Gia Đình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Cha nào Con nấy-Like Father, Like Son.
Thân phụ của TT Ngô Đình Diệm là Quan Đại Thần Ngô Đình Khả.
Thân Phụ của CTịch VNDCCH Nguyễn sinh Cung là Nguyễn sinh Sắc, bị giáng chức, bị đánh roi, đuổi về làm thứ dân, vì tội say rượu đánh chết tù nhân.
ai bao năm thề tranh đấu cho tự do,
người cương quyết Chống Cộng,
bài phong kiến bóc lột,
diệt thực dân rắc gieo tàn phá
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Người sẳn sàng hy sinh mạng sống
"...Người viết bài này không có ý định đứng ở đâu, bênh vực bên nào hay chê bai bên nào mà chỉ như là một người hậu thế nhìn lại những sự kiện lịch sử, cố gắng tìm hiểu đúng lịch sử và nếu có thể thì đem những điều lịch sử ấy cho bạn bè, cho người người nào muốn tìm hiểu lịch sử trung thực nhất..." Mai Tú Ân
MTA
Mai Tú Ân
http://ma-tu-an.blogspot.com/2015/05/ngo-inh-mot-dong-ho-ang-kinh-trong-lich.html
Thân phụ của TT Ngô Đình Diệm là Quan Đại Thần Ngô Đình Khả.
Thân Phụ của CTịch VNDCCH Nguyễn sinh Cung là Nguyễn sinh Sắc, bị giáng chức, bị đánh roi, đuổi về làm thứ dân, vì tội say rượu đánh chết tù nhân.
TT Ngô Đình Diệm nhiều lần mặc quốc phục , khăn đóng áo dài truyền thống tổ tiên , khi tiếp đón các quan
khách ngoại quốc , hoặc duyệt binh ngày quốc khánh 26 tháng mười .
Hàng năm , TT Diệm thường đi cùng với Trung Tướng Tôn Thất Đính, về Huế để thăm Cụ Bà Ngô Đình Khả, tại ngôi nhà đã có từ thời Vua Thành Thái .
Gia đình TT Diệm rất Nho Giáo , trọng lễ nghĩa tổ tiên gia đình . Tất cả gia đình các dâu rể, con cháu đến thăm Cụ Bà Ngô Đình Khả đều ăn mặc quốc phục truyền thống tổ tiên, -- kể cả các cháu còn nhỏ như Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh
Hàng năm , TT Diệm thường đi cùng với Trung Tướng Tôn Thất Đính, về Huế để thăm Cụ Bà Ngô Đình Khả, tại ngôi nhà đã có từ thời Vua Thành Thái .
Gia đình TT Diệm rất Nho Giáo , trọng lễ nghĩa tổ tiên gia đình . Tất cả gia đình các dâu rể, con cháu đến thăm Cụ Bà Ngô Đình Khả đều ăn mặc quốc phục truyền thống tổ tiên, -- kể cả các cháu còn nhỏ như Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh
NGÔ ĐÌNH DIỆM , Một gia đình truyền thống Nho giáo VN
" Ai bao năm vì sông núi
quên thân mình,
ai bao năm thề tranh đấu cho tự do,
người cương quyết Chống Cộng,
bài phong kiến bóc lột,
diệt thực dân rắc gieo tàn phá
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống
Người sẳn sàng hy sinh mạng sống
Ngô Tổng Thống , Ngô tổng
thống muôn năm "
Tác giả bài suy tôn Ngô Tổng
Thống là nhà văn Thanh Nam, người phổ nhạc là nhạc sĩ Ngọc Bích, còn tập thơ
"Tổng Thống Ngô Đình Diệm" (tôi quên tên chính xác của tập thơ (chỉ
nhớ bìa in mầu xanh là cây nhạt (light green) thì do nhà giáo Bùi Văn Bảo (Bảo
Vân) viết.
Nhớ ngày xưa đất nước thanh bình , dân
chúng ấm no hạnh phúc .
