Phản ứng các nước về phán quyết của PCA
Cái
đau nhất cho Việt Nam chính là một chính quyền hèn nhát chỉ
biết cúi đầu vâng lệnh Tầu cộng, chấp nhận bán đứng biển đảo
cho Tầu (sự kiện đảo Gạt Ma) Hải quân Việt cộng làm bia sống
để quân Tầu thi nhau giết hại, họ cấm đoán cả việc lễ giỗ
các quân nhân đã hy sinh tại Gạt Ma.
Đối
với ngư dân Việt Nam, thì người dân luôn bị tấn công cướp bóc
và giết hại trên vùng biển của VN, nhưng chính quyền không giám
phản kháng chỉ giám nói là (Tầu lạ). Nếu người dân giám lên
tiếng thì bị nhà cầm quyền bắt bớ đánh đập để bảo vệ chủ
quyền cho Tầu Cộng.
Nếu
Việt Nam giám đứng chung với Philippien để cùng khởi kiện đối
với Trung Cộng trước tòa án quốc tế thì mới gọi là anh hùng.
Bây giờ khi Philippine thắng kiện mới nói vuốt theo kiểu (ăn
có) lấy lệ nếu không thì cũng ê mặt,
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Cộng đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Cộng nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Cộng không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông "hoan nghênh, đề cao sự công tâm, minh bạch, đúng đắn của phán quyết của hội đồng trọng tài PCA (Tòa Trọng tài Thường trực) đứng ra làm việc hết sức có ý nghĩa này".
Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Cộng và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
Sau
quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố
chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này
có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết
các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.
Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.”
Hồng Nga nói về phán quyết từ Hague
Phản ứng các nước về phán quyết của PCA
Ngày
22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối
với Trung Cộng trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên
các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”
Ngày
3/6/2014: hạn cuối cùng Tòa án đưa ra cho Trung Cộng đệ trình Bản phản
biện của bị đơn. Trung Cộng từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham
gia vào vụ việc và vì thế, cũng không đệ trình Bản phản biện của bị
đơn
Ngày
11/12/2014: Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên
Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi
ích và quyền lợi pháp lý của Việt Nam”
Ngày
29/10/2015: Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về
quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung
Cộng. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong
Bản Tranh tụng của Philippines
Ngày
21-22/3/2016: Trong một động thái bất ngờ, Đài Loan đưa ra Tuyên bố
Amicus curiae về Quan điểm về chủ quyền của Đài Loan tại Đảo Itu Aba (Ba
Bình). Theo đó hòn đảo này có vùng biển 200 hải lý (bao trùm lên hầu
hết các hòn đảo còn lại đang tranh chấp ở Biển Đông)
Nhắn tin trực tiếp
Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Cộng trên Biển Đông.
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Cộng đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
"Tòa
xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TC và ngư dân của
họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã
từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung
Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Cộng đã
thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn
vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có
căn cứ pháp lý cho việc Trung Cộng nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
Trung Cộng đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Cộng nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Cộng không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Philippe
Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán
quyết rõ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của
Philippines”.
Trong
văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Cộng gây
rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây
dựng của Trung Cộng gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.
Nhật
Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc,
ràng buộc pháp lý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo
quyết định này.
Ngoại
trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ
tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình,
không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
"Đường Chín Đoạn" là gì?
Bắc
Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85%
diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số
vuông toàn bộ vùng biển này.
"Đường
Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km
và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường
Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Cộng hồi 1947
với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc
thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm
đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân
đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình
là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Cộng và thừa kế toàn bộ các
tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau
đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh
Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền
Bắc Việt Nam.
PCA
là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ
tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà
bình khác".
PCA
được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ
Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả
thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử
tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.
Trung Quốc cho bay thử phi cơ dân dụng ở Trường Sa.
Đài Phát thanh Quốc tế CRI của Trung Quốc, ban Tiếng Việt đăng tin:
"Theo
Tân Hoa xã: Ngày 12/7, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một
chiếc máy bay của Trung tâm Hiệu chỉnh bay Hàng không Dân dụng
Trung Quốc CE-680 lần lượt tiến hành bay hiệu chỉnh thành công
đối với sân bay mới xây dựng trên bãi đá Mỹ Tế và Chử Bích
thuộc quần đảo Nam Sa. Các dữ liệu bay hiệu chỉnh lần này cho
thấy hai sân bay mới xây dựng đã có đủ khả năng bảo đảm an
toàn bay cho máy bay chở khách hàng không dân dụng, tạo thuận
tiện cho sự đi lại của nhân viên, cứu trợ khẩn cấp, cứu hộ y
tế, v.v tại quần đảo Nam Sa, bên cạnh đó sẽ được coi là sân bay
dự bị mới cho các chuyến bay trên khu vực Nam Hải."
Bình
luận về phán quyết do tòa Trọng tài Thường trực ở Hague đối với vụ
Philippines kiện Trung Cộng, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng điều này
"chứng tỏ rằng thượng tôn pháp luật được đề cao".
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông "hoan nghênh, đề cao sự công tâm, minh bạch, đúng đắn của phán quyết của hội đồng trọng tài PCA (Tòa Trọng tài Thường trực) đứng ra làm việc hết sức có ý nghĩa này".
Bình
luận về sự ảnh hưởng tới tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng trên
Biển Đông, ông Trần Công Trục cho rằng phán quyết giúp Việt Nam "khẳng
định việc Việt Nam vận dụng và thực thi công ước này [Công ước về Luật
biển năm 1982] để xác lập quyền và lợi ích của mình trong Biển Đông một
cách hợp pháp và nó là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đấu tranh để bảo vệ
cho các quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Ông
nhấn mạnh: "Cần nhớ rằng tranh chấp trong Biển Đông ngoài tranh chấp
vừa có phán quyết thì còn nhiều loại phức tạp hơn nhiều mà Việt Nam và
các nước khác trong khu vực còn phải tiếp tục cùng nhau giải quyết."
Mỹ ra thông cáo về phán quyết của tòa ở Hague. Bản tiếng Việt được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ ở Việt Nam:
“Phán
quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Cộng
là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình
cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu
các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng
một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ
kiện này và có giá trị tái khẳng định.
Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Cộng và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.”
Trả
lời BBC, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
của Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh phán quyết vì nói có thể
được xem là “chiến thắng” cũng cho Việt Nam.
“Phán
quyết rõ ràng giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên Biển Đông. Tòa đã
quyết định tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng dựa theo đường chín đoạn là
vô giá trị, và không cấu trúc nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền
kinh tế. Vì thế Việt Nam có thể bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình
tốt hơn trước sự xâm lấn của Trung Cộng, đặc biệt ở phần phía nam của
Biển Đông.
Ở
phần phía bắc, nơi hai nước tranh chấp về Hoàng Sa, tình hình không rõ
rệt như thế vì vị thế pháp lý của các cấu trúc ở Hoàng Sa chưa được xác
định. Vì thế phán quyết có thể khuyến khích Việt Nam mở vụ kiện tương
tự, để hy vọng tòa tuyên bố không cấu trúc nào ở Hoàng Sa được có vùng
đặc quyền kinh tế. Như thế sẽ xóa bỏ những chồng lấn có thể có trong
tuyên bố chủ quyền của hai nước quanh Hoàng Sa.
Việt
Nam có thể sẽ chưa mở vụ kiện ngay. Nhưng vị thế đàm phán của Việt Nam
với Trung Cộng đã được tăng lên vì nay Việt Nam đã có sẵn một lựa chọn
pháp lý hiểu quả để đối phó với Trung Cộng nếu nước này tiếp tục gây
hấn.”
Vào
lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra
phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Cộng về 'Đường Chín
Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông.
Hồng Nga nói về phán quyết từ Hague
Luật
sư trưởng của chính phủ Philippines Jose Calida sẽ gửi bản tóm tắt phán
quyết cho Tổng thống Philippines Duterte sáng thứ Tư, và một giải thích
“toàn diện” trong vòng 5 ngày nữa, theo trang báo Rappler.com.
Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng, Tập Cận Bình, tuyên bố Trung Cộng không chấp nhận mọi quyết định của tòa quốc tế về Biển Đông.
Theo
Tân Hoa Xã, ông Tập phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu
Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ở Bắc
Kinh ngày 12/7.
Ông Tập được dẫn lời nói chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông không bị ảnh hưởng vì phán quyết của tòa tại Hague.
Paul
Reicher, luật sư tư vấn chính cho Philippines từ Washington trả
lời BBC News: "Đây là thắng lợi của nước nhỏ trước nước lớn.
Đây là chuyện Trung Quốc chống lại toàn bộ các nước láng
giềng chứ không chỉ Philippines. Các nước Việt Nam, Indonesia
cũng thắng lợi hôm nay về mặt pháp lý."
Bộ
Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói phán quyết của tòa ở Hague là đóng góp
quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa
bình.
Người
phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc với
cả hai phía, rằng Mỹ hy vọng Trung Cộng và Philippines tuân thủ.
Hiện
chưa rõ phán quyết của Toà Trọng tài LHQ có làm thay đổi sinh
hoạt của các ngư dân vùng Scarborough, Philippines hay không. Ba
người trong hình ở Masinloc từng nói việc đánh bắt cá của họ
bị Trung Cộng ngăn chặn.
Comments
Post a Comment