Hậu duệ Việt- Nam Cộng- Hoà
Thêm một sĩ quan gốc Việt
có cơ hội thăng tướng?
Thêm một sĩ quan gốc Việt có cơ hội thăng tướng? - Báo Đất Việt
Đại
tá Thomas Nguyễn Tháng 8 năm 2015, Đại tá Thomas Nguyễn được chính thức
bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và
không gian Lục quân/Bộ tư lệnh các lực lượng Lục quân chiến lược (U.S.
Army Space and Missile Defense Command/Army Forces Strategic Command).
Ông là …
|
Đại tá Thomas Nguyễn
Tháng
8 năm 2015, Đại tá Thomas Nguyễn được chính thức bổ nhiệm chức vụ Tham
mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân/Bộ tư
lệnh các lực lượng Lục quân chiến lược (U.S. Army Space and Missile
Defense Command/Army Forces Strategic Command).
Ông
là Đại tá Lữ đoàn trưởng duy nhất trong tám Đại tá Lữ đoàn trưởng pháo
binh phòng không lục quân được chọn về làm Tham mưu trưởng cho Bộ Tư
Lệnh Phòng Thủ Hỏa Tiễn Và Không Gian Lục Quân. Ông là cấp chỉ huy ở vị
trí thứ ba, sau Trung tướng David L. Mann, Tư lệnh và Chuẩn tướng
Gregory S. Bowen, Tư Lệnh phó hành quân.
Trong
vai trò Tham mưu trưởng, Đại tá Thomas Nguyễn thực hiện nhiệm vụ của Bộ
Tư Lệnh Phòng Thủ Hỏa Tiễn Và Không Gian Lục Quân là tiến hành các hoạt
động phòng thủ hỏa tiễn bảo vệ không gian; cung cấp kế hoạch, liên kết,
kiểm soát và phối hợp với các lực lượng lục quân, tăng cường khả năng
trong các nhiệm vụ phòng thủ yểm trợ cho Bộ tư lệnh chiến lược Hoa Kỳ.
Ông có quyền hạn đề nghị hiện đại hóa lực lượng lục quân trong nhiệm vụ
bảo vệ không gian và phòng thủ hỏa tiễn trên toàn cầu, nghiên cứu lãnh
vực liên quan đến yểm trợ và phát triển lực lượng phòng thủ hỏa tiễn và
không gian Lục quân.
Chủ
trương của Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân là cung
cấp huấn luyện để các lực lượng phòng thủ hỏa tiễn và không gian, sẵn
sàng tác chiến và tăng cường năng lực chiến đấu để bảo vệ quốc gia. Bộ
phải xây dựng các lực lượng phòng thủ hỏa tiễn và không gian tinh nhuệ
cho tương lai, đồng thời nghiên cứu, thí nghiệm và nối kết không gian,
phòng thủ hỏa tiễn, an ninh hệ thống mạng, nâng cao kỹ thuật quân sự.
Đại
tá Thomas Nguyễn rất nổi bật trong binh chủng pháo binh phòng không lục
quân (Air Defense Artillery Branch) qua thời gian ông làm Tiểu đoàn
trưởng tiểu đoàn 2, Trung đoàn 44, Lữ đoàn 108 pháo binh phòng không, Sư
đoàn 101 Nhảy dù vào năm 2009; và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 35 Pháo binh
Phòng không Lục quân.
Đại
tá Thomas làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 35 pháo binh phòng không vào tháng
7 năm 2013. Lữ đoàn 35 trú đóng tại phi trường Osan Nam Hàn. Nhiệm vụ
của Lữ đoàn là phòng thủ và quan sát tất cả các hoạt động của hỏa tiễn
trên bán đảo Triều Tiên, và là đơn vị hỏa tiễn phòng không yểm trợ cho
Đệ thất không lực (7th Air Force) và Bộ tư lệnh lục quân thứ tám (Eight
Army) và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Hàn. Nỗ lực của Lữ đoàn
là bảo đảm huấn luyện tác chiến, bảo trì vũ khí, và sẵn sàng chiến đấu
là ưu tiên hàng đầu của đơn vị.
Trong
suốt nhiệm kỳ chỉ huy Lữ đoàn 35, Đại tá Thomas Nguyễn đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của một Lữ đoàn trưởng, chỉ huy các đơn vị trực thuộc
gồm Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1 và Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52 pháo binh
phòng không với các Pháo đội cơ hữu trang bị hỏa tiễn phòng không
Patriot, tạo thành một lực lượng tinh nhuệ phòng thủ chống phi đạn bảo
vệ bầu trời Nam Hàn.
Đại
tá Thomas Nguyễn tường trình cho Thiếu tướng Jim Richardson về chiến
thuật phòng thủ hỏa tiễn vào tháng 6/015. / Ảnh: US Army
Ngày
24 tháng 6 năm 2015, ông bàn giao chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 35 Pháo
binh Phòng không lại cho Đại tá Mark Holler. Sau đó ông được thuyên
chuyển đên nhiệm sở mới tại Bộ tư lệnh phòng thủ phi đạn và không gian
Lục quân.
Đại
tá Thomas Nguyễn sinh tại Sài Gòn. Gia đình ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào
tháng 4 năm 1975. Ông tốt nghiệp Đại học Towson năm 1991, thụ huấn khóa
sĩ quan trừ bị qua chương trình quân sự tại trường Đại học Loyola
College of Baltimore, tiểu bang Maryland. Trong thời gian phục vụ quân
đội, ông tiếp tục hoàn tất các học vị Cao học Khoa học nghiên cứu chiến
lược tại Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ (US Army War College); và Cao
học Quản trị tại Đại học Central Michigan.
Đại
tá Thomas Nguyễn được thăng cấp Thiếu tá năm 2001, Trung tá 2006, Đại
tá 2012. Hơn 26 năm phục vụ quân đội ông được ân thưởng nhiều loại Huy
chương cao quý như: the Legion of Merit; the Bronze Star Medal; the
Defense Meritorious Service Medal; the Meritorious Service Medal (three
oak leaf clusters); the Joint Service Commendation Medal; the Army
Commendation Medal (one oak leaf cluster); the Army Achievement Medal
(three oak leaf clusters); the National Defense Service Medal with
Bronze Star; the Afghanistan Campaign Medal with Campaign Star; the
Global War On Terrorism Service Medal; the Korean Defense Service Medal;
the NATO ISAF Medal (second award); the Spanish Cross Medal; the U.S.
Army Senior Parachutist Badge; the British Army Parachutist Badge, the
German Armed ForcesProficiency Badge (gold)…
Từ
nay cho đến hết nhiệm kỳ, trên phương vị Tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh
Phòng Thủ Hỏa Tiễn Và Không Gian Lục Quân – Bộ Tư Lệnh Các Lực Lượng Lục
Quân Chiến Lược, Đại tá Thomas Nguyễn có rất nhiều cơ hội và hy vọng
được chọn thăng cấp Chuẩn tướng.
Là
một Đại tá xuất sắc, có tài lãnh đạo chỉ huy trong binh chủng Pháo binh
phòng không Lục quân, tính theo thời gian thâm niên cấp bậc, ông hội đủ
các điều kiện để có thể được chọn thăng cấp Chuẩn tướng vào năm
2016-2017. Nếu được thăng cấp, thì ông sẽ là vị Tướng Lục quân gốc Việt
thứ hai sau Chuẩn tướng Lương Xuân Việt.
Nam Yết / SBTN
Nữ Đô Đốc gốc da đen 4 sao
đầu tiên trong dòng lịch sử
Hoa Kỳ hơn 200 năm.
*
Nét đặc biệt là Bà Tướng này chỉ cao 1 mét rưỡi, tương đương như chiều
cao của Đại Đế Nã Phá Luân trong dòng lịch sử Pháp Quốc.
@ wikipedia
Mới
đây, chúng ta đón nhận tin vui chưa từng có trong cộng đồng người Việt
tỵ nạn trên toàn thế giới (và riêng ở Hoa Kỳ) là quân đội Mỹ vừa có vị
Tướng 1 sao đầu tiên người Mỹ gốc Việt, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, Tư
lệnh phó (hành quân), Đệ nhất SĐ Kỵ binh Không vận (1st Air
Cavalry Division). Đó là chuyện chỉ có thể (cho tới giờ này) xảy ra tại
nước Mỹ, quốc gia được vinh danh là “đất nước của cơ hội đồng đều cho
tất cả mọi người có tài năng không phân biệt nguồn gốc, màu da, chủng
tộc”. Điều này đã được liên tục chứng minh bằng những chuyện có thật tại
đất nước Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ và vừa được tái khẳng định với tin quân
lực Mỹ vừa có vị nữ Đô Đốc (cấp tướng 4 sao) đầu tiên và lại là một
người gốc Phi châu (da đen).
Hãng
thông tấn Mỹ AP trong bản tin ngày 1/7/2014 cho biết, Hải quân Hoa Kỳ
vừa có vị nữ Đô Đốc đầu tiên trong lịch sử của quân chủng này từ ngày
lập quốc đến nay. Đô Đốc Michelle Janine Howard vừa được chính thức
thăng cấp hôm 1/7/2014 vừa rồi, từ nay được ghi tên trong lịch sử quân
đội (và riêng Hải quân) Mỹ là nữ quân nhân đầu tiên đạt cấp bậc này. Như
vậy, bà Howard là vị nữ Tướng 4 sao thứ ba của quân đội Mỹ (sau Đại
tướng Lục quân Ann Dunwoody thăng cấp năm 2008 và Đại tướng Không quân
Janet Wolberger năm 2012).
Riêng trong quân chủng Hải quân Mỹ hiện nay, Đô Đốc Michelle J. Howard là 1 trong 2 vị tướng cao cấp nhất (sau Đô Đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hành quân Thủy). Đô Đốc Michelle Howard đã được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn y việc bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tư lệnh hành quân Thủy (thay thế Đô Đốc Mark Ferguson về hưu).
Riêng trong quân chủng Hải quân Mỹ hiện nay, Đô Đốc Michelle J. Howard là 1 trong 2 vị tướng cao cấp nhất (sau Đô Đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hành quân Thủy). Đô Đốc Michelle Howard đã được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn y việc bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tư lệnh hành quân Thủy (thay thế Đô Đốc Mark Ferguson về hưu).
Sinh
ngày 30/4/1960, con của 1 cựu Thượng sĩ KQ, sau khi học xong bậc Trung
học năm 1978, bà thi đậu vào Học viện Hải quân Hoa Kỳ (đây là khóa SQHQ
thứ ba nhận nữ sinh viên) là 1 trong số 7 nữ SVSQ da đen trên tổng số
1363 SVSQ; tốt nghiệp năm 1982 với cấp bậc HQ Thiếu Úy. Năm 1998 bà tốt
nghiệp Học viện Chỉ huy Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ với bằng Cao học về
Nghệ thuật và Khoa học Quân sự.
Trong
lịch sử 236 năm của Hải quân Hoa Kỳ, Đô Đốc Michelle Janine Howard là
người chiếm nhiều danh hiệu “đầu tiên”. Ngày 1/7/2007, với cấp Phó Đề
Đốc (1 sao) bà là nữ sinh viên Sĩ quan Hải Quân đầu tiên, cũng là SVSQ
đầu tiên của khóa 1982 lên tới cấp Tướng HQ. Ngày 12/3/1999, nhậm chức
Hạm trưởng Hải vận hạm (tàu đổ bộ) USS Rushmore (LSD 47) bà là phụ nữ da
đen đầu tiên chỉ huy một chiến hạm Mỹ. Ngày 1/8/2010 bà là nữ SQHQ da
đen đầu tiên thăng cấp Đề Đốc (Tướng hai sao) và ngày 24/8/2012 là phụ
nữ da đen đầu tiên thăng cấp Phó Đô Đốc (Tướng ba sao), và là phụ nữ đầu
tiên cũng là người Mỹ gốc da đen đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy Phó
Hành quân Thủy (đặc trách Hành quân, Kế hoạch và Chiến thuật) và bây
giờ là nữ Đô Đốc đầu tiên (Tướng bốn sao), cũng là người phụ nữ da đen
đầu tiên giữ chức vụ cao cấp thứ nhì trong quân chủng HQ Hoa Kỳ (Tư lệnh
phó Hành quân Thủy).
Về
hải vụ, kể từ khi mãn khóa bắt đầu phục vụ trên các chiến hạm USS
Hunley (AS-31) và USS Lexington (AVT-16), lần lượt Đô Đốc Howard thăng
tiến qua các chức vụ:
-
Năm 1990, bà là SQ Cơ khí trưởng của chiến hạm USS Mount Hood (AE-29)
phục vụ trong trận chiến vùng Vịnh (cả 2 cuộc hành quân Khiên Sa Mạc
-Desert Shield và Bão Sa Mạc –Desert Storm). Năm 1992 bà là SQ Đệ nhất
của chiến hạm AE-322 và trở thành Hạm phó chiến hạm USS Tortuga (LSD-46)
vào tháng 1/1996 khi chiến hạm này được phái đến biển Adriatic thuộc
Địa Trung Hải tham dự cuộc hành quân Endeavor trong chiến dịch gìn giữ
hòa bình của LHQ tại các nước cựu liên bang Nam Tư. Tháng Ba 1999 bà là
Hạm trưởng Hải vận hạm USS Rushmore (LSD-47) và từ tháng 7/2004 đến
tháng 9/2005 bà là Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Thủy bộ Aphibious
Squadron 7, phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh ESG 5 hoạt động trong
chiến dịch cứu trợ nạn nhân sóng thần Tsunami ở Indonesia và tuần tiễu
giữ gìn an ninh hàng hải khu vực phía Bắc vịnh Ba Tư.
USS Rushmore (LSD-47) @ wikipedia
-
Về các chức vụ trên bờ, đáng kể nhất là các chức vụ chỉ huy cao cấp Đô
Đốc Howard từng đảm đương là Quyền trưởng phòng 3 đặc trách các cuộc
hành quân toàn cầu của Bộ Tổng Tham Mưu Liên quân Hoa Kỳ từ 2001 đến
2003; Phụ Tá Tổng giám Đốc Hành quân của Bộ Tổng Tham mưu Liên quân từ
tháng Hai 2003 đến tháng Hai 2004; Phó Tổng Giám Đốc N3 tại Sở Chỉ huy
Tư lệnh Hành quân Thủy (OPNAV) từ tháng 12/2005 đến tháng 7/2006. Trong
nửa năm cuối của 2006 bà là Phó Tổng Giám Đốc Phân bộ Chiến tranh Viễn
chinh tại OPNAV và trong hai năm, từ tháng Giêng 2007 đến tháng Giêng
2009 là Cố vấn quân sự cao cấp của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Tháng
2/2010 tới tháng 7/2012 bà giữ chức Tham mưu trưởng cho Tổng Giám đốc
đặc trách Chính sách và Hoạch định Chiến lược (Phòng 5/J5). Từ tháng
8/2012 đến tháng 7/2013 bà được thăng chức Tư lệnh phó, Bộ Tư lệnh các
Lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ.
USS Boxer (LHD-4) @ wikipedia
Tháng
Tư 2009, bà là Tư lệnh lực lượng tấn kích (Expeditionary Strike Group)
ESG2 kiêm Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp (Combined Task Force) CTF
151 là lực lượng HQ đa quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo trong chiến dịch tiễu trừ
hải tặc tại Ấn Độ Dương. Bà đặt soái hạm tại chiến hạm USS Boxer
(LHD-4). Trong khoảng thời gian này, tên tuổi của vị Tướng 1 sao là phụ
nữ (lại là người Mỹ da đen) đầu tiên của Hải quân và quân lực Mỹ được
công luận chú ý trong cuộc hành quân giải cứu Thuyền trưởng Richard
Phillips của thương thuyền Maersk Alabama, bị bọn hải tắc Somalia bắt
giữ đòi tiền chuộc mạng.
Ngay khi biến cố xảy ra, Phó Đề Đốc Michelle Howard bay sang khu trục hạm USS Bainbridge để trực tiếp nắm quyền chỉ huy cuộc hành quân đặc biệt giải cứu con tin. Sau khi được báo cáo tàu Maersk Alabama bị cướp biển uy hiếp và Thuyền trưởng Phillips đã bị hải tặc đem xuống 1 chiếc ca nô cấp cứu để chuẩn bị chuyển vào đất liền cầm giữ chờ có tiền chuộc mạng, Phó Đề Đốc Howard quyết định hạ lệnh cho người nhái mở cuộc tấn công cảm tử để giải thoát ông này.
Sau đó, trả lời 1 cuộc phỏng vấn truyền hình được Hải quân Hoa Kỳ phổ biến, Phó Đề Đốc Howard giải thích lý do khiến bà cho người nhái hành động ngay là vì “khi đó chiếc ca nô đang chạy về hướng bờ biển Somalia, vì thế một khi đã vào bờ rồi thì thật là vô phương hoặc vô cùng khó khăn để xác định vị trí giam giữ thuyền trưởng Phillips, và cho dù có biết được nơi ông ấy bị bọn cướp giam giữ đi nữa thì khi chúng đã đưa vào Somalia rồi thì lại càng ít có khả năng giải thoát và cứu sống con tin để đưa được ông ấy về với gia đình, nếu không nói là gần như vô vọng”.
Kết cuộc, sau 5 ngày trong tay bọn hải tặc, thuyền trưởng Phillips được cứu thoát sau khi các tay súng bắn tỉa của người Nhái Hoa Kỳ trên khu trục hạm Bainbridge bắn chết cả 3 tên cướp trên chiếc ca nô cấp cứu.
Câu chuyện có thực này đã được tài tử kiêm đạo diễn điện ảnh Tom Hanks quay thành phim, và ai đã xem phim này có thể không biết rằng phần âm thanh của cuộc đối thoại từ chiến hạm USS Bainbridge với toán người nhái cho lệnh khai hỏa chính là giọng thật của Phó Đề Đốc Howard trích từ âm thanh lưu trong văn khố HQ Mỹ.
Ngay khi biến cố xảy ra, Phó Đề Đốc Michelle Howard bay sang khu trục hạm USS Bainbridge để trực tiếp nắm quyền chỉ huy cuộc hành quân đặc biệt giải cứu con tin. Sau khi được báo cáo tàu Maersk Alabama bị cướp biển uy hiếp và Thuyền trưởng Phillips đã bị hải tặc đem xuống 1 chiếc ca nô cấp cứu để chuẩn bị chuyển vào đất liền cầm giữ chờ có tiền chuộc mạng, Phó Đề Đốc Howard quyết định hạ lệnh cho người nhái mở cuộc tấn công cảm tử để giải thoát ông này.
Sau đó, trả lời 1 cuộc phỏng vấn truyền hình được Hải quân Hoa Kỳ phổ biến, Phó Đề Đốc Howard giải thích lý do khiến bà cho người nhái hành động ngay là vì “khi đó chiếc ca nô đang chạy về hướng bờ biển Somalia, vì thế một khi đã vào bờ rồi thì thật là vô phương hoặc vô cùng khó khăn để xác định vị trí giam giữ thuyền trưởng Phillips, và cho dù có biết được nơi ông ấy bị bọn cướp giam giữ đi nữa thì khi chúng đã đưa vào Somalia rồi thì lại càng ít có khả năng giải thoát và cứu sống con tin để đưa được ông ấy về với gia đình, nếu không nói là gần như vô vọng”.
Kết cuộc, sau 5 ngày trong tay bọn hải tặc, thuyền trưởng Phillips được cứu thoát sau khi các tay súng bắn tỉa của người Nhái Hoa Kỳ trên khu trục hạm Bainbridge bắn chết cả 3 tên cướp trên chiếc ca nô cấp cứu.
Câu chuyện có thực này đã được tài tử kiêm đạo diễn điện ảnh Tom Hanks quay thành phim, và ai đã xem phim này có thể không biết rằng phần âm thanh của cuộc đối thoại từ chiến hạm USS Bainbridge với toán người nhái cho lệnh khai hỏa chính là giọng thật của Phó Đề Đốc Howard trích từ âm thanh lưu trong văn khố HQ Mỹ.
@ youtube
Các
bạn SVSQ đồng khóa SQHQ với Michelle Janine Howard ai cũng nói là họ vô
cùng hãnh diện, và hầu như không một người nào, trong thời gian thụ
huấn, từng nghĩ rằng sẽ có một ngày người bạn nữ đồng khóa gốc da đen,
dáng nhỏ thó, luôn điềm tĩnh, ít nói ấy sẽ trở thành vị tướng HQ đầu
tiên của khóa, và họ lại càng không thể tưởng tượng rằng ngày hôm nay bà
lên tới cấp Đô Đốc 4 sao!
