hồ chí minh là ai?
…Trong
quyển “Đèn Cù”, ký giả Trần Đĩnh tiết lộ đã nghe Hồ Chí Minh nói tiếng
Hẹ của dân tộc Hakkard rất lưu loát, thấy “Bác” rất thích thú đi dạo
chơi thành phố Móng Cái và biết rất rõ thành phố này mặc dầu “Bác”mới
đến đây lần đầu tiên năm 1960.
Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay hai người khác nhau?
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không muốn phơi bày bí ẩn lịch sử này, chọn lựa giữ im lặng khi phải đối đầu với một vấn đề khó khăn khả dĩ làm tổn thương đến uy tín của mình trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Hơn nửa, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng sự thật lịch sử, luôn luôn đề cao sự sáng suốt của đảng và không chấp nhận đảng có sai lầm.
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoại quốc và một số dữ kiện lịch sử chính xác, tôi có vài nhận xét về một bí ẩn lịch sử đã có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam từ thập niên 1940 đến nay. Bí ẩn đó là: Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay là hai người khác nhau?
Lý lịch của Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) sanh tại Nghệ An năm 1890, con của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau khi học hết bậc Tiểu học, Nguyễn Tất Thành được nhận vào trường Quốc Học Huế nhờ cha là quan lại của Nam triều. Bỏ học và rời khỏi trường Quốc Học rất sớm, Nguyễn Tất Thành đi vào Phan Thiết dạy học tại trường Dục Anh rồi đi vào Sài Gòn làm phụ bếp dưới tàu Amiral Latouche Tréville (lấy tên Văn Ba) để xuất dương sang Pháp tìm kế sinh nhai và danh vọng. Thất bại trong việc xin vào học trường Thuộc địa của Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục làm việc trên các tàu viễn dương rồi qua London, Anh quốc, làm thợ nhồi bột cho một lò bánh mì của người Pháp. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Paris theo lời gọi của trưởng thượng Phan Châu Trinh và gia nhập Nhóm Ngũ Long (5 người) gồm có Phó bảng Phan Châu Trinh, Tiến sĩ Luật Phan văn Trường, Cử nhân Luật Nguyễn An Ninh, Cử nhân Văn Chương Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Sống kham khổ tại Paris với nghề thợ rửa hình, Nguyễn Tất Thanh mắc bịnh lao phổi..Mặc dầu vậy, Nguyễn Tất Thành vẫn ăn mặc rất chỉnh tề, luôn luôn mặc áo vest và thắt cà vạt khi đi hội họp.
Ba năm sau cuộc Cách Mạng 1917 của Nga, Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Cộng Sản Pháp tại Hội nghị Tours để bắt chước các người Bolsheviks Nga làm cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới và xây dựng chủ nghĩa đại đồng vô biên giới. Tại Hội nghị Tours, Nguyễn Tất Thành đã nhờ một Đại biểu người Pháp tham dự hội nghị này giải thích cho ông ta biết sự khác biệt giữa Đệ tam và Đệ tứ Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, Nguyễn Tất Thành được Dmitry Manuilsky, cán bộ Đệ tam Quốc tế Cộng sản (Komintern) tuyển dụng và đưa qua Moscowa huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật công tác của một cán bộ cộng sản trước khi phái đến Quảng Châu trong tỉnh Quảng Đông làm thông dịch viên dưới quyền của Trưởng Phái bộ Liên xô Mikhail Borodin. Năm 1927, Thống chế Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Quốc Dân đảng ra tay diệt trừ cộng sản, Nguyễn Tất Thành chạy về Moscowa và đến Thái Lan ẩn náu. Năm 1930, Nguyễn Tất Thành vâng lịnh của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Josef Stalin đến Hong Kong tham dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 cùng với 3 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Kể từ đó, Nguyễn Tất Thành đã du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam để gieo rắc tai họa cho đất nước và dân tộc Việt Nam từ năm 1931 đến nay. Ở lại Hong Kong hoạt động với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt giữ năm 1931 nhưng được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì ông ta mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã qua đời. Trong quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, cháu của Hồ Tập Chương, cũng có ghi rõ sự kiện này.
