Mời qúy vị đọc để biết những tên phá hoại cuộc sống yên bình của Việt Nam cộng Hoà.
Ô. LÝ CHÁNH TRUNG VỪA TỪ TRẦN.
HÌNH DƯỚI "ANH ĐẠI" HUỲNH TẤN MẨM [ÁO VÉT, CÀ VẠT ĐỎ - "MỘT LẢNH TỤ KHÔNG NGAI"
CỦA SV SAIGON THỜI TRƯỚC - LẬP TRƯỜNG THIÊN CỘNG RỒI THEO CỘNG HƯỚNG
DẨN
CÁC PHONG TRÀO DỰA LƯNG PHÓ KỲ [ÔNG NẦY VÌ CHỐNG TT.
THIỆU NÊN MUỐN THỌC GẬY
BÁNH XE RA SỨC GIÚP ĐÁM PHÁ RỒI NẦY - QUÊN ĐI QUYỀN LỢI CHUNG CỦA DÂN TỘC ĐANG
NỔ LỰC BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC NGĂN CUỒNG VỌNG XÂM LƯỢC CỦA BẮC CỘNG]
TÊN MẨM PHỐI HƠP VỚI CÁC PHONG TRÀO CỦA TĂNG NI BỊ CS GIẬT GIÂY, PT. ĐÒI QUYỀN SỐNG
CỦA BÀ LS. NGÔ BÁ THÀNH, PT KÝ GIẢ ĐI ĂN MÀY, PT CHỐNG THAM NHỦNG CỦA LM. TRẦN HỮU
THANH..PT "NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG, TPB CÓ NHÀ" ...NHỮNG KHUÔN MẶT "TRÍ THỨC NGHỊ TRƯỜNG"
THỜI ẤY CÙNG NHAU "THAM CHIẾN"..NHƯ HỒ NGỌC NHUÂN , NGÔ CÔNG ĐỨC, LÊ HIẾU ĐẰNG,
LÝ CHÁNH TRUNG. ...ẢNH BÊN DƯỚI TA THẤY LÝ CHÁNH TRUNG, HUỲNH TẤN MẨM
ĐỨNG BÊN CẠNH
TÊN ĐẠI THI NÔ BỒI BÚT, BƯNG BÔ CS TỐ HỮU. TÊN HUỲNH TẤN MẨM VUỐT MẶTTHEO CỘNG MỘT THỜI GIAN
RỒI CŨNG BỊ ĐÁ LĂN LÓC, Y CỐ LẤY ĐƯỢC MẢNH BẰNG BÁC SỈ VC ĐỂ KIẾM SỐNG. NHỮNG KHUÔN MẶT TRÊN VÀO CUỐI ĐỜI MỘT SỐ ĐÃ SÁNG MẮT NHƯNG TẤT CẢ ĐÃ
MUỘN MÀNG ....NHỮNG SỰ CHỐNG PHÁ NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA NẰM TRONG CẢNH "THÙ TRONG GIẶC NGOÀI" NHƯ THẾ ĐÃ LÀ NHỮNG
NGUYÊN NHÂN XA DẨN ĐƯA NAM VN RƠI VÀO TAY CS......
Nhưng
nói chung, trong số thành phần trí thức thiên tả ngả theo cộng sản thì
theo tôi người tiêu biểu về mọi phương diện là Lý Chánh Trung…Tiêu
biểu của ông có thể về mặt nhận thức, trí thức, về mặt dấn thân nhập
cuộc, tiêu biểu cả về mặt thành thật hoặc không thành thật, tiêu biểu
của việc đón chiều gió, tính cơ hội cũng có, khi nào cần phải lên tiếng
và khi nào cần biết im lặng.
Có
thể ông không phải là loại người quá khích, hung hăng sốc nổi. Trái lại
điềm tĩnh và cân nhắc mỗi khi phát biểu, đôi khi dè dặt cẩn trọng,
có tính toán, cân nhắc…
Vì ở thế đối lập, ông luôn tỏ ra thái độ từ bất mãn đến chống đối các chính thể từ Đệ Nhất sang Đệ Nhị Cộng Hòa.
Ông luôn có việc để làm, để chống đối mà không bao giờ sợ thất nghiệp.
Đây
là những lời lẽ khích động, đánh đòn tâm não, đánh vào tự ái của người
trí thức.. Lý Chánh Trung đã bị kích động và làm theo sự kích
động ấy sau nhiều trăn trở..
Và cũng kể từ đây có một Lý Chánh Trung đã lột xác, đã dấn thân, nhập cuộc.
Và
cũng kể từ đây chia ngã rẽ với những người như Nguyễn Văn Truug. Một
bên rời bỏ tháp ngà suy tưởng, một bên tiếp tục con đường suy tư-
nhưng ngại dấn thân, ngại nhập cuộc..
Và
dần dần kể từ năm 1968, Lý Chánh Trung đã có thể tự coi mình là người
của Đảng- đã tiếp xúc với người của Mặt trận- đã được đưa lên vùng
mật khu- đã nhận chỉ thị, đã viết theo đường lối của Mặt trận..
Thay
vì được điều động vào mật khu, Lý Chánh Trung được khuyến cáo ở lại
thành phố, quấy phá bằng ngòi bút, có mặt trong các cuộc biểu tình,
xuống đường của giới sinh viên..
Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thời bấy giờ cùng lúc phải đối đầu với hai mặt trận.
Ngoài
Sài gòn, cuộc chiến được giải quyết bằng bom đạn, bằng những trận mưa
pháo ban đêm vọng về thành phố ngủ không yên giấc vì những tiếng
ì ầm. Binh lính ngày đêm phải đối đâu trực diện với cái chết từng ngày,
từng giờ.
Trong thành phố là một trận chiến bằng hàng rào kẽm gai, bằng lưu đạn cay và những biểu ngữ, hô hào đủ kiểu..
Và Lý Chánh Trung đứng bên ngoài cổ võ:
“Khóc
đi con, khóc cho
quê hương của con đã rách nát như áo ăn mày, cho những cánh đồng loang
lổ vỉ bom đan, xơ xác vì thuốc khai quang, cho những thành phố tanh ôi
mùi tinh trùng Mỹ, cứt đái Mỹ, rác rến Mỹ, đô la Mỹ..
Khóc
đi con, khóc cho
các anh các chị con đang bị giam cầm, đánh đập mà không ai biết vì tội
gì, và sắp được đưa ra xử trước một tòa án mà không ai tin”.[18]
Có nhiều cách móc nối. Và cộng sản đã móc nối được nhiều người, trên dưới cả trăm người
Vậy mà ông đã thất nghiệp sau 1975, vì không có gì để chống đối nữa.
Chống
độc tài, chống kỳ thị tôn giáo, chống gia đình trị, chống cá nhân ông
Diệm, chống chiến tranh, chống Mỹ Ngụy, chống tham nhũng, chống
cá nhân ông Thiệu như tay sai Mỹ.
Nhưng đó là thứ chống một phía.
Không bao giờ dám nhìn nhận sự thật phía cộng sản đang làm gì ?
Chống
chán rồi đòi. Đòi tự do, tự do báo chí, đòi dân chủ, đòi thả tù nhân
chính trị, đòi thả những sinh viên theo cộng cộng sản nằm vùng,
ngay cả những đặc công cộng sản. đòi quyền cho phụ nữ..
Chống và đòi. Đó là hai công việc đi đôi với nhau của ông Lý Chánh Trung.
TRƯỜNG HỢP LÝ CHÁNH TRUNG
Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh
Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet
Trong một bài biên khảo nhan đề: 20 năm giới trí thức
miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như
một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông
vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa.
Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản
dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.
Cuộc sống của ông hiện nay lúc cuối đời xem ra thanh bạch,
đạm bạc mà nhiều phần là túng thiếu.
Còn nhớ vào những năm tháng ấy, sau 1975- quyền lực trong
tay cũng có- vậy mà Lý Chánh Trung cảm động và khoe một cách hãnh diện là vừa có học trò cho một bao gạo.
Bao gạo ấy đượm tình nghĩa thầy trò của người miền Nam, nhưng
nó tố cáo một cách gián tiếp chế độ bất nhân ấy.
Cái
còn lại như chứng tích duy nhất của nền Đệ Nhất Cộng Hòa
để lại cho ông là căn nhà của ông ở làng đại học Thủ Đức, số 17 đường
công lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Chính nơi đây con cái
ông lớn lên, được nuôi dưỡng ăn học và nay là cái mái che mưa nắng cho
ông lúc tuổi xế chiều[1]
Sự đãi ngộ ấy có thể ông không bao giờ muốn nhìn nhận, có
thể ông chỉ coi như một điều đương nhiên là như thế..
