Tình hình thế giới.
Các cường quốc quân sự tại Thái Bình Dương
© Trọng Đạt
Mười nước có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Nga, Trung Cộng, Ấn, Anh, Pháp, Đại Hàn, Nhật, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ (1). Mỹ vẫn đứng đầu về quân sự trên thế giới hiện nay, ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 577 tỷ Mỹ kim, nhiều hơn ngân sách của tất cả các cường quốc quân sự khác cộng lại, số máy bay quân sự của Mỹ nay gần 14,000 cái, bằng số máy bay của tất cả 9 cường quốc quân sự trên thề giới cộng lại.
Về máy bay quân sự Mỹ có 13,892 chiếc, Nga 3,429, Trung Cộng 2,860, Ấn Độ 1900, Đại Hàn 1,412, Nhật 1,613, Anh 936, Pháp 1,264….Mỹ có 10 chiếc hàng không mẫu hạm tối tân khổng lồ, trọng tải trên 100,000 tấn, các cường quốc khác có một số ít hàng không mẫu hạm loại nhỏ, cũ trọng tải dưới 40,000 tấn như Ấn Độ có hai chiếc, Pháp có 4 chiếc dưới 30,000 tấn cũ kỹ chỉ có tính cách tượng trưng. Mỹ là nước duy nhất hiện nay có một lực lượng hàng không mẫu hạm hùng hậu và tối tân nhất thế giới, một vũ khí không lổ vô cùng lợi hại vì nó có thể mang hỏa lực tới mọi nơi trên thế giới. Nay chỉ có Mỹ đủ khả năng xử dụng hàng không mẫu hạm, nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ cao về khoa học quốc phòng.
Nước Nhật năm 1922 đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên Hosho, họ chú ý đặc biệt tới loại tầu không lồ này, khi bắt đầu Thế chiến thứ hai, hải quân Nhật có 10 hàng không mẫu hạm tối tân và mạnh nhất hồi đó, Mỹ có 7 chiếc, Anh có 8 chiếc. Trận Trân Châu Cảng cuối năm 1941 gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, nó đã mở đầu cho một thời đại mới: Thời đại tầu sân bay.
Trở lại tình hình các cường quốc quân sự châu Á Thấi Bình Dương gồm Mỹ, Trung Cộng, Ấn Độ, Nhật, Đại Hàn. Mặc dù không thuộc châu Á nhưng Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và tự nhận là một cường quốc tại đây. Mấy năm gần đây Tập Cận Bình chủ trương bành trướng bá quyền nước lớn, đe dọa an ninh khu vực khiến các nước trong vùng đã phải tăng cường quốc phòng để tự vệ.
Xin sơ lược tình hình quân sự các cường quốc Á châu Thái Bình Dương.
Mỹ: xe tăng 8,850; thiết giáp 41,020; đại bác 3,200; máy bay quân sự 13,892; chiến hạm 473 tầu; hàng không mẫu hạm 10; ngân sách quốc phòng 577 tỷ (Mỹ kim)
Trung Cộng: xe tăng 9,150; thiết giáp 4,788, đại bác 8,000; máy bay quân sự 2,860; tầu chiến 673; hàng không mẫu hạm 1; ngân sách quốc phòng 145 tỷ.
Ấn Độ: xe tăng 6,664; thiết giáp 6,704; máy bay quân sự 1,900; đại bác 7,600; tầu chiến 202; hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 38 tỷ
Đại Hàn: xe tăng 2,380; thiết giáp 2,660; đại bác 7,364; máy bay 1,412; tầu chiến 166; ngân sách quốc phòng 33 tỷ.
Nhật: xe tăng 678; thiết giáp 2,800; đại bác 700; máy bay 1,613; tầu chiến 131, hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 41 tỷ.
Nay các nước Cộng sản Trung Cộng, Bắc Hàn cũng như nước CS cũ Nga trở thành những nước độc tài cá nhân do một người nắm quyền như thời Staline, Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình lên nắm chính quyền nước Tầu từ mấy năm nay hiện là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.
Năm 2002 ngân sách quốc phòng Trung Cộng khoảng 20 tỷ Mỹ kim, 10 năm sau 2012 đã tăng lên trên 100 tỷ, khoảng gấp 5 lần (2). Nay Hoa Lục công khai chính sách bành trướng tại biển đông khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Họ lấn chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, kiến tạo đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự, vạch một đường lớn giữa hải phận quốc tế theo hình lưỡi con bò rồi nhận là hải phận của mình. Họ ban hành lệnh cấm máy bay các nước khác không được vi phạm không phận quốc tế mà họ coi là của mình. Trung Cộng ngày càng lộng hành cho tầu chiến bắt bớ, bắn phá tầu đánh cá các nước trong vùng.
Sự tranh chấp lãnh hải đã khiến các nước trong khu vực lo ngại và tăng ngân sách quốc phòng chống lại bá quyền nước lớn. Nước Nhật trước đây núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nay cũng tăng cường quốc phòng để đối phó, nhất là từ ngày Trung Cộng tranh chấp quần đảo Điểu Ngư với Nhật.
Vài thập niên trước đây, Mỹ và các nước phát triển Tây phương cũng như Á châu đầu tư mở mang giao thương với Trung Cộng, họ tưởng rằng một khi có nền kinh tế phồn thịnh Hoa Lục sẽ từ bỏ chế độc tài và trở nên hiền lành hơn. Trái với sự tin tưởng ngây thơ của Mỹ và Tây phương, thực tế cho thấy nay càng giầu mạnh về kinh tế Trung Cộng lại càng hung hãn hơn trước, tăng cường quân sự hơn trước.
Khác với chính phủ Bush trước đây chú trọng vào Trung Đông, TT Obama quay trở lại Đông nam Á vì Mỹ có nhiều quyền lợi kinh tế tại đây. Từ thập niên 80 người Mỹ đã nhìn nhận Châu Á Thái Bình Dương là một nền văn minh đang đi lên. Gần đây Mỹ tỏ ra cứng rắn không nhượng bộ Trung Cộng và cho thấy Mỹ vẫn là cường quốc tại Á châu đã suýt sẩy ra đụng chạm hai bên. Nay Trung Cộng có tiến bộ về kinh tế và tăng cường quốc phòng nhưng thực ra chưa đủ mạnh để uy hiếp Mỹ và các cường quốc khác tại Á châu. Mặc dù Mỹ bị suy thoái kinh tế thập niên vừa qua nhưng về quân sự vẫn còn quá mạnh, về số lượng máy bay quân sự Mỹ vẫn gấp 4 lần Nga, gấp 5 lần Trung Cộng chưa kể mắt phẩm trội hơn nhiều.
Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ bỏ hoang phế của Ukraine chỉ có khung tầu, không động cơ và bánh lái, năm 2002 được kéo về Hoa Lục năm 2011 mới đóng xong thành tầu sân bay đầu tiên của Hoa Lục đặt tên là Liêu Ninh. Trung Cộng vội vã thực hiện một tầu sân bay để hù dọa các nước trong vùng, đây chỉ là một tầu loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 một hàng không mẫu hạm Mỹ. Đối với Mỹ, Nhật là những nước đã có nhiều kinh nghiệm về hàng không mẫu hạm thì tầu sân bay Liên Ninh chỉ là một trò hề, trò cười không hơn không kém. Cách đây hai năm, một ông Tướng bốn sao của Nhật đã tỏ ra khinh thường Trung Cộng khi tuyên bố hải quân và không quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 tới 20 năm so với Nhật về nhiều phương diện.
Như đã nói trên ngân sách quốc phòng của Mỹ nay nhiều hơn ngân sách của các cường quốc trên thế giới cộng lại, gần gấp 10 lần Nga (60 tỷ), gấp 4 lần Trung Cộng (145 tỷ), gấp 11 lần Anh, gấp 12 lần Nhật….số máy bay quân sự của Mỹ gần 14,000 chiếc bằng số máy bay quân sự của các cường quốc trên thế giới cộng lại nhưng Mỹ vẫn bị Nga và Trung Cộng khích bác, gây khó khăn. Sở dĩ như vậy vì họ biết Mỹ mạnh về quân sự nhưng lại yếu về chính trị, Tổng thống không có nhiều thực quyền mà phải phụ thuộc vào ý kiến của người dân và Quốc hội. Tại trận Điện Biên Phủ tháng 4-1954, Mao Trạch Đông ra lệnh tăng cường cho Việt Minh nhiều tiểu đoàn phòng không và pháo binh thì lệnh của Mao được thi hành ngay trong khi ấy Mỹ muốn giúp Pháp nhưng không được Quốc hội và người dân ủng hộ cuối cùng phải thất bại.
Gần đây Mỹ-Hoa đã suýt đụng độ tại Biển Đông và người ta sợ có thể đưa tới Thế chiến thứ ba, nhưng thực ra dù căng thẳng tới đâu cũng không thể sẩy ra Thế chiến vì trong lịch sử đã nhiều lần “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều dàn xếp êm đẹp.
Đầu thập niên 60 Mỹ cho đặt hỏa tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ý nhắm vào Moscow, Khrushchev trả đũa cho đặt hỏa tiễn tại Cuba đe dọa Mỹ. Tháng 10-1963 máy bay do thám U-2 của Mỹ khám phá ra hỏa tiễn tầm trung nguyên tử tại Cuba, TT Kennedy làm dữ cho ngăn chận tầu Nga mang hỏa tiễn tới và buộc Nga phải tháo gỡ hỏa tiễn đã gắn tại Cuba. Kennedy và Khrushchev đã đàm phán căng thẳng, Nga tháo gỡ hỏa tiễn tại Cuba, Mỹ cũng bí mật tháo gỡ hỏa tiễn tại Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đem về.
Sau đó Mỹ-Nga thỏa thuận thiết lập đường giây điện thoại nóng giữa Moscow và Washington để ngăn ngừa Thề chiến mà cả hai bên cùng sợ, tình hình đã dịu sau đó. Thế chiến “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều đã sợ hết hồn nên sẽ chẳng bao giờ sẩy ra được. Cũng có giả thuyết cho rằng TT Kennedy bị ám sát vì người ta sợ ông có thể gây Thế chiến thứ ba.
Giống như biến cố Cu ba nêu trên, đụng độ Mỹ-Hoa tại Biển Đông rất khó có thể sẩy ra, mặc dù Trung Cộng hung hăng nhưng trong thâm tâm họ thừa biết hậu quả khốc liệt sẽ dành cho Hoa Lục một khi chiến tranh sẩy ra. Dù đụng trận nhỏ nhưng ảnh hưởng sẽ vô cùng lớn lao, các nước ngoài sẽ rút đầu tư, việc giao thương sẽ bị ngưng trệ đưa tới khủng hoảng kinh tế.
Mỹ có thể đem chiến tranh tới Hoa Lục vì họ có nhiều hàng không mẫu hạm, nhiều hạm đội và các căn cứ tại Nhật, Phi Luật Tân, Nam Hàn… ngược lại Trung Cộng không có khả năng mang chiến tranh tới đất Mỹ. Trong trường hợp có đánh lớn, Hoa Lục sẽ trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, công trình mà họ đã xây dựng mấy chục năm qua tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải sẽ tiêu tan trong phút chốc. Hoa Lục chẳng dại gì mà lao đầu vào cuộc phiêu lưu tự sát.
Người Mỹ có khuynh hướng bỏ Trung Đông, Ukraine để quay về Thái Bình Dương vì nơi đây họ có nhiều quyền lợi kinh tế, vấn đề Ukraine sẽ để các nước Liên Âu tự liệu. Các cường quốc châu Âu Pháp, Anh, Đức… chỉ có một ngân sách quốc phòng khiêm tốn từ 50 tỷ trở xuống, chưa được 1/10 ngân sách quốc phòng Mỹ. Họ đã quen núp dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Nhiều nước Tây Âu nhất là Pháp núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nhưng vẫn chống Mỹ tại cuộc chiến Iraq và Việt Nam trước đây.
Nay Hoa Kỳ đã mệt mỏi và muốn các nước đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng với họ.
© Trọng Đạt
Chú thích
(1) Globalfirepower.com
(2) Military budget of the People’s Republic of China, Wikipedia
© Trọng Đạt
Mười nước có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Nga, Trung Cộng, Ấn, Anh, Pháp, Đại Hàn, Nhật, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ (1). Mỹ vẫn đứng đầu về quân sự trên thế giới hiện nay, ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 577 tỷ Mỹ kim, nhiều hơn ngân sách của tất cả các cường quốc quân sự khác cộng lại, số máy bay quân sự của Mỹ nay gần 14,000 cái, bằng số máy bay của tất cả 9 cường quốc quân sự trên thề giới cộng lại.
Về máy bay quân sự Mỹ có 13,892 chiếc, Nga 3,429, Trung Cộng 2,860, Ấn Độ 1900, Đại Hàn 1,412, Nhật 1,613, Anh 936, Pháp 1,264….Mỹ có 10 chiếc hàng không mẫu hạm tối tân khổng lồ, trọng tải trên 100,000 tấn, các cường quốc khác có một số ít hàng không mẫu hạm loại nhỏ, cũ trọng tải dưới 40,000 tấn như Ấn Độ có hai chiếc, Pháp có 4 chiếc dưới 30,000 tấn cũ kỹ chỉ có tính cách tượng trưng. Mỹ là nước duy nhất hiện nay có một lực lượng hàng không mẫu hạm hùng hậu và tối tân nhất thế giới, một vũ khí không lổ vô cùng lợi hại vì nó có thể mang hỏa lực tới mọi nơi trên thế giới. Nay chỉ có Mỹ đủ khả năng xử dụng hàng không mẫu hạm, nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ cao về khoa học quốc phòng.
Nước Nhật năm 1922 đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên Hosho, họ chú ý đặc biệt tới loại tầu không lồ này, khi bắt đầu Thế chiến thứ hai, hải quân Nhật có 10 hàng không mẫu hạm tối tân và mạnh nhất hồi đó, Mỹ có 7 chiếc, Anh có 8 chiếc. Trận Trân Châu Cảng cuối năm 1941 gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, nó đã mở đầu cho một thời đại mới: Thời đại tầu sân bay.
Trở lại tình hình các cường quốc quân sự châu Á Thấi Bình Dương gồm Mỹ, Trung Cộng, Ấn Độ, Nhật, Đại Hàn. Mặc dù không thuộc châu Á nhưng Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và tự nhận là một cường quốc tại đây. Mấy năm gần đây Tập Cận Bình chủ trương bành trướng bá quyền nước lớn, đe dọa an ninh khu vực khiến các nước trong vùng đã phải tăng cường quốc phòng để tự vệ.
Xin sơ lược tình hình quân sự các cường quốc Á châu Thái Bình Dương.
Mỹ: xe tăng 8,850; thiết giáp 41,020; đại bác 3,200; máy bay quân sự 13,892; chiến hạm 473 tầu; hàng không mẫu hạm 10; ngân sách quốc phòng 577 tỷ (Mỹ kim)
Trung Cộng: xe tăng 9,150; thiết giáp 4,788, đại bác 8,000; máy bay quân sự 2,860; tầu chiến 673; hàng không mẫu hạm 1; ngân sách quốc phòng 145 tỷ.
Ấn Độ: xe tăng 6,664; thiết giáp 6,704; máy bay quân sự 1,900; đại bác 7,600; tầu chiến 202; hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 38 tỷ
Đại Hàn: xe tăng 2,380; thiết giáp 2,660; đại bác 7,364; máy bay 1,412; tầu chiến 166; ngân sách quốc phòng 33 tỷ.
Nhật: xe tăng 678; thiết giáp 2,800; đại bác 700; máy bay 1,613; tầu chiến 131, hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 41 tỷ.
Nay các nước Cộng sản Trung Cộng, Bắc Hàn cũng như nước CS cũ Nga trở thành những nước độc tài cá nhân do một người nắm quyền như thời Staline, Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình lên nắm chính quyền nước Tầu từ mấy năm nay hiện là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.
Năm 2002 ngân sách quốc phòng Trung Cộng khoảng 20 tỷ Mỹ kim, 10 năm sau 2012 đã tăng lên trên 100 tỷ, khoảng gấp 5 lần (2). Nay Hoa Lục công khai chính sách bành trướng tại biển đông khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Họ lấn chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, kiến tạo đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự, vạch một đường lớn giữa hải phận quốc tế theo hình lưỡi con bò rồi nhận là hải phận của mình. Họ ban hành lệnh cấm máy bay các nước khác không được vi phạm không phận quốc tế mà họ coi là của mình. Trung Cộng ngày càng lộng hành cho tầu chiến bắt bớ, bắn phá tầu đánh cá các nước trong vùng.
Sự tranh chấp lãnh hải đã khiến các nước trong khu vực lo ngại và tăng ngân sách quốc phòng chống lại bá quyền nước lớn. Nước Nhật trước đây núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nay cũng tăng cường quốc phòng để đối phó, nhất là từ ngày Trung Cộng tranh chấp quần đảo Điểu Ngư với Nhật.
Vài thập niên trước đây, Mỹ và các nước phát triển Tây phương cũng như Á châu đầu tư mở mang giao thương với Trung Cộng, họ tưởng rằng một khi có nền kinh tế phồn thịnh Hoa Lục sẽ từ bỏ chế độc tài và trở nên hiền lành hơn. Trái với sự tin tưởng ngây thơ của Mỹ và Tây phương, thực tế cho thấy nay càng giầu mạnh về kinh tế Trung Cộng lại càng hung hãn hơn trước, tăng cường quân sự hơn trước.
Khác với chính phủ Bush trước đây chú trọng vào Trung Đông, TT Obama quay trở lại Đông nam Á vì Mỹ có nhiều quyền lợi kinh tế tại đây. Từ thập niên 80 người Mỹ đã nhìn nhận Châu Á Thái Bình Dương là một nền văn minh đang đi lên. Gần đây Mỹ tỏ ra cứng rắn không nhượng bộ Trung Cộng và cho thấy Mỹ vẫn là cường quốc tại Á châu đã suýt sẩy ra đụng chạm hai bên. Nay Trung Cộng có tiến bộ về kinh tế và tăng cường quốc phòng nhưng thực ra chưa đủ mạnh để uy hiếp Mỹ và các cường quốc khác tại Á châu. Mặc dù Mỹ bị suy thoái kinh tế thập niên vừa qua nhưng về quân sự vẫn còn quá mạnh, về số lượng máy bay quân sự Mỹ vẫn gấp 4 lần Nga, gấp 5 lần Trung Cộng chưa kể mắt phẩm trội hơn nhiều.
Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ bỏ hoang phế của Ukraine chỉ có khung tầu, không động cơ và bánh lái, năm 2002 được kéo về Hoa Lục năm 2011 mới đóng xong thành tầu sân bay đầu tiên của Hoa Lục đặt tên là Liêu Ninh. Trung Cộng vội vã thực hiện một tầu sân bay để hù dọa các nước trong vùng, đây chỉ là một tầu loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 một hàng không mẫu hạm Mỹ. Đối với Mỹ, Nhật là những nước đã có nhiều kinh nghiệm về hàng không mẫu hạm thì tầu sân bay Liên Ninh chỉ là một trò hề, trò cười không hơn không kém. Cách đây hai năm, một ông Tướng bốn sao của Nhật đã tỏ ra khinh thường Trung Cộng khi tuyên bố hải quân và không quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 tới 20 năm so với Nhật về nhiều phương diện.
Như đã nói trên ngân sách quốc phòng của Mỹ nay nhiều hơn ngân sách của các cường quốc trên thế giới cộng lại, gần gấp 10 lần Nga (60 tỷ), gấp 4 lần Trung Cộng (145 tỷ), gấp 11 lần Anh, gấp 12 lần Nhật….số máy bay quân sự của Mỹ gần 14,000 chiếc bằng số máy bay quân sự của các cường quốc trên thế giới cộng lại nhưng Mỹ vẫn bị Nga và Trung Cộng khích bác, gây khó khăn. Sở dĩ như vậy vì họ biết Mỹ mạnh về quân sự nhưng lại yếu về chính trị, Tổng thống không có nhiều thực quyền mà phải phụ thuộc vào ý kiến của người dân và Quốc hội. Tại trận Điện Biên Phủ tháng 4-1954, Mao Trạch Đông ra lệnh tăng cường cho Việt Minh nhiều tiểu đoàn phòng không và pháo binh thì lệnh của Mao được thi hành ngay trong khi ấy Mỹ muốn giúp Pháp nhưng không được Quốc hội và người dân ủng hộ cuối cùng phải thất bại.
Gần đây Mỹ-Hoa đã suýt đụng độ tại Biển Đông và người ta sợ có thể đưa tới Thế chiến thứ ba, nhưng thực ra dù căng thẳng tới đâu cũng không thể sẩy ra Thế chiến vì trong lịch sử đã nhiều lần “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều dàn xếp êm đẹp.
Đầu thập niên 60 Mỹ cho đặt hỏa tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ý nhắm vào Moscow, Khrushchev trả đũa cho đặt hỏa tiễn tại Cuba đe dọa Mỹ. Tháng 10-1963 máy bay do thám U-2 của Mỹ khám phá ra hỏa tiễn tầm trung nguyên tử tại Cuba, TT Kennedy làm dữ cho ngăn chận tầu Nga mang hỏa tiễn tới và buộc Nga phải tháo gỡ hỏa tiễn đã gắn tại Cuba. Kennedy và Khrushchev đã đàm phán căng thẳng, Nga tháo gỡ hỏa tiễn tại Cuba, Mỹ cũng bí mật tháo gỡ hỏa tiễn tại Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đem về.
Sau đó Mỹ-Nga thỏa thuận thiết lập đường giây điện thoại nóng giữa Moscow và Washington để ngăn ngừa Thề chiến mà cả hai bên cùng sợ, tình hình đã dịu sau đó. Thế chiến “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều đã sợ hết hồn nên sẽ chẳng bao giờ sẩy ra được. Cũng có giả thuyết cho rằng TT Kennedy bị ám sát vì người ta sợ ông có thể gây Thế chiến thứ ba.
Giống như biến cố Cu ba nêu trên, đụng độ Mỹ-Hoa tại Biển Đông rất khó có thể sẩy ra, mặc dù Trung Cộng hung hăng nhưng trong thâm tâm họ thừa biết hậu quả khốc liệt sẽ dành cho Hoa Lục một khi chiến tranh sẩy ra. Dù đụng trận nhỏ nhưng ảnh hưởng sẽ vô cùng lớn lao, các nước ngoài sẽ rút đầu tư, việc giao thương sẽ bị ngưng trệ đưa tới khủng hoảng kinh tế.
Mỹ có thể đem chiến tranh tới Hoa Lục vì họ có nhiều hàng không mẫu hạm, nhiều hạm đội và các căn cứ tại Nhật, Phi Luật Tân, Nam Hàn… ngược lại Trung Cộng không có khả năng mang chiến tranh tới đất Mỹ. Trong trường hợp có đánh lớn, Hoa Lục sẽ trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, công trình mà họ đã xây dựng mấy chục năm qua tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải sẽ tiêu tan trong phút chốc. Hoa Lục chẳng dại gì mà lao đầu vào cuộc phiêu lưu tự sát.
Người Mỹ có khuynh hướng bỏ Trung Đông, Ukraine để quay về Thái Bình Dương vì nơi đây họ có nhiều quyền lợi kinh tế, vấn đề Ukraine sẽ để các nước Liên Âu tự liệu. Các cường quốc châu Âu Pháp, Anh, Đức… chỉ có một ngân sách quốc phòng khiêm tốn từ 50 tỷ trở xuống, chưa được 1/10 ngân sách quốc phòng Mỹ. Họ đã quen núp dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Nhiều nước Tây Âu nhất là Pháp núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nhưng vẫn chống Mỹ tại cuộc chiến Iraq và Việt Nam trước đây.
Nay Hoa Kỳ đã mệt mỏi và muốn các nước đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng với họ.
© Trọng Đạt
Chú thích
(1) Globalfirepower.com
(2) Military budget of the People’s Republic of China, Wikipedia
Comments
Post a Comment