Cá chết tại Việt Nam.

Vụ cá chết Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

http://genk.vn/vu-ca- chet-nhan- dinh-rung- minh-cua- 3-nha- khoa-hoc- vn-o- nuoc-ngoai-

20160427110750822.chn

ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)

Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)

GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)

27/04/2016 - 11:07

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những

bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong

các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa

chất gây cá chết .

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim

loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác

định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các

chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có

thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng.

Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)

Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như

KLN và kể cả chất phóng xạ.

Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được

cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của

nước biển.

Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter

nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ

Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10

triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).

KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất

nhiều cá ở tầng đáy.

Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá

sống ở lớp nước mặt.

Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các

loại cá và sinh vật dưới đáy biển.

Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng

loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.

Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite

Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.

Nước thải từ Formosa

Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước

thải khi khai thác phosphorite.

Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-

(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác

nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số

kim loại nặng vào nước thải.

Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch

cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó

nâng cao độ pH của nước.

Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá.

0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L).

Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide

Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại

quí hiếm.

Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan

trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương

trình sau:

4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH

NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion

cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.

Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo

của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.

Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động

vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.

Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng

loạt.

Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai

thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp

(Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng

Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm

mét.

Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km

dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.

Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc

Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó

ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.

Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.

Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện

rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở

Vũng Áng.

Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi

trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.

Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:

Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata

Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn

nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.

Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản

xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.

Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong

ngay lập tức.

Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata

mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ

oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.

Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân

đáng kể trong cơ thể.

Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội

tiết, và các cơ.

Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ

thể.

Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm

sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung

quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do

nhiễm khí độc.

Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.

Nếu là NaCN thì sao?

Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy

hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.

Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù

hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã

đưa thời gian gần đây.

Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?

Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt

ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.

Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn

nhiều.

Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là

những loại sinh vật sống sát đáy.

Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng

thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.

Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến

95%.

Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa

đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà

Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.

Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn,

tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua

đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).

Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có

bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.

Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?

Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận

định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.

Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng

còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.

Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng

đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.

Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện

trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của

các bệnh nhân.

Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.

Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc

chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.

Những phát ngôn thiếu trách nhiệm

Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển

chết hàng loạt là do độc tố”.

Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc

biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.

Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:

1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao

giờ xảy ra ở Việt Nam),

2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay

dịch bệnh);

3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ

khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.

Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ

độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.

Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không

gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.

Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân

Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?

Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải

Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?

Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là

chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.

Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo

cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.

Kết luận

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.

Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ

trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp

trong thời gian này.

Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả

điều tra chính thức.

Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc

thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.

Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình

đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết

quả chính xác.

Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có

thể gửi email cho chúng tôi.

Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh

hoạt.

Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện

pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để

tung tin đồn nhảm và trục lợi.

Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho

chính bản thân và gia đình.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Việt Nam (Vietnam Journal of Science)

Theo ThS Trần Thị Thanh Thoả - Thiều Mai Lâm - GS.TS Trương Nguyện Thành

Comments

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .