Chia sẻ một bài viết hay về nhân vật Hồ Chí Minh tức Hồ Tập chương, bài viết này đã dẫn chứng những chuyện thâm cung bí sử của Hồ Chi Minh và sự khác biệt giữa Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Ái Quốc) Hồ không phải là Nguyễn hai nhân vật này hoàn toàn khác nhau, đây cũng là lý do tại sao trong suốt thờ gian cầm quyền tại miền bắc VN, HCM không hề có một lần về thăm lại căn nhà tổ nơi cha mẹ và dòng họ của ông đang sinh sống, thậm chí không nhìn mặt người chị ruột của mình, phải chăng vì sợ bị lộ ra bộ mặt thật của mình. Bài viết này cũng tiết lộ Nông Đức Mạnh chính là con của HCM với người đàn bà người Tầy "Nông Thị Ngát" Hồ Chí Minh Và Đàn Bà (HNPĐ) Chuyện đàn bà với Nguyễn Sinh Coong, hầu hết là sau này do An Nam Cộng, Tầu cộng, dựng nên theo sự chỉ đạo của Đệ Tam CS Quốc Tế, mượn Hồ tức nhân vật Hồ Chí Minh thêu dệt thêm. Những cái thêm thắt này vô tình làm cho cuộc đời tình cảm của cả Nguyễn lẫn Hồ trở nên rối, cuộc đời Hồ thì có thể khá hơn, chứ Nguyễn sinh ngữ kém, sống với công việc thấp (bồi bàn, rửa bát), thì những chuyện có vợ Pháp, vợ Nga, nghe cho vui rồi để sang bên. Chuyện “Hồ, nghệ sĩ ưu tú” vừa rồi, có thể xem là chuyện Nguyễn và đàn bà! Rời nước 1911, lấy Tăng Tuyết Minh năm 1926, và 1930 lấy Nguyễn Thị Minh Khai… Một Nguyễn nghèo khó, mùa đông ngủ với viên gạch được làm nóng nhờ lò sưởi, theo Sophie Quinn-Judge (HCM The missing years): “Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh là những người mắc chứng viêm phế quản hoặc bệnh lao phổi. Họ không có điều kiện giữ gìn sức khỏe, nói chung sinh hoạt khó khăn.” Câu chuyện kỳ này là: Hồ và đàn bà. Hồ Tập Chương sinh năm 1901, thời Nhật chiếm đóng Đài Loan (Minh Trị thứ 34), tại trang Đồng La, quận Miêu Lật, tỉnh Đài Loan, Cha là Hồ Dân Lượng, mẹ là Lý Thị, lập gia đình năm 1926 với Lâm Quế, có con gái là Hồ Tố Mai (sn1928) con trai là Hồ Thự Quang (sn1930). Hồ sau này lấy tên đứa con trai làm bí danh: Hồ Quang. Cái tên Hồ Quang theo tiểu sử HCM những năm tháng ở TQ (1938-1941) Wikipedia viết: “Năm 1938 trở lại TQ trong vai thiếu tá Bát Lộ Quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Hồng Quân, và đảng CSTQ vào mùa đông 1938 đến đầu 1939”. Đơn vị này công khai hồ sơ cá nhân HCM: Họ tên: Hồ Quang. Chức vụ: Thiếu tá, nhân viên Đài Tân văn. Tuổi: 38. Quê quán: Quảng Đông. Đơn vị: Tập đoàn Quân 18. Từng làm công tác: Giáo viên trung học, hiệu trưởng trường ngoại ngữ. Chi tiết Hồ là thiếu tá Bát Lộ Quân Hồ Quang, được cả hai đảng An Nam cộng lẫn Tầu cộng đều xác nhận là đúng, như vậy năm sanh 1901, tuổi Hồ Quang 38, là tuổi của Hồ Tập Chương. Đem điều này so với bài viết ngày 11/12/1938 trên “Đài Loan Nhật nhật Tân báo”, đăng bài viết nói về gia phả họ Hồ ở Miêu Lật ghi, Hồ Tập Chương sinh vào giờ Thân, ngày 11 tháng Mười năm Tân Sửu, tức năm dương lịch là 1901. Xác định Hồ là Hồ, Nguyễn là Nguyễn! Năm sanh 1901 không là của Nguyễn, với thông tin của đảng An Nam cộng thì, Nguyễn sinh ngày 19/05/1890 tính ra Nguyễn hơn Hồ 11 tuổi… Mười một tuổi trẻ hơn đó, nói lên rất nhiều điều về khả năng sinh lý của một người đàn ông ở vào độ tuổi đó, và hơn nữa cho ta thấy rõ khác biệt một Hồ 40 tuổi sung mãn, so với một Nguyễn 51 tuổi bệnh lao mãn tính nặng (nếu còn sống). Hồ tức Già Thu xâm nhập VN, sống tại hang Pắc Bó 1941 lúc đó 40 tuổi. Đã gọi là câu chuyện “Hồ và đàn bà”, thì vấn đề tuổi tác rất quan trọng, bởi lẫn lộn Hồ là Nguyễn, mà có nhiều bài viết cho người đọc thấy nơi Hồ, có cái gì bất thường trong vấn đề sinh lý, nhiều người gọi