Gần 200 Người Đẹp duyên dáng áo dài Festival Huế. Tối 30/4/2016, Lễ hội
Áo dài mang tên: “Nơi huyền thoại bắt đầu” diễn ra tại sân khấu Bia Quốc
Học (TP Huế). Chương trình có sự tham gia trình diễn của 80 Hoa hậu,
Hoa khôi, Người Mẫu chuyên nghiệp, cùng 100 Nữ sinh Huế. 200 mẫu áo dài
của 10 Nhà thiết kế nổi tiếng đến từ Hà Nội, TP Sài Gòn, và Huế đã để
lại nét thu hút mạnh mẽ và tốt đẹp trong lòng người xem. Ông Chế Công
Chung, Trung tâm Festival cho biết qua các kỳ
Festival Huế, Lễ hội Áo dài luôn có những chủ đề sáng tạo mới, tạo nên
dấu đậm nét khó quên với du khách, là niềm tự hào của người dân xứ Huế.
**** ÁO DÀI HOA TIẾT CỜ VN CỘNG HÒA.
Suốt chương trình, khán giả như được xuôi dòng lịch sử để tìm hiểu quá
trình phát triển của tà áo dài Việt Nam nói chung, và tà áo dài Huế nói
riêng. Nét duyên dáng, cổ kính của người phụ nữ xưa được thể hiện rõ
trong hai bộ sưu tập Áo dài từ xưa đến nay
và Áo dài thập niên 60-70 (của Nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Lê Thanh
Phương). Sân khấu Bia Quốc Học sẽ biến thành không gian đậm màu sắc Huế,
với sự góp mặt của các Hoa hậu, Người Mẫu chuyên nghiệp, và hơn 100
Diễn viên, cùng các Ca sĩ nổi tiếng như: Quang Linh,
Vân Khánh, Quang Hào… dưới sự điều khiển của Đạo diễn Đinh Anh Dũng.
Đến với Lễ hội năm nay, ngoài những bộ trang phục truyền thống, nhiều
Nhà thiết kế cũng tạo ra các mẫu trang phục trẻ trung thời đại, phù hợp
với giới trẻ. Hai bộ sưu tập Giao thoa (Nhà thiết
kế Đức Hùng) và Cách tân (Nhà thiết kế Việt Hùng) lại cho thấy nét đẹp
của người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong trang phục áo dài. Những tà áo
dài tân thời phù hợp với hiện đại, nhưng không đánh mất giá trị truyền
thống xưa cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH. Cùng
với nghệ thuật ánh sáng, những tà áo dài dường như thêm những giai điệu
đậm chất Huế, do nhiều Ca sĩ nổi tiếng như Quang Linh, Vân Khánh, Quý
Hảo … thể hiện. Những mẫu thiết kế áo dài được cải cách theo nhiều
phong cách tân thởi khác nhau, đem lại màu sắc
mới lạ cho buổi trình diễn. Đây là chương trình tôn vinh, và giữ gìn vẻ
đẹp của trang phục truyền thống được xem là Quốc phục của Việt Nam ta.
Khác với mọi kỳ Festival Huế trước, Lễ hội Áo dài năm này chỉ diễn ra
một đêm duy nhất, và được truyền hình trực
tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên - Huế. Ông Chung
cho hay: để có được đêm diễn thành công, các đơn vị đã tổ chức các lớp
tập huấn cho đội ngũ Tình nguyện viên Festival Huế là những Sinh viên
đầy năng lực, nhiệt huyết sẽ lan tới các điểm
du lịch để hỗ trợ du khách trong và ngoài nước. Hơn 22h, chương trình
kết thúc. Mỗi bộ sưu tập mang một phong cách khác nhau nhưng tất cả đã
tạo nên một đêm huyền thoại tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam
**** ÁO DÀI HOA TIẾT CỜ VN CỘNG HÒA.
Tất tần tật những điều cần biết về Festival Huế 2016
FESTIVAL HUẾ 2016 DIỄN RA KHI NÀO?
Với chủ đề “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên – Huế – Di sản văn
hoá với hội nhập và phát triển”, Festival Huế lần thứ 9 sẽ diễn ra từ
ngày 29/4 đến 4/5/2016. Lễ khai mạc Festival Huế 2016 sẽ diễn ra vào tối
ngày 29/4 tại – Kỳ đài Huế.
Lễ khai mạc Festival Huế 2016 sẽ diễn ra vào tối ngày 29/4 tại – Kỳ đài
Huế.
FESTIVAL HUẾ 2016 CÓ GÌ ĐẶC SẮC?
Sau 8 lần tổ chức, Festival Huế 2016 sẽ tiếp tục là cơ hội để quảng bá
về Huế – thành phố di sản, thành phố văn hóa, thành phố Festival, thành
phố du lịch đặc trưng của Việt Nam. Ảnh: ST
Trong khuôn khổ của Festival Huế lần thứ 9 sẽ có Hội nghị Thị trưởng các
Thành phố Đông Á – Mỹ La Tinh (FEALAC). Ngoài ra, sự kiện này sẽ có sự
tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ 5 châu lục.
BTC Festival cho biết hiện đã có 18 quốc gia như Pháp, Bỉ, Nga, Anh, Đan
Mạch, Ba Lan, Morocco, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Sri
Lanka, Australia, Hoa Kỳ, Mexico, Chile, Colombia… chính thức xác nhận
tham
gia.
Trong đó, có một số đoàn nghệ thuật nổi tiếng như: Đoàn nghệ thuật đường
phố L’Homme Debout, Đoàn múa đương đại Hip hop Par Terre và Ban nhạc
Fuzeta (Pháp), Ban nhạc Cancer (Đan Mạch), Đoàn múa dân gian Amurskie
Zori (Nga), ca sĩ Anna Calvi (Anh), Đoàn múa Takamine Hisae (Okinawa,
Nhật Bản), Đoàn múa dân gian Halleluja (Israel), Đoàn múa thuộc Học viện
Mỹ thuật Vinyasa (Sri Lanka), Ban nhạc Della Mae (Hoa Kỳ)…
Ngoài ra, hàng chục đoàn nghệ thuật trong nước sẽ tiếp tục góp mặt, đem
đến những chương trình đặc sắc như: Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế,
Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen
TP.HCM,
Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương, Vũ đoàn Cleopatra…
Đặc biệt, Festival Huế 2016 sẽ tập trung khai thác không gian văn hóa
truyền thống, tiếp nối các kỳ Festival trước đây. Cả TP Huế được dựng
thành sân khấu cho các chương trình nghệ thuật, ẩm thực, khám phá di
sản,
lễ hội.
THỜI GIAN DIỄN RA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA FESTIVAL HUẾ 2016
Có rất nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc được diễn ra trong suốt lễ
hội Festival Huế 2016. Ảnh: ST
- Chương trình nghệ thuật Khai mạc, 20h00 ngày 29/4/2016 tại Ngọ Môn –
Kỳ Đài
- Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế,
19h30 từ ngày 30/4/2016 đến 3/5/2016 tại các sân khấu trong Đại Nội và
Cung An Định
- Đêm Hoàng Cung, 19h30 ngày 1/5 và 3/5/2016 tại Đại Nội
- Chương trình giới thiệu Tinh hoa nghệ thuật truyền thống Huế, 19h30
ngày 02/5/2016 tại đình làng Kim Long
- Ngày Phật Giáo Huế và Lễ hội Quảng Chiếu, 20h00 ngày 1/5/2016 tại
Nghinh Lương Đình
- Lễ hội đường phố các nước Đông Á – Mỹ La Tinh, 1 và 3/5/2016 trên
những đường phố chính trong thành phố Huế
- Lễ Tế Giao, 0h05 ngày 29/4/2016 tại Đàn Nam Giao
- Lễ hội “Hương xưa làng cổ”, 30/4 đến 2/5/2016 tại làng cổ Phước Tích,
xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Lễ hội “Chợ quê ngày hội”, 30/4 đến 4/5/2016 tại cầu ngói Thanh Toàn,
thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Lễ hội thiếu nhi “Sắc màu tuổi thơ”, 30/4 đến 2/5/2016 tại Nhà thiếu
nhi Huế và công viên Nguyễn Văn Trỗi
- Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn, 1/5/2016 tại công viên Trịnh Công
Sơn
- Chương trình áo dài “Rực rỡ Kinh kỳ”, 30/4/2016 tại Bia Quốc Học
- Chương trình nghệ thuật Bế mạc, 20h00 ngày 4/5/2016 tại Ngọ Môn – Kỳ
Đài
_
Comments
Post a Comment