Nay được biết ông lại bị bệnh lãng trí nặng, đi lang thang
quên cả lối về nhà. Chắc nhiều bạn bè thương cảm và buồn cho ông.
Buồn thì đúng rồi.
Nhưng với tôi, tôi nghĩ nó lại là cơ may, là nguồn hạnh phúc
cho riêng ông.
Nếu
ông còn trí nhớ, còn biết vui buồn, còn biết phân biệt
thị phi nhìn thấy cảnh đất nước như ngày hôm nay- như trường hợp luật
sư Lê Hiếu Đằng- thì có khi đến chết ông cũng không nhắm mắt được.
Lý Chánh Trung hơn ai hết là một giáo sư triết hiểu sự mất
trí nhớ đôi khi lại là là con đường giải thoát cho riêng ông.
Mới đây nhất, cậu con trai út Lý Trung Dũng, sinh năm 1970,
phóng viên báo Tuổi Trẻ trước đây bị xe ô tô cán, sau nhiều năm chữa trị đã qua đời ngày 22 tháng11-2013.
Cuộc sống vắn vỏi ấy kết thúc một cuộc đời-kết thúc cả cuộc
đời tuổi trẻ đến phi lý- phải chăng Lý Trung Dũng như một con chiên làm vật hiến tế thay cho bố?
Tin
chắc là ông buồn vô kể. Như một phần đời của ông không
còn nữa. Tôi còn nhớ, đến thăm ông, tiếng kêu của Dũng ở trong nhà vọng
ra ngoài phòng khách, ông làm như thản nhiên tiếp tục nói chuyện.
Khi buổi chiều ra về, lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Trên
tay cầm cuốn: Một thời bom đạn, một thời Hòa Bình. [2]
Lý
Chánh Trung trước 1975, khi viết thường luôn luôn kết án
chế độ tư bản bóc lột, đã làm tha hóa con người. Theo ông,con người bị
vong thân trở thành những công cụ. Đó là hình ảnh của những con sen,
thằng ở, cô vũ nữ, anh bồi, anh tài xế.. những người lao động là nạn
nhận nằm trong mối tương quan :ông chủ- thằng
ở.
Hoàn
cảnh ấy so với người trí thức miền Nam trở thành công
cụ cho chế độ cộng sản thì có khác gì? Nghĩ tới hoàn cảnh người trí
thức miền Nam, miền Bắc- hoàn cảnh của một Lý Chánh Trung hiện nay thì
cũng chỉ là một công cụ của chế độ? Nói huỵch tẹt là một thứ nô lệ tệ
hơn nô lệ. Bảo sao thì phải nói vậy.
Có bao giờ Lý Chánh Trung nghĩ rằng chính ông hiện đang vong
thân, tự đánh mất phẩm tính, nhân cách con người, trở thành những con vẹt biết nói?
Vì
thế, tôi thiết nghĩ cần có một bài viết đầy đủ về ông-
như một nhân chứng sáng giá nhất cũng như bi kịch nhất- của một trí
thức miền Nam đã tự vong thân cho cộng sản và nếu không nói bây giờ thì
còn có dịp nào để nói?
Một lần nữa, tôi muốn đi lại hành trình trí thức cũng như
những hoạt động thời VNCH và thời sau 1975 của ông.
Đó là hai thời kỳ, hai chặng đường của một người trí thức
tiêu biểu của miền Nam.
Hai
thời kỳ ấy, ông đã diễn dịch và phân định bằng hai biểu tượng là: Một Thời đạn bom. Một thời Hòa Bình.[3]
Một thời đạn bom được hiểu là một thời oan trái do bom đạn
Mỹ gây ra. Và một thời Hòa Bình, thời sau 1975 mà dân chúng được hưởng tự do, an bình, hạnh phúc, ấm no.
Thật là mỉa mai quá. Thời bom đạn vì ai nên nỗi. Và thời Hòa
Bình, hạnh phúc nơi mô? Hòa bình kiển nào, cho ai sau 1975?
Sự phân hai thời kỳ của Lý Chánh Trung đã giản dị hóa đến
cùng cực thực tế đau buồn của cả hai thời kỳ. Nó chỉ còn là những tuyên truyền đầy cảm tính.
Cuộc
chiến được tô vẽ như một bên thật giầu, thật lớn, thật
mạnh, một bên thật nghèo, thật nhỏ, thật yếu. Một bên thả bom, một bên
hứng bom. Một bên đi giầy, một bên chân không, một bên mập lù, một bên
ốm nhách. Một bên cỡi máy bay, một bên chạy bộ…Và cứ thế, trong năm năm
trời, không bên nào thắng bên nào..
Và ông có một giấc mơ được huyễn hoặc:
Trên
đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên cây Thập
giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối.. Chung quanh người bị đóng
đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la
che kín mặt trời..
Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên.
Người
bị đóng đinh là dân tộc tôi. [4]
Đọc những dòng trên, tôi có cảm tưởng Lý Chánh Trung chả
thua gì một Tố Hữu ngoài Bắc.
Tôi không nói oan cho ông đâu. Những Lê Hiếu Đằng, những ông
Hồ Ngọc Nhuận, những Lý Quý Chung cũng đã từng là những con vẹt biết nói tiếng người như thế cả. Trách ai bây giờ?
Lý Quý Chung trong một dịp trả lời phỏng vấn của Alain Ruscio
nhận xét :
‘
Như phần đông những người bạn tôi ở đây, tôi đã sống
nghiệm trải hai chế độ báo chí..Trước đây chúng tôi đã là những người
thợ bửa củi, còn bây giờ, chúng tôi là những người thợ mộc. Thái độ đã
hoàn toàn khác. Bây giờ chúng tôi lao mình vào việc xây dựng. Bây giờ
tôi cảm thấy mình có ích cho xã hội hơn cho Việt
Nasm, cho dân tộc tôi, liên hệ gắn bó với dân tộc, trách nhiệm hơn’.[5]
Hãy cứ hỏi 700 tờ báo hiện nay ở VN họ là thợ bửa củi hay
họ là thợ mộc?
Chính vì làm báo kiểu thợ mộc Lý Quý Chung mà khi giáo sư
Trần Văn Giàu đến thăm tòa báo Tin Sáng lần đâu tiên đã đưa ra lời nhận xét khen mà mỉa mai như sau :
‘ Các anh làm báo cộng sản Như… Cộng sản
Lần sau ông đến khen nhiều hơn :
Lời khen này nếu hiểu ra thì quả thực Trần Văn Giàu quá hiểu
cộng sản cũng như quá hiểu những kẻ nịnh cộng sản.
Có nghĩa là các anh nịnh giỏi quá.
Vì thế, Hồ Ngọc Nhuận khi viết cuốn Hồi Ký Đời, đã ghi chú
thêm : Chuyện về những người tù của tôiNhững người tù ở đây là
ai? Là Nguyễn Ngọc Lan, là Lý Chánh Trung, là Lê Hiếu Đằng, là Ngô Công
Đức, là Dương Văn Ba, là Nguyễn Hữu Hiệp mặc dầu họ chưa đi tù một ngày
nào trong chế độ mới.
Nói chung, đọc hết các sách của Lý Chánh Trung như Tìm
Về Dân tộc, Tôn Giáo và Dân Tộc, Những Ngày Buồn Nôn. Tôi chỉ thấy những lời nguyền rủa và xưng tụng.
Nó thiếu vắng một nụ cười .
Để cho việc vẽ lại chân dung và diện mạo cũng như hành trình
nhận thức hay hành trạng cuộc đời Lý Chánh Trung được đầy đủ, xin chia bài viết làm hai phần:
– Lý Chánh Trung trước 1975- Thời đạn bom
– Lý Chánh Trung sau 1975- Thời Hòa Bình
1.- Cuộc đời Hoạt động của ông trước 1975
Lý Chánh Trung và những người trí thức công giáo
Ông
đã tự vẽ chân dung của mình là khi từ Bỉ về nước, ông
đã về quê ở Vĩnh Bình và dạy cho một trường học là cơ sở của Cách mạng.
Một thời gian ngắn sau ông lên Sài Gòn..Năm 1955, ông từ bỏ Vĩnh Bình-
quê ông- và gia nhập vào trong nhóm trí thức công giáo Pax Romana với
các quý ông như bs Nguyễn Văn Ái, lm Nguyễn
Bình An( qua đời rất sớm vì bệnh cancer) bs Nguyễn Văn Thơ, luật sư
Nguyễn Văn Huyền, các giáo sư Phạm Thị Tự, Phó Bá Long, Trần Long, các
chuyên viên như Lâm Võ Hoàng, Anh Tôn Trang, Võ Long Triều, Đoản Thanh
Liêm vv
Nhóm này đã tổ chức’ Tuần lễ Hội Học công giáo ‘ và và cho
ra ‘ Tủ sách Đạo và Đời »
Đây là giai đoạn hiền lành và trong sáng nhất của một người
trí thức như ông. Nó tiêu biểu cho giới trí thức công giáo thành thị mà phần đông du học ở ngoại quốc về.
Sau đó do sáng kiến phần lớn của Nguyễn Đình Đầu để thể hiện
tinh thần Công đồng Vatican 2, ông cùng với Nguyễn Văn Trung Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang chủ trương tờ tuần báo Sống Đạo. Trụ sở tờ báo là mượn văn phòng xã hội của linh mục Parrel, trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà thờ Đức Bà.
Tổ
chức tờ báo có hai bộ phận. Bộ phận viết bài chủ lực là
Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu, Anh Tôn Trang., Bộ
phận phát hành do các anh em trong phong trào Thanh Sinh Công, do anh
Phong trách nhiệm đi các giáo xứ. Anh Phong đã ra đi rất sớm khi còn trẻ
. Thật đáng tiếc một con người hoạt động xông
xáo, lúc nào cũng vui vẻ nhanh nhẹn. Tinh thần của anh Phong là phục
vụ-. phục vụ cho xã hội, cho con người- và cũng là vâng theo Chúa của
anh.
Sau đây, xin trích dẫn vài bài báo của Lý Chánh Trung đã được
đăng trên Sống Đạo vào các tháng 7,8,9 năm 1962 như :
· Thân Phận tôi đòi
· Ông chủ xe hơi và cô thư ký-
· Hai giới thanh niên
· Những gót chân non
Các
bài viết của Lý Chánh Trung trong thời kỳ này đã có những
ám ảnh mà chủ yếu đặt nặng vấn đề Công Bằng Xã hội- một đề tải quen
thuộc và được ông khai thác nhiều lần-. Nó phản ánh một phần các tư
tưởng xã hội của chủ nghĩa Mác Xít trong đó có các vấn đề Cần Lao, vấn
đề Vong Thân, vấn đề Bạo động tranh đấu giai câp,
vấn đề Bóc lột giữa chủ và thợ ..vv..
Những ý tưởng then chốt về công bằng xã hội sẽ là những bước
mở đường cho Lý Chánh Trung một ngày không xa đến thực sự với cộng sản.
Nói
như thế chỉ là hoàn cảnh đặc biệt dành cho Lý Chánh Trung
thôi.. Những sinh viên nào ngồi trên ghế nhà trường đã bước qua cổng
trường của Platon thì không có gì xa lạ với những chủ đề xã hội trên
Tôi
còn nhớ, lúc bấy giờ Báo Sống Đạo bán rất chạy, gây được
tiếng vang lớn. Ai cũng hăng say tin tưởng từ anh em viết bài chủ lực,
đến các sinh viên và đến anh em phụ trách phát báo.. Phản ứng của độc
giả thì nhiều- đủ loai khen chê tức giận cũng có, đôi khi cấm bán báo
nữa.-
Phần
Lý Chánh Trung được đề nghị làm chủ bút. Nhưng ông thừa
biết, bọn trí thức Bắc Kỳ công giáo làm hết mọi chuyện:-Từ sáng kiến
cũng do họ- tổ chức do họ- phương tiện vật chất do họ tự liệu- viết cũng
do họ. Nhưng họ vẫn đẩy ông ra làm người đứng đầu.. Sau này cũng thế
khi làm các tờ Hành Trình, ông vẫn giữ vai trò
chủ bút. Nguyễn Văn Trung vai chủ nhiệm. Việc thì người khác làm, danh
xưng thì ông nhận.[7]
Và nhóm trí thức này cũng đã tổ chức được một tuần lễ Hội
học xã hội dưới nhan đề: Lương tâm công giáo và công bằng xã hội vào năm 1963, do nhóm Trí thức công giáo Sài gòn. Điều
hành và tổ chức cũng do tụi công giáo Bắc Kỳ làm hết. Nhưng bài thuyết
trình khai mạc cũng dành cái vinh dự đó cho ông..Với sự góp
mặt của Lý Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Trần Long, Anh Tôn Trang, Võ
Long Triều, Mai Văn Lễ, Lm Nguyễn Bình An, Nguyễn Văn Trung.
Lý
Chánh Trung với bài tham luận khai mạc: Sự phát triển của ý niệm Công Bằng trong lịch sử. Nguyễn Văn Trung là người kết thúc tuần lễ hội thảo với:Trách nhiệm hiện tại của người công giáo. [8]
Xin
lưu ý là trong tuần lễ Hội thảo này, ban tổ chức đã chỉ
mời giới chưc lãnh đạo tôn giáo như TGM Nguyễn Văn Bình, cả Khâm sứ tòa
Thánh.. Nhưng đã không mời đại diện chính quyền như ông Trần Kim Tuyến
hay Ngô Đình Nhu..
Điều đó muốn nói lên tính cách độc lập của buổi Hội thảo.
Và họ củng thừa biết rằng, dù có mời, ông Ngô Đình Nhu cũng không đi dự vì ông không muốn dính dáng vào sinh hoạt của tôn giáo…
______________________________
[1] Làng
Đại Học Thủ Đức được thành lập là do một dự án của ông Ngô Đình Nhu
muốn đưa một số phân khoa Đại học lên Thủ Đức như một thứ Campus của Tây
Phương. Nhưng chỉ mới xây dựng bước đầu làng Đại Học cho các giáo sư
thì ông bị thảm sát năm 1963. Chương trình tốt
đẹp ấy giống như nhiều chương trình xã Hội khác bị bỏ dở. Khu đất làng
Đại Học là do đất mua lại của nông dân với giá rẻ. Các giáo sư được
cho vay một số tiền rồi được tùy ý xây cất theo ý thích của mỗi người.
[2]
Lý Chánh Trung, Một thời đạn bom, Một thời Hòa Bình. Nxb Đồng Nai. Đây
là cuốn sách được xuất bản sau 1975 được chính quyền cộng sản cho xuất
bản cùng với cuốn Hồi Ký của Lý Quý Chung. Các cuốn Hồi Ký khác của
Dương Văn Ba và Hồ Ngọc Nhuận bị cấm xuất bản.
Nhưng Hồ Ngọc Nhuận vẫn cho in chui, dưới dạng photocopy. Tôi có được
một ấn bản này.
[3] Nội
dung cuốn sách chắc được xào nấu kỹ càng chỉ có hai mặt : Chê và khen..
Chê miền Nam trước 1975 và khen chế độ XHCN sau 1975 với nhiều phần sai
sự thật, lấp liêm, bất công nếu không nói là xuyên tạc.
[4]
Lý Chánh Trung, Những ngày buồn nôn, bài : Bầy kên kên và cây thập giá, trang 160
[5] Alain
Ruscio, Vivre au Viet Nam, trang 177
[6] Hồ
Ngọc Nhuận, Hồi Ký Đời, bản thảo, trang 73
[7] Tở
Hành Trình, tuy chỉ xuất bản được mười số, Nhưng lại gây tiếng vang
nhiều nhất. Một bản tin của A.F.P, ngày 12-11-1965 đã đưa tin như sau :
Son dernier reproduit un article de revue littéraire mensuelle
‘Itinéraire’ qui semble etr le porte-parole des milieux
univertsitaires et intellectuels. (Số ra cuối cùng của tờ báo(chỉ tờ
sinh viên Huế) đã in lại một bài bài báo Hành Trình, một tờ báo được coi
như phát ngôn viên cho giới Đại Học và trí thức)
[8] Trích
Tuần Lễ Hội Học 1963. Nhóm Trí thức công giáo sài Gòn. Lương Tâm Công
Giáo và Công Bằng Xã Hội, dưới sự bảo trợ của Tổng Giám Mục giáo khu Sài
Giòn, nxb Nam
Comments
Post a Comment