xa lộ từ miền núi Andes ở Nam Mỹ tới Tây bá
Lợi Á của Liên Bang Sô Viết và tự mình nghiên cứu tường tận những tài
liệu nầy. Rồi sau đó, cùng với các kỷ sư Bộ Xây Dựng dùng trực thăng lên
xuống và băng qua toàn thể khu vực núi non để xem xét, ghi chép hết
tuần nầy qua tuần khác.
Cuối cùng, ngày 1/2/1968, ông ra lệnh
khởi công. Toàn thể xa lộ dài 428 km, băng qua 29 cây cầu chính, 208 cây
cầu nhỏ và 6 đường hầm chính đã hoàn tất ngày 30/6/1970. Các chuyên
viên vận tải thuộc Ngân Hàng Phát triển Á Châu cho biết là với 330 Mỹ
kim cho 1 km, có thể là thấp nhất trong lịch sử xây dựng loại nầy. Trong
3 năm đầu, xa lộ Seoul – Pusan đã phục vụ cho khu vực tạo ra 70% tổng
sản lượng quốc gia và xe cộ sử dụng con đường đã chiếm tới 80% lượng xe
lưu thông trong nước.
Ký giả Michael Keon đã ghi lại một sự
kiện cho thấy Pak Chung Hee đã coi việc hoàn thành con đường như là một
nhiệm vụ lịch sử, khi chính ông đích thân làm lễ tuyên thệ cho những sĩ
quan trẻ được tuyển chọn trong Đoàn Kỹ Sư Công Binh để làm đốc công và
chuyên viên sửa chữa máy móc với lời thề: “NGUYỆN HIẾN THÂN CHO SỰ THỊNH
VƯỢNG CỦA TỔ QUỐC CÙNG HẠNH PHÚC CỦA ĐỒNG BÀO VÀ SẼ CHỊU BẤT CỨ HÌNH
PHẠT GÌ NẾU KHÔNG LÀM TRÒN NHIỆM VỤ.” (Michael Keon, Korea Phoenix: A
Nation from the Ashes, Englewood Cliffs: Prentice – Hall International,
1977, trg 78 – 79)
Trong cuộc cách mạng kinh tế, tướng Park
Chung Hee đã đặt nặng việc thay đổi tinh thần dân chúng sau một thế kỷ
bị Nhật đô hộ và hơn 10 năm dưới chế độ độc tài tham nhũng Lý Thừa Vãn.
Ông quan niệm rằng: “Việc xây dựng và kinh tế và phát triển tinh thần
không phải là hai ý niệm riêng biệt mà cà hai phải đi song hành với
nhau. Xây dựng không thể thiếu tinh thần và ngược lại…Nhiều dân tộc khác
phải mất hàng thế kỷ để tìm ra thần trí của mình. Còn chúng ta đã tìm
thấy tinh thần dân tộc Đại Hàn trong thập niên nầy (1970)
Tướng Park Chung Hee đã lấy chính cuộc
sống trong sạch và hành động của mình, tác động vào sự thay đổi để chính
quyền trở thành biết hành động có hiệu quả và dân tộc Đại Hàn có niềm
tin, biết làm việc chăm chỉ và kiên nhẫn để thay đổi cuộc đời và đạt
những mục tiêu chung.
Kết quả là 20 năm, cuộc cách mạng của Pak
Chung Hee đã phục hưng được tinh thần tự tin và cương quyết của dân tộc
Đại Hàn, trong đó học và hành đã trở thành một cái đạo để đưa con người
và dân tộc đi lên. Thật vậy, phong trào Seamaul đã thay đổi nông thôn.
Căn bản là khôi phục ý thức xấu hổ và tranh đua của nông dân. Vào cuối
thập niên 1950, không ai quan tâm đến tình trạng lợi tức đầu người chỉ
khoảng 100 mỹ kim / năm. Nhưng, phong trào Seamaul đã khiến mọi người
quan tâm đến chuyện nầy. Chúng tôi thuộc nền “VĂN HÓA NẶNG CHẤT HỔ
THẸN”. Đó là một phần của truyền thống KHỔNG GIÁO, thứ truyền thống sợ
mất sỉ diện và Saemaul đã làm sống lại thứ truyền thống nầy.”(Brian
Kelly, The Four Little Dragons, New York: Simon and Schuster, 1989,
trg.46)
Một nhà báo Thụy Điển đã chứng kiến thứ
ĐẠO nầy trong cuộc thăm viếng một xưởng đóng tàu Đại Hàn. Ở đó, ông đã
chứng kiến hàng chục ngàn công nhân cắm cúi làm việc hùng hục không biết
mệt mỏi. Họ làm việc hăng say một cách kỳ dị như những người lính đang
chiến đấu ở chiến trường, không ai kiểm soát ai, người nào việc nấy, rập
khuôn và hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Khi được nhà báo hỏi:
“Động lực nào mà quí vị lại có tác phong làm việc ghê gớm như thế?”.
Người ấy đáp: “Chúng tôi là một nước nhỏ, nếu không chiến đấu ắt không
tồn tại được!” Một người khác nói: “Chúng tôi làm việc cho tổ quốc chúng
tôi.” Còn một chị công nhân nhỏ nhẹ, nói: “Chúng tôi làm việc cho chúng
tôi và cho con cháu mai sau.”
“Sự cố” con gái tướng Pak Chung Hee là bà
Pak Geun – hye, 60 tuổi vừa đắc cử trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của
Nam Triều Tiên. Điều nầy chứng tỏ rằng, dân tộc Nam Hàn vẫn còn tri ân
tướng Pak Chung Hee, người đã có công đưa đất nước Nam Hàn ra khỏi tình
trạng nghèo đói và được cả thế giới ngưỡng mộ như ngày hôm nay.