Nguyễn Tất Thành mất tích
Kể từ năm 1932 đến năm 1938, Nguyễn Tất Thành đã mất tích một cách bí mật. Ông ta biến dạng trong cõi hư vô và chỉ còn là một hình bóng phai mờ trước bọn đàn em đang được Josef Stalin trọng dụng (như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn văn Cừ). Thậm chí Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Nguyễn Tất Thành) còn không được tham dự chánh thức Đại hội 7 của Đệ tam Cộng sản quốc tế như hai đàn em Lê Hồng Phong và Nguyễn thi Minh Khai. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên này bị Stalin nghi ngờ và thất sủng vì trong thời gian lưu trú lần thứ hai tại Nga (1933-1938) ông ta biểu lộ một vài nghi vấn về lý lịch như:
- Khi ghi danh học trường quốc tế Lenin, Nguyễn Ái Quốc khai y sanh năm 1903 thay vì 1890. Một người trung niên có học như Nguyễn Ái Quốc không thể quên năm sanh của mình! Sở dĩ có sự sai biệt về năm sanh là vì lúc này người đội lốt Nguyễn Ái Quốc là Hồ Tập Chương, vốn gốc dân tộc Hẹ (Khách Gia) sanh tại Đài Loan năm 1901, nhỏ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi.
- Trong tờ khai lý lịch, Nguyễn Ái Quốc (giả, tức Hồ Tập Chương) mang bí danh P.C.Lin chỉ khai một chút ít dữ kiện về lý lịch của mình và ghi rằng y không có khả năng chuyên nghiệp gì cả.
(Sophie Quinn Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, University of California Press,2002, — Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Đài Loan, 2008)
Không những nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc (giả), Stalin còn có ý định giết chết y trong cuộc Đại Thanh trừng (Great Purge) năm 1935 nếu không có sự can thiệp của Georgi Dimitrov, Cố vấn của nhà độc tài Liên xô. Tha chết cho Nguyễn Ái Quốc (giả) nhưng Stalin không giao bất cứ công tác gì mà còn đặt ông ta trong tình trạng bị mật vụ theo dõi.
Sự xuất hiện của Hồ Quang (tức Hồ Tập Chương):
Mãi đến năm 1938, một nhân vật tên Hồ Quang (bí danh của Hồ Tập Chương) từ Liên Xô đến đột nhiên xuất hiện tại Diên An, căn cứ địa của Cộng sản Tàu trong giai đoạn 1935-1948 thuộc tỉnh Thiểm Tây, và có tư cách đảng viên đảng Cộng sản của nước Tàu. Gia nhập Bát lộ quân năm 1939, Hồ Quang đã phục vụ quân đội Tàu cộng với cấp bậc Thiếu tá. Sau một thời gian công tác tại Hoa Nam, Hồ Quang được đặc phái qua Việt Nam năm 1940 với sứ mạng liên tục gây ra chiến tranh để giết chết vô số nhân tài và sinh mạng, tiêu hao sinh lực của nước Việt, chuẩn bị việc thôn tính bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á theo kế hoạch của Mao Trạch Đông. Ẩn trốn trong hang Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự bảo vệ của cán binh Tàu cộng và bọn người dân tộc Tày của Chu văn Tấn, Hồ Quang thường xuyên qua lại biên giới Hoa Việt. Năm 1943, từ Quảng Tây trở về hang Pác Bó, Hồ Quang mang một tên mới : Hồ Chí Minh. Sự cực kỳ độc ác của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt đã khiến cho rất nhiều người nghĩ rằng Hồ Chí Minh thật sự là Hồ Tập Chương, một người Tàu Đài Loan dân tộc Hẹ (Hakkard) đúng theo sự xác quyết của giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng, một người cháu trong gia tộc của Hồ Tập Chương không có ân oán gì trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Mới đây, sau khi Trung Cộng công khai hóa một số bí mật về Hồ Chí Minh tức Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân Dân Giải Phóng, tính thuyết phục của quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” càng tăng thêm. Ngoài các quyển sách của giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, giáo sư William J.Duiker và sử gia Sophie Quinn Judge còn có vài nguồn tin chính xác khác và một số sự kiện cụ thể liên quan đến Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh thật sự là ai?
1) Ngô Trọc Lưu, người được xem là người cha của nền văn nghệ Đài Loan, đã xuất bản tại Đài Loan năm 1947 một quyển sách tựa đề “Hồ Chí Minh” viết bằng Nhật ngữ. Thân cận với Hồ Tập Chương và các người em của nhân vật kỳ bí này, Ngô Trọc Lưu xác quyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người thuộc sắc tộc Hẹ tức Khách Gia (Hakkard) sanh tại Huyện Miêu Lật, Địa khu Đông La, Đài Loan.
2) Ký giả cộng sản Trần Đĩnh,một nhân vật thân cận của Hồ Chí Minh, đã hé lộ một chi tiết đáng kể về lý lịch của người “cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam như sau:
Trong quyển “Đèn Cù”, ký giả Trần Đĩnh tiết lộ đã nghe Hồ Chí Minh nói tiếng Hẹ của dân tộc Hakkard rất lưu loát, thấy “Bác” rất thích thú đi dạo chơi thành phố Móng Cái và biết rất rõ thành phố này mặc dầu “Bác”mới đến đây lần đầu tiên năm 1960. Ký giả Trần Đĩnh nghĩ rằng “Bác Hồ” đã có ở trong thành phố Móng Cáy khá lâu. Suy nghĩ này phù hợp với một vài chi tiết trong lý lịch của Hố Tập Chương: Năm 1931, Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu cùng một thời gian với Nguyễn Ái Quốc (bí danh Tống văn Sơ) đang bị giam giữ tại Hong Kong. Sau khi được Cộng sản Tàu giải cứu, Hồ Tập Chương đã đến vùng rừng núi Quảng Tây khai thác hầm mõ từ năm 1932 đến 1933. Kể từ đó, ông ta không còn liên lạc với gia đình nữa. Khi ở Quảng Tây, Hồ Tập Chương có nhiều điều kiện thuận lợi để đi qua Móng Cáy hoạt động cùng cô Bí thư một Chi bộ Cộng sản tại thị trấn biên giới này.
3) Tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký”của Hồ Chí Minh (tự nhận là tác giả) có thể cung cấp một thông tin hữu ích về nguồn gốc địa phương của tác giả: trong tập thơ này có một số từ ngữ đặc thù và lối chơi chữ chỉ có người dân tộc Hẹ (Hakkard) mới biết dùng. Cần lưu ý là: Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn và chỉ biết nói tiếng Quảng Đông nhờ hoạt động tại Quảng Châu từ 1924 đến 1927 và ăn ở với Tăng Tuyết Minh, người vợ xẩm có cưới hỏi năm 1925 qua mai mối của Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai)
4) Trước khi qua đời ngày 2-9-1969,Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) muốn được nghe một bài hát của Tàu do một cô xẩm hát. Tại sao một nhà lãnh đạo người Việt lại muốn nghe một bài hát của Tàu trước khi chết, nhứt là do một cô xẩm hát?
5) Giáo sư William J. Duiker trong quyển sách “ Ho Chi Minh: A Life” có nhận xét một sự khác biệt về thói quen giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ăn mặc rất chải chuốt và luôn luôn thắt cà vạt, trong khi trang phục của Hồ Chí Minh thì rất lượm thượm, ông ta không bao giờ thắt cà vạt, trông rất quê mùa.(William J.Duiker, Ho Chi Minh :A Life, New York Hiperion, 2001).
6) Năm 1931, trong khi Nguyễn Ái Quốc bị giam giữ tại Hong Kong, thì Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu. Nhờ một nữ cán bộ cộng sản tên Lâm Y Lan giải cứu đưa đến Hạ Môn, một thành phố cảng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phước Kiến, Hồ Tập Chương đã có một mối tình thắm thiết với cô gái Quảng Đông này trong thập niên 1930. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh của miền Bắc Cộng sản (tức Hồ Tập Chương giả danh) nhờ Đào Chú, một cán bộ cao cấp đảng Cộng sản Tàu và Chủ tịch CS.Mao trạch Đông tác hợp với Lâm Y Lan nhưng bị Lê Duẫn, Bí thư thứ nhứt đảng Cộng sản Việt Nam, chống đối nên không thành. Năm 1968, Lâm Y Lan chết ở Quảng Đông, Hồ Chí Minh buồn rầu nên sau đó đi theo người yêu xuống tuyền đài năm sau (HCM mất năm 1969). Cần ghi nhận Hồ Chí Minh không hề muốn gặp lại Tăng Tuyết Minh, người nữ cán bộ cộng sản ở Quảng Châu đã chánh thức kết hôn với Nguyễn Ái Quốc năm 1925. Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) cũng như đảng Cộng sản Tàu cũng không muốn đưa Tăng Tuyết Minh qua Hà Nội tái hợp với Hồ Chí Minh, vì lo sợ lộ thân phận của ông Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam.
7) Lúc ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm (anh cả của Nguyễn Tất Thành) và bà Nguyễn thị Thanh (chị của Nguyễn Tất Thành) còn sống ở Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề về quê nhà để thăm hai anh, chị ruột. Thậm chí khi hai người này qua đời, Hồ Chí Minh cũng không về Nghệ An để phúng điếu. Năm 1945, bà Nguyễn thị Thanh đã lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em xa cách gia đình mấy chục năm cũng không được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Dường như, Hồ Chí Minh cố ý tránh gặp ông Cả Khiêm và bà chị Nguyễn thị Thanh để khỏi bị phát giác sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh giả. Khác hẵn phong tục của quảng đại quần chúng Việt Nam, Hồ Chí Minh không có tình cảm anh chị em ruột thịt và tình tự quê hương xứ sở. Ông ta rất xa lạ đối với người anh cả và người chị ruột của mình.
Nói tóm lại, các tài liệu viết của người ngoại quốc và các sự kiện cụ thể kể trên giúp cho tôi có một cơ sở vững chắc để phán đoán và kết luận rằng: Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.
Phạm Đình Hưng ·
Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay hai người khác nhau?
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội không muốn phơi bày bí ẩn lịch sử này, chọn lựa giữ im lặng khi phải đối đầu với một vấn đề khó khăn khả dĩ làm tổn thương đến uy tín của mình trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Hơn nửa, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ tôn trọng sự thật lịch sử, luôn luôn đề cao sự sáng suốt của đảng và không chấp nhận đảng có sai lầm.
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoại quốc và một số dữ kiện lịch sử chính xác, tôi có vài nhận xét về một bí ẩn lịch sử đã có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam từ thập niên 1940 đến nay. Bí ẩn đó là: Hồ Chí Minh và Nguyễn Tất Thành là một người hay là hai người khác nhau?
Lý lịch của Nguyễn Tất Thành
Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) sanh tại Nghệ An năm 1890, con của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sau khi học hết bậc Tiểu học, Nguyễn Tất Thành được nhận vào trường Quốc Học Huế nhờ cha là quan lại của Nam triều. Bỏ học và rời khỏi trường Quốc Học rất sớm, Nguyễn Tất Thành đi vào Phan Thiết dạy học tại trường Dục Anh rồi đi vào Sài Gòn làm phụ bếp dưới tàu Amiral Latouche Tréville (lấy tên Văn Ba) để xuất dương sang Pháp tìm kế sinh nhai và danh vọng. Thất bại trong việc xin vào học trường Thuộc địa của Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục làm việc trên các tàu viễn dương rồi qua London, Anh quốc, làm thợ nhồi bột cho một lò bánh mì của người Pháp. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Paris theo lời gọi của trưởng thượng Phan Châu Trinh và gia nhập Nhóm Ngũ Long (5 người) gồm có Phó bảng Phan Châu Trinh, Tiến sĩ Luật Phan văn Trường, Cử nhân Luật Nguyễn An Ninh, Cử nhân Văn Chương Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Sống kham khổ tại Paris với nghề thợ rửa hình, Nguyễn Tất Thanh mắc bịnh lao phổi..Mặc dầu vậy, Nguyễn Tất Thành vẫn ăn mặc rất chỉnh tề, luôn luôn mặc áo vest và thắt cà vạt khi đi hội họp.
