KHÔNG THỂ ĐÁNH ĐỒNG Ô.HỒ CHÍ MINH VÀ Ô.NGÔ ĐÌNH DIỆM...
--------------------------------
Luật Tri Nguyễn :
Nếu ai đó nói tổng thống Diệm độc tài tôi xin nói thêm, đó là 1 nhà độc tài trong sạch, yêu nước chân chính, nếu tôi là lãnh đạo quốc gia trong giai đoạn hiện nay, tôi cũng sẽ độc tài như vậy, it nhất trong các chính sách đối với các đảng viên cộng sản : tịch thu tài sản, lùa hết 4 triệu đv cs và gia đình đến khu vực khô cằn sỏi đá nào đó, thiến hết để kg còn sanh đẻ, phát dụng cụ lao động cho chúng tự làm lụng kiếm ăn theo như tinh thần khẩu hiệu của chúng '' Bàn tay ta làm ra tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành Cơm.. ''
Chú Mai Dũng nói : "Ông Hồ ông Duẩn vân vân, tự nhận là người yêu nước. Ông Ngô Đình Diệm cho đến ông Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận là những người yêu nước thương dân.
Những người yêu nước này (cứ cho là thế) đã "đụng" nhau để rồi đem lại cho dân tộc Việt nam máu đỏ da vàng mũi tẹt 3 triệu nấm mồ và chục triệu vành khăn tang. Đấy là chưa kể chục triệu người khác vĩnh viễn mang trên thân thể và tâm hồn những vết thương không gì chữa lành nổi."

Con không bình trên tường nhà chú, sợ bình tầm bậy lại làm phiền lòng chú. nên ưa nói chi cứ về tường mình tha hồ nói, chú ha? grin emoticon
Theo Nhi thì ông Hồ mới là kẻ tự nhận mình là người yêu nước, qua việc ông ta tự phong cho mình danh hiệu " cha già dân tộc", qua việc ông ta lấy bút danh giả để viết bài ca ngợi lòng yêu nước của mình, và kể từ lúc nắm chính quyền tới giờ đảng cộng sản do ông Hồ thành lập chưa hề đem lại lợi ích yên vui cho dân, còn gây tang tóc cho dân Việt qua bao việc làm khuất tất như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải cách ruộng đất... cả Lê Duẫn phát động gây chiến tranh Nam Bắc... và chính chủ nghĩa cộng sản mà ông Hồ đem về đã đưa đất nước tan hoang, suy tàn tới hôm nay. Tổng Thống Ngô Đình Diệm không tự nhận mình là người yêu nước, mà chính sách sử đã ghi nhận và công dân của quốc gia VNCH đã ghi nhận tấm lòng yêu nước thương dân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Về việc gây ra mấy chục triệu vành khăn tang, đó không phải là một tay HCM và Lê Duẫn gây nên hay sao? Một bên đi xâm chiếm thì phía kia buộc phải đứng lên tự vệ, đánh trả để bảo vệ đất nước họ là lẻ đương nhiên thôi mà.
Không thể đánh đồng chung như vậy được, riêng việc so sánh Hồ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ trình độ, học vấn, nhân cách tới lòng yêu nước, tất cả đã là một sự khập khiễng rồi.
Theo tìm hiểu sách sử tổng hợp các bài viết và bài của tác giả Nguyễn Hùng Kiệt thì Nhi được biết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm với những việc làm cho dân cho nước như vầy :
- Năm 1933, ông Ngô Đình Diệm đã vô Sài Gòn cùng với ông Nguyễn, Phan Long và ông Lê Văn Kim, tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ, vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi truất phế quan tòa Quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ cư trú tại Quảng Bình.
- Những năm 1934 - 1944, ông Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nồng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát và lính khố xanh bản xứ tại Trung kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp đã phá vỡ tổ chức này, ông Ngô Đình Diệm trốn vô Sài Gòn
- Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập trong khối Đông Nam Á. Vua Bảo Đại lúc đó đã mời ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng, nhưng vì không muốn làm vật hy sinh, nên ông Ngô Đình Diệm đã từ chối.
- Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt minh đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Ngô Đình Diệm hợp tác với chính phủ nhưng Ngô Đình Diệm đã một mực kiên quyết từ chối.
- Năm 1948, ông Ngô Đình Diệm đã từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hợp Pháp. Từ đó, ông Ngô Đình Diệm xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ và Đức Giáo Hoàng Pio XII tiesp kiến tại La Mã.
- Năm 1950, ông Ngô Đình Diệm theo người anh trai Ngô Đình Thục đi Vatican, sau đó qua Nhật và rồi qua Mỹ sống hai năm. Thời gian đó ông Ngô Đình Diệm lưu trú tại các trường dòng Ossining ở New York, Lakewood ở New Jersey, đây cũng là thời kỳ ông Ngô Đình Diệm gặp hồng y Spellman.
- Năm 1954, Pháp rút về nước và đồng ý trao trả độc lập thực sự cho dân tộc Việt Nam. Trước tình thế khẩn cấp, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng yêu nước và trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, đã yêu cầu ông Ngô Đình Diệm nhận lãnh sứ mạng. Vì đây là cơ hội cuối cùng mà ông Ngô Đình Diệm có thể đứng ra thành lập chính phủ để cứu nước, nên ông đã nhận lời.
- Ngày 19 tháng 6 năm 1954, trước khi Hiệp Định Geneve chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải ngày 20 tháng 7 năm 1954. Đúng ngày 24 tháng 6 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã về nước và chính thức thành lập chính phủ.
- Trong thời kỳ đầu làm Thủ Tướng quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (gốc sĩ quan Trung tá Không quân Pháp, vợ Pháp) và Thiếu tướng Lê Văn Viễn (Bình Xuyên).
Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại ông, ông cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong gia đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có quyền hành.
- Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Việt Nam nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho rằng cơ hội duy nhất cho quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải giành được độc lập thực sự, và ông nhất định thực hiện mục tiêu đó một cách dũng cảm và kiên trì hiếm có. Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng Đông Dương, từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do ngân hàng Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Việt Nam quản lý, tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp giao lại cho Việt Nam trong thời hạn năm tháng việc kiểm soát quân đội quốc gia lâu nay vẫn thuộc bộ chỉ huy Pháp.
- Trong giai đoạn biến cố lịch sử này nhiều người đã biết, Nhi không đưa thêm tư liệu nữa. Tới ngày 26 tháng 10 năm 1955, chính thể mới Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chính thức làm Tổng Thống VNCH.
- Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Ngô Đình Diệm bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:
“Nếu Qúy Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi ? :" Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghiã”
Và như chúng ta đã biết thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn và cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở:
“Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy”.
Dù là đồng minh như Hoa Kỳ hoặc đối thủ như CS, cũng phải công nhận rằng Tổng Thống Diệm là một nhà lãnh tụ nhiệt tình vì nước, thương dân, trong sạch, khí phách và không làm cho người dân Việt phải hổ thẹn, vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và uy quyền quốc gia.
Like · Comment ·

Comments

  1. Theo thiển ý của tôi, ngày 20 tháng 7 năm 1954 sau khi thực dân Pháp ký hiệp định Geneve với Việt cộng, chia đôi đất nước Việt Nam 'Chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo, đã không ký hiệp định chia cắt này'. Nếu tôi nhớ không lầm lúc bấy giờ Bác Sĩ Trần Văn Đỗ là Ngoại Trưởng đã khóc khi đất nước bị chia đôi. Luc´ bâý giờ thực dân Pháp chưa có ý định rút khỏi miền Nam, chúng vẫn còn muốn duy trì quyền lực nên đã áp lực vua Bảo Đại đặt để Nguyễn văn Hinh nắm QĐQG, ông này đã quậy phá, gây khó dễ rất nhiều cho chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm với mưu đồ làm cho chính phủ NĐD phải sụp đổ để buộc vua BĐ bổ nhiệm một vị Thủ Tướng khác, thân Pháp, hầu để có thể tiếp tục duy trì sự hiện diện của thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam nhưng mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên nên cuối cùng thì thực dân Pháp và bè lũ tay sai cũng phải cuốn gói rời khỏi Việt Nam năm 1956.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .