Chính phủ Mỹ đón nguyễn phú trọng.

Hữu Nguyên
LOGO CDM ORIGIN.jpg


VC NPT muốn Mỹ tiếp đón như TT Ngô Đình Diệm!
 
​​​​​Cảnh tiếp đón TBT VC Nguyễn Phú Trọng tại phi trường Andrew, Hoa Kỳ. Nguyễn Phú Trọng đứng bơ vơ, cô đơn, lạc lõng, giữa một đám người nhốn nháo, vô trật tự, và hầu như không một ai chú ý đến NPT!!!
 
 
WASHINGTON (CĐM-SGT): 8 giờ sáng ngày 6 tháng 7, 2015, Tổng bí thư VC Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn lãnh đạo cao cấp VC, đã tới phi trường quân sự Andrew, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, trong sự bơ vơ, cô đơn và lạc lõng, trước sự tiếp đón tẻ nhạt, lạnh lẽo, mặc dù thời tiết Hoa Kỳ đang giữa mùa hè nóng nực.
Suốt mấy tháng nay, guồng máy tuyên truyền của VC cùng nhiều vị “trí nô” ở trong nước và hải ngoại, đã i um tung hứng cả tháng trời, về cái gọi là “chuyến viếng thăm lịch sử, đầu tiên, chưa từng có, ngang tầm thời đại, đỉnh cao trí tuệ... của nhân vật quyền lực số một trong đảng CSVN, để cùng nắm tay hướng tới tương lai, mở ra bước ngoặt quan trọng của thế kỷ giữa Mỹ và VN…”. Tuy nhiên, ra phi trường đón NPT, về phía Hoa Kỳ, chỉ có Scot Marciel, Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ (Principal Deputy Assistant Secretary), cùng Ted Osius, Đại Sứ Mỹ tại VN; và Peter Selfridge, Trưởng Ban Nghi Lễ. Về phía VC, có Phạm Quang Vinh, Đại Sứ VC tại Mỹ, cùng lơ thơ vài chục cán bộ VC và thân nhân, được báo đài của VC mô tả là “đại diện cộng đồng người Việt tại Mỹ”. (sic)
Dù ở cương vị Tổng bí thư của chế độ độc đảng, nhưng phần do mặc cảm “Trọng lú” đeo đuổi suốt mấy chục năm dài, phần VC có nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, nên Nguyễn Phú Trọng không phải là nhân vật có thực quyền, nếu không nói là lép vế sau Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, và ngay cả Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc Hội VC).
Nhưng hiểu rõ tầm quan trọng của NPT khi đi Mỹ, sẽ có giá trị biểu tượng đối với thế giới, đặc biệt là cộng đồng người Việt hải ngoại, nên VC đã tìm mọi cách vận động và xin xỏ, để NPT được tiếp đón với nghi lễ, “phần nào giống như chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cách đây ngót 60 năm” (tin hành lang: Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nới với Phạm Quang Vinh). Tuy nhiên, mọi vận động và xin xỏ của VC đều thất bại. Lý do, VC là một chế độ độc tài, thối nát và tham nhũng, dưới quyền lãnh đạo của hầu hết những kẻ khủng bố hoặc có cha mẹ là khủng bố, bao gồm của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trong… Vì vậy, chính phủ Mỹ không thể dành cho Nguyễn Phú Trọng, những nghi lễ đón tiếp đặc biệt một vị tổng thống dân cử của chế độ cộng hoà, như TT Ngô Đình Diệm.




​​​Ngà​y 8.5.1957, Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng John Foster Dulles và Chủ Tịch Hội Đồng Liên Quân Nathan Twining, cùng hàng trăm yếu nhân trong chính phủ Mỹ, đã trực tiếp ra tận chân cầu thang tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
 
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 8.5.1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã viếng thăm Hoa Kỳ, và được Tổng Thống, Quốc Hội, cùng nhân dân Mỹ, tiếp đón với những nghi lễ vô cùng đặc biệt và hiếm có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã dành riêng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm bay chiếc phi cơ riêng của ông, Columbine III (sau này phi cơ của TT Mỹ được gọi là Airforce One), đến phi trường National Airport. Tại phi trường,
​​
Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng  John Foster Dulles và Chủ Tịch Hội Đồng Liên Quân Nathan Twining, cùng hàng trăm yếu nhân trong chính phủ Mỹ, đã trực tiếp ra tận chân cầu thang tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên nhớ, trong suốt cuộc đời làm Tổng Thống, chỉ có hai lần, TT Eisenhower ra tận chân cầu thang đón tiếp một vị quốc khách. Ngoài ra, nghi lễ đón tiếp TT Ngô Đình Diệm tại phi trường còn có, thảm đỏ được trải từ chân cầu thang của phi cơ, 21 phát súng đại bác, được ngồi trên xe limousine mui trần cùng với TT Mỹ, và được đoàn xe motor hộ tống, dọc theo đường có 50,000 người Mỹ vẫy chào trong tiếng vỗ tay, cùng cả rừng cờ Mỹ, cờ VNCH và hoa giấy bay rợp trời...
Ngay ngày hôm sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm được cả lưỡng viện Quốc Hội Mỹ tiếp đón (joint sitting of the US Congress), tất cả các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Mỹ cùng đứng dậy chào đón ông (standing ovation), và bài diễn văn của ông đã được mọi người vỗ tay nhiều lần.
Ngày thứ ba, tại National Press Club ở Washington, bài diễn văn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được các ký giả nổi tiếng, trong đó có nhiều người lãnh giải Pulitzer, ca ngợi không hết lời, và câu tuyên bố của Tổng Thống, “cộng sản không trung lập, nên chúng ta không thể trung lập” (communism isn't neutral, therefore we cannot be neutral), đã xuất hiện trên nhiều trang nhất của nhật báo Hoa Kỳ, và trở thành câu châm ngôn nổi tiếng, được báo chí thế giới thời bấy giờ dùng để tấn công thái độ trung lập của TT Ấn Độ Nehru và TT Nam Dương Sukarno.
Sáu thập niên trước, cùng với sự khai sinh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà, chuyến viếng thăm lịch sử Hoa Kỳ của TT Ngô Đình Diệm, và Saigon, hòn ngọc Viễn Đông, đã nằm trong ước mơ của Thủ Tướng Lý Quang Diệu cho một Tân Gia Ba tương lai,... hiển nhiên, Việt Nam đã đứng trước cơ hội tuyệt vời để trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, phú cường, sánh vai với cường quốc năm châu.
Không ngờ, cùng với sự du nhập của chủ nghĩa cộng sản và sự cuồng tín, ngu dốt, tàn ác, bất nhân... của những tên VC, trong đó có Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng… dân tộc VN đã trải qua không biết bao nhiêu thảm hoạ kinh tâm động phách trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Nhưng nguy hiểm hơn, đau đớn hơn cho dân tộc VN, là ngay trong những ngày tháng của hôm nay, những kẻ mệnh danh là trí thức của người Việt, ở trong nước cũng như hải ngoại, cũng vẫn u mê lầm đường lạc lối, chấp nhận làm thân phận con rối, kẻ nô bộc trong bàn tay nhào nặn của Trung Cộng và những tên Lê Chiêu Thống VC thời nay. Và chắc chắn, trong chuyến viếng thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào những ngày tới, những con rối và những kẻ nô bộc đó sẽ tiếp tục xuất hiện trên báo chí, truyền thanh và trên các diễn đàn của người Việt hải ngoại.


H
​u ​
Nguyên

Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.