CỐ TỔNG THỐNG ROH MOO – huyn:
Từ một công nhân, ông Roh Moo-huyn tự học
để trở thành luật sư, một chánh trị gia rồi đắc cử tổng thống của một
quốc gia dân chủ Đại Hàn. Sáng ngày 23/5/2009, ông phải kết thúc cuộc
đời bằng cách gieo mình xuống vách đá sâu. Ông Roh Moo-huyn trăn trối:
“Cuộc sống quả là khó khăn. Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của
mình.” Vì trước đó, ông sẽ phải đến Seoul theo triệu tập của Tòa án.
Cựu Tổng thống Roh Moo-huyn xây dựng được
niềm tin của công chúng vào ông như là một chánh trị gia trong sạch.
Cái chết của ông gây bàng hoàng cho cả nước. Từ ngày 23/5/2009, người
dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã rơi lệ khi quan tài của ông đi
qua. Ông nói trước khi tự kết liễu đời mình về khoản tiền 6 triệu USD mà
thân nhân ông nhận được khi ông còn là Tổng Thống. Rõ ràng, đã có khoản
tiền nầy lọt vào nhà qua những người thân nhất là vợ, con trai, cháu rể
mà ông không hề hay biết. Thật là đau đớn, khi ông phải mượn cái chết
để chứng tỏ ông thực sự vẫn còn trong sạch mà phải kết thúc sự nghiệp
chánh trị lẫy lừng của mình vì xấu hổ bởi vợ con.
Tôi xin mượn lời của Thánh GANDHI nói để
chúng ta suy gẫm về sự thành công lẫy lừng của dân tộc Đại Hàn ngày hôm
nay là nhờ tấm gương lãnh đạo liêm sĩ của Tướng Pak Chung Hee: “QUỐC GIA
NÀO CÓ SỰ HY SINH KHÔNG GIỚI HẠN THÌ QUỐC GIA ĐÓ CÓ THỂ TIẾN LÊN CAO
KHÔNG GIỚI HẠN. SỰ HY SINH CÀNG TRONG SÁNG THÌ SỰ TIẾN BỘ CÀNG NHANH”.
TÌNH TRẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY: “THỰC TẾ & NGUYÊN NHÂN”:
Nghiên cứu xã hội Việt Nam dưới lăng kính
xã hội học bằng cách điều tra thực tiễn (empirical investigations) và
phân tách thẩm định (critical analysis) để tìm hiểu toàn diện các hiện
tượng diễn tiến phức tạp về sự vận hành xã hội (social process) nhằm
giải quyết các tệ nạn xã hội (social ills) tại nước ta hiện nay.
Trong phương pháp xã hội học (The rule of
Sociological Method) của Emile Durkhem (1858-1917) coi chủ nghĩa thực
chứng (Positivism) như một nền tảng căn bản của sự nghiên cứu xã hội ứng
dụng (pratical social research) để tìm hiểu xã hội đó qua các thời kỳ
có những sự thay đổi lớn liên hệ tới hiện đại hóa (modernity), kỷ nghệ
hóa, đô thị hóa…
Bản chất độc tài, độc đảng của chế độ
CHXHCNVN là bà mụ đẻ ra tham nhũng vì hệ thống chánh trị dựa trên sự bao
che và tùy tiện để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của đảng cầm quyền đã tạo
ra tầng lớp lãnh đạo lưu manh và toa rập nhau, đứng trên pháp luật. Tình
trạng giới lãnh đạo Hà Nội và đảng viên cộng sản tham nhũng, đục khoét
công quỹ, rút ruột các công trình xây dựng, nạn cường hào ác bá ăn cướp
tài sản, nhà cửa, đất đai… của dân chúng một cách công khai buộc nhân
dân phải sống cả đời trong sự nghèo khó, luôn đối mặt với bất công xã
hội, đời sống khó khăn, đói rách triền miên với mức sống thấp kém so với
các quốc gia láng giềng.
Kể từ năm 2008, lần đầu tiên thu thập đầu
người VN vượt qua ngưỡng cửa 1.000 USD/ năm. Thoát ra được vị trí của
nước thu nhập thấp theo tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới. Nhưng, VNCS
đã phải mất gần 35 năm kể từ khi CSBV cưỡng chiếm MNVN. Tuy thống nhất
được đất nước, nhưng không thống nhất được lòng dân. Nếu kể từ khi đổi
mới, chỉ đạt được một thành quả khiêm tốn vì chất lượng phát triển giàm
sút nghiêm trọng, môi trường sống xuống cấp thê thảm, xã hội phân hóa
giàu nghèo tăng nhanh chóng…
Cũng theo tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế
Giới năm 2009, thu nhập đầu người là 4.000 USD/ năm là tiêu chuẩn của
nước thu nhập trung bình cao và 12.000 USD / năm là tiêu chuẩn vượt lên
hàng các nước thu nhập cao. Hàn Quốc nhờ giới lãnh đạo “LIÊM SĨ” và
không theo Chủ nghĩa Cộng Sản như VN nên từ một nước nghèo đã vươn lên
hàng các nước có thu nhập cao chỉ trong vòng 4 thập niên, thu nhập đầu
người trong năm 2009 là là 17.000 USD, Malaysia: 7.000 USD và Thái Lan:
4.000 USD và họ đang nổ lực tạo điều kiện để đất nước của họ trở thành
các quốc gia tiên tiến, có thu nhập cao hơn trong 2 thập niên tới. Riêng
VNCS nhờ “Tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN” vẫn còn ì ạch ở mức khiêm
nhượng: thu thập đầu người là 1.200 USD / năm.
Tuy VNCS đã được thế giới viện trợ gần 20
năm và tiền tỉ của người Việt tại Hải Ngoại gởi về hàng năm (Theo báo
Thanh Niên đưa tin ngày 8/9/2012, kiều bào đã đầu tư và gởi về nước
khoảng 20 tỉ USD). Nhưng, phần lớn số ngân khoảng kếch sù nầy đều chui
vào hệ thống lãnh đạo ĐCSVN lưu manh và bọn tham quan. Hà Nội luôn luôn
kêu gào thống thiết Việt Nam vẫn là còn là nước nghèo, cần thế giới giúp
đở? Chế độ CHXHCNVN hiện nay theo cơ chế “BÒN RÚT” (extractive) có hệ
thống từ “thượng tầng kiến trúc” cho đến “hạ tầng cơ sở” và tệ nạn tham
nhũng trở thành “QUỐC SÁCH” của ĐCSVN và là “QUỐC NHỤC” của toàn dân VN.
Chính cái cơ chế bòn rút nầy đã ngăn cản sự đổi mới tích cực và tiến
trình DÂN CHỦ HÓA đất nước như Miến Điện vì đặc quyền, đặc lợi của giai
cấp thống trị và cái hệ thống thối nát nầy làm ruỗng nát, ung thối xã
hội Việt Nam hiện nay.
Chế độ CHXHCNVN sở dĩ nó tồn tại vì liên
quan tới lợi ích của giai cấp thống trị và những thành phần được ưu đãi
(elites), họ là những tên tư bản đỏ, thái tử đỏ, đại gia…một giai cấp
tài phiệt, trưởng giả mới được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bòn rút tài
sản của quốc gia, cưỡng đoạt quyền tư hữu về bất động sản của nhân dân
để chia chác nhau làm giàu.
Một thí dụ điển hình là nhóm tài phiệt,
băng đảng của tên Thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng, tội ác của tập đoàn
nầy không kể xiết từ vụ Vinashin đến vụ Vinalines gây phá sản hàng loạt
tập đoàn quốc doanh, lỗ to ở khu vực Dung Quất…mà toàn thể xã hội phải
trả giá. Chúng ta có thể khẳng định tham nhũng làm cho dân Việt Nam có
múc sống thấp kém rất nhiều so với các nước Đông Nam Á với mức khiêm
nhượng đầu người chỉ có 1.200 USD / năm.
Đảng CSVN xây dựng chế độ bằng CƠ CHẾ BÒN
RÚT có hệ thống, dựa trên sự bòn rút tài sản quốc gia làm cho đất nước
bị rổng ruột, xoáy mòn nội lực dân tộc, nó nghiền nát các cơ cấu tạo
thành một quốc gia trên mọi phương diện từ lãnh thổ, lãnh hải cắt xét
cho Trung Cộng đẩ trả giá cho sự bảo hộ. Đảng CSVN hiện đang đối mặt với
những cuộc chiến để tồn tại, đó là nền kinh tế đang phá sản, văn hóa
giáo dục, y tế công cộng, luật pháp & công lý, trật tự xã hội đồng
loạt xuống cấp thê thảm.
Thực vậy, Đảng CSVN với 14 ủy viên trong
BCT/ Trung Ương Đảng là cơ quan lãnh đạo và trên 3 triệu đảng viên có
mạng lưới tỏa ra khắp nước từ khắp hang cùng ngõ hẻm trong các thành phố
tới làng quê xa xôi hẻo lánh. ĐCSVN chính là trung tâm “quyền lực đen”
giống như một băng đảng “Mafia” chia chác quyền lợi cho các đảng viên.
Ngược lại, trách nhiệm và bổn phận của đảng viên cộng sản phải tích cực
bảo vệ chế độ, thẳng tay đàn áp nhân dân muốn lật đổ chế độ CHXHCN chết
tiệt nầy.
Sau vụ công ty Tư vấn Thiết kế Thái bình
Dương (Pacific Consultants International) gọi tắt là PCI, Nhật đưa hối
lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ – Phó Giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải kiêm Giám Đốc
Dự Aùn Đông Tây & Môi trường nước ở Sài gòn – một số bạc hơn 2, 6
triệu USD để được trúng thầu các dự án được thực hiện bằng tiền viện trợ
của Nhật Bản. Nội vụ đổ bể, người Nhật vô cùng phẩn nộ gọi: “CHẾ ĐỘ
CSVN LÀ GIÒI BỌ”.
Một nhà quan sát, Giáo sư Yoshiharu
Tsuboi – thuộc trường Đại Học Waseda Nhật – nhận xét rằng: “Ở VN, tham
nhũng giúp bảo vệ quyền lực”. Theo ông, hệ thống chánh trị ở đây có nhu
cầu duy trì bộ máy hành chánh ở mức độ kém hiệu quả cần thiết, đủ để mọi
cán bộ nhân viên đều là tội phạm hoặc tội phạm tiềm năng do tham nhũng,
nhờ đó họ bị buộc chặt vào bộ máy bởi lợi ích (Yoshiharu Tsuboi,
Corruption in Viet-Nam).
Những điều kiện để cho tham nhũng phát
triển, sinh sôi nẩy nở như GS Yoshiharu Tsuboi nhận xét, có thể tóm tắt
trong công thức đã được bọn lãnh đạo ĐCSVN áp dụng là: THAM NHŨNG =
QUYỀN LỰC ĐỘC ĐẢNG + BƯNG BÍT THÔNG TIN + KIỂM DUYỆT BÁO CHÍ. Thật vậy,
VNCS là quốc gia, nơi mà quyền lực chính trị và kinh tế độc chiếm liên
tục gần nửa thế kỷ nay bởi một thiểu số lãnh đạo ĐCSVN thất học, ngu dốt
trầm kha, nơi mà hệ thống báo chí và thông tin chưa bao giờ thực sự cởi
mở vì tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN là những tên lãnh đạo độc tài, độc đảng
chống “chủ nghĩa tản quyền” (federalism), đa đảng và đa nguyên.
BẢN CHẤT VÔ LIÊM SỈ CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM:
Nguồn tin RFI đưa tin: Ngày 05/12/2012,
tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là “Transparent
International” (Minh bạch Quốc Tế) có trụ sở tại Đức Quốc, đã công bố
bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường xuyên, xếp hạng các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận.
Trong danh sách năm 2012, Việt Nam chỉ
xếp thứ 123, tụt 10 hạng so với năm rồi, kém Brunei (46), Malaysia (54),
Thái Lan (88), Philippines (105) và Indonesia (115). Chỉ số CPI tên gọi
tắt của Corruption Perception Index là một số liệu tổng hợp dựa trên
các thống kê, điều tra, thăm dò khác đã được công bố trong năm về tình
hình tham nhũng tại một quốc gia nhất định.
Vấn đề “chống tham nhũng” đã được ĐCSVN
đề ra rất nhiều lần trong những khóa họp Quốc Hội. Trong phiên họp Quốc
Hội ngày 25/10/2004, Phan văn khải đã bày tỏ ý thức giác ngộ của Đảng
bằng sự đề nghị thành lập một “Cơ Quan Trung Ương Chống Tham Nhũng” quy
mô do Đảng điều hành và sẽ do Nông Đức Mạnh làm chủ tịch vì trước đó
hắn đã dõng dạc tuyên bố tại “Học viện Chính Trị Quốc Gia HCM” vào ngày
30/7/2001 rằng: “Cán bộ đảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong
công cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.
Thật ra đây chỉ là trò tiểu xảo, mỵ dân
“vừa ăn cướp, vừa la làng” của Phan văn Khải chẳng lừa bịp được ai; vì
vậy, trong nhân gian có bài vè chế giễu cái bản chất khôi hài, trâng
tráo và vô liêm sỉ của Phan văn Khải và đồng bọn như vầy:
“Nông Đức Mạnh là tên trùm tham nhũng
Bọn Khải Lương thì cũng chẳng hơn gì
Lũ gian manh mà đòi chống cái chi
Thiên hạ bảo, đúng là trò lừa bịp…”
Điều khôi hài nhất là bọn Bắc Bộ Phủ đem
đấu tố những người nhiệt tình ủng hộ “HỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG THAM
NHŨNG” để giúp chánh phủ đều bị bọn công an lôi đến trụ sở thẩm vấn để
dọa nạt và khủng bố tinh thần. Quả là trò đại bịp của bọn lãnh đạo Hà
Nội vô liêm sỉ tới độ trâng tráo nhất.
Không ai còn lạ gì Thủ tướng Mafia Nguyễn
Tấn Dũng là chủ nhân của các sân Golf, các khách sạn sang trọng, hãng
taxi, hãng hàng không, hãng xuất nhập cảng, siêu thị bề thế nhất nước…mà
tài sản của Nguyễn tấn Dũng và gia đình lên đến hàng tỉ USD. Để tóm
thâu và củng cố “quyền lực chính trị” và “quyền lợi kinh tế” cha truyền
con nối, Nguyễn Thanh Phượng, 28 tuổi, con gái của Nguyễn Tấn Dũng được
đề bạt lên giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Chứng Khoán Bảo Việt, nắm
giữ ngành tài chánh. Dĩ nhiên, các Ủy Viên BCT/TƯ/ĐCSVN cũng phải được
chia chác quyền lợi, điển hình là Tô Linh Phương 24 tuổi, con gái của Tô
Huy Rứa, hỉ mũi chưa sạch cũng được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội Đồng
Quản Trị Công ty Vinaconex, nắm ngành xây dựng là công ty hái ra tiền tỉ
đô. Ngoài ra, “NHÓM LỢI ÍCH CÁ NHÂN” trong và ngoài ĐCSVN mặc tình thao
túng cả các Tổng Công Ty Quốc Doanh lẫn các Công ty Cổ Phần Tư Doanh mà
cả đến 2 đại Công ty Quốc doanh Vinashin và Vinalines cũng bị bọn tham
nhũng, bất tài làm cho phá sản.
Nhưng, trong nhóm lãnh đạo ĐCSVN từ trước
đến nay; có lẽ, Thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng là “vô liêm sỉ” nhất,
một loại lãnh tụ bẩn thỉu, thối tha nhất mà da mặt của hắn dầy hơn da
gót chân, trâng tráo đến độ đi rao giảng về đạo đức & đề cao lòng tự
trọng tại một buổi nói chuyện tại Đại Học Quốc Gia tp HCM hôm chủ nhật
2/10/2012 mà không biết ngượng mồm.
Tuy nhiên, mùa đông rét mướt mà cây tòng,
bách vẫn xanh và thời mạt vận của đất nước mà vẫn có người biết gìn giữ
liêm, sỉ đáng làm gương soi cho những tên lãnh đạo ĐCSVN nhìn lại chính
mình để sám hối tội lổi. Tôi xin kể một trường hợp thật đau lòng, vừa
giận, vừa thương cho gia đình nạn nhân:
Câu chuyện nầy xảy ra vào tháng 8 năm
2000. Anh Nguyễn văn Hùng, 38 tuổi, cùng vợ và 3 con tuổi từ 9 tới 14
tuổi được khám phá nằm chết tại nhà trong căn nhà lá của họ ở tình Nghệ
An, khoảng 190 cây số về phía Nam thủ đô Hà Nội. Công An đã tìm thấy một
lá độc dược ở trong nhà. Theo lời khai báo của người trong làng là anh
Nguyễn văn Hùng có trộm một con bò của ông bán với giá 96 đô. Nội vụ đổ
bể, ông Hùng và vợ con cùng nhau uống lá độc dược tự tử vì xấu hổ.
Theo tôi, cái chết thương tâm của cả gia
đình anh NGUYỄN VĂN HÙNG là một bài học liêm sĩ đắc giá để cho bọn đầu
nậu Bắc Bộ Phủ nên lấy tấm gương LIÊM SỈ biết xấu hổ của gia đình anh
Nguyễn Văn Hùng mà tự xử, cùng chia nhau uống chén thuốc độc nầy mới hợp
với đạo lý và lẽ công bằng.
