Việt Nam xhcn cần những thứ vũ khí gì của Mỹ?

Theo ông Jim Jatras, việc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một bước tiến mới trong đối đầu Mỹ-Trung. Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ tám trên thế giới, với mục đích tự vệ trước Trung Quốc, và nếu Hà Nội mua nhiều thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ thì có thể trở thành một Ả Rập Xê Út khác đối với Mỹ, có nhiều ảnh hưởng hơn.
Chính quyền Obama có cùng quan ngại trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, như NATO đã lo ngại trước sự hiện diện của Nga ở vùng Baltic và Hắc Hải.
 
 

 

Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?

25/05/2016 14:28 GMT+7

TTO - Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam không những mở ra hướng phát triển kinh tế thông qua chương trình TPP mà còn hỗ trợ quốc phòng cho Việt Nam.
Tuổi Trẻ xin giới thiệu bài viết của ông Trần Thắng, kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut, về vấn đề liên quan đến việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.
Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí hoàn toàn đối với Việt Nam. Việt Nam có cơ hội mua sắm các loại vũ khí khác nhau của Hoa Kỳ để tăng cường khả năng phòng thủ. 
Dĩ nhiên, Việt Nam không thể và cũng không cần mua tấ cả các loại vũ khí. Với điều kiện của mình, Việt Nam có thể sẽ mua sắm các loại vũ khí phù hợp trong từng trường hợp khác nhau. 
Hoa Kỳ có những loại vũ khí nào mà Việt Nam cần quan tâm? Theo cá nhân tôi, một số loại vũ khí Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể quan tâm nhằm trang bị để tăng cường khả năng phòng thủ biên giới và hải đảo. 
F-15 Eagle: máy bay tiêm kích nổi trội nhất hiện nay
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Máy bay F-15 Eagle
Máy bay F-15 Eagle thuộc loại tiêm kích do Công ty McDonnell Douglas sản xuất từ năm 1972, về sau Boeing mua công ty này.
Máy bay được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F-100, thuộc Tập đoàn United Technology Corp (UTC). Tốc độ máy bay có thể đạt 3.000km/h và bay xa 4.000km.
Boeing đã sản xuất 1.600 chiếc máy bay và Pratt & Whitney đã sản xuất 7.200 động cơ với 24 triệu giờ bay. Với số lượng máy bay sản xuất, giờ bay trải nghiệm, thành tích trên các chiến trường, máy bay F-15 Eagle được xem là máy bay tiêm kích nổi trội nhất hiện nay.
Ðối thủ cạnh tranh với F-15 Eagle là các máy bay Sukhoi của Nga như Su-30, Su-34, Su-35 nhưng chỉ Su-30 có tốc độ tương đương F-15. Mặc dù về tính cơ học, các Su hiện đại có tốc độ bằng hoặc gần bằng với F-15 nhưng tính thiết bị hiện đại thì Su không thể sánh bằng F-15.
Ngoài ra, Trung Quốc tự sản xuất máy bay J-11D từ thiết kế của Su-27, là máy bay hiện đại nhất và vốn được xem là Su-35 Trung Quốc. Tuy nhiên máy bay J-11D mới được trình làng vào năm 2015 và lỗi của động cơ máy bay vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Giới phương Tây nhận định động cơ của chiếc J-11D là “gót chân Asin”.
Các quốc gia sở hữu F-15 Eagle: Mỹ, Ðức, Israel, Hà Lan, Nhật.
Trực thăng Seahawk MH-60R
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Trực thăng Seahawk MH-60R
Trực thăng Seahawk MH-60R là trực thăng đa năng do Công ty Sikorsky sản xuất và bay chuyến đầu tiên vào năm 2001, thuộc Tập đoàn UTC. Công ty Lockheed Martin mua Công ty Sikorsky vào năm 2015.
Seahawk có tốc độ bay đạt 270km/h, tầm hoạt động trên 400km, chuyên bay vùng biển và duyên hải. Số lượng chiếc Seahawk hiện nay là 675 chiếc với tổng số giờ bay trên 4 triệu giờ.
Nhiệm vụ của trực thăng Seahawk MH-60R là chống tàu ngầm, chống trên không và mặt đất, do thám, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trực thăng Seahawk neo đậu trên khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu sân bay.
Chiếc MH-60R của hải quân Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Damayan cứu trợ nạn nhân vùng đảo và duyên hải Philippines do bão Typhoon gây ra năm 2013.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu trực thăng Seahawk MH-60: Mỹ, Ðan Mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Brazil, Úc, Saudi Arabia, Qatar, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Ðộ.
Máy bay do thám P-8 Poseidon
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Máy bay do thám P-8 Poseidon
Máy bay do thám P-8 do Boeing sản xuất dựa trên dòng Boeing 737, trang bị 2 động cơ của GE. Máy bay có thể đạt ở độ cao 12km, tốc độ bay 900km/h, hoạt động trong phạm vi 7.000km không tiếp nhiên liệu.
Chính nhờ phạm vi hoạt động xa nên máy bay có nhiệm vụ do thám tàu ngầm trong phạm vi rộng, chống trên không, do thám, tình báo.
Các quốc gia sở hữu máy bay P-8 Poseidon: Mỹ, Úc, Ấn Ðộ
Vệ tinh DMSP
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Vệ tinh DMSP
Vệ tinh Defense Meteorological Satellite Program (DMSP) do Công ty Lockheed Martin sản xuất, có thời gian phục vụ là 50 năm. Vệ tinh có chức năng là dự báo thời tiết, trợ giúp hoạt động của quân đội trên vùng biển, đất liền và bầu trời.
Việt Nam đã mua vệ tinh viễn thông VINASAT-1 của Công ty Lockheed Martin, phóng lên quỹ đạo năm 2008 và VINASAT-2 phóng lên quỹ đạo năm 2012.
Tên lửa đất-đối-không (SAM)
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Tên lửa đất đối không (SAM)
Công ty Raytheon nổi tiếng với các hệ thống tên lửa phòng thủ như NASAMS có tầm bắn từ 55km - 180km, hoặc hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) là những tên lửa chiến lược bảo vệ tốt vùng duyên hải.
Những loại vũ khí nào của Mỹ mà Việt Nam nên quan tâm?
Trần Thắng
Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut, làm việc cho công ty động cơ máy bay Mỹ từ năm 2000. Ông từng làm nhiều vị trí khác nhau như thiết kế, phân tích mô phỏng, quy trình lắp ráp động cơ máy bay.
Từ giữa năm 2012, ông sưu tầm 150 bản đồ cổ và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Với đóng góp này, ông được tặng bằng khen của Thủ tướng, Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban biên giới - Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Ðà Nẵng.
Ông đang thực hiện các dự án phát triển giáo dục & khoa học công nghệ cho Việt Nam.
TRẦN THẮNG
 
 

Việt Nam có thể mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ

Thụy My Đăng ngày 26-05-2016 Sửa đổi ngày 26-05-2016 16:36
mediaMột chiếc chiến đấu cơ F-16 của Mỹ tại Afghanistan.Robert Cloys / US Air Force / AFP
Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo chính thức bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến viếng thăm kết thúc hôm qua 25/05/2016, có nhiều ý kiến cho là Hà Nội sẽ đặt mua chiến đấu cơ F-16 và phi cơ trinh sát P-3 Orion.
Trang mạng Defense News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ nói rằng Việt Nam đang muốn cải thiện năng lực bảo vệ vùng trời của mình cũng như an ninh hàng hải, và như vậy hai loại phi cơ trên rất thích hợp. Ngoài ra Hà Nội cũng cần các loại máy bay không người lái để giám sát trên biển. Nguồn tin trên còn cho biết Việt Nam muốn Hoa Kỳ bán cho loại phi cơ trinh sát P-3 cùng loại với Đài Loan, có trang bị ngư lôi, trước đây bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận, còn chiến đấu cơ F-16 thì cùng kiểu mà Mỹ đã bán cho Indonesia.
Tờ Sputnik của Nga hôm qua dẫn lời nhà cựu ngoại giao Mỹ Jim Jatras cho biết, Việt Nam có thể quan tâm đến các chiến đấu cơ như F-16 của Lockheed hay F/A-18 Super Hornet của Boeing. Bên cạnh đó là các tuần duyên hạm do Lockheed Martin và General Dynamics sản xuất, cũng như các loại vũ khí thông minh của hãng Raytheon và Boeing.
Trước đó nhà phân tích Mark Bobbi của IHS cũng đã nhận định, quân đội Việt Nam cần các phi cơ tuần tra trên biển như loại P-3Cs của hãng Lockheed, cũng như các máy bay tiếp liệu trên không như KC-46 của hãng Boeing. Còn về tuần duyên hạm, Hà Nội cần loại nhỏ hơn của Hải quân Mỹ và được thiết kế để hoạt động gần bờ.
Theo ông Jim Jatras, việc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một bước tiến mới trong đối đầu Mỹ-Trung. Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ tám trên thế giới, với mục đích tự vệ trước Trung Quốc, và nếu Hà Nội mua nhiều thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ thì có thể trở thành một Ả Rập Xê Út khác đối với Mỹ, có nhiều ảnh hưởng hơn.
Chính quyền Obama có cùng quan ngại trước thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, như NATO đã lo ngại trước sự hiện diện của Nga ở vùng Baltic và Hắc Hải.
Còn theo The Diplomat, việc Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí trước mắt chưa ảnh hưởng gì đến Matxcơva, bạn hàng lâu năm của Hà Nội, nhưng về lâu về dài sẽ có tác động. Về phía Trung Quốc cũng là khách hàng mua vũ khí Nga, rất muốn đa dạng hóa nguồn cung, nhưng vẫn bị ngăn chận bởi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.