đúng
100%--tui da di tu Hanoi ra vinh Ha long-- sợ nhut tren duong di la cac nha ve sinh--trong nam cung the
thoi, tu Saigon ve que. noi tom lai la 40 nam sau chien thang 1975, dau cung giong nhau !
Nhà vệ sinh ở Lào
KD: Có dịp đi Lào du lịch, mình đã ngạc nhiên và khâm phục, yêu mến đất nước Lào hiền hòa, nhân bản, rất văn hóa trong
cách ứng
xử,
từ
người
dân Lào bình dị.
Và nay, đọc
được
bài này.
Xin đăng lên để thấy nước Việt có quá nhiều sự kém cỏi, quá nhiều điều quản lý trôi nổi và những quan niệm văn hóa luôn “lên
gân, cứng
nhắc”
đê
̉
rồi cuối cùng, trở thành lạc hâu, lẹt đẹt đi sau thiên hạ, rất xấu hổ.
Nhưng mình thực sự đau khi nhớ tới câu nói của một ông chủ khách sạn người Lào gốc Việt: Ở đây, người Lào rất ghét người Việt về cái sự buôn gian bán lận, nói to, hay ăn
thịt
chó, hay cãi chửi
nhau.
Còn điều gì người Việt không bị ghét nữa đây?
——---------------------------------------------------------------------------------------------------------------—
Tôi vừa cùng một đoàn cán bộ hưu trí tham gia hành trình
xuyên Đông Dương
cả
tuần
lễ
và thấy
thật
ngạc
nhiên
với nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng khá
tươm
tất.
|
Nhà vệ sinh ở Lào có trang bị máy lạnh, hoa, nến thơm… – Ảnh:
N.V.M.
|
Lần đầu xuyên Lào, trong đoàn nhiều người ngạc nhiên. Cứ tưởng nước họ nghèo hơn mình nên lạc hậu. Mà họ nghèo hơn mình thật. Không thấy các cao ốc, dinh thự, trụ sở
vĩ đaị
. Đường hẹp nhưng ít xe nên tha hồ chạy. Các thị xã ở Lào xe hơi nhiều hơn xe gắn máy nhưng không nghe tiếng còi xe.
Cuộc
sống
bình lặng, hiếu hòa, chậm rãi…
Tôi đến Lào nhiều lần nhưng ba năm nay mới trở lại. Có quá nhiều bất ngờ. Người Việt mở nhà hàng ăn uống rất thành công ở Vientiane như nhà hàng Đồng Xanh (chủ nhân người Đồng Tháp) và nhà hàng Hoàng
Kim (chủ
nhân người
Hà Nội)
có nhiều
món ngon và lúc nào cũng tấp
nập
khách. Dao Coffee của
doanh nhân Đào Hương
(Việt
kiều
Lào) là đặc
sản
rất
được
du khách ưa
chuộng.
Tuy nhiên
ngạc
nhiên
nhất của chuyến đi với đoàn là nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng khá tươm tất,
có nơi
chưa
đẹp
nhưng
sạch
sẽ.
Du khách chẳng
sợ nạn “khủng bố tinh thần” vì thiếu chỗ giải quyết trầm kha như Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
Sau khi khám phá động Tam Chang, đoàn ghé ăn
trưa
tại
nhà hàng Manichan ở
Vang Veng. Nhà hàng thoáng đãng, trang trí bắt mắt,
không có máy lạnh
mà trời
thì nóng.
Chủ nhân nhà hàng giải thích: “Nếu gắn máy lạnh phải xử lý mùi thức ăn rất cực. Hương vị các món ăn sẽ không còn nguyên chất nên khó mà thưởng thức món ngon trọn vẹn”.
Nhà vệ sinh bên ngoài xinh
xắn,
cạnh
cây nhãn cổ
thụ,
có sẵn
mấy
ghế
bành nhỏ để khách ngồi hóng mát và đọc báo sau khi đi vệ sinh. Vào nhà vệ sinh giữa trưa mà mát rượi, phảng phất mùi trầm như ở khách sạn 5 sao. Thì ra nhà vệ sinh gắn máy lạnh.
Mấy bồn tiểu nam đều có nến thơm lung
linh khử
mùi. Trên mỗi
bồn
cầu
đều
có lọ
hoa mẫu
đơn
nhỏ lịch lãm. Mẫu đơn còn gọi là bông trang, loại hoa dễ trồng, có nhiều ở Lào và các nước Asean. Giật mình vì ý tưởng sáng tạo bất ngờ mà ít tốn kém của chủ nhân.
Mới hay chưa giàu vẫn có thể sạch. Cha ông mình từng dạy “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cái chính là nhận thức, là văn hóa. Tôi càng hiểu vì sao là đất nước nghèo nhưng mỗi khi ra khỏi nước người Lào đều ăn mặc tươm tất, sạch sẽ để “thiên hạ khỏi cười chê”.
Ở nước
ta, những
chuyện
nhỏ
như
nhà vệ
sinh mà mấy
chục
năm chưa
dứt
điểm
được
thì nói chi chuyện
lớn.
Lại
còn chuyện
“tự sướng” với số liệu điều tra mức độ hài lòng của khách quốc tế vừa được Tổng cục Du lịch công bố: 94,09% tốt và cực tốt, chỉ 0,22% kém. Đẹp hơn cả mơ!
Cứ tô hồng kiểu đó thì vị trí “đứng đầu tốp cuối Asean” cũng đang bị lung lay chứ đừng nói tăng tốc. Xét theo hiệu quả, du lịch Việt Nam kém xa Lào và
Campuchia. Dân số
Lào 7 triệu
người,
đón 3,5 triệu
khách quốc
tế
năm 2014. Campuchia dân số
15 triệu
người,
đón 4,5 triệu
khách. Còn Việt
Nam hơn
91 triệu
dân chỉ
đón được
7,9 triệu
khách.
Du lịch Việt Nam muốn phát triển tốt xin hãy làm cuộc cách mạng, bắt đầu từ việc nhỏ mà nhà vệ sinh phải là một trong những ưu tiên số 1. Mong lắm thay!
Comments
Post a Comment