KẾT LUẬN:
Tôi xin kể câu chuyện về “ƯỚC NGUYỆN CUỐI
CÙNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ” (The last wishes of Alexander The Great)
thay cho lời kết để giới lãnh đạo ĐCSVN suy gẫm mà thức tỉnh:
Trước khi lìa đời, Alexander The Great
triệu tập các quan triều đình đến để truyền đạt ba ước nguyện cuối cùng
của mình. Ngài phán rằng:
- Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các ngự y tài giỏi nhất vào thời đại đó.
- Tất cả báu vật vàng, bạc, châu báu của ngài phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài.
- Đôi tay của ngài phải được thò ra khỏi quan tài để lắc lư, đong đưa trên không cho mọi người nhìn thấy.
Một vị cận thần thắc mắc về những ước muốn kỳ lạ nầy? Alexander The Great giải thích:
- Một khi đối mặt với tử thần, thì các vị ngự y tài giỏi nhất cũng không có tài nào cứu chữa được cho ta.
- Tất cả châu báu được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng những của cải và báu vật mà ta gom góp được trên thế gian này sẽ mãi mãi tồn tại trên ở thế gian nầy khi ta lìa trần.
- Ta muốn mọi người nhìn thấy đôi tay của ta đong đưa ngoài áo quan để cho mọi người thấy rằng, chúng ta đến với thế gian nầy với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế gian nầy chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, Alexander The Great
mới nghiệm ra rằng, báu vật vô giá trên thế gian nầy là TÌNH YÊU THƯƠNG
ĐỒNG LOẠI. Không biết giới lãnh đạo ĐCSVN đã ngộ ra điều nầy hay chưa?
GƯƠNG LÃNH ĐẠO NGÀY XƯA:
Trong sách CHƯ TỬ nói về vua NGHIÊU sử
dụng những người tài đức, xem xét thành tích của các quan lại trong
triều đình mà phân chia thứ bậc, cao thấp, thưởng phạt nghiêm minh,
khiến cho tình trạng đất nước rất có trật tự. Bên cạnh đó, ngài còn chú ý
điều phối mối quan hệ giữa các bộ tộc, giáo dục người dân chung sống
hòa thuận, thiên hạ yên ổn thái bình thạnh trị, chính trị thanh minh, xã
hội thái hòa.
Còn có truyền thuyết nói về vũ công của
vua Nghiêu, văn võ song toàn, từng đi dẹp các bộ tộc ở phương Nam, đích
thân chinh chiến. Vua Nghiêu còn cữ binh lính giết các loài thú dữ trừ
hại cho bá tánh. Suốt đời vua Nghiêu sống bình dị, không xây cất cung
điện xa hoa, ngài sống thật đơn giãn trong căn nhà tranh để cùng bá quan
văn võ lo bàn việc nước khiến cho mọi người dân cảm kích nên tôn ông là
thiên tử.
Vua Nghiêu tại vị 70 năm, cảm thấy cần
người kế vị. Ông mời thần dân tiến cử người có tài đức. Các chư hầu bốn
phương đã tiến cử một người tên Thuấn và nói rằng, người nầy tài đức vẹn
toàn, xử lý quan hệ gia đình rất êm thấm, hơn nữa còn có thể cảm hóa
người nhà, láng giềng, khiến họ cải tà qui chánh; vì vậy, vua Nghiêu
quyết định xem xét tư cách đối với Thuấn. Vua Nghiêu đã gả hai con gái
của mình cho Thuấn, để qua đó khảo sát đạo đức cũng như tài đức của
Thuấn.
Để thử tài, vua Nghiêu chỉ định Thuấn phụ
trách giáo dục thần dân “ngũ điển”, tức công cha, nghĩa mẹ, tình huynh
đệ, người nhỏ tuổi kính trọng người cao tuổi, đạo làm con phải hiếu
thảo. Vua Nghiêu lại cử Thuấn quản lý các quan lại, xử lý việc nước và
tiếp các nước chư hầu bốn phương tới bái triều. Sau đó, vua Nghiêu lại
cử Thuấn một mình vào ở trong núi để chịu sự thử thách của thiên nhiên.
Trải qua ba năm khảo sát, Nghiêu quyết định để Thuấn kế vị.
Vua Thuấn phát triển sản xuất, đào kênh
phá núi, tìm kiếm người tài ra giúp nước. Trong đời vua Thuấn, kỹ thuật
nông nghiệp và công nghiệp đều tiến bộ vượt bậc. Về cai trị đất nước,
vua Thuấn lấy thân giáo và đức giáo đồng hành, đồng cam cộng khổ với
thần dân. Người dân no ấm, đều có ăn có mặc, không ai bị nô dịch, cũng
không ai bị tội vì phê phán đất nước. Trong thời gian cai trị của vua
Thuấn, nhân dân biết lễ phép, thiên hạ tín phục, có thể nói là thanh
minh chính trị, vật chất phong phú, là thời kỳ hết sức rực rỡ về chính
trị, về sản xuất và nghệ thuật. Sau nầy, vua Thuấn lại truyền ngôi cho
Vũ vì có công trị thủy. Vua Thuấn chết vì bệnh vào năm 110 tuổi. Tài đức
của vua Nghiêu và vua Thuấn được truyền tụng từ đời nầy sang đời khác.
NHỮNG TẤM GƯƠNG LÃNH ĐẠO SÁNG CHÓI NGÀY NAY:
PARK CHUNG HEE:
Hàn Quốc được phát triển như ngày hôm nay
cả về kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật rất đồng bộ là bắt đầu từ sự vững
chải của nền văn hóa của dân tộc Đại Hàn, sự phát triển vững vàng hơn cả
Singapore. Tất cả những thành công mà Đại Hàn có được ngày hôm nay là
có từ nền móng bắt đầu từ hơn 50 năm trước, khi ông Park Chung Hee nắm
quyền cai trị là nhà “độc tài yêu nước” của Đại Hàn về:
(1) CHÍNH TRỊ: Ông Park Chung
Hee chủ trương một nền chính trị ĐA NGUYÊN, nhưng độc tài để chống lại
cộng sản Bắc Hàn và ông đã thành công khi vực dậy nền kinh tế Nam Hàn từ
con số 0 để vươn lên hàng cường quốc trên thế giới được như ngày hôm
nay, mặc dù dân số Nam Hàn chỉ bằng 1/2 so với VN, và ông phải trả giá
bằng chính sinh mạng của mình bị ám sát và chết trong sự nghèo nàn,
không có một chút tài sản gì để lại cho con cái; ngoại trừ 10.000 USD
tiền tiết kiệm trong 19 năm làm tổng thống Đại Hàn. Trung bình mỗi năm,
ông đã dành dụm được khoảng……500 USD từ tiền lương của ông.
(2) VĂN HÓA: Tổng thống Park
Chung Hee lúc sống thanh bạch và trong sạch, chết trong sự trắng tay đã
làm nên văn hóa của Đại Hàn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Động từ ĂN CẮP
hầu như đã biến khỏi nền văn hóa của dân Đại Hàn. Ông nói: “Tổ quốc
quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mỵ dân. Tôi cương quyết
ban hành một chánh sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp
của công dù chỉ là 1 đồng. Tôi sẳn sàng chết cho lý tưởng của tôi đề
ra.”
(3) CHỐNG THAM NHŨNG TRIỆT ĐỂ:
TT Park Chung Hee kêu gọi dân chúng: “Hãy làm những gì tôi nói và hãy
làm theo những gì tôi làm.” Ông đã thực hiện chánh sách toàn quốc THẮT
LƯNG BUỘC BỤNG và ông đã nêu gương, làm việc cật lực, những sống rất
thanh bạch. Hàng tuần, gia đình ông cũng giống như mỗi người dân Đại Hàn
khác phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc lá ngoại quốc, không uống cà
phê vì Đại Hàn không có cà phê. Ông đã đem xử bắn hàng loạt quan chức
cao cấp tham nhũng vào thời điểm đó.
(4) CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM: Với
Park Chung Hee, tiết kiệm là QUỐC SÁCH để Đại Hàn có thể đứng dậy, thoát
vòng lệ thuộc ngoại bang; vì thế, trong nhiều bài diễn văn, ông thường
nói: “MỘT XU NGOẠI TỆ LÀ MỘT GIỌT MÁU”. Tất nhiên, đây không phải là thứ
ngôn ngữ hùng biện để mỵ dân, ông đã sống tiết kiệm bằng chính nếp sông
thanh đạm của mình để làm gương mẫu cho nhân dân Đại Hàn.
(5) KINH TẾ: Ngay từ đầu, ông
Park đã tạo cho Đại Hàn những tập đoàn kinh tế tư nhân xuất thân từ
những người con ưu tú nhất của đất nước sau nội chiến – với cái gọi là
Cheabol. Nhưng, ông là người quyết định hỗ trợ và lo cho thế hệ thay thế
tương lai, bằng cách cho đi du học và mang kiến thức về áp dụng cho tập
đoàn và đất nước.
(6) KHOA HỌC KỸ THUẬT: Park
Chung Hee đã cho hàng loạt du học sinh Đại Hàn đi các nước tiên tiến như
Mỹ, Nhật và phương Tây. Ông bắt buộc họ cam kết, sau khi tốt nghiệp
phải trở về phục vụ tổ quốc. Ông chủ trương du học sinh phải tận tụy học
hỏi, chứ không học lóm.
(7) DI SẢN CỦA PARK CHUNG HEE:
Lòng yêu nước, sống hết lòng với đất nước và dân tộc đã truyền lại cho
đời con là bà Park Geun Hye được dân chúng bầu làm Tổng thống Đại Hàn
hiện nay là một sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ của nhân dân Đại Hàn đối với
ông Park Chung Hee. Cái tài sản của ông để lại cho gia đình không có gì
cả. Nhưng, cái di sản to lớn nhất của ông để lại cho dân tộc Đại Hàn vô
cùng vĩ đại, đó là một nền “VĂN HÓA NẶNG CHẤT HỔ THẸN”, với tinh thần
tích cực làm việc và trách nhiệm cao độ. Cuộc cách mạng của Park Chung
Hee đã khôi phục được tinh thần tự tin và cương quyết của dân tộc Đại
Hàn, trong đó HỌC và HÀNH đã trở thành một cái ĐẠO để đưa cả nước tiến
lên phía trước đã được cả thế giới ngưỡng mộ và kính phục.
LEE KUAN YEW (Lý Quang Diệu):
Trả lời nhà báo The Straits Times của
Singapore vào năm 2012, ông nói về Ấn Độ, Đài Loan, Nam Triều Tiên và
khi được hỏi về Việt Nam thì ông lắc đầu, chán nản nói: “Nên quên đi,
tôi đã nói hết với họ rồi. VÔ ÍCH!”, rồi ông nói về Nhật Bản.
Ông Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo
kiệt xuất, một tấm gương lãnh đạo sáng chói của Châu Á nói riêng và Thế
giới nói riêng. Ông được người dân Singapore tôn vinh ông là CHA ĐẺ của
quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9/2012, sinh nhật lần thứ
88 của ông được kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí
quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé (lớn hơn đảo Phú Quốc một
chút) đã trở thành con rồng thần kỳ nhất trong 4 con rồng Châu Á gồm
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Hàn.
- Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ USD. Tính theo đầu người là 516 USD/năm.
- Năm 2010, tổng sản lượng của Singapore là 223 tỷ USD. Tính theo đầu người là 44.000 USD/năm.
Có nghĩa là tổng sản lượng tăng hơn 200
lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 47 năm về
trước. Thật là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Nhân dịp này báo chí Anh,
Pháp và phương Tây nêu bật nếp sống GIẢN DỊ & GƯƠNG MẪU của ông Lý
Quang Diệu và gia đình của ông. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng
hình ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình.
Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ
tiền. Con trai ông là Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm và con
gái ông là bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có
biệt thự, nhà nghĩ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết
lý sống của cả gia đình ông là như thế, không lập dị, không đua đòi,
xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui và hạnh
phúc. Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch,
xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch.
Nhân dịp nầy, ông Lý Quang Diệu có một số
nhận định đáng chú ý. Ông cho rằng Trung Cộng dù phát triển liên tục,
nhưng chứa nhiều nguy cơ mang tính bi kịch và rằng Ấn Độ là Châu Á gây
ấn tượng mạnh nhất về chất lượng phát triển bền vững.
Bài học kinh nghiệm sâu sắc nhất của ông
là coi trọng “GIÁ TRỊ CON NGƯỜI”, đồng thời ngăn chận thái quá của đồng
tiền trong CHÍNH TRỊ vì nó có thể là động lực tha hóa xã hội và chính
quyền. Ông Lý cho rằng, trong việc xây dựng guồng máy cai trị và cải
cách hành chánh của chính phủ vấn đề trung tâm là tuyển mộ được nhân tài
có chất lượng cao nhất. Ông phân biệt ra làm nhiều loại:
- NHÂN TÀI LOẠI 1: tức là những người vừa có chuyên môn cao, vừa có lối sống trong sạch, lương thiện mới thật sự là người tài giỏi hữu dụng.
- NHÂN TÀI LOẠI 2: tức là những người sẽ làm suy yếu đất nước nếu được nắm giữ các chức vụ cao.
- NHÂN TÀI LOẠI 3&4: nghĩa là tài kém, đức suy thì sẽ mang lại tai họa cho đất nước.
Tóm lại, ông cho rằng người lãnh đạo phải
kiên quyết cảnh giác với thế lực đồng tiền trong chính trị và rằng tệ
nạn mua bán chức tước và nạn bè phái là 2 tai họa lớn nhất cho một chế
độ.
TỔNG THỐNG URUGUAY JOSÉ MUJICA:
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đều muốn sống
trong cung điện đồ sộ lộng lẫy, một đội quản gia phục vụ hay một du
thuyền nguy nga. Nhưng, vẫn có một vài người lãnh đạo từ chối đời sống
vương giả của giới lãnh đạo, người đó là Tổng thống đương nhiệm Uruguay
José Mujica, cựu du kích, ông sống trong một căn nhà “hạng xoàng” ở
Montevideo không có bất kỳ người phục vụ nào và chỉ có 2 sĩ quan mặc
thường phục phụ trách vấn đề an ninh.
Năm 2010, kê khai tài sản cá nhân hàng
năm của cá nhân ông, một yêu cầu bắt buộc đối với giới chức ở Uruguay,
là 1.800 USD – trị giá của chiếc Volkswagen Beetle cũ kỹ đời 1987 của
ông. Lương tháng của ông Jose Mujica tương đương 7.500 bảng (12.000 USD)
và ông chỉ giữ lại cho mình 485 bảng (gần 800 USD) cho chi tiêu hàng
tháng, số còn lại ông dùng làm từ thiện. Lương tháng của ông giờ chỉ xấp
xỉ ngang bằng với thu nhập trung bình của người Uruguay là 775
USD/tháng.
Ông đã từ chối lời mời đến sống trong
dinh thự nhà nước với một cuộc sống sang trọng, để tiếp tục sống trong
một nông trại siêu vẹo, cách thủ đô Motevideo vài dặm, trong một nông
trại ở ngoại ô Montevideo cùng vợ và chú chó tật nguyền 3 chân tên
Manuela. Căn nhà có duy nhất một phòng ngủ và vật có giá trị nhất là cái
TV được dùng để theo dõi bản tin. Trong các chuyến công vụ, ông cũng
chỉ sử dụng vé máy bay hạng economic hoặc chiếc Volkswagen Beetle cũ kỹ.
Dấu hiệu duy nhất để nhận ra ngôi nhà của
vị tổng thống là có 2 cảnh sát đứng gác ở cuối con đường đầy bụi bặm.
Nước sinh hoạt trong gia đình được lấy từ một cái giếng bị cỏ dại bao
quanh, trong nhà không có máy giặt riêng mà gia đình phải sử dụng máy
giặt công cộng.
Phong cách lãnh đạo đơn giản theo phương
châm “có gì dùng nấy” của ông nhận được những lời ủng hộ từ tất cả các
thể chế chánh trị trên thế giới là nhà lãnh đạo cánh tả duy nhất trên
hành tinh dành được thiện cảm của tờ Daily Mail trong bài báo với tựa
đề: “Cuối cùng, cũng đã có một chính khách không lừa dối mức chi tiêu
của mình.” Như một vị lãnh đạo duy nhất đáng tin.
THỦ TƯỚNG NEPAL SUSHIL KOIRALA:
Ngôi vị nhà lãnh đạo nghèo nhất thế giới
dành cho Tổng thống José Mujica; dường như bị lung lay, cho thấy Thủ
tướng của Nepal còn nghèo xác xơ hơn ông Mijica gấp nhiều lần.
Nhà triết học người Hy Lạp Plato từng nói
rằng: “Một nhà lãnh đạo là một người “thực sự giàu có”, nhưng không
phải giàu với vàng và bạc, mà giàu “ĐỨC HẠNH” và “SỰ THÔNG THÁI” là
những tặng vật thực sự của cuộc sống. Tân Thủ tướng Sushil Koirala của
Nepal chính là người phù hợp với định nghĩa trên của Plato về một nhà
lãnh đạo đích thực.
Kể từ khi nhận chức hồi tháng 2 đến nay,
ông Sushil Koirala không chỉ khiến những người dân Nepal mà ngay cả cộng
đồng quốc tế cũng ngạc nhiên về lối sống thanh đạm và phong cách lãnh
đạo đất nước chưa từng có trước đây.
Theo thống kê tài sản được văn phòng Thủ
tướng và Hội đồng Bộ trưởng (OPMCM) công bố hồi cuối tháng trước, ông
Koirala không hề sở hữu một ngôi nhà, ô tô hay bất kỳ tài sản thực sự
nào. Ông không có tiền gửi ngân hàng, cũng không có trang sức hay bất kỳ
dạng giao dịch tài chánh nào với người khác. Những tài sản đáng kể nhất
của vị Thủ tướng Nepal là một chiếc iPhone và hai điện thoại di động
khác, mà một trong hai đã bị hư hỏng. Với chỉ 3 món đồ điện tử, ông
Koirala có lẽ mới là nhà lãnh đạo nghèo nhất thế giới.
Là thành viên đảng QUỐC ĐẠI NEPAL, một
trong những chánh đảng lớn nhất và lâu đời nhất nước này, ông Koirala
hiện là chủ tịch đảng nầy và được chọn là thủ tướng thứ 37 của Nepal, dù
chưa từng giữ vị trí nào trong bộ máy nhà nước. Sở hữu tấm bằng CỮ
NHÂN, ông Koirala sinh ra trong một gia đình khá giả, nhưng đã từ chối
thừa kế gia sản sau khi cha qua đời.
Sau khi được chọn làm thủ tướng, chính
trị gia 75 tuổi nầy từ chối dọn về sống ở tư dinh sang trọng mà vẫn sống
trong một ngôi nhà đi thuê do đảng Quốc Đại hỗ trợ. Lối sống thanh đạm
của ông Koirala đã trở nên nổi tiếng khi trong một chuyến công du tới
Myanmar mới đây, ông đã trả lại 650 USD công tác phí được cấp. Ông
Prakash Adhikari, trợ lý báo chí của ông giải thích: “Thủ tướng trả lại
tiền công tác phí cho chính phủ do không dùng đến.”
Tóm lại, đây là những trường hợp điển hình đã chứng minh “CHÂN LÝ PLATO” đáng cho các tên lãnh đạo Việt Nam suy gẫm:
- Sống thanh bạch và trong sạch, hết lòng VÌ DÂN, VÌ NƯỚC mới là sự giàu có vĩnh cửu đáng cho dân tộc và thế giới kính phục và ngưỡng mộ.
- Cuộc đời ngoại hạng của Park Chung Hee, Lý Quang Diệu, José Mujica, Sushil Koirala đây mới là lãnh đạo xứng đáng của nhân dân. Họ đã sống gương mẫu, thanh bạch để nêu gương tốt cho toàn dân.
- Những tên lãnh đạo giàu có do tham nhũng, sống sa hoa trong cung điện nguy nga lộng lẫy, đi xe “siêu sang”… là chuyện bình thường. Chỉ những nhà lãnh đạo có cái “TÂM TRONG SÁNG”, giàu có về “ĐỨC HẠNH” và “THÔNG THÁI” để đem lại hạnh phúc của nhân dân.
NHẬN ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHXHCN VIỆT NAM:
Trả lời báo The Straits Time, khi được
hỏi về Việt Nam, ông Lý Quang Diệu lắc đầu nói: “Nên quên đi, tôi đã nói
hết với họ rồi, vô ích!”. Nhớ lại, ông Lý từng tâm sự với nghiên Thủ
tướng Võ Văn Kiệt và các nhà báo Việt Nam về đề tài “CHỐNG THAM NHŨNG”
15 năm trước. Ông nói rất giản dị: “Hãy nâng lương cho viên chức đủ sống
để không ai cần ăn cắp, luật pháp phải thật nghiêm để kẻ tham sợ không
dám tham nhũng, đạo đức trong xã hội phải được truyền bá để mọi người
khinh và hổ thẹn đối với tệ nạn xấu xa này. Ông Lý kể chuyện đã tăng quỹ
lương cho viên chức ra sao, trừng trị “tệ phong bì”, “đưa tiền dưới bàn
ăn”, “huê hồng”, “tăng phẩm, biếu xén, quà cáp, sinh nhật…” ra sao và
nhân tài loại 1 là thế nào, có lương thiện, trong sáng mới thật sự tài
giỏi hữu dụng.
Ông Lý nản lòng, không muốn nhắc đến Việt
Nam nữa vì biết lời ông nói như nước đổ đầu vịt. Giá như người ta nghe
lời ông, quyết liệt diệt tham nhũng như đã hứa với tôi, thì 20% ngân
sách hàng năm đã không bị cắt xén, chia chác cho đám tham quan ô lại
nhiều vô kể và hàng tỷ USD đã không bị lãng phí vì bất tài và tham
nhũng. Nếu 20% ấy đươc dành cho quỹ tiền lương, như ông Lý khuyên, thì
cục diện kinh tế – chính trị – xã hội Việt Nam ngày nay đã khác hẳn.
Trái ngược với lời khuyên răn trên, suốt
15 năm qua, quốc nạn tham nhũng ở nước nầy trầm trọng thêm gấp bội, vì
mọi người đều thấy cần phải tham nhũng, không tham nhũng không sống nổi;
dám tham nhũng vì đã có ô, có lộng, có khe hở luật pháp để chạy án và
không ai còn biết xấu hổ khi ăn bẩn và đút lót vì mọi người đều tham
gia, ta không ăn và đút lót là dại, là đần là thiệt. Trên ăn thì dưới
cũng ăn, trên múc thì dưới cũng múc. Tôi ăn, anh ăn, chúng ta cùng ăn dù
là ăn bẩn thế là hòa cả làng. Trước hoàn cảnh nầy, có một người rất
buồn, rất nản, đó là “Lão Lý” Singapore, người từng hy vọng làm một cố
vấn tốt, có ích cho nước bạn…
Comments
Post a Comment