Chuyện di dân Bắc Kỳ sau 30-4-1975. Không thể tưởng tượng nỗi sự gian manh, bá đạo của bọn Việt cộng.
Chuyện thật.. như đùa; hàng xóm<?> của nạn nhân là di dân ngòai Bắc vào....
Rẫy
của anh có trồng một số trụ tiêu. Nhân sau mấy vụ thu hoạch tiêu bị
cỗi, anh cắt đi chỉ để lại gốc (stump). Anh lấy những hom tiêu (black
pepper cutting) tháp vào gốc này để nhân giống trồng ra nhiều trụ khác.
Anh cẩn thận lấy sơn đỏ sơn vào chỗ tháp để làm dấu sợ bị trộm. Vậy mà
cũng không yên. Sau khi anh tháp mấy trăm gốc thì mấy ngày sau mất sạch,
uổng bao công lao anh bỏ ra. Tiếc của, anh đi lòng vòng vào một số rẫy
của đám di dân thì phát hiện ở một rẫy có hom tiêu của anh tháp vào gốc
tiêu. Anh gặp chủ rẫy:
- Tôi tháp một số hom tiêu để nhân giống. Tôi đã sơn đỏ để làm
dấu. Vậy mà mấy ngày sau mất hết nay tôi thấy ở đây cũng tháp nhưng hom
tiêu sơn đỏ giống của tôi quá.
Chủ rẫy, cách đây khoảng 7, 8 năm mới ngoài 60 chục tuổi, có bộ
mắt khắc khổ, lông mày rậm, môi dày, cặp mắt lờ lờ người miền Bắc gọi là
mắt chó khói. Với giọng cực kỳ mất dạy, hắn trợn trừng mắt trả lời:
- Đ...mẹ mày mày nói vậy là mày bảo ông ăn trộm của mày à? Mày
lấy con c...gì làm bằng cớ? Chẳng lẽ chỉ mình mày có sơn đỏ còn ngoài ra
không ai có? Mấy hom tiêu của ông ông phải sơn đỏ để khỏi bị mất trộm
đấy. Nếu phải của mày mày lấy về đi. Ông cũng truyền đời cho mày biết,
mày sờ đến mấy cái hom tiêu đó mày không bước ra được khỏi cái cổng này
đâu. Đi cho khuất mắt ông đi không ông cho mày một dao bây giờ.
Anh đành phải lủi thủi ra vế. Đúng là tình ngay thành lý gian.
Anh buồn bực cay đằng không nói được câu nào. Người miền Nam vốn thật
thà chất phác, không có lời nói lươn lẹo, ngược ngạo như bọn người này.
Đây là lần đầu tiên anh gặp nên có vẽ bất ngờ và ngỡ ngàng như bị dội
một gáo nước lạnh vào mặt.
Anh nuôi một bầy gà tây và gà gô nhưng cũng bị lùa đi sạch. Anh
chẵng muốn đi tìm, vì có tìm được nhưng cũng chẳng có cách nào lấy lại
được. Một bà già tốt bụng mách cho anh biết đứa nào đã lấy trộm gà của
anh nhưng dặn anh đừng nói hở ra là bà ta đã nói. Anh thưa công an.
Trưởng công an mời đứa tình nghi lên trụ sở làm việc. Ngay đêm hôm đó
một trăm gốc tiêu của anh bị cắt đứt hết để trả thù.
Thấm thoát lô cao su của anh cây đã lớn và bắt đầu cạo mủ được.
Một buổi sáng anh đi một vòng thăm nom, anh phát hiện một hàng cây dài
600m bị chặt ngả hết. Bọn di dân bảo anh muốn cao su không bị phà thì
mướn chúng trông nom dùm và trả tiền công hằng tháng. Cây bị chính chúng
chặt và cũng chính chúng đứng ra đòi bảo kê. Anh biết nhưng phải ngậm
bồ hòn làm ngọt. Anh mướn phu cạo mủ ở nơi khác đến cạo mủ thì bị chúng
hăm doạ không cho cạo, mà chỉ người của chúng thì mới được. Mướn người
của chúng trả lương công nhật thì chúng ăn trộm mủ bằng cách đào lỗ đổ
xuống đất giấu đi một nửa chờ đến tối moi ra mang về. Nếu trả khoán thì
chúng đổ thêm nước lạnh vào mủ cho trọng lượng tăng lên. Trên nguyên
tắc cạo mủ cao su mỗi năm người ta thay phiên chỉ cạo nửa chu vi một bên
gốc cây, nửa bên kia không đụng tới (để dành cho năm sau), để mủ từ
dưới đưa lên nuôi cây. Không ai cạo quá nửa chu vi tức là quá 180o, như
vậy làm cây bị mất sức. Nhưng bọn cạo khoán cứ tự nhiên cạo quá lố để
lấy mủ được nhiều làm cây mau tàn.
Lô (lot) cao su của anh có một phần khoảng ba sào tức 3000m vuông
không ngay hàng thẳng lối. Anh chặt đi và định rào kín lại để làm vườn
cây trái và chăn nuôi, đồng thời xây một căn nhà cấp 4 tức nhà trệt để ở
thay cho chiếc lều tranh trước đây anh đã dựng lên để ở tạm. Anh chưa
kịp làm gì thì đã có đứa mang cây giống tới trồng. Anh tìm nó hỏi cho ra
lẽ. Hắn trả lời:
- Đất này là đất của tôi. Đất của ông trồng cao su làm gì có cây này mà ông giám nhận vơ.
- Tôi mua đất của ông Ba, có giấy tờ, có bản vẽ đàng hoàng. Tôi
chặt cao su để làm nhà và làm vườn. Tôi chưa kịp làm thì anh đến chiếm
lại còn nói ngang.
- Anh gọi ông Ba lại đây xem ông ấy có giám nhận không? Đất này
là của tôi. Không có ông Ba ông Bốn nào hết. Có thích thì cứ đi thưa đi.
Anh cảm thấy lẻ loi và yếu thế không địch lại với bọn này. Không
làm thì tức mà làm thì không lại. Lỡ đem thân đến chốn này chưa biết
tính sao.
Cách rẫy của anh không xa, người em họ của anh mua 100 mẫu đất
trồng cao su và cây ăn trái và có mướn bảo vệ trông coi. Đến mùa trái
chín thu hoạch được thì có một bọn rất đông mang xe tới hái tỉnh bơ. Bảo
vệ ra cản thì bị chúng giằn mặt:
- Đ...mẹ chúng mày, của ông của cha mày đấy mà mày giữ. Chúng mày nên giữ cái thân chúng mày đi. Khôn hồn thì...cút xéo.
Mấy ngày sau, các nhân viên bảo vệ đồng loạt xin nghỉ hết, không ai giám làm.
Anh và người em họ bàn nhau chắc là phải bán rẫy vì đây không
phải là chỗ nương thân. Người nào đến mua cũng bị chúng kiếm cách cản.
Chúng ép phải bán rẻ cho chúng giá chỉ bằng một nửa hay kém hơn nửa giá
thị trường. Chúng kêu người đến bán lại để kiếm lời.
Cuối cùng hai anh em quyết định là bán rẫy đi dù lỗ cũng phải
chịu, vớt vát được đồng nào hay đồng nấy, rút ra khỏi chỗ này càng sớm
càng tốt, chứ ở lại sống cũng không nổi.
Anh tâm sự bán được rẫy giống như trút được một gánh nặng. Bây
giờ về đây mở tiệm café kiếm bạc cắc lại thấy khoẻ, khỏi mất công nghĩ
ngợi, tâm hồn lại thảnh thơi dù tiền kiếm được chỉ đủ sống lay lất qua
ngày. Ăn ít nhưng mà vui.
Comments
Post a Comment