Ba năm sau cuộc Cách Mạng 1917 của Nga, Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Cộng Sản Pháp tại Hội nghị Tours để bắt chước các người Bolsheviks Nga làm cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới và xây dựng chủ nghĩa đại đồng vô biên giới. Tại Hội nghị Tours, Nguyễn Tất Thành đã nhờ một Đại biểu người Pháp tham dự hội nghị này giải thích cho ông ta biết sự khác biệt giữa Đệ tam và Đệ tứ Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, Nguyễn Tất Thành được Dmitry Manuilsky, cán bộ Đệ tam Quốc tế Cộng sản (Komintern) tuyển dụng và đưa qua Moscowa huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật công tác của một cán bộ cộng sản trước khi phái đến Quảng Châu trong tỉnh Quảng Đông làm thông dịch viên dưới quyền của Trưởng Phái bộ Liên xô Mikhail Borodin. Năm 1927, Thống chế Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Quốc Dân đảng ra tay diệt trừ cộng sản, Nguyễn Tất Thành chạy về Moscowa và đến Thái Lan ẩn náu. Năm 1930, Nguyễn Tất Thành vâng lịnh của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Josef Stalin đến Hong Kong tham dự việc thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3-2-1930 cùng với 3 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Kể từ đó, Nguyễn Tất Thành đã du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam để gieo rắc tai họa cho đất nước và dân tộc Việt Nam từ năm 1931 đến nay. Ở lại Hong Kong hoạt động với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt giữ năm 1931 nhưng được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì ông ta mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã qua đời. Trong quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo”, giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, cháu của Hồ Tập Chương, cũng có ghi rõ sự kiện này.
Nguyễn Tất Thành mất tích
Kể từ năm 1932 đến năm 1938, Nguyễn Tất Thành đã mất tích một cách bí mật. Ông ta biến dạng trong cõi hư vô và chỉ còn là một hình bóng phai mờ trước bọn đàn em đang được Josef Stalin trọng dụng (như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn văn Cừ). Thậm chí Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Nguyễn Tất Thành) còn không được tham dự chánh thức Đại hội 7 của Đệ tam Cộng sản quốc tế như hai đàn em Lê Hồng Phong và Nguyễn thi Minh Khai. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên này bị Stalin nghi ngờ và thất sủng vì trong thời gian lưu trú lần thứ hai tại Nga (1933-1938) ông ta biểu lộ một vài nghi vấn về lý lịch như:
- Khi ghi danh học trường quốc tế Lenin, Nguyễn Ái Quốc khai y sanh năm 1903 thay vì 1890. Một người trung niên có học như Nguyễn Ái Quốc không thể quên năm sanh của mình! Sở dĩ có sự sai biệt về năm sanh là vì lúc này người đội lốt Nguyễn Ái Quốc là Hồ Tập Chương, vốn gốc dân tộc Hẹ (Khách Gia) sanh tại Đài Loan năm 1901, nhỏ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi.
- Trong tờ khai lý lịch, Nguyễn Ái Quốc (giả, tức Hồ Tập Chương) mang bí danh P.C.Lin chỉ khai một chút ít dữ kiện về lý lịch của mình và ghi rằng y không có khả năng chuyên nghiệp gì cả.
(Sophie Quinn Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, University of California Press,2002, — Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Đài Loan, 2008)
Không những nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc (giả), Stalin còn có ý định giết chết y trong cuộc Đại Thanh trừng (Great Purge) năm 1935 nếu không có sự can thiệp của Georgi Dimitrov, Cố vấn của nhà độc tài Liên xô. Tha chết cho Nguyễn Ái Quốc (giả) nhưng Stalin không giao bất cứ công tác gì mà còn đặt ông ta trong tình trạng bị mật vụ theo dõi.
Sự xuất hiện của Hồ Quang (tức Hồ Tập Chương):
Mãi đến năm 1938, một nhân vật tên Hồ Quang (bí danh của Hồ Tập Chương) từ Liên Xô đến đột nhiên xuất hiện tại Diên An, căn cứ địa của Cộng sản Tàu trong giai đoạn 1935-1948 thuộc tỉnh Thiểm Tây, và có tư cách đảng viên đảng Cộng sản của nước Tàu. Gia nhập Bát lộ quân năm 1939, Hồ Quang đã phục vụ quân đội Tàu cộng với cấp bậc Thiếu tá. Sau một thời gian công tác tại Hoa Nam, Hồ Quang được đặc phái qua Việt Nam năm 1940 với sứ mạng liên tục gây ra chiến tranh để giết chết vô số nhân tài và sinh mạng, tiêu hao sinh lực của nước Việt, chuẩn bị việc thôn tính bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á theo kế hoạch của Mao Trạch Đông. Ẩn trốn trong hang Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự bảo vệ của cán binh Tàu cộng và bọn người dân tộc Tày của Chu văn Tấn, Hồ Quang thường xuyên qua lại biên giới Hoa Việt. Năm 1943, từ Quảng Tây trở về hang Pác Bó, Hồ Quang mang một tên mới : Hồ Chí Minh. Sự cực kỳ độc ác của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt đã khiến cho rất nhiều người nghĩ rằng Hồ Chí Minh thật sự là Hồ Tập Chương, một người Tàu Đài Loan dân tộc Hẹ (Hakkard) đúng theo sự xác quyết của giáo sư Sử học Hồ Tuấn Hùng, một người cháu trong gia tộc của Hồ Tập Chương không có ân oán gì trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Mới đây, sau khi Trung Cộng công khai hóa một số bí mật về Hồ Chí Minh tức Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Nhân Dân Giải Phóng, tính thuyết phục của quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” càng tăng thêm. Ngoài các quyển sách của giáo sư Đài Loan Hồ Tuấn Hùng, giáo sư William J.Duiker và sử gia Sophie Quinn Judge còn có vài nguồn tin chính xác khác và một số sự kiện cụ thể liên quan đến Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh thật sự là ai?
1) Ngô Trọc Lưu, người được xem là người cha của nền văn nghệ Đài Loan, đã xuất bản tại Đài Loan năm 1947 một quyển sách tựa đề “Hồ Chí Minh” viết bằng Nhật ngữ. Thân cận với Hồ Tập Chương và các người em của nhân vật kỳ bí này, Ngô Trọc Lưu xác quyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, người thuộc sắc tộc Hẹ tức Khách Gia (Hakkard) sanh tại Huyện Miêu Lật, Địa khu Đông La, Đài Loan.
2) Ký giả cộng sản Trần Đĩnh,một nhân vật thân cận của Hồ Chí Minh, đã hé lộ một chi tiết đáng kể về lý lịch của người “cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam như sau:
Trong quyển “Đèn Cù”, ký giả Trần Đĩnh tiết lộ đã nghe Hồ Chí Minh nói tiếng Hẹ của dân tộc Hakkard rất lưu loát, thấy “Bác” rất thích thú đi dạo chơi thành phố Móng Cái và biết rất rõ thành phố này mặc dầu “Bác”mới đến đây lần đầu tiên năm 1960. Ký giả Trần Đĩnh nghĩ rằng “Bác Hồ” đã có ở trong thành phố Móng Cáy khá lâu. Suy nghĩ này phù hợp với một vài chi tiết trong lý lịch của Hố Tập Chương: Năm 1931, Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu cùng một thời gian với Nguyễn Ái Quốc (bí danh Tống văn Sơ) đang bị giam giữ tại Hong Kong. Sau khi được Cộng sản Tàu giải cứu, Hồ Tập Chương đã đến vùng rừng núi Quảng Tây khai thác hầm mõ từ năm 1932 đến 1933. Kể từ đó, ông ta không còn liên lạc với gia đình nữa. Khi ở Quảng Tây, Hồ Tập Chương có nhiều điều kiện thuận lợi để đi qua Móng Cáy hoạt động cùng cô Bí thư một Chi bộ Cộng sản tại thị trấn biên giới này.
3) Tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký”của Hồ Chí Minh (tự nhận là tác giả) có thể cung cấp một thông tin hữu ích về nguồn gốc địa phương của tác giả: trong tập thơ này có một số từ ngữ đặc thù và lối chơi chữ chỉ có người dân tộc Hẹ (Hakkard) mới biết dùng. Cần lưu ý là: Nguyễn Tất Thành chỉ có trình độ sơ cấp về Hán văn và chỉ biết nói tiếng Quảng Đông nhờ hoạt động tại Quảng Châu từ 1924 đến 1927 và ăn ở với Tăng Tuyết Minh, người vợ xẩm có cưới hỏi năm 1925 qua mai mối của Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai)
4) Trước khi qua đời ngày 2-9-1969,Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) muốn được nghe một bài hát của Tàu do một cô xẩm hát. Tại sao một nhà lãnh đạo người Việt lại muốn nghe một bài hát của Tàu trước khi chết, nhứt là do một cô xẩm hát?
5) Giáo sư William J. Duiker trong quyển sách “ Ho Chi Minh: A Life” có nhận xét một sự khác biệt về thói quen giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc ăn mặc rất chải chuốt và luôn luôn thắt cà vạt, trong khi trang phục của Hồ Chí Minh thì rất lượm thượm, ông ta không bao giờ thắt cà vạt, trông rất quê mùa.(William J.Duiker, Ho Chi Minh :A Life, New York Hiperion, 2001).
6) Năm 1931, trong khi Nguyễn Ái Quốc bị giam giữ tại Hong Kong, thì Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu. Nhờ một nữ cán bộ cộng sản tên Lâm Y Lan giải cứu đưa đến Hạ Môn, một thành phố cảng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phước Kiến, Hồ Tập Chương đã có một mối tình thắm thiết với cô gái Quảng Đông này trong thập niên 1930. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh của miền Bắc Cộng sản (tức Hồ Tập Chương giả danh) nhờ Đào Chú, một cán bộ cao cấp đảng Cộng sản Tàu và Chủ tịch CS.Mao trạch Đông tác hợp với Lâm Y Lan nhưng bị Lê Duẫn, Bí thư thứ nhứt đảng Cộng sản Việt Nam, chống đối nên không thành. Năm 1968, Lâm Y Lan chết ở Quảng Đông, Hồ Chí Minh buồn rầu nên sau đó đi theo người yêu xuống tuyền đài năm sau (HCM mất năm 1969). Cần ghi nhận Hồ Chí Minh không hề muốn gặp lại Tăng Tuyết Minh, người nữ cán bộ cộng sản ở Quảng Châu đã chánh thức kết hôn với Nguyễn Ái Quốc năm 1925. Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) cũng như đảng Cộng sản Tàu cũng không muốn đưa Tăng Tuyết Minh qua Hà Nội tái hợp với Hồ Chí Minh, vì lo sợ lộ thân phận của ông Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam.
7) Lúc ông Cả Khiêm tức Nguyễn Sinh Khiêm (anh cả của Nguyễn Tất Thành) và bà Nguyễn thị Thanh (chị của Nguyễn Tất Thành) còn sống ở Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề về quê nhà để thăm hai anh, chị ruột. Thậm chí khi hai người này qua đời, Hồ Chí Minh cũng không về Nghệ An để phúng điếu. Năm 1945, bà Nguyễn thị Thanh đã lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em xa cách gia đình mấy chục năm cũng không được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Dường như, Hồ Chí Minh cố ý tránh gặp ông Cả Khiêm và bà chị Nguyễn thị Thanh để khỏi bị phát giác sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh giả. Khác hẵn phong tục của quảng đại quần chúng Việt Nam, Hồ Chí Minh không có tình cảm anh chị em ruột thịt và tình tự quê hương xứ sở. Ông ta rất xa lạ đối với người anh cả và người chị ruột của mình.
Nói tóm lại, các tài liệu viết của người ngoại quốc và các sự kiện cụ thể kể trên giúp cho tôi có một cơ sở vững chắc để phán đoán và kết luận rằng: Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.
Phạm Đình Hưng ·
Comments
Post a Comment