Với
chiều cao khiêm tốn (chỉ 5 feet, tương đương quá 1 m rưỡi), lại là
người ít nói, nữ SVSQ Howard dường như không đủ điều kiện về mặt hình
dáng và thể lực, vốn là yếu tố cần thiết ở 1 vị chỉ huy. Hơn thế,
Michelle Howard lại là phái nữ và gốc da đen! Giới tính và chủng tộc cho
tới nay vẫn là những chướng ngại vật quan trọng trên bước đường thăng
tiến trong xã hội Hoa Kỳ -nói chung- và trong quân đội và nhất là Hải
quân Mỹ, nói riêng.
Phó Đề Đốc M. Howard @usnavy.mil
Trong
quá khứ, Đô Đốc Howard từng nhiều lần không tránh né và nói thẳng về
những rào cản giới tính và chủng tộc bà đã phải kiên trì và can đảm
tranh đấu để vượt qua, và đạt được sự kính phục của mọi người, từ thượng
cấp đến đồng ngũ và nhất là thuộc cấp dưới quyền. Bà từng nói với các
sinh viên, nhất là phái nữ gốc da màu, trong một buổi thuyết trình về
thực trạng của nữ giới và gốc sắc tộc trong Hải quân Hoa Kỳ tại Đại học
Nova South Eastern ở Fort Lauderdale, Florida hồi năm 2010 rằng "Chuyện
phục vụ trong Hải quân (Mỹ) không phải dành cho những kẻ chết nhát. Cần
phải có tính biết khôi hài để duy trì cho mình khả năng chịu đựng vì
nhất định sẽ luôn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, từ cấp trên, bạn
đồng cấp và nhất là quân nhân dưới quyền. Trong hải quân, nhất là trên
các chiến hạm lênh đênh trên biển, chuyện chấp nhận phục tòng tuyệt đối
mệnh lệnh của một vị chỉ huy, hạm trưởng là phái nữ quả là điều khó
lòng chấp nhận với nhiều nam thủy thủ và nam sĩ quan”.
Đề Đốc M. Howard @usnavy.mil
Trong suốt 36 năm quân vụ (tính từ ngày nhập ngũ theo học khóa SQHQ hiện dịch), bà Howard cho biết “vẫn
gặp thường xuyên, phải đương đầu hoài với những kẻ không muốn chỉ huy
bà, không muốn là người dưới quyền nhận lệnh của bà, và đơn thuần không
muốn thấy bà leo lên tới cấp Tá HQ chứ đừng nói đến hàng Tướng lãnh!”
Tất cả mọi chuyện châm biếm, chê bai, đồn đại và vấn đề khó khăn đều
chỉ quay quanh hoặc là giới tính, hoặc nguồn gốc chủng tộc của bà, và
thậm chí thường là cả hai!
Trong
năm nay 2014, sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng và sâu rộng của Bộ Hải
quân Mỹ, Phó Đề đốc Charles Gaouette, Tư lệnh Đệ tam Liên đoàn HKMH Tác
chiến (Carrier Strike Group 3) trong đó có HKMH USS John C. Stennis, đã
phạm 2 trọng tội ‘phỉ báng, vu khống và khinh mạn quân đội’ khi nói rằng
”ông ta tin là chuyện bà Howard được thăng cấp Phó Đô Đốc (3 sao) chỉ
vì bà là phụ nữ và lại là người da đen, phù hợp với đường lối ‘chính trị
đúng đắn –policy of political correctness- hiện là chuyện thời thượng
trong chính giới và xã hội Hoa Kỳ, chứ không phải vì bà có khả năng và
thực tài! Phó Đề Đốc Gaouette đã chịu hình thức kỷ luật nặng nhất đối
với một tướng lãnh là bị tước quyền chỉ huy và bị buộc giải ngũ kèm theo
lời khiển trách trong hồ sơ, kết thúc binh nghiệp trong hổ thẹn!
Phó Đô Đốc M. Howard @usnavy.mil
Trong
những năm qua, bà Howard đã là nguồn cảm hứng có thật , đã truyền sinh
lực cho thế hệ trẻ thuộc nữ giới sắc tộc trong quân lực Hoa Kỳ để họ ra
sức nỗ lực phấn đấu trên đường binh nghiệp, nhất là trong lúc này, khi
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách mới là hủy bỏ việc loại trừ
nữ quân nhân khỏi các đơn vị trực tiếp chiến đấu, có nghĩa từ nay tới
tháng Năm 2016 mở ra vô vàn cơ hội thăng tiến cho số 237 ngàn nữ quân
nhân thuộc đủ mọi quân binh chủng của quân lực Mỹ.
14
năm trước, đang là Hạm trưởng vận tải hạm (tàu đổ bộ) USS Rushmore, trả
lời câu hỏi của phóng viên tạp chí Hải quân Hoa Kỳ về cảm tưởng của bà
khi đứng trên đài chỉ huy ra lệnh con tàu rời cảng San Diego ra khơi
hành quân bà dí dỏm đáp “Tôi
tin chắc rằng một ngày nào đó trong tương lai, Hải quân Hoa Kỳ thể nào
cũng sẽ có vị Tư lệnh Hành quân Thủy đầu tiên thuộc nữ giới!”. Cũng trong cuộc phỏng vấn này, về kinh nghiệm đã gặp sau một năm là Hạm trưởng chiến hạm, bà Howard nói thẳng “nói
chung,bất cứ 1 nam Hạm trưởng nào lên tàu cũng đương nhiên nhận được sự
phục tòng thuộc cấp vì được chấp nhận không thắc mắc vào tư thế chỉ huy
của ông ta, trong khi là nữ Hạm trưởng thì không được sự đương nhiên
phục tòng như vậy mà phải bằng khả năng tự chứng minh với thuộc cấp,
phải chinh phục được sự kính nể và phục tòng của họ!”.
Bà từng kể lại có thời gian chỉ huy 1 chiến hạm với người Hạm phó cho mình cũng thuộc phái nữ. Bà nói “thử
tưởng tượng cảm nghĩ và phản ứng của thủy thủ đoàn về sự có mặt và
mệnh lệnh của 2 người đàn bà trên chiến hạm lênh đênh trên biển khơi.
Tàu không chìm và hoàn tất tốt đẹp mọi chuyến hải trình quả thật đúng là
một phép lạ!”
Bà
cũng nhắc tới sự ngạc nhiên và thán phục của giới Hải quân ngoại quốc
về việc 1 nữ Hạm trưởng chỉ huy chiến hạm, như trong một chuyến thăm
viếng Úc Đại Lợi, rất nhiều sĩ quan HQ cao cấp của Úc đã nói thẳng với
bà “ở nước chúng tôi chưa và có lẽ khó lòng thấy có một nữ hạm trưởng HQ
như bà đâu!” và bà rất thích thú về chuyện, trên chiến hạm Rushmore cả
thảy 39 sĩ quan và thủy thủ, một thủy thủ đã gọi bà là ‘bà ngoại
–grandma’ thay cho danh xưng thân mật ‘ông già –old man’ mà họ vẫn dùng
khi nói đến một vị nam Hạm trưởng!
Trong
buổi lễ gắn cấp bậc Đô Đốc cho bà Howard tổ chức tại đài kỷ niệm các nữ
quân nhân quân lực Hoa Kỳ đã hy sinh vì tổ quốc, trong Nghĩa trang quốc
gia Arlington ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Bộ trưởng HQ Mỹ Ray Mabus tuyên
bố "Đô
Đốc Howard là thí dụ tiêu biểu và hùng hồn nhất cho chúng ta thấy là
quốc gia Hoa Kỳ và Hải quân Mỹ sẽ mất mát và thiệt thòi ghê gớm đến
chừng nào nếu chúng ta đặt ra những hàng rào cản về giới tính, chủng tộc
trong việc xét duyệt để bổ nhiệm các vị chỉ huy cao cấp, những người
nắm giữ trọng trách bảo vệ an ninh đất nước và hòa bình thế giới!”.
Quả
thật không ngoa khi nói chỉ có nước Mỹ, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ mới có
những trường hợp như Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt và Nữ Đô Đốc Michelle
Janine Howard!
Trông
người lại ngẫm đến ta! Đất nước Việt nam ngày nay dưới chế độ ngu xuẩn,
khiếp nhược, độc tài đảng trị có chính sách’ hồng hơn chuyên’ của đảng
CSVN thì chỉ có thể có toàn những khuôn mặt tướng ‘lợn’ như cỡ Phùng
Quang Thanh mà thôi, nhất định không thể khác được!
|
Comments
Post a Comment