Hồ là con người đam mê tình dục… Nhưng nếu nhìn Hồ trong vai Nguyễn, và với tuổi thật của Hồ thì ta thấy mọi chuyện là chấp nhận được, kể cả chuyện Hồ 64 tuổi (năm 1965) nhờ Đào Chú về Quảng Đông tìm lại bạn gái Lâm Y Lan cho Hồ làm vợ. Tài liệu CS ghi Hồ về nước ngày 08/02/1941 nơi cột mốc 108 biên giới Việt Trung, sống tại hang Pắc Bó, Cao Bằng, và cũng năm 1941 Nông Thị Ngát, hai mươi tuổi mù chữ người Tày, do CSTQ chọn làm giao liên cho Hồ. Thép Mới trong “Năng Động Hồ Chí Minh” viết về lần đầu gặp gỡ này: “Bác trực tiếp hỏi chuyện, nghe kể về hoàn cảnh gia đình và bản làng đau khổ, rất thương, nhận làm cháu nuôi, đặt cho bí danh là Trưng, Nông Thị Trưng. Trưng ở với vợ chồng Đại Lâm, tên tục là Sù, hàng ngày được đến lán Bác một giờ để Bác chỉ bảo.” Đó là chuyện của cặp đôi, năm anh hai mươi em mới sinh ra đời, nên giữa rừng vắng nếu có xảy ra chuyện lửa rơm là tự nhiên! Để rồi sau đó trong cái nhà nước của Hồ, mọi người đã thấy Nông Thị Ngát được cho ngồi ghế Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Thay vì đặt câu hỏi, lý do gì người đàn bà này được cất nhắc ngồi cao đứng đầu ngành hành pháp tỉnh… Thì lại có người đi tìm câu giải đáp: Mẹ của Nông Đức mạnh có phải là Nông Thị Ngát? Năm 2001, nhân vật không tên tuổi Nông Đức Mạnh được đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng An Nam cộng, tin đồn rằng Nông Đức Mạnh là con rơi của Hồ lan ra cả nước ngoài, NĐM chối biến khi bị báo Time đặt câu hỏi. Trong HoChiMinh, William Duiker viết: “Nông Đức Mạnh phủ nhận tin đồn, nhưng ông ta lại công nhận rằng mẹ ông, một thành viên của dân tộc thiểu số Tầy, bà là người phục vụ ông Hồ sau khi ông Hồ trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1940”. Nông Thị Ngát, người đàn bà thứ ba trong đời Hồ (sau Lâm Quế và Lâm Y Lan), ta có thể gọi vậy. Và sau đây là người thứ tư nhân thân không rõ, xuất hiện vào năm 1942 tại Liễu Châu, người ta chỉ được biết tên là Đỗ Thị Lạc, học viên Ban Huấn luyện Quân sự... Tháng 08/1942 Hô rời thôn Bắc Pha, huyện Hà Quảng, Cao Bằng đi Tĩnh Tây TQ, ngày 25/08/1942 đến Tĩnh Tây, hai hôm sau Hồ được một người dân biên giới tên Dương Đào, dẫn đi Trùng Khánh. Trên đường đến Túc Vinh, Đức Bảo, ngày 27/08/1942 bị đám hương cảnh thuộc Sở Cảnh sát bắt giải qua Tĩnh Tây, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm… qua tất cả 18 nhà ngục trong 14 tháng, đây là lúc được cho là Hồ viết “Nhật ký trong tù” gồm 133 bài bằng Hán văn. Ngày 10/09/1943, Hồ được phóng thích tại Liễu Châu, rồi quay về Pắc Bó, mang theo 18 người cốt cán để lo công việc huấn luyện nhiệm vụ cách mạng, một trong mười tám người đó có Đỗ Thị Lạc. Đỗ Thị Lạc người phụ nữ duy nhất trong đoàn, thường goi là ‘chị Thuận’, trở về Cao Bằng, Việt Bắc, Đỗ Thị Lạc sống chung với Hồ tại Khuê Nam, phụ trách công tác dân vận và thiếu nhi. Người đàn bà này, được Thép Mới trong “Năng Động Hồ Chí Minh” ghi lại là ngay hôm sau về đến Cao Bằng, Hồ nói cùng dân làng: “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: -Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào”. Thực ra là ở với Hồ đúng hơn! Người đàn bà này đã sinh cho Hồ một người con gái, nhưng sau đó thì hai mẹ con đều mất tông tích. Sự kiện này Sử gia Trần Trọng Kim, trong hồi ký “Một cơn Gió bụi” viết: “Nghe tin Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh”, nên có thể xem chuyện nầy là có thật… Tuy nhiên, sau một thời gian sống chung với nhau ở Khuê Nam, Hồ Chí Minh dấn thân vào cao trào cách mạng, không bao giờ còn trở lại với Đỗ Thị Lạc nữa. