Đồ Thiệt Hay Đồ Dzõm?

 Đồ Thiệt Hay Đồ Dzõm?




Một facebooker đăng một status trên face của mình với nội dung như sau: Sau thì tìm thấy chiếc hộp đen của chiếc Sukhoi 30 vừa rơi ngoài khơi Việt Nam khiến thượng tá phi công Trần Quang Khải tử nạn, người ta tiến hành giải mã và thấy ngay trước khi máy bay rơi, trong hộp đen có ghi lại giọng nói của thượng tá Khải như sau: “ Đ.M. sáng nay thằng chó nào đã rút xăng trong bình đi bán rồi”.
Sự kiện chiến đấu cơ hiện đại Sukhoi 30 của Việt Nam rơi khiến một phi công thiệt mạng, chưa làm dư luận tại Việt Nam hết bàng hoàng thì ngay sau đó chiếc phi cơ CASA của cảnh sát biển Việt Nam rơi khiến toàn bộ phi hành đoàn 9 người thiệt mạng. Có thể nói rằng trong thời bình chưa bao giờ không quân cộng sản Việt Nam bị thiệt hại nặng như lần này.
Việc hai chiếc máy bay quân sự của không quân Việt Nam rơi liên tiếp đã làm nổi bật lên nhiều vấn đề hệ trọng liên quan đến giới quân sự tại Việt Nam mà dư luận tại Việt Nam xưa nay vốn không lưu tâm  đến.
Năm trước, hai chiếc Sukhoi khác của Việt Nam cũng rơi sau khi va chạm nhau trên không khiến toàn bộ các phi công đều tử nạn. Tiếp đó một chiếc máy bay trực thăng quân sự cũng rơi ngay tại Hà Nội làm chết nhiều lính không quân và đặc công.
Vụ rơi chiếc Sukhoi 30 và chiếc CASA vừa qua lần đầu tiên khiến dư luận trong nước hết sức ngạc nhiên khi thấy các phi công quân sự của Việt Nam được trang bị quá sức nghèo nàn. Nghèo nàn đến mức mà nhiều người trong nước đã đưa lên mạng những hình ảnh so sánh cho thấy các phi công quân sự của Việt Nam, nếu không được cho biết trước là phi công, thì người ta không thể nào phân  biệt được các phi công quân sự Việt Nam với các nhân viên vệ sinh chuyên rút hầm cầu.
So sánh trang phục và trang bị của phi công Sukhoi các nước khác, thì quả thật phi công Sukhoi Việt Nam được trang bị quá sức sơ sài, coi như chẳng có gì trên người ngoài bộ quân phục “made in Vietnam”.
Thậm chí khi so sánh với trang bị của các phi công quân sự Việt Nam Cộng Hòa cách đây 40 năm thì phi công quân sự của không quân cộng sản Việt Nam hiện tại còn kém xa. Việc trang bị nghèo nàn như thế có thể phản ảnh tình trạng “tiết kiệm tối đa” của không quân Việt Nam trong khi mua sắm các vũ khí hiện đại.
Có người đã bình luận rằng việc mua Sukhoi và các máy bay hiện đại khác Việt nam cũng giống như người mua xe hơi mới. Có nghĩa là người có tiền thì mua loại xe “full option” có nghĩa là đầy đủ tất các các trang thiết bị hiện đại của chiếc xe đó, còn dân nghèo thì mua loại “base model”, có nghĩa là chỉ có cái vỏ và cái động cơ là giống ngoài ra không còn trang thiết bị gì khác.
Cho nên có thể Việt Nam có nhiều máy bay Sukhoi nhưng đều là loại “base model” cho nên trên thực tế không thể so sánh với các máy bay Sukhoi “full option” của các quốc gia khác, ví dụ như Trung Quốc.
Từ việc tiết kiệm như thế cũng có thể dẫn đến việc hạn chế trong khâu huấn luyện phi công, và những hạn chế khác trong khâu bảo quản, bảo trì và sữa chữa các cơ phận. Chúng ta thường nghe không quân Việt Nam khoe rằng các kỹ sư của họ đã chế tạo ra các cơ phận thay thế cho các cơ phận bị  hư  hỏng trong các máy bay của không quân Việt Nam Cộng Hòa để lại sau chiến tranh. Điều này cũng không loại trừ việc các kỹ sư của không quân cộng sản Việt Nam tìm cách chế tạo các cơ phận thay thế trong các chiếc trực thăng MI hay Sukhoi trong biên chế của không quân Việt Nam.
Dư luận cũng bàn tán về tình trạng tham nhũng, ăn cắp của công phổ biến trong chính quyền, cũng có thể phổ biến trong quân đội, nhưng chưa bao giờ được để ý đến. Trước đây khi xảy ra việc Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương vào thềm lục địa Việt Nam, mới lộ ra việc các đơn vị biên phòng của quân đội Việt Nam khai khống những chuyến tuần tra bờ biển để nhận dầu nhớt về bán chia nhau.
Nếu vấn đề này xảy ra trong lực lượng hải quân biên phòng thì nó cũng hoàn toàn có thể xảy ra trong không quân. Cho nên câu nói đùa trong hộp đen của thượng tá phi công Trần Quang Khải về việc lính không quân hút xăng máy bay đem bán không phải là không có căn cứ.
Dư luận Việt Nam lần đầu tiên cũng nhìn thấy nhiều hình ảnh tư liệu về các phi công quân sự Việt Nam, và họ ngạc nhiên hết sức khi thấy đại tá không quân Lê Kiêm Toàn, lái chính chiếc CASA vừa gặp nạn hoàn toàn không giống gì với một phi công quân sự. Ông Toàn vóc người to béo, phục phịch, bụng phệ ăn mặc bộ đồ bay xoàng xĩnh như công nhân làm đường làm mọi người ở Việt Nam hết sức bàng hoàng.
Nhiều người tự hỏi việc huấn luyện phi công quân sự của Việt Nam tốt đến mức độ nào khi một viên phi công như đại tá Lê Kiêm Toàn có một cái bụng bia to tổ bố như thế?
Việc mua sắm các máy bay hiện đại nhưng lại không mua những trang thiết bị hiện đại kèm theo chúng để tiết kiệm, tiết kiệm trong khâu bảo trì, thay thế cơ phận, tình trạng tham nhũng ăn cắp trong không quân, rồi tình trạng huấn luyện tồi…có thể là những yếu tố khiến cho không quân Việt Nam liên tục xảy ra những vụ rơi máy bay và làm tử nạn các nhân viên phi hành của quân đội.
Từ đó có thể nói rằng với một thực lực như thế của  không quân Việt Nam, từ trang thiết bị đến khả năng của các phi công quân sự, không quân Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ trước lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc nếu không may xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông.
Tiếp đó dư luận tại Việt Nam cũng ngỡ ngàng trước khả năng cứu hộ của quân đội Việt Nam trong các tình huống tai nạn quân sự. Trong vụ rơi máy bay trực thăng MI trước đây cũng vậy. Máy bay rơi một thời gian lâu thì các đơn vị chịu trách nhiệm cứu hộ mới đến được hiện trường. Mà khi đến được hiện trường thì cũng chẳng mang theo được phương tiện, máy móc, trang thiết bị cứu hộ nào để cứu mạng cho những binh sĩ bị thương.
Thực tế người dân gần nơi máy bay rơi đã liều mạng xông vào đám cháy có nguy cơ bị đạn, tên lửa nổ gây chết người, để lôi các binh sĩ bị thiệt mạng, bị thương bằng tay  không kéo ra nằm phơi giữa trời đất !
Trong khi đó báo chí Việt Nam thường xuyên đưa tin về những cuộc thực tập cấp cứu tại nạn máy bay rơi trên bộ, trên biển thành công ngoạn mục (?) của quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong vụ chiến đấu cơ Sukhoi 30 rơi cũng vậy. Việc tổ chức tiến hành cứu hộ của quân đội Việt Nam tỏ ra chậm trể, hoàn toàn không có tính chuyên nghiệp một chút nào. Có lẽ họ  hoàn toàn không có kinh nghiệm và phương tiện để tiến hành những cuộc cấp cứu thực tế, mà chỉ có thể tổ chức những cuộc diễn tập cấp cứu hoành tráng màu mè nhằm làm thành tích để báo cáo lên cấp trên để thăng quan tiến chức hay là để nhận thêm ngân sách và chia nhau mua nhà, mua xe, đi nhậu…
Cả hai phi công trên chiếc Sukhoi 30 khi nhảy dù xuống biển thì một còn sống và một chết trong tình trạng thân thể bị dù cuốn chặt quanh mình. Phi công sống sót được ngư dân phát hiện và cứu vớt đưa lên thuyền. Sau đó viên phi công mượn điện thoại của ngư dân gọi về cho vợ, và vợ gọi cho đơn vị, tiếp đó đơn vị mới biết và cho thuyền ra đón.
Riêng về việc cứu viên phi công sống sót này cũng có nhiều chuyện khó tin. Viên phi công này trôi trên biển và khi thấy thuyền của ngư dân đã đốt những que diêm làm tín hiệu và gọi “thuyền ơi, thuyền ơi, cứu tôi với!”. Điều này chứng tỏ rằng anh ta không có đèn phi, không có súng bắn pháo  hiệu, không có còi kêu cứu,không có máy bộ đàm, không có gì hết…trong chiếc ghế phi công của anh ta.
Theo tài liệu của Nga, thì chiếc ghế của phi công Sukhoi là một sáng tạo khoa học đỉnh cao. Nó chứa cả  kho vật dụng dùng cho phi công trong trường hợp rơi trên biển lẫn trên bộ. Nó có cả dao rựa dùng chặt cây, diêm không thấm nước để nhen lửa, máy bộ đàm, súng bắn hỏa châu, và vô số dụng cụ dùng để cứu mạng phi công.
Nhưng chắc có lẽ Sukhoi của Việt Nam là loại “base model” cho nên cái ghế phi công chỉ là cái ghế..,mà bên trong không có chứa gì cả, ngoại trừ mấy hộp diêm?
Còn viên phi công tử nạn Trần Quang Khải thì cũng được ngư dân tìm ra chứ không phải do các đơn vị tìm cứu của quân đội tìm ra. Ngư dân phát hiện anh ta trôi trên biển, thân thể bị bó chặt bằng dây dù và chiếc dù.
Theo các phi công có kinh nghiệm nhảy dù trên biển, thì trong trường hợp nhảy dù trên biển khi xuống gần sát mặt biển, phi công phải tháo đai dù và rơi tự do xuống nước. Nếu không tháo đai dù thì có khả năng chiếc dù sẽ là vật trở ngại làm cho phi công bị ngạt nước, không xoay xở được.
Các chi tiết liên quan đến việc phát hiện phi công Trần Quang Khải cho thấy anh ta đã không tháo đai dù và đã bị dù lẫn dây dù quấn chặt dẫn đến việc chết đuối. Dư luận cho rằng mặc dầu mang cấp bậc thượng tá nhưng ông Khải đã không được huấn  luyện tốt nên khi nhảy dù ra đã quên không biết việc cần phải tháo đai dù trước khi chạm nước.
 
Ls Lê Đức Minh

benguyen

Bonus:

Image en ligne
(KQVN)


Ảnh lính dù Viêt Cộng duyệt binh
Hiện nay, QĐND VN chủ yếu sử dụng dù D5 của Nga có giá khoảng $2.500 – 3.000/chiếc, mà mỗi chiếc chỉ xài được cho 25 lần nhảy 
thôi nha. Cố xài nữa sẽ thành quá cố. Ngoài ra, còn loại dù dự bị Z5 cũng có giá bét nhất $800/chiếc nhưng chỉ sử dụng được một lần, 
giật ra xong coi như bỏ…làm võng, không thì chỉ dùng làm đạo cụ dưới đất. Ngoài ra mỗi máy giật dù còn có giá $3000-4000/cái. Tất 
cả đều còn quá cao và lãng phí, so với ngân sách quốc phòng hiện nay!

Image result for paratrooper gif

Ảnh lính dù VNCH



Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.