Nền kinh tế Thị Trường với cái đuôi định hướng xhcn-Việt Nam xhcn càng ngày càng tụt hậu thê thảm.
nhận
định của Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam là một quốc gia không
chịu phát triển,
bởi vì trong hai thập niên qua có đến 90 tỷ đô la vốn ODA được đổ vào Việt Nam
thế nhưng đất nước này cứ ỳ ạch không phát triển được.
Trung quân
nghịch nhĩ,nhưng phải báo động vì tiền đồ của dân tộc !
NGUYỄN Thái
Sơn.
Bà Nguyễn thị Kim Liên mẹ của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên
Kha ở Long An cho biết nhận định của bà về sự tụt hậu và nguyên nhân của tình
trạng đó:
“ Tôi thấy một là tham nhũng, thứ hai là nuôi bộ máy nhân viên (
Nhà nước) quá nhiều luôn. Một cơ quan ở xã, ấp mà nhân viên cũng quá nhiều, tiền
đâu mà trả lương? Họ trả lương cho những người đó để bảo vệ chế độ của họ, thì
đến bây giờ làm ăn không được, không có tiền trả lương thì đánh thuế; cứ tỷ lệ
thuận như vậy hoài, vay nợ ăn, vay nợ ăn và bây giờ là ‘rồi’. Ở quê, tôi nôm na
nghĩ như vậy!”
Thực trạng Việt Nam bị tụt hậu so với các nước trong khu vực lại
được nêu ra và khiến nhiều người lo lắng.
Đánh giá về sự tụt hậu đó ra sao và cách thức để thoát ra khỏi bế
tắc lâu nay thế nào?
Tụt hậu
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với
Hàn Quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan chừng 20 năm,
Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm.
Đó là những con số do chính Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đưa ra tại
hội thảo có tên ‘Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển
giai đoạn 2015-2035’ do Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam phối hợp với Ngân Hàng Thế
giới và Đại sứ quán Australia tổ chức vào ngày 28 tháng 8 ở Hà Nội.
Cũng theo Tổng cục Thống kê đến năm 2038, Việt Nam mới có thể bắt
kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái
Lan.
Xét về môi trường kinh doanh, Việt Nam hiện đứng thứ 99 trên 189
quốc gia và cũng lãnh thổ. Trong khi đó những quốc gia trong khu vực như
Singapore lại chiếm vị trí thứ nhất, Malaysia thứ 6 và Thái Lan thứ 18…
Ngân hàng Thế giới cũng nêu ra đánh giá về kinh tế tri thức cho
thấy chỉ số giáo dục Việt Nam cách đây 3 năm xếp thứ 133 của thế giới… Từ năm
2000 đến năm 2012, hệ số đổi mới của Việt Nam vẫn ở vị trí 15 trên 18 nước Châu
Á.
Nguyên nhân
Giáo sư Chu Hảo từ Hà Nội cho rằng những cảnh báo về tình hình tụt
hậu của Việt Nam so với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung
không phải đến nay mới được đưa ra:
Nguyên nhân cơ bản là thể chế, cái tham nhũng quá lớn, quá lớn sức dân không thể nào bù đắp. Sức dân kiệt vì tệ nạn tham nhũng. Dân biết nhưng lên tiếng nói yếu ớt vì sợÔng Phạm Tuấn Xa
“ Việc công nhận (tụt hậu), theo tôi nghĩ bằng cách này hay cách
khác cũng đã nói nhiều lần, có thề không bằng con số cụ thể nhưng việc thừa nhận
nước ta vẫn đang tiếp tục tụt hậu xa hơn nữa là tôi đã từng nghe thấy trên các
báo chí chính thống cũng như trong phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam.”
Cũng theo giáo sư Chu Hảo thì đánh giá về nguyên nhân cùa tình
trạng tụt hậu của Việt Nam từng được các chuyên gia trong nước phân tích cặn kẽ:
Sự tụt hậu
của Việt Nam so với các nước trong khu vực
“ Nguyên nhân cũng được nói đến nhiều lần và nói tới từ lâu; đặc
biệt từ những quan điểm cá nhân của những chuyên gia mà theo tôi đáng tin cậy:
ví dụ như bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn Quang A, rồi kể cả những
người như Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Đức Thành… Tôi nghĩ nhiều
người muốn nhắc đến một lỗi là ‘lỗi hệ thống’, có nghĩa
chỉ có cải cách thể chế kinh tế một cách tương đối phiến diện mà lại chậm chạp,
không đi liền với những cải cách về thể chế chính trị. Có lẽ
theo tôi nghĩ đó là nguyên nhân nổi bật lên và được nhiều người nhắc tới cách
này hay cách khác.”
Ông Phạm Tuấn Xa, một nhà giáo đồng thời là một người bị trù dập
vì lên tiếng phê phán những sai trái trong hệ thống công quyền, từ Hải Dương
nêu ra nguyên nhân của sự tụt hậu tại Việt Nam mà được chính cơ quan chức năng
cũng như giới chuyên gia thừa nhận:
“ Nguyên nhân cơ bản là thể chế, cái tham nhũng quá lớn, quá lớn
sức dân không thể nào bù đắp. Sức dân kiệt vì tệ nạn tham nhũng. Dân biết nhưng
lên tiếng nói yếu ớt vì sợ. Ví dụ như bài của tôi đưa về địa
phương thì không ( ai) dám đọc; nếu đọc thì địa phương lôi ra kiểm điểm. Con
cái đi học đại học, ( họ) dọa muốn có việc làm không! Tất cả đều như thế, làm
cho người ta sợ!”
Bà Nguyễn thị Kim Liên mẹ của tù nhân lương tâm trẻ Đinh Nguyên
Kha ở Long An cho biết nhận định của bà về sự tụt hậu và nguyên nhân của tình
trạng đó:
“ Tôi thấy một là tham nhũng, thứ hai là nuôi
bộ máy nhân viên ( Nhà nước) quá nhiều luôn. Một cơ quan ở xã, ấp mà nhân viên
cũng quá nhiều, tiền đâu mà trả lương? Họ trả lương cho những người đó để bảo vệ
chế độ của họ, thì đến bây giờ làm ăn không được, không có tiền trả lương thì
đánh thuế; cứ tỷ lệ thuận như vậy hoài, vay nợ ăn, vay nợ ăn và bây giờ là ‘rồi’.
Ở quê, tôi nôm na nghĩ như vậy!”
Tôi không đồng ý bất bạo động, tôi không thích và chưa thích bao giờ. Theo tôi cái gì cũng vậy phải có đổ máu. Tôi thấy nước khác rồi phải có đổ máu mới có được tự do. Tôi sẵn sàng chấp nhận; trong trường hợp gia đình tôi nếu có mất mát gì trong cuộc đổ máu này tôi cũng sẵn sàngbà Nguyễn Thị Kim Liên
Cách vươn lên
Đối với một nhà trí thức như giáo sư Chu Hảo thì tình trạng tụt
hậu của Việt Nam như được nêu ra là một thực tế khiến nhiều người như ông thấy
rất đau lòng, và theo ông cách thức để vượt ra khỏi tình trạng đó như sau:
“ Câu chuyện hết sức bức xúc, yêu cầu là hết sức bức thiết! Tuy
nhiên ở Việt Nam, theo tôi nghĩ, bất cứ sự nóng vội nào dẫn đến những bước chuyển
đổi không hòa bình, thiên về bạo lực đều sẽ thất bại. Cho nên trước tình hình
này, tôi nghĩ vẫn phải nghĩ đến một bước chuyển biến, chuyển tiếp mà tương đối
lâu dài. Và làm thế nào đó để từng bước một mở rộng được dân chủ hơn, và quan
tâm đến những vấn đề phát triển bền vững hơn. Mở rộng
dân chủ không phải là điều kiện đủ, đó chỉ là điều kiện cần thôi. Nhà nước có
dân chủ, kể cả chế độ này, chế độ đa nguyên, đa đảng … thì cũng đã phát triển mạnh
mẽ đâu! Tuy nhiên đó là điều kiện cần, cái cần
hơn nữa cho lâu dài là cần nâng cao dân trí góp phần nâng cao xã hội dân sự
lành mạnh để trở thành đối trọng chứ không phải đối lập với chính quyền, thể chế
hiện tại. Đó là có thể làm thế nào đó để thể chế này chuyển biến một cách hòa
bình nhưng mà căn cơ.”
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Kim Liên thì không thể chờ đợi và
không thể có chuyển biến nếu như không hành động một cách quyết liệt. Bà trình
bày:
“ Tôi không đồng ý bất bạo động, tôi không thích và chưa thích
bao giờ. Theo tôi cái gì cũng vậy phải có đổ máu. Tôi thấy nước khác rồi phải
có đổ máu mới có được tự do. Tôi sẵn sàng chấp nhận; trong trường hợp gia đình
tôi nếu có mất mát gì trong cuộc đổ máu này tôi cũng sẵn sàng. Như vậy mới có nền
tự do cho dân.”
Vừa qua chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhắc lại nhận định của
Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam là một quốc gia không chịu phát triển, bởi
vì trong hai thập niên qua có đến 90 tỷ đô la vốn ODA được đổ vào Việt Nam thế
nhưng đất nước này cứ ỳ ạch không phát triển được.
Comments
Post a Comment