Đừng cầm bài lâu nó ướt.
Đối thoại giữa Mỹ và Việt Nam:
Lối thoát của Việt Nam
Lối thoát của Việt Nam
Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục
đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra
cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không
với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm
trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối
tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng
Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều
Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người
đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?
Đại diện CSVN cười và giải thích:
- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.
Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:
- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?
Đại diện CSVN phá lên cười:
- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?
- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng
láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau
này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo
luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối
chắc là có câu hỏi gì cho tôi?
Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:
- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng
tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở.
Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp
quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý,
ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra
Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?
- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân
nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết
các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết
mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại
Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của
các nước trong vùng đối với Biển Đông.
- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?
- Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này.
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi
liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không
ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên
Phi khó chấp nhận.
- Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI
từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam có đã xác định
chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông
lại nói BẤT LỢI?
- Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những
chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế
từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể
trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi
thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì
dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhà được.
- Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?
- Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng
có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại
gần đây Trung Quốc lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ
có nắm đàng cán về vụ này!
Đại diện CSVN cười sặc sụa:
- Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn
Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc”
thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của
chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Quốc mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi
không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:
- Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ươc buôn bán” và “chủ quyền”.
- Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.
- Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao
kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể
trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật
chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như
vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay
lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía
Trung Quốc tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực.
Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và
con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.
Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các
ông đã làm KHẾ ƯƠC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện
khế ước buôn bán đó.
- Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?
- Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị
trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng
khoán đó vì ông sợ thua lổ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và
công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm
nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền
ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời
điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn
bán thứ ông không có chủ quyền …
Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:
- Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ
Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ
quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói … “có trách
nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi
quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”
Đại diện Mỹ cười rồi nói:
- Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này.
Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền
VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Quốc trong mọi quan hệ
trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Quốc hành động
chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện
minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?
- Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!
- Hoa Kỳ bị ràng buộc bỡi Thông cáo chung Thượng
Hải với Trung Quốc và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền
tự quyết cho VNCH.
Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và
phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông
Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn
lâu”.
- Ý ông là?
- Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là
KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện
trợ của Trung Quốc cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được
hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng,
không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó
thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp
được thì phải thực hiện lời hứa đó.
Đại diện CSVN mỉa mai:
- Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?
- Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế …
- Huề tiền!
- Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …
Đại diện CSVN phá liên cười:
- Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”
Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:
- CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền
ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam
năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)
chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1
tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến
tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật
sau thế chiến thứ hai.
Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:
- Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:
- Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?
Rồi ông nói tiếp:
- Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm
Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để
yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.
- Không còn cách nào hết sao?
- Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.
- Cách gì ông nhắc lại đi.
- Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ
của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa
giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng
là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.
- Làm cách nào?
- Ngay ngày mai ... - đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa, - lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó, - lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ … Có
như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ
KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có
vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG
ĐÔNG.
Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:
- Chỉ đơn giản thế thôi sao?
Công hàm bán nước Phạm văn Đồng phải bị vô hiệu hóa |
Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.
Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:
- All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã). Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar. Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.
Comments
Post a Comment