Những bài hát 'không tên'-vũ thành antena.
Kính chuyển để tùy nghi nhận định, đặc biệt quý vị đã ở tù chung với VTA.
Bài
viết của ông Phạm Liễn về nhạc sĩ Vũ Thành An rất rõ ràng, quá nhiều
nhân chứng sống, rất đáng tin cậy. Ở trại cải tạo tôi có viết một bài
thơ về VTA. Qua Mỹ đã sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với những tin
tức mới nhận được về ông nhạc sĩ một thời tôi đã yêu mến này. Nhân tiện
xin gởi đến quý anh chị đọc để vui buồn tùy ý.
Bài thơ ở cuối trang.
Phạm Đức Nhì
JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN
Phạm Liễn
Cuộc Rửa Tội Chui.
Đầu
năm 1981, vào một buổi chiều khi các tù nhân trong trại đã bị
lùa vào "chuồng", VŨ THÀNH AN được Bộ Nội Vụ Cộng sản Hà Nội
cấp riêng cho một mình một chiếc "ô tô con" (xe Jeep) chở đến
trại Hà Tây. Điều đó nói lên niềm ưu đãi của Việt cộng đối vói
một tù cải tạo thuộc loại VIP. VŨ THÀNH AN (VTA) được Ban giám
thị trại Hà Tây tiếp nhận và đưa thẳng về Ban Trật Tự Thi Đua
ở góc trại, nơi mà những thành phần tự giác (free man) được
sống thoải mái, được tự do đi lại ngày đêm trong vòng tường đai
của trại tù. Theo tên thiếu úy Kế, cán bộ giáo dục việt cộng lúc ấy
cho biết thì AN có giấy của Bộ Nội Vụ đưa về để trại sắp xếp
cho anh ta làm Trật Tự Thi Đua trại cải tạo Hà Tây. Thông thường thì
việc di chuyển tù từ trại nọ đến trại kia, Việt cộng thường dùng xe
môlôtôva của Liên Xô hoặc xe tải của Trung cộng, bắt tù đi bộ hoặc đi
bằng xe trâu, trường hợp đi bằng "ô tô con" là rất hiếm thấy.
Hai ngày sau, từ nhóm tự giác VŨ THÀNH AN về nhập đội cải thiện và văn nghệ ở buồng giam số 1.
Tình
hình sinh hoạt chung, về mặt nội qui kỷ luật thì lúc này VC có chiều
hướng nới lỏng không như cách đây một năm. Không còn cảnh truy lùng bắt
bớ nấu nướng linh tinh, nói tiếng nước ngoài, ca hát nhạc vàng, làm cây
Noen, vui đùa tụ tập đọc sớ táo quân hay hội họp nhau để hát xướng cầu
nguyện. Bọn cai tù thì mặc kệ còn đám chó săn ăng ten cũng không lai
vãng rình mò như trước.
Luồng
gió mới thực sự đang xoay chiều. Nhiều tin vui cho tù dồn đến trại
do các thân nhân thăm nuôi từ Miền Nam ra. Lúc này các phái đoàn
Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự Quốc Tế, các phái đoàn Công Giáo và Tin
Lành của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới như Thụy Điển, Ba Lan,
Tây Đức, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại, Úc, kể cả Liên Sô
v.v ra vào tấp nập như đi chợ, đến trại tù quan sát. Thân phận
người tù đang được xem như món hàng chiến lược sắp đem xuất cảnh
.
Người ta tin rằng sắp có nhũng cuộc trả giá để cho các tù
nhân chính trị được thả ra và cho đi định cư ở ngoại quốc
.
Tù
nhân đang chuẩn bị tinh thần, đua nhau học sinh ngữ và định
hướ́ng cho mình một "đường binh" tương lai gần như trong tầm tay. Đối
với những người chưa theo đạo, họ đang đắn đo giữa ngã ba đường để
chọn cho mình một đức tin tôn giáo. Khi đội Tuyên úy ở Thanh Phong
chưa chuyển về Hà Tây thì các anh em công giáo vẫn âm thầm truyền đạo và
rửa tội lẫn cho nhau. Cao trào theo đạo xem như đang nở rộ như nấm
gặp mưa, ai cũng đinh ninh sửa soạn ngày mai sẽ đi định cư ỏ Hoa Kỳ
hay những nước tự do trên thế giới.
Tin tức từ khu F, biệt giam các tướng lãnh vượt ra khỏi bức tường
ngăn là linh mục Phan Phát Huồn mớí bị đưa vào khu F cách ly
khỏi đội Tuyên úy mấy hôm, ông đã cấp kỳ rửa tội cho 3 ông tướng
theo đạo công giáo gồm các ông Lê Minh Đảo, Lê Văn Tư và Phan Đình
Thứ tự Lam Son. Trong khi đó, các tướng khác như Nguyễn Hữu Có, Lê
Trung Trự̣c, Lý Bá Hỷ đang tiếp xúc với mục sư Dương Kỳ để xin
theo đạo Tin Lành. Còn ở khu giam bên ngoài thì có Đại tá Dương Quang
Tiếp Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phùng Ngọc Ẩn Không Quân cũng vừa gia
nhập vào đại gia đình công giáo...
Nếu nói rằng đây là Ơn Thiên Triệu hay nói cách khác là Ơn
Thiêng Liêng từ trời thì cũng chỉ đúng nửa phần vì cũng có kẻ
cơ hội chủ nghĩa xin vô đạo không phải vì Chúa mà là vì một
dụng ý khác đầy tính toán.
Nhũng
tên ăng ten chó săn khét tiếng tại Hà Tây như Đỗ Công Thành,
Phạm Thái bây giờ bị co cụm lại với nhau và run sợ bị trả
thù. Chúng báo cáo và xin cai tù bảo vệ nhưng dường như không
được đáp ứng. Chúng đã bị vắt chanh bỏ vỏ và đang bị bỏ rơi gần
như tuyệt vọng. Không những thế, bọn cai tù còn thẳng thừng
trả lời với bọn ăng ten rằng chuyện của các anh thì các anh
phải tự lo lấy. Còn những loại làm ăng ten nửa kín nửa hở thì đang
rụt vòi trốn tránh.
Nhũng
trận đòn đánh ăng ten vừa diễn ra hôm qua là tấm gương trước mắt
. Vừa đóng cửa buồng thì đội trưởng Phạm Thái đã bị nhóm
Thành Đỏ cắt dây điện và trùm chăn bề hội đồng. Phạm Thái phải
đưa sang buồng giam khác vì sợ mất mạng.
Trước nguy
cơ này VŨ THÀNH AN rất lo sơ,̣ không dám gặp ai, không dám đi ra
ngoài một mình, sợ nhất là hai nhóm tù biệt kích Yên Bái là thành
phần còn sống sót trong những cuộc nhảy dù ra Bắc trước 1975 và nhóm Mỹ
Phước Tây. Sau cùng VTA đã tìm cách thoái thác không dám nhận
làm Trật Tự Thi Đua nữa và xin về buồng 1 ở đội Cải Thiện và
Văn Nghệ lân la làm quen và xin cầu cứu các anh em tù Công Giáo che
chở. Đây là dịp VŨ THÀNH AN xin theo đạo.
Đêm 19 tháng 3 năm 1981, VŨ THÀNH AN được anh em tù "rửa tội chui " tại Buồng giam số 1 trại cải tạo Hà Tây.
Đêm nay
máy điện bị hư, những ngọn đèn dầu tù mù không nhìn rõ mặt người chỉ
vừa đủ ánh sáng để khỏi va chạm vào nhau. Tại một góc sàn trên, một nhóm
tù Công giáo đang tụm đầu vào nhau cầu nguyện và làm lễ rửa tội cho VŨ
THÀNH AN. Tham dự hôm ấy có các tù nhân thuộc buồng giam số1 gồm
các ông Nguyễn Văn Mân, ông Trần Cảnh Chung, ông Nguyễn Lý Tưởng,
ông Nguyễn Văn Độ, ông Huỷnh Văn Trứ, ông Nguyễn Thành Tiên, ông
Vũ Công Định, ông Trần Khắc Khoan, ông Nguyễn Vạn Hùng ...Riêng ông
Định là không thuộc Công Giáo.
VŨ THÀNH AN hôm nay ngoan ngoãn như một con chiên hiền lành và chọn tên thánh của mình là :
JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN
Ông
Nguyễn Văn Mân, người lớn tuổi nhất nhận cầm đầu . Người đổ nước
trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc kinh rửa tội là ông Nguyễn Thành
Tiên.
Ông
Nguyễn Thành Tiên, một người hiền lành như đất, cả trại tù ai cũng
mến. Những anh em trong buồng bị mắc bệnh lao ai cũng tránh xa thì ông
lại đến làm thân với họ, truyện trò, ăn uống và hút chung ống điếu với
họ và không sợ lây lan. Ông đi tu sắp được làm linh mục thì xin về
vì gia đình hiếm hoi. Trước năm 1975 ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây
Dựng Nông Thôn tỉnh Khánh Hoả có hai người con trai tu Dòng Châu
Sơn Nha Trang và một người con gái là Dì Phước..
Sau vụ rử̉a tội cho VŨ THÀNH AN ông kể lại cảm nghĩ của ông như sau:
"
Nước Trời chẳng đóng cửa ai. Khi có người lầm lỗi trở về thì
cả thiên đàng mở hội. Tôi thú thật rằng khi đổ nước trên đầu
VŨ THÀNH AN và đọc câu
" Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritu Santi "
bất giác tôi nghĩ đến cố Đại Tá SƠN THƯƠNG nên trong lòng tôi không được vui."
Thương
thay, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Thành Tiên người rửa tội cho VTA
đã qua đời tại Hà Tây khi đang lao động cuốc đất lúc 10 giò 30
sáng ngày 25 tháng 2 năm 1982.
Từ
sau khi theo đạo Chúa, VŨ THÀNH AN tạm kể như an lòng vì được
nấp trong cái pháo đài của một số anh em công giáo. Thế nhưng dưới
cái nhìn hoài nghi của nhiều tín hữu khác, VTA đáng sợ hơn Việt cộng.
Có người thắc mắc tại sao VTA lại có đến 3 tên thánh? Khi qua đời đọc
kinh sẽ rắc rối. Chẳng hạn "chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn Gioan, Maria và Têrexa VTA được lên chốn nghỉ ngơi ...!"
Tuy vậy những tù nhân trong trại Hà Tây nói chung, vẫn coi VŨ
THÀNH AN là một đối tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.
Ngày 18 tháng 3 năm 1983, VŨ THÀNH AN được chuyển về trại tù Nam Hà.
An
được đưa vào đội Văn nghệ của Phạm Kim Quy, cựu Đại tá Cảnh sát Quốc
gia cũng ở tại buồng 1 cho tới ngày ra tù. Trại Nam Hà lúc đó cũng sôi
động về khí thế diệt ăng ten, tại đây có đội 20 quy tụ những thành phần
"phục quốc" rất trẻ từ Miền Nam.
VŨ THÀNH AN ở tù đúng 9 năm 6 tháng 17 ngày. Được tha ra khỏi
trại ngày 12 tháng 1 năm 1985. Đợt tha này phần đông là những
tù nhân có máu mặt hoặc thuộc loại con nhà giầu. Chỉ cần gọi
gia đình đem một cây vàng( 1 lạng vàng) ra đặt cọc, nộp cho Việt
cộng ở Hà nội rồi về chờ lệnh tha mà không cần xét hồ sơ ác
ôn hay nợ máu. Khi được tha về sẽ có người đến tận nhà thu số
tiền còn lại (4 lạng vàng nữa). Đây là đợt tháo khoán cuối
cùng cho bọn tham nhũng Hà Nội vơ vét tài sản của tù cải tạo
nếu muốn được về với gia đình sớm hơn người khác . Khiếu
Thiện Kế (nghị sĩ) là kẻ mánh mung móc nối làm ăn trong vụ
này vì y có người chị ruột rất có thế lực tại Hà Nội. Con gái
bà này là một nữ minh tinh điện ảnh Việt cộng và là con dâu của
Lê Duẫn.
Được
tha cùng ngày với VŨ THÀNH AN có giám sát viên Đào Thanh Quế
em rể Bộ trưởng Canh nông Tôn Thất Trình, đại úy ĐPQ Ngô Xuân Thu
dân biểu Pleiku, trung tá Vũ Công Định Thiết Giáp, và 62 viên
chức khác. Đa số là khách hàng của Khiếu Thiện Kế.
Về
chuyện đời tư, VŨ THÀNH AN dường như chưa hề hé lộ với ai và
cũng chẳng ai thèm đề cập đến. Tại Hà Tây có một lần được
gọi ra thăm nuôi. Một người đàn bà dắt đứa con trai từ Sàigòn
đến thăm rồi từ đó không bao giờ gặp lại nũa. VŨ THÀNH AN có
người chị ruột tên Liên làm công cho một bà có chồng lính Mỹ
có 3 đứa con lai. Bà này có 2 tiệm photocopy ở ngã tư Bảy Hiền
và trên đường Lý Thái Tổ Sàigòn.
VŨ
THÀNH AN từ chối chương trình HO-8 để đi theo gia đình con lai
này vào năm 1990 và phải ở lại Phi Luật Tân nửa năm sau mới được
vào Hoa Kỳ tức là năm 1991 và hiện nay định cư tại Portland , Oregon.
Sang Hoa Kỳ, đội lốt thần linh, trốn vào nhà thờ.
Ai
cũng biết VTA là một nhân vật rất nổi tiếng trong cộng đồng
người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ vì ông là một nhạc sĩ
tên tuổi, một cựu tù nhân chính trị và hiện là một phó tế
của giáo hội công giáo La Mã - địa phận Portland, Oregon - hơn
nữa ông là giám đốc chương trình Bát Gạo cho các cụ già ở
Việt Nam, có nhiều cơ sở hoạt động không những ở nhiều tiểu bang
Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, có nhiều cơ sở và tài sản ở
Việt Nam, có biệt thự mua cho các cụ già ở thành phố nghỉ
mát Đà Lạt v.v. Ngay tại thành phố Houston Texas, ông có nhà để
cho vợ chồng Trung sĩ Quẩn trông nom và cho thuê. Ông có cung nô
bộc tốt cho nên không cần thuê mướn tà lọt để phục dịch và
hầu hạ. Những cuộc quyên tiền nào cũng có vợ chồng Trung sĩ
này "đeo bám ăn theo" vì lao tư lưỡng lợi. Ngoài biệt tài chiêu
dụ đồng hương quyên góp tiền bạc dưới mọi hình thức, từ tổ
chức văn nghệ gây quỹ tại các nhà hàng đến việc đi xin tiền các
giáo hữu, các tín đồ tại các nhà thờ, họ đạo, các chùa
chiền thánh thất, ông còn kinh doanh buôn bán dưới danh nghĩa
Têrêxa Charity, thậm chí còn bán cả thẻ điện thoại và các
loại thuốc dược thảo tăng cường sinh lý cho đàn ông và phụ nữ.
Ai dám cả gan mà chọc tức VŨ THÀNH AN thì không chết cũng bị
thương, chớ xem thường mà toi mạng !
Bây giờ VTA vững như bàn thạch, tiền tài, danh vọng dư thừa, còn sợ gì ai nữa! Vừa ngồi đếm tiền đô la, vừa ca hát " Xóa hận thù đi thôi. Hãy mở lời tha thứ.." Miệng lưỡi y hệt như Vẹm, giết người xong còn muốn người chết phải lên tiếng. Thật là thâm ác!
VŨ
THÀNH AN ngoài bảy bó, các bạn đồng tù với ông hôm nay cũng bằng
hay hơn tuổi ông, có những người đã quá cố, có những người còn
sống già nua tóc bạc răng long, mắt mờ tai điếc, kệ mặc thiên hạ
sự, ai làm gì mặc nấy, không thiết tha với chuyện đời quanh
mình. Nhưng thưa ông AN, chuyện đâu còn đó, người sống có thể
tha thứ cho ông nhưng đối với người đã chết thì hồn oan của họ
vẫn còn đeo đẳng và không bỏ qua những tội ác của ông.
Tù
hơn tháng nay, hầu như ngày nào cũng có e-mail đăng tấm hình
của ông và bài viết của tác giả Trần Trung Chính với nhiều ý
kiến không mấy thuận lợi cho VTA. Dường như có sự thôi thúc
thiêng liêng nào đó của người đã khuất. Và xem trên TV hình ảnh ông
VŨ THÀNH AN mặc tu phục y hệt như mấy linh mục, áo đen cổ cồn
trang trọng làm nhiều người tưởng lầm ông là những bậc tu hành thật
sự. Ông đã bị chê bai và mất cảm tình vì ông là một kẻ ngạo
mạn. Ông nên phân biệt tu phục và lễ phục. Lễ phục ông mặc trong
nhà thờ như các cậu giúp lễ chứ không được mặc đi chơi ngoài
phố. "Bay nâng mình lên thì Ta sẽ hạ bay xuống". Đó là lời
Chúa.
VŨ THÀNH AN muốn trở thành tên cộng sản quốc tế : POPLOV !
Trong
một tài liệu viết tay, nghị sĩ Trần tấn Toan là người ở cùng trại
Phú Sơn 4 nhưng không ở cùng đội cùng buồng với VTA, ông Toan có
những nhận xét như sau : (trích nguyên văn)
"
Tôi không là "nạn nhân" cũng không quen thân ông AN. Nhũng điều
tôi biết về ông không do liên hệ cá nhân giữa ông với tôi mà có,
nhưng do tôi quen lắng nghe, quan sát và suy nghĩ về nhũng điều
xảy ra quanh mình, trong đó có trường hợp VTA.
Ông AN ở tù 10 năm, chuyển
qua 5 trại (Long Thành, Phú Sơn 4, Thanh Phong, Hà Tây, Nam Hà). Ở
Long Thành, ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua, ở Phú Sơn 4 ông là đội
trưởng lao động sản xuất và một đôi lần được trại giao cho đặc
trách dàn dựng chương trình văn nghệ ca nhạc kịch. Chính ỏ hai
nơi này, từ 1975 đến 1979, mà những hành động của ông đã di lụy
cho ông tới bây giờ.
Hoạt
động nổi bật của ông ở Long Thành là sáng tác các ca khúc
chính trị. Chẳng phải một mình ông AN viết ca khúc chính trị
nhưng vì ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua nên cai tù chọn nhũng bài của
ông bắt anh em toàn trại tập hát. Mỗi lần hát ai cũng tức anh
ách. Ông AN và nhũng lời hát chính trị của ông trở nên đề tài
đàm tiếu trong anh em từ đó.
Ra
Bắc, tới Phú Sơn 4 (PS4) ông AN làm đội trưởng lao động. Trại
PS4 kỷ luật khắt khe, lao động khổ cực, công an luôn luôn gây sức
ép, anh em mệt mỏi thể xác, mệt mỏi tinh thần, mỗi giây phút
thư dãn đều quý như vàng mà cũng hiếm như vàng. Ông AN thì có một niềm tin vào Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành một thứ "Thép Đã Tôi Thế Đấy"
ở Phú Sơn 4. Ông tin tưởng chấp nhận và tuân hành triệt để kỷ
luật và nội quy của trại vốn đã sẵn hà khắc. Hình như ông
cho rằng đó thực là chìa khóa của giải phóng và tiến bộ. Tôi
không cùng đội vói ông nhưng hồi đó có dịp quan sát ông lâu
dài ở một tầm gần, thấy ông giống như tên Paplov (!) bị mờ mắt
vì cái hào nhoáng gỉa tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học,
triệt để dấn thân xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Như
ở trên đã viết, không phải chỉ có một mình ông AN mà cũng có
nhiều anh em khác rơi vào tình trạng "giác ngộ" chủ nghĩa xã
hội. Tuy nhiên ông AN "nổi" nhất có lẽ vì ông thâm tín hơn
nhũng người khác. Lại cũng vì ông là đội trưởng nên việc ông
khắc nghiệt với bản thân mình đã ảnh hưởng bất lợi đến đời
sống anh em đồng đội vốn đã sẵn cực khổ . Do đó ông bị nhiều
nguòi oán hận phê phán..."
Tội ác VTA ? Nguyên nhân nào khiến Đại tá SƠN THƯƠNG tự vẫn ?
Bài
báo ANTENNA và CON NGƯỜI của tác giả Trần Trung Chính viết về
VŨ THÀNH AN làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái (
Lạng Sơn ) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG
đã đăng trên các báo SÀIGÒN NHỎ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng
như báo DÂN VIỆT của Bà Đoan Trang năm 1995 và 1996, sau đó đã được
sao chép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao dư luận một thời trong
cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều
nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có
tước vị phó tế như VŨ THÀNH AN hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến
thế !
Dù
đúng hay sai, VŨ THÀNH AN vẫn là "bị cáo" trên dư luận và bị
mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG.
Ông
SƠN THƯƠNG được xem là người hùng sát Cộng của QLVNCH. Năm 1953,
ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân
Đội Pháp. Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông
là người Miên quê quán Trà Vinh. Khoảng đầu thập niên1960, ông
chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu Chiến Thuật Tiền
Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo rừng
và lá bùa hộ mệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau
chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm
Tiểu Đoàn Truỏng BĐQ biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu
Đoàn "Sơn Thương" được trang bị súng AR14 - AR15 cùng lúc với Đại
úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với
đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân
"Lùng và Diệt" thống thuộc SĐ7BB để trác nghiệm khả năng tác
chiến. Năm 1964, ông SƠN THƯƠNG nổi tiếng với những chiến thắng
lẫy lừng ở Ba Gia - Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã
một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu
Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha
Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông
cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người.
Một
cái may đến với VŨ THÀNH AN, ông AN phải cám ơn Linh Mục
Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự
kiện BÙI ĐÌNH THI ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về
Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại
Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh
Cẩm. Vụ này được đồng hương chú ý hơn nên câu chuyện Antenna VŨ
THÀNH AN còn treo lơ lửng như cái thòng lọng tại đó.
Bùi
Đình Thi đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trả về Việt Nam thì
Việt cộng không nhận nên bị đưa đến một hòn đảo nào đó và y
đã chết. LM Nguyễn Hửu Lễ đã viết cuốn Hồi Ký TÔI PHẢI SỐNG
dầy 650 trang, mấy chục ngàn cuốn bán chạy như tôm tươi nhờ bức
ảnh ông đứng chụp chung với vợ chồng Bùi Đình Thi ở Westminster
California ngày 9-̣9-̣1996.
Ai biết rõ vụ tự vẫn của Đại Tá SƠN THƯƠNG ở trại Phú Sơn 4 ?
Theo
như các tài liệu ghi nhận thì khi xảy ra vụ tự vẫn của ông
Sơn Thương, trong trại Phú Son 4 vẫn còn 200 tù nhân chính trị
trong đó có 22 linh mục và một số viên chức chính quyền và quân
đội được biết sau đây:
Các
qúy ông : Ông Trần Huỳnh Thanh Phủ Tổng Thống, Trung tá Nguyễn
Lô Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 7 ND, Thiếu Tá Văn Hiệp Vân Trưởng F Cần
Thơ, Dân biểu Bác Sĩ Trần Cao Để Vũng Tàu, Dân biểu Thiếu Tá
Không Quân Nguyễn Văn Cử, Dân biểu Trương Vi Trí, Nghị sĩ Nguyễn
Khoa Phước bào đệ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Nghị sĩ
Trần Tấn Toan, Nghị sĩ Khiếu Thiện Kế, Thiếu tá Trần Văn Hên khóa 19
VBQGVN, ông Nguyễn Bá Lộc Thanh Tra Kinh Tế Vùng 4 VNCH, ông
Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngọai Giao VNCH, ông Đỗ Duy Chí Bộ Kinh Tế
VNCH, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm... và còn nhiều quý ông đã một
thời ở trại Phú Sơn 4 mà chúng tôi không biết tên.
Năm 1982, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngoại Giao VNCH
ở Hà Tây. Ông Diễm nói chính ông là người cho Đại tá Sơn Thương
mượn tiền lưu ký để mua khoai mì. Ông Sơn Thương bị làm nhục nên đã
uống 20 viên Chloroquine tự tử. Ông đã gục ngã tại sân tập họp
đi lao động và được anh em khiêng xuống bệnh xá. Lúc chết trong
túi áo ông có bức thư tuyệt mạng.
Năm
1988, một nhân chứng nữa là ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, con trai
của cụ Thẩm Phán Nguyễn Mạnh Nhụ, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm
Sài Gòn đã lấy bóng đèn ra thề sống chết trước mặt vị Hoà
Thượng và tôi tại ngôi chùa ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn
rằng Đại Tá Sơn Thương đã chết vì Anten VŨ THÀNH AN. Hôm gặp
tôi, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm mới ở tù ra và đang đi bán ô mai cam
thảo kiếm tiền nuôi gia đình.
Vấn đề Antenna VŨ THÀNH AN và vụ tự vẫn của ĐT Sơn Thương cho
đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ . Trong THƯ NGỎ của VŨ THÀNH AN
tung ra để chống đỡ dư luận thì ông AN cố bám víu vào ông Toan : "Nguyên
Thượng nghị sĩ Trần Tấn Toan, người đã chúng kiến cái chết
của Đại Tá Son Thương vì đã ở cùng đội cùng phòng vói ông Sơn
Thương lúc đó." Điều này ông Toan đã nói ở đoạn trên ông Toan phủ nhận ông không ở chung đội chung buồng vói ông Sơn Thương.
Đọc
kỹ bài viết 18 trang của ông Toan, có một thắc mắc lớn của
người đọc là không hiểu ông Toan ở đội nào trong trại Phú Sơn 4 ?
Ông Toan cũng không nói buồng trưởng, đội trưởng của ông Sơn
Thương là ai? Trong suốt bài viết của ông Toan không hề đề cập
đến yếu tố mà mọi người cần biết đó là cái nguyên nhân nào
đã khiến ông Sơn Thương phẫn uất mà chết.
Ông Trần Tấn Toan là người Công Giáo và sinh hoạt chung ở cùng đội văn
nghệ trại Nam Hà trong những tháng cuối cùng trước khi VŨ THÀNH AN xuất
trại cho nên ông Toan cũng có phần nào tình cảm dành cho AN, ông đã kết
luận bài viết có tính cách bỏ ngỏ như để làm vui lòng một người bạn :
(trích nguyên văn)
"Ai muốn kiểm chứng việc ông AN không liên can gì đến vụ tự̣ vẫn của ông
SƠN
THƯƠNG thì tôi xin giói thiệu tìm hỏi hai người mà phẩm cách
cá nhân và tư cách nhân chứng rất đáng tin cậy. Người thứ nhất
là ông Nguyễn Ngọc Diễm....Âu Châu Sụ Vụ Bộ Ngoại Giao qua Mỹ
năm 1991 ở tiểu bang Miền đông không rõ địa chỉ và người thứ hai
là ông Đỗ Duy Chí ... hiện nay là Eligibility Technician tại Santa
Ana, California..." Ông Toan viết tiếp " Về vụ tự̣ vẫn của Đại
Tá SƠN THƯƠNG, tôi hy vọng rằng sẽ có lúc một anh em nào ở "
đội 4 xây cất " Phú Sơn 4 nêu ra để bạch hóa vấn đề trước công
luận..." ............... Vài lời chia sẻ với ông AN : Cái kim bọc giẻ
lâu ngày cũng lòi ra. Bàn tay con người không thể che nổi ánh sáng mặt
trời. Tiếng lành đồn xa... và câu chuyện của ông từ Nam ra Bắc, từ Long
Thành đến Phú Sơn 4, ngay cả các bà mẹ, bà vợ của các anh em tù nhân
chính trị, thân cò lặn lội nuôi chồng nuôi con, hầu như cả nước đều
biết. Những tháng đầu ở trại Long Thành đã có nhiều người say nắng đưa
xuống bệnh xá trong số đó có một người chết ở khối tình báo vì những sản
phẩm trí tuệ quái đản giết người của ông VTA đẻ ra để ca tụng bọn Việt
gian cộng sản. Trời nắng chang chang, nóng tháng tám cháy da người, 4000
người tù là những viên chức mà bọn VC gán cho cái tên "ngụy quân, ngụy
quyền có nợ máu" phải ngày ngày riu ríu ra sân ngồi xổm, không một mảnh
nón che đầu, mồ hôi nhễ nhại, vừa vỗ tay vừa hát những bài ca do ông
sáng tác và chỉ đạo theo điệu "Son Đố Mì ". " Toàn dân vui mừng, mừng
người trai thanh niên bộ đội, mừng miền nam hôm nay ta giải phóng...
Trồng khoai trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người, trồng niềm
tin cho con tim đổi mới..." và cùng với những sản phẩm dị hợm khác ca
tụng dao găm, lựu đạn, mã tấu, súng trường AKA chẳng kém những loại nhạc
không tên của ông, nếu nói về số lượng. Tại Phú Sơn 4, ông đã quì
gối giang tay kính cẩn cúi đầu lên giọng ca tụng công ơn trời biển của
"bác đảng", đã thi ân cho ông được tái sinh lại kiếp người. Ông có biết
nhục và hổ thẹn khi nó đã trở thành bia miệng ngàn đời sao ! Miền
Nam bị giặc phương Bắc xâm chiếm bằng súng đạn của Nga-Tàu và chúng ta
đã bị bạn bè Đồng Minh bỏ rơi, hàng trăm ngàn quân dân cán chính và nhân
dân miền Nam đã chịu chung số phận chết chóc tù đày, gia đình ly tán,
nước mất nhà tan. Hoàn cảnh thất thế phải xử thế theo tình huống nhưng
vẫn bảo toàn phẩm cách, không tự giết chết danh dự của mình. Tôi kể lại
một mẩu chuyện ở Hà Tây mà đích thân tôi chứng kiến cho ông nghe: Sáng
sớm vừa mở cửa khu, tù nhân Vĩnh Thái đội nhà bếp vừa đẩy xe nước uống
tới cổng để phát cho tù trước khi đi lao động thì một nữ cán bộ VC cũng
xuất hiện đội trên đầu một thúng thịt lợn chết đem rao bán cho tù. Nhìn
những miếng thịt thâm tái của con lợn chết đêm qua, ông Nguyễn Văn Độ,
thiếu tá Cảnh sát Đặc biệt lên tiếng : -" Này cán bộ ơi ! Hôm nay thứ
sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giê su chịu đóng đinh và chịu chết cho
nên chúng tôi ăn chay kiêng thịt. Xin cán bộ thông cảm." Mụ cán bộ này
bỗng tru mõm ra như một con chó dại : -" A..a..a . Thế , thế cái
thằng Giê su nó là ai mà các anh sợ nó thế ?" Ông Nguyễn Văn Độ, có biệt
danh là Độ Mù vì ông mang kính cận, đã thản nhiên tươi cười lấy tay chỉ
lên trời và nói: -" Ông ấy là ông Trời, làm ra Sấm Sét ! Trời sắp mưa
rồi. Cán bộ nên về đi !" Ngoài trời lấm tấm mưa nhưng không
lấn át được độ hương nồng của Hoa Soan ngào ngạt trong tuần Phục Sinh
năm ấy. Đấy là cách ứng xử cao thượng của người thất thế! Về cái
chết của cố Đại tá SƠN THƯƠNG, hiện nay ông VTA vẫn là bị cáo dù chỉ là
dư luận nhưng nó vẫn còn âm ỉ như một đống than. Chỉ một làn gió nhẹ sẽ
bùng lên. Ông AN có nghĩ rằng nó sẽ trở thành một vụ án Bùi Đình Thi thứ
2 ? Ở một xứ tự do công bằng và dân chủ như Hoa Kỳ thì chuyện gì cũng
có thể xảy ra và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai ... Tôi có lời
khuyên cuối cùng cho ông sau đây : Thứ 1. Nên công khai thú nhận những
việc đã làm "Mea Culpa ! Mea Culpa" và cúi đầu xin tha thứ như ông đã
từng quỳ gối giang tay trước bọn cai tù. Thứ 2. Đừng lớn tiếng kêu gọi
"Xóa Bỏ Hận Thù" như một con nợ muốn quỵt nợ của người cho vay nợ. Đó là
trái phép công bằng. Có 2 thứ tội của con người thấu tới trời xanh :
Tội trái phép công bằng và tội giết người. "Xóa Bỏ Hận Thù" là chính
sách của VC trong Nghị Quyết 36 nhằm lừa phỉnh nhuộm đỏ đồng bào hải
ngoại. Thứ 3. Muốn bạch hóa những lỗi lầm của ông ở trại Phú Sơn 4, muộn
còn hơn không, ông nên thành thật viết ra trên giấy trắng mực đen để
giải tỏa những thành kiến hoặc ngộ nhận về ông. Ông nên tự bào chữa cho
mình hơn là chờ đợi sự mời gọi nhân chứng theo ý kiến của nghị sĩ Trần
Tấn Toan vì ông là một đội trưởng của trại Phú Sơn 4. Ông nhận biết vụ
tự sát của cố Đại tá SƠN THƯƠNG như thế nào ? Nguyên nhân từ đâu gây ra?
Theo ông thì ai là người chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm oan
nghiệt này nếu người đó không phải là ông. Hy vọng lời nói của ông sẽ
có sức thuyết phục và được mọi người lắng nghe nhất là những người
thân, vợ con, anh em và đồng đội của cố ĐT Sơn Thương. Hãy can đảm
lên hỡi thầy phó tế JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN
===========
Thơ Phạm Đức Nhì :
VŨ THÀNH AN HAI LẦN “PHỤC SINH”
Chúa Giê- Su chết trên thập tự giá
cứu chuộc loài người
sau đó ngài sống lại
hồn xác bay lên trời
nhớ sự kiện thánh linh ấy
mỗi năm ta mừng Lễ Phục Sinh
Năm 75
có anh nhạc sĩ
sợ bị đóng đinh
nên đi đâu cũng phân bua
-cả với người không quen biết-
rằng “Vũ Thành An đã chết.
cho một con người mới phục sinh
con người thế hệ Hồ Chí Minh
với tư tưởng Lê Nin Kác Mác” (1)
An còn mở lòng soạn nhạc
ngợi ca chế độ mới vinh quang
thấy thế
ai cũng tưởng
rồi An sẽ hết đời sống ở Việt Nam
nào ngờ An cũng … mò qua Mỹ
lên đài phát thanh
nói toàn lời can trường đạo nghĩa
Chúa Giê- Su có một lần chết
một lần sống lại
rồi lên trời
ngự bên hữu đức Chúa Cha
Vũ Thành An ranh ma
có đến hai lần chết
hai lần phục sinh
Con cắc kè xanh
vào lùm bụi đỏ
nên biến thành màu đỏ
ra khỏi bụi
lại đổi màu da lần nữa
Vũ Thành An lại hoàn Vũ Thành An
xảo trá và rất … hèn.
Phạm Đức Nhì
Comments
Post a Comment