Mời qúy vị đọc để biết thế nào là xhcn.

Mời đọc... phát biểu của Phó TT CHXHCNVN Trần Phương...

GS TRẦN PHƯƠNG: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)
Phần cuối phát biểu của GS Trần Phương về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 gần 3 năm trước. GS Trần Phương đã nói: "Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi: Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong đảng ta đó nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy. Ta nên nhớ rằng cái đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi.
Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các ĐCS họp lại với nhau ra một nghị quyết là quy luật tiến lên CNXH là gì? Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinist đấy, đấy là năm 57. Tất cả các ĐCS và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là quy luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.
Cho nên có khi cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ấy cũng nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được, bởi vì thế này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ấy là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy! Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới, thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu.
À, cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu? Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng của cái hệ thống Xô Viết. Có khác gì? Anh phải xem lại 6 điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v…
Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm, cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh, khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó, rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa, tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu? Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào? Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế!
Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy, trong đó có Lê Huy Hứa (Tô Huy Rứa), Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin? Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ!
Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi! Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về Chủ nghĩa Cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ấy dự báo thôi, tức là ông ấy dự báo dựa trên cái như Lenin nói, tức là ông nghiên cứu cái quy luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ấy nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế nào, đấy là dự đoán thôi!
Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi, gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai?! Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là 'nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lenin'. Tôi xin lỗi, Lenin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lenin nói về hai sách lược là sai: ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH. Trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à?
Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lenin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là…
Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lenin và một số cái của Mác nữa, là sai, mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con.
Nhưng mà hôm nay, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì! Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.
Bây giờ không biết là, bốn giờ rưỡi rồi, không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không? Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái đảng, cả một cái nước, 5 năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất… của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à? Ông không phát huy ý kiến à? Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận.
Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tùy, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý nghĩ của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban Văn kiện, Ban Văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban Văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, (mấy) ông ấy làm gì có thì giờ ông ấy đọc, có phải không? Anh biết thừa là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì… Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất.
Nhưng mục đích thứ hai là gì? Ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái Hội Khoa học Kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi! Đó là chuyện của lịch sử, nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác, nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy.
Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến, mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được, tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không?"
Mời bà con nghe phần âm thanh tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c&feature=youtu.be
Nghe lại phần 1: GS Trần Phương: CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=533453110081797
Phần 2: GS TRẦN PHƯƠNG: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÃ THẤT BẠI! CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ẢO TƯỞNG! https://www.facebook.com/photo.php?fbid=534611569965951
Với sự đóng góp của K.H. cho transcript và youtube
Đây là phát biểu của GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội Thương…
youtube.com

Comments

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .