Xin đọc bài của người Phật tữ viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ông Nguyễn Kim Khánh nhận xét rất đúng
Nhìn lại lịch sử từ khi Hoàng đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm về
làm Thủ tướng , sau đó được dân bầu làm Tổng thống --- Thời gian 1954 đến 1963
là thời kỳ Phật Giáo phát triển huy hoàng nhất trong 60 năm qua .
TT Diệm đã bổ nhiệm và gắn lon tướng ----từ chuẩn tướng lên đại tướng -- cho hơn hai mươi tướng lãnh .- Tất cả những tướng này đều là người Phật Tử --và đều được TT yêu thương , bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng chính phủ và quân đội .
TT Diệm đã bổ nhiệm và gắn lon tướng ----từ chuẩn tướng lên đại tướng -- cho hơn hai mươi tướng lãnh .- Tất cả những tướng này đều là người Phật Tử --và đều được TT yêu thương , bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng chính phủ và quân đội .
TT Diệm không thăng cấp tướng lãnh nào cho người
Công Giáo cả .
Cho nên khi Tướng Dương Văn Minh , Tôn Thất Đính, Trần Văn
Đôn..v..v..phản bội lại thầy , ( đồng thời cũng là ân nhân ), của mình...
thi TT Diệm chắc chắn phải chết
Nếu TT Diệm sống lại và nhìn thấy Hô Chi Minh ngôi trên bàn tho` trong
cac chùa của Phật Giáo nhu ngày hôm nay dưới chế độ CS --- thì có
lẽ TT Diệm là người đau lòng nhất .
PHẬT GIÁO TIẾC THƯƠNG VÀ TRI ÂN TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
. Môt ân nhân cao quy cua PG .
------------
NGUYEN KIM KHANH
Trong cuốn "Our
Vietnam Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết: "1275 ngôi chùa được xây cất, 1295
ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm".
- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ Mai Thọ
Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có
2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa
được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
- Về các sở văn hóa,
trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới
chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Đỗ Mậu cho biết năm
1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này
được xây cất trước ngày 1.11.1963.
Đọc
những
thành quả
trên, liệu
người
ta có dám kết
luận
Tổng
thống
Ngô Đình Diệm
và chế độ của
ông đã "kỳ thị Phật
giáo" không ?
Xét chung trên bình diện
chính sách quốc gia cũng như
thành quả
của
đạo
Phật
trong chín năm cầm quyền
của
Tổng
thống
Ngô Đình Diệm, người
ta không tìm ra được bằng
cớ
nào chứng
tỏ
Tổng
thống
Ngô Đình Diệm và chính quyền
của
ông kỳ thị đạo Phật,
kỳ thị
giáo hội
Phật
giáo, kỳ thị tín đồ
đạo
Phật.
On Sunday, April 12, 2015 3:42
AM, "
vneagle_11@yahoo.com wrote:
Đệ Nhất Cộng Hòa có "kỳ thị Phật
giáo" không?
Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh
Giáo lý nhà Phật rao giảng thập nhị nhân
duyên, để đi đến kết luận triệt để là bài trừ sắc tướng. Đạo Phật cũng như Đạo
Thiên Chúa cao khiết mênh mông, bao trùm toàn thể nhân loại, là gia sản chung
của toàn thể loài người, không thể đóng khuôn đạo giáo trong một văn bản của
một quốc gia. Các nhà lãnh đạo của đạo Phật đã mắc vào vòng sắc tướng và họ đã
chịu hậu quả như thế này: Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày
30.4.1975, chúng tuyên bố hủy bỏ tất cả luật lệ của Việt Nam Cộng Hòa. Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập do sắc lệnh 158/SL/CP, ngày
14.5.1964. Sắc lệnh ấy, cũng cũng chịu chung số phận với mọi văn bản lập pháp,
lập quy của Việt Nam Cộng Hòa.
Kỳ thị Phật giáo trong chính sách và xã hội:
Trước kia, Phật giáo Thống nhất đã
đòi: Một trong năm nguyện vọng của Phật giáo đồ" là yêu cầu chế độ
Ngô Đình Diệm để cho tăng ni được tự do truyền đạo và hành đạo". Có lẽ
trong trí các vị này nghĩ rằng Phật giáo bị kỳ thị nên tăng ni không được tự do
hành đạo và tự do truyền đạo. Nhưng họ lại không đưa ra được bằng chứng nào cụ
thể chứng minh chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra những khó khăn hoặc ngăn cản
việc truyền đạo hay hành đạo.
Ngược lại người ta có rất nhiều bằng
chứng, chứng minh đạo Phật đã phục hưng rất mạnh trong chín năm cầm quyền của
Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước nhất, là số chùa được xây cất.
- Trong cuốn "Our Vietnam
Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết: "1275 ngôi chùa được xây cất, 1295 ngôi chùa được trùng tu
dưới trào Ngô Đình Diệm".
- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng
thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963
số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền
bạc để xây cất.
- Về các sở văn hóa, trước khi Tổng thống
Ngô Đình Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới chế độ Tổng thống
Ngô Đình Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160
trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày
1.11.1963.
Đọc những thành quả trên, liệu người ta có
dám kết luận Tổng thống Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã "kỳ thị Phật
giáo" không ?
Xét chung trên bình diện chính sách quốc
gia cũng như thành quả của đạo Phật trong chín năm cầm quyền của Tổng thống Ngô
Đình Diệm, người ta không tìm ra được bằng cớ nào chứng tỏ Tổng thống Ngô Đình
Diệm và chính quyền của ông kỳ thị đạo Phật, kỳ thị giáo hội Phật giáo, kỳ thị
tín đồ đạo Phật.
Khi tôi đưa ra một vài vấn đề để viết bảng
so sánh dưới đây, tôi không đề cao Công giáo hay miệt thị Phật giáo. Tạm thời
tôi chỉ nói về:
Yếu tính đạo giáo
- Đạo
Phật không hẳn là một tôn giáo, vì tôn giáo phải có Thần Linh.
Đức Phật không phải là Thần Linh. Ngài chỉ
là bậc Đại giác, bậc Chánh Đẳng Chánh giác, nói theo chữ Phạn là A-niệu-da-la
Tam-niệu Tam bồ đề (Amuttara Samyak Samboddhi). Các đệ tử theo ngài đều là tỳ
kheo như nhau, không đẳng cấp. Đã không không hẳn là tôn giáo, thì cũng không
hẳn phải có giáo hội mà chỉ có những tu hội quy tụ những người đồng một chí
hướng trong một tu viện hay một ngôi chùa.
- Đạo Công giáo rõ
ràng là một Tôn giáo vì có Thần Linh Tối Cao là Thiên Chúa, và có hàng giáo phẩm thống thuộc từ cao
xuống thấp tỏa rộng sinh hoạt trong cộng đồng tín đồ. Chúa Jêsu đã thiết lập
giáo hội, đặt ông Phê-rô làm đầu chăn "các chiên mẹ và chiên con".
Chúa như cây nho, tín đồ là cành nho. Thánh Phao-lô gọi giáo hội là là
"thân thể mầu nhiệm" của Chúa. Giáo hội trở thành keo sơn liên kết
người sống và kẻ chết: Giáo hội đang chiến đấu là giáo hội hữu hình, gồm toàn
dân Thiên Chúa ở trần gian, giáo hội khải hoàn là toàn thể dân Chúa trên Thiên
đàng, giáo hội đau khổ là toàn thể dân Chúa đang chịu thanh luyện sau khi chết,
để nhập vào giáo hội khải hoàn.
- Hệ quả: Chữ Giáo Hội trong đạo
Phật là mượn của Đạo Thiên Chúa: Là Ecclesia, Église, Church, theo Thánh Kinh
(Mat.16,19), nhưng chỉ mượn được "sắc tướng" thôi, chứ bản chất thì
không thể mượn được.
Vì thế, tín đồ Công giáo đoàn kết keo sơn thành một cộng đồng rõ nét, và tuân
lệnh chủ chiên của mình là hàng giáo phẩm trong vấn đề đức tin. Đời sống giáo
hội thông hiệp với tín đồ bằng lời Chúa do giáo sĩ giảng dạy và nuôi dưỡng tinh
thần tín đồ bằng các phép Bí tích. Bí tích Thánh thể trung tâm của đời sống
Công giáo. Điều này, đạo Phật không thể có được, vì trong đạo Phật ai tu nấy
chứng. Trong Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng ai cũng phải tự mình mà đạt tới. Chính
đức Phật đã dạy:
"Ta là Phật đã thành, chúng sanh là
Phật sẽ thành" và "Chúng sanh hãy tự đốt đuốc tìm đường mà đi".
Tuy gọi là "quy y Tam Bảo",
nhưng tín đồ đạo Phật hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào ai. Đã không lệ thuộc
ai, thì sự giao tế trong một cộng đồng chỉ còn là giao tế xã hội hàng ngang.
Kết quả sự tôn kính dành cho kẻ truyền pháp (tương đương với giáo sĩ truyền
giáo) giảm. Những cái giảm kia xẩy ra ngay trong cộng đồng đạo Phật tỏa rộng ra
toàn xã hội, đưa đến Ngộ Nhận là "kỳ thị Phật giáo".
- Về những người làm việc tôn giáo
- Đạo Phật: Các tu sĩ đồng hạng đều là tỳ
kheo, tức là những người sống theo lối tu hành của Đức Phật. Muốn làm tỳ kheo
chỉ cần tâm nguyện xuất gia là đủ. Xuất gia rồi, thì giữ giới luật là thành tỳ
kheo. Không bắt buộc trình độ văn hóa hoặc là phải tu học bao lâu. Không có các
trường chuyên nghiệp bắt buộc đào tạo tỳ kheo theo một học trình mở rộng cả đạo
lẫn đời. Thường thì các vị sư cụ (đại lão Hòa thượng, Thượng tọa) thu nhận một
số đệ tử rồi tự các ngài huấn luyện lấy, xong cho thụ giới thành tỳ kheo. Bởi
đó, trình độ văn hóa tổng quát của các vị tỳ kheo thường yếu kém, nhiều
vị ngay sự hiểu biết về Phật pháp cũng rất lờ mờ, pha trộn tín ngưỡng dân gian,
ngoại đạo. Ấy là chưa nói tới một số kẻ lợi dụng như: họ nguyên chỉ là thầy
cúng của "đạo" dân gian, bỗng chốc mặc áo tỳ kheo nhập hàng tu sĩ của
đạo Phật.
- Đạo Công giáo: Người giáo sĩ Thiên Chúa
dù là giáo sĩ dòng hay giáo sĩ triều (thuộc mỗi địa phận) được đào tạo trong
các trường chuyên nghiệp, theo học một học trình Quốc Tế là bảy năm, sau khi
tốt nghiệp bậc trung học hay "phổ thông". Ở Đại Chủng Viện, họ được
học đủ các môn học về đạo và đời, học về phương pháp truyền giáo, và học cả về
các tôc giáo khác… Đại Chúng Viện trang bị cho họ đủ khả năng trở thành những
"cán bộ" tôn giáo xuất sắc. Nhiều người trong số họ uyên bác và nói
chung đều có học thức.
- Hệ quả: Xã hội Việt Nam trọng kẻ sĩ,
những kẻ có học thức thường được kính trọng. Các nhà sư nhiều người xuất thân
từ thầy cúng, hoặc là đệ tử của các sư cụ khả năng yếu kém, thì sẽ không đủ uy
tín lãnh đạo và không tạo được sự kính trọng của người khác. Điều này, đem so
sánh với giáo sĩ Công giáo sẽ tạo ra sự ngộ nhận là "kỳ thị Phật
giáo".
Trước năm 1955, đạo Phật ở Việt Nam chỉ là
những "tập đoàn" rời rạc, quy tụ chung quanh một ngôi chùa hay một tu
viện, lấy việc tu niệm làm chính. Các "giáo hội" Tăng già, Thiền tịnh
đạo tràng, Tăng sĩ Theravada, Tăng già nguyên thủy… giữ nguyên bản sắc
của mình giống như dòng tu riêng biệt, không lệ thuộc một "giáo hội"
trung tâm như Công giáo. Các vị tỳ kheo tu hành thuần túy không màng tới chuyện
đời, không lưu tâm tới vật chất. Những dòng tu hoằng dương đạo pháp, không lệ
thuộc một giáo quyền nào cả. Ở thôn quê có các ngôi chùa làng. Chùa làng là
công sức và của cải của dân làng chung lưng mà dựng nên, không thuộc tập đoàn
Phật giáo nào. Khi đã có chùa rồi, thì hội đồng kỳ mục tự tìm kiếm lấy sư để
mời về trụ trì, và dân làng cũng có quyền trục xuất vị sư ra khỏi chùa, nếu ông
ta phạm giới.
Từ năm 1955, do cố gắng vượt bực về tài
chánh, do chính quyền giúp đỡ, Tổng giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có các hoạt
động xã hội và từ thiện: hệ thống trung tiểu học Bồ Đề ra đời, mà trước đó
không có.
Đồng
hóa đạo Phật với dân tộc:
Chắc chắn dân tộc Việt Nam đã có một đạo
giáo khác hẳn với đạo Phật. Đạo ấy, là việc thờ cúng tổ tiên và trọng thánh
thần. Việc thờ cúng tổ tiên minh thị chấp nhận như chân lý của dân tộc là linh
hồn bất diệt. Vì linh hồn bất diệt cho nên mới có việc thờ cúng người chết, xem
người chết như còn hiện diện và vẫn tác động vào các sinh hoạt của người sống.
Trong khi đó, thì giáo lý căn bản làm
nên Phật pháp của đạo Phật là thuyết luân hồi, phủ nhận linh hồn hằng sống. Đức
Phật không dạy rõ, nếu linh hồn không bất diệt thì cái gì sẽ làm cho các pháp
(con người cũng là một pháp) được tái sinh vào các cảnh giới trước khi chấm dứt
sinh tử thoát khỏi luân hồi mà vào Niết Bàn ???
Các nhà Phật học đã sáng chế ra duy thức
học. Cái thức cuối cùng là A-lại-da thức, tiếng Việt dịch là Tâm thức, tức là
cái thức "máy móc" tạo thành cái nghiệp theo luân hồi. Dù
sao thì thuyết luân hồi cũng trái hẳn với tín ngưỡng của dân tộc là lòng tin
vào linh hồn bất diệt qua việc thờ cúng người chết.
Chính vì thế, nên cho dù đạo Phật đã vào
nước Việt sớm hơn đạo Thiên Chúa, nhưng mỗi ngày càng xa rời với niềm tin của
Đạo Việt tin vào linh hồn hằng sống; đến khi thấy con số tín hữu Công giáo tăng
lên vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, thì các tăng lữ đạo Phật vì không biết làm gì
hơn, nên đã lên án chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm là "kỳ thị Phật
giáo", là bất công và gian trá.
Nhưng đánh thẳng vào Công giáo không được,
vì phạm tới tín ngưỡng của người khác, được xem là tội mọi rợ, bị cả thế giới
lên án, vì đó là nhân quyền căn bản và thiêng liêng nhất của con người. Ngay cả
cộng sản bài trừ tôn giáo triệt để, nhưng cũng không dám công khai xúc phạm
thẳng tới tôn giáo, họ phải nhờ cái cầu "giai cấp". Ở Việt Nam những
người thù nghịch Thiên Chúa Giáo đánh Công giáo bằng cách chụp cho Công giáo
một cái mặt nạ, một cái mũ. Mặt nạ ấy, là Cần Lao, nhà Ngô và chủ nghĩa Thực
dân Pháp. Đọc những lời lên án Công giáo đầy rẫy ta thấy rõ "Thực dân, Cần
Lao, nhà Ngô chỉ là cái diện để những người thù nghịch đánh vào Công giáo,
không những Công giáo Việt Nam mà cả Công giáo hoàn cầu, là Tòa Thánh La Mã.
Nghiên cứu về mưu kế, sách lược này được
sách "Tam thập lục kế" gọi là "Thanh Đông kích Tây hay
dương Đông kích Tây". Ở đây không phải là nhà Ngô hay thực dân, mà chính
là Đạo Thiên Chúa vậy.
Trở lại cuộc đấu tranh của đạo Phật vào
năm 1963. Đa số các tông phái của đạo Phật chỉ lo tu thân, học Phật, nhiều tông
phái không muốn lao thân vào cuộc đấu tranh lật đổ "nhà Ngô". Nhiều
vị tỳ kheo đức độ nhìn nhận Tổng thống Ngô Đình Diệm là người có công giúp cho
các đạo giáo phục hưng và phát triển ở miền Nam, trong đó có đạo Phật. Nếu cứ
để tình trạng ấy thì các nhà sư chính khách không thể thực hiện được mưu đồ của
mình, mà việc trước mắt là đoàn kết các tông phái rời rạc trong cùng một đạo
thu về một mối. Họ đã phát động cuộc đấu tranh: Tổng thống Ngô Đình Diệm trở
thành thứ "oan dương" cho họ đổ lên đầu những tội lỗi tưởng tượng.
Kẻ làm chính trị được phép sử dụng những
thủ đoạn, được quyền dùng những giả diện để chiếm mục tiêu, nhưng phải thành
thật với chính mình, nếu không thì chết. Hứa Du hỏi Tào Tháo về quân lương. Tào
Tháo làm mặt bảnh nói quanh, nhưng trong bụng thì lo lắm vì quân hết lương rồi.
Sau phải thưa thiệt để Hứa Du hiến kế.
Những kẻ nhận phần trăm dân số đạo Phật ở
Việt Nam đã vẽ ra một tương lai tươi sáng cho "đạo pháp và dân tộc"
bằng không tưởng, rồi quyết tâm hạ bệ "nhà Ngô". Đến khi "nhà
Ngô" đổ rồi, thì đạo pháp trở thành mạt pháp, còn dân tộc thì điêu linh
khốn cùng tới tận đất đen. Các tay chính khách đạo Phật từng ngụy trang thành
tăng sĩ chính khách, đã đồng hóa đạo Phật với dân tộc, để nhận cái số đông quần
chúng làm quần chúng của mình theo cái cách thức của những kẻ làm chính trị.
Công thức "đạo pháp và dân tộc" không những trái với lịch sử mà còn
tỏ ra là gian dối. Nay họ vẫn chưa từ bỏ tham vọng, dù thực chất của họ chẳng
có gì. Những ai có lòng với đất nước Việt Nam không nên ngại ngùng gì mà phải
đưa vấn đề ra trước ánh sáng, để quốc dân biết mà tránh sau này.
Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh
Comments
Post a Comment