Đi đâu cũng nghe người ta hát :
Ai bao năm vì sông núi quên thân mình
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do ...
...Ngô Tổng Thống muôn năm
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do ...
...Ngô Tổng Thống muôn năm
....Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng
Thống ..Xin Thượng Đế ban phúc lành cho người
Lâu quá không thuộc hết
Lời ca bình dân nhưng thật là hay .
Không biết ai là tác giả ?
Bây giờ đói khổ , bị áp bức , bị cướp
đất cướp nhà, vô tù ngôi cả đám.
Giờ doi qua , chắc không ai hát nổi
[Attachment(s) from Vie^.t Si~ included
below]
President Ngô Đình Diệm's Historic Speech to the United States' Congress on May, 9th, 1957 (Special Joint Meeting of the U.S. Senate and House of Representatives) - (Links below):http://ngothelinh.tripod.com/President_Diem_May_9_1957.htmlhttps://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/doc115.htm
LINKS TO IMPORTANT WEBSITES:http://quansuvn.info/http://ubtttadcsvn.blogspot.com/http://www.chinhkhiviet2013.com/http://www.chinhkhiviet2014.comhttp://truclamyentu.info/http://bacaytruc.com/http://ngothelinh.tripod.com/NgoDinhDiem.htmlhttps://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/doc115.htm
NHO LOI TONG THONG TUONG GIOI THACH
CUA DAI LOAN :
" TIEC CHO VIET NAM QUA - MOT
TRAM NAM NUA , KHONG BIET VIET NAM CO THE KIEM DUOC
MOT NGO DINH DIEM THU HAI HAY KHONG
"
Kính chuyển đọc và chuyển tiếp tối đa. Những kẻ vô liêm sỉ thường
a dua vu cáo đặt điều, đọc xong bài này vào soi gương
coi mặt mày ngơ ngáo thế nào. Sao lại có thê vô liêm sỉ.
ác mồm, độc miệng vu khống cho Người. Tôi đã rất tiếc
mà viết rằng một số không nhỏ người viết hồi ký là để CHẠY TỘI và muốn Chạy tội thì không gì tốt
bằng ĐỔ TỘI cho người khác.
Cám ơn anh Khánh đã chuyển
cho đọc bài này.
TDT
"...Người viết bài này không có ý định đứng ở đâu, bênh vực bên nào hay chê bai bên nào mà chỉ như là một người hậu thế nhìn lại những sự kiện lịch sử, cố gắng tìm hiểu đúng lịch sử và nếu có thể thì đem những điều lịch sử ấy cho bạn bè, cho người người nào muốn tìm hiểu lịch sử trung thực nhất..." Mai Tú Ân
Ngô
Đình, một dòng họ đáng kính trong lịch sử Việt Nam...
Mai Tú Ân
Cuộc Cách Mạng
1/11/1963, một nhóm quân nhân
do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã làm
lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất VNCH. Ông Diệm và người em
ruột Ngô Đình Nhu bị giết sau đó một ngày (2/11),
Cuộc Cách Mạng 1/11/1963, một nhóm quân nhân do
tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã làm lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền
Đệ Nhất VNCH. Ông Diệm và người em ruột Ngô Đình Nhu bị giết sau đó một
ngày (2/11), và mấy tháng sau thì người em của hai ông là Ngô Đình
Cẩn bị đưa ra xử bắn ở pháp trường Chí Hòa. Như vậy cùng với ông anh cả Ngô
Đình Khôi bị CS xử bắn năm 1945 thì gia đình ông Diệm có đến 4 người anh em
trai đã bị họa súng đạn. Bốn người con ưu
tú nhất của dòng họ ấy đã ngã xuống để trả nợ núi sông khi nghiệp lớn chưa
thành, khi mộng kiến quốc dân an còn dang dở...
Nền Đệ Nhị VNCH ra đời. Và như một lẽ tự nhiên
"được làm vua thua làm giặc". Nền
Đệ Nhất CH vừa bị khai tử, ông Diệm, gia đình ông, chính quyền của ông,
đảng Cần Lao Nhân Vị và bất cứ cái gì liên quan đến chế độ của ông đều bị
chà đạp, bị phỉ nhổ, và bị xuyên
tạc, bôi nhọ bởi chính những người
lật đổ nó. Dĩ nhiên cái gì đã chết thì không thể cãi, hay biện mình
được, kể cả chế độ lẫn người của chế độ ấy. Đó là nguyên tắc Người Thắng
Bao Giờ Cũng Đúng...
Nhưng rồi thời gian dần trôi qua khi tiếng hò reo
mừng chiến thắng của ngày Cách Mạng đó cứ nhạt nhòa dần, khi những người
anh hùng của cuộc CM ấy đã không còn là anh hùng nữa trong mắt người dân
thì mọi sự lại được trở về với sự thật, của
lịch sử trả lại cho lịch sử...
Chính phủ ông Ngô Đình Diệm từ thời ông còn làm
Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại đã làm những việc
đáng ca ngợi như từ chối ký Hiệp Định Giơnevơ 1954 chia đôi đất nước, lo ổn
định cuộc sống cho gần 1 triệu đồng bào di cư cùng chính sách Người cày có
ruộng. Xây dựng nền tảng chính trị, quân sự, văn hóa, pháp luật..v..v..cho
các Đệ 1, 2 CH.
Chế độ Ngô Đình Diệm không phải
là một chế độ độc tài, gia đình trị. Chế độ ấy được bầu cử dân chủ tự do và
hoạt động dựa trên những nguyên tắc của thế giới dân chủ tự do. Và trên cơ sở đó thì đó vẫn là một
chính quyền của dân, phục vụ dân. Do những yếu tố khách quan như đang đối
diện với một cuộc đối đầu một mất một còn với chế độ CS ở miền Bắc, trình
độ dân trí hồi đó cũng như những sai lầm của chế độ nên dễ bị cho là độc
tài, gia đình trị..
.
Ông Ngô Đình Nhu là em ruột nhưng không giữ bất cứ
một chức vụ nào trong chính quyền. Ông là một cố vấn chính trị cho
người anh TTg Ngô Đình Diệm, nhưng với một con
người thâm sâu, sắc bén, ông dễ khiến cho bên ngoài có cảm tưỏng ông là ông
thần quyền lực. Ông em nữa là Ngô Đình Luyện làm đại sứ lưu động ở
Châu Âu, một chức vụ hữu danh vô thực. Ông em Ngô Đình Cẩn, "Hung Thần
Miền Trung" té ra lại chỉ là một tiểu địa chủ ít học, ăn trầu bỏm bẻm
và hút thuốc rê phì phèo. Ông Cẩn cũng là người không có vợ con giống như
ông anh TT, nhưng dốc hết lòng phụng dưỡng mẹ già ở quê. Anh em họ còn có
một người em gái tên Ngô Đình Thị Hiệp và là thân mẫu của Đức Cha Nguyễn
Văn Thuận sau này. Và cũng giống như toàn
thể dòng họ Ngô Đình, anh em họ đều là những người hết lòng kính Chúa, yêu
nước, thờ cha dưỡng mẹ...
Ông Ngô Đình Cẩn không phải là một người làm chính
trị tài năng như những người anh danh tiếng của ông, nhưng ông vẫn có những
phẩm chất của dòng họ danh giá ấy khi ông
ung dung ra pháp trường với câu nói nổi tiếng : "Đây là điều mà người
làm chính trị phải chấp nhận"
Với những con người như thế của
một dòng họ như thế mà sau ngày 1/11/1963 đã có vô số những chuyện xuyên
tạc đồn thổi quá đáng, thậm chí có những bồi bút viết cả những thiên truyện
(Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân của Hoàng Trọng Miên) để bịa đặt vô liêm sỉ
về ông Diệm, ông Nhu và đặc biệt là về bà TLX. Nào là ông Diệm với bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô
Đình Nhu có tình ý với nhau. Bà Trần Lệ Xuân lăng loàn cắm sừng chồng. Ông
Ngô Đình Nhu cho vợ đi quan hệ với cố vấn Mỹ để nhờ vả và chỉ nằm nhà hút
thuốc phiện.
Toàn những chuyện tào lao vớ
vẩn được tung ra khi những người bị bôi nhọ đó cùng với cái thế giới đẹp đẽ
quanh họ đã sụp đổ, bị chà đạp. Nhưng hãy nhớ rằng một dòng họ danh giá
kính Chúa với cuộc sống đạo đức từ đời ông bố cho đến các con thì anh em
ông đều là những người đạo đức, khả kính và thậm chí có xu hướng
thoát tục thì những điều bịa đặt thuộc loại vô đạo như trên mà gắn vào họ thì
có tin được không.
Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu là con gái
của luật sư Trần Văn Chương danh tiếng, cựu bộ trưởng và là một gia đình
danh gia vọng tộc của Hà Nội thời ấy, kết hôn với ông Ngô Đình Nhu là con
của cố Thượng Thư đại thần Ngô Đình Khả, với câu vè nổi tiếng đất Thần Kinh
:" Đày vua không Khả, đào mả không Bài", em ruột của cựu Thượng
thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, em ruột của Tổng Đốc Ngô Đình Khôi và theo
chồng về làm dâu một gia đình cực kỳ lễ nghĩa, đạo đức như gia đình ông Nhu
thì việc gán ghép xuyên tạc hay bịa đặt về bà có đáng tin không ?
Rồi có ông tướng viết hồi ký kể chuyện ngày đảo
chính, ông Ngô Đình Cẩn có gửi cho ông tướng Đỗ Cao Trí một va li kim
cương. Rồi trong Dinh Gia Long bà Trần Lệ Xuân để tủ giày hàng trăm đôi
giày, các áo ngủ hở hang.... Rồi những câu
chuyện đồn đại tào lao như trên thời Đệ 2 VNCH tồn tại mãi cho cho đến
30/4/75 thì chuyển giao cho chính quyền CM để tào lao mãi cho tới lúc này.
Sách báo phim ảnh thì toàn xách mé gọi các ông là
thằng này, thằng nọ, con kia...Gia đình dòng họ ông Diệm thì không bán nước
cũng phò Tây kiếm sữa bò. Rồi có nhiều dinh cơ dinh thư ở khắp nơi, đặc
biệt ở Đà Lạt là những biệt điện cướp của Bảo Đại. Và ông Nhu có thú lên Đà
Lạt để săn hổ và voi, mà không biết đấy là thú săn của vua Bảo Đại vào cái
thời xa xưa, chớ thời ông Diệm thì làm gì có hổ có voi mà đi săn.
Hôm 1/11/63 quân đảo chính bao vây để oánh nhau
với quân Liên Binh phòng vệ Phủ TTg dữ dội lắm, rồi khi yếu thế ông Diệm
Nhu đã theo đường ngầm mà các ông đã cho xây trước đó để thoát khỏi dinh
Gia Long. Thực ra thì oánh nhau cũng không dữ lắm đâu vì các sĩ quan đơn vị
tấn công và phòng thủ đều quen biết nhau, không cùng võ bị Đà Lạt thì cũng
sĩ quan Thủ Đức. Và cũng chẳng có đường hầm nào mà đơn giản là anh em ông
Diệm đã cùng vài cận vệ đã leo lên hai cái xe hơi để ung dung đi cửa sau
của Dinh Gia Long để ra đường Lê Thánh Tôn bây giờ.
Hai ông vừa đi vừa bàn bạc mãi
mà không còn biết đi đâu nữa, vì bao năm làm Tổng Thống, tuyệt đỉnh quyền
lực nhưng các ông không có nổi cái nhà riêng nào ở SG để làm chốn đi về. Và
ngoài căn nhà của tổ tiên ở Phú Cam, Huế ra thì cả dòng họ này chẳng có cái
nhà riêng nào ở đâu cả.
Rời khỏi dinh Gia Long, hai ông bắt đầu chuyến đi Định Mệnh của mình vào
Chợ Lớn - đến nhà Mã Tuyên - Nhà Thờ Cha Tam, và cuối cùng cả hai ông đã
chết gục bên nhau trong vũng máu trên một chiếc xe M.113 của quân đảo
chánh...
Một chuyện vui nữa về sự "giàu có" của
anh em ông Diệm. Theo các cuốn hồi ký của thuộc quyền như Võ Văn Hải, Đỗ
Thọ thì anh em họ có lần về Huế làm giỗ bố thì ông Cẩn đã cự nự với ông
Diệm về việc gia đình ông Nhu lần nào cũng kéo cả đại quân gồm hai vợ chồng
ông và một đám con cái đông như quân Nguyên về ăn giỗ như vậy mà không chịu
dưa góp thêm vào làm giỗ khiến ông Cẩn cứ phải è cổ ra gánh, trong khi ông làm
gì có dư.
Cha Thục (Đức TGM Ngô Đình Thục) là người tu hành
nên chỉ cười trừ, còn ông Đại Sứ Ngô Đình Luyện lần nào về thì khi đi cũng
chờ các anh đi hết rồi lẻn vào ca với Cụ Bà bài ca con cá cần sống vì nước
để kiếm tiền xe. Có khi còn gãi đầu gãi tai để giật tạm vài trăm của mụ
Luyến, là người giúp việc của ông Cẩn. Chỉ có mỗi một mình ông Diệm là gửi
tiền về làm giỗ nên không đủ. Đã vậy mệ Nhu (bà TLX) cứ đòi phải có món này
món kia để làm giỗ theo kiểu miền Bắc thì kiếm đâu ra. TTg Diệm phải nói giàn hòa, là chú Nhu đi làm
nhà nước to thế nhưng không có lương, thôi thì anh trích thêm lương của anh
để dưa góp thêm làm giỗ. Ông Cẩn còn làu bàu. Nhưng mà đám con anh Nhu ăn
phá hao lắm...
Chính quyền CS miền Bắc cũng
không bỏ lỡ dịp. Và những chuyện tuyên truyền tào lao vớ vẩn giờ vẫn còn
như : Luật 10/59 Chế độ NĐD lê máy chém đi khắp miền Nam để chặt đầu những
người yêu nước. Có thấy
chém ai đâu ngoài một hai người như ông Ba Cụt (Lê Quang Vinh), ông Hoàng
Lệ Kha (Tây Ninh). Rồi thì Ngô Đình Diệm nói :"Biên giới của Hoa Kỳ
kéo đến tận vĩ tuyến 17" Mà thực ra câu nói nguyên văn của ông là
:"Biên giới của tự do kéo đến vĩ tuyến 17..."
Các bạn thân mến. Người
viết bài này không có ý định đứng ở đâu, bênh vực bên nào hay chê bai bên
nào mà chỉ như là một người hậu thế nhìn lại những sự kiện lịch sử, cố gắng
tìm hiểu đúng lịch sử và nếu có thể thì đem những điều lịch sử ấy cho bạn
bè, cho người người nào muốn tìm hiểu lịch sử trung thực nhất. Và cũng là những cảm nhận chân thành của một
người lớp sau bày tỏ lòng kính phục đối với ông Ngô Đình Diệm, cùng sự
ngưỡng mộ với tất cả những con người giờ đây đã trở thành huyền thoại trong
cái đại gia đình vừa danh gia vọng tộc, vừa chất ngất nỗi đau thương ấy.
Cầu mong Chúa luôn ở bên họ...
Mai Tú Ân
http://ma-tu-an.blogspot.com/2015/05/ngo-inh-mot-dong-ho-ang-kinh-trong-lich.html
Comments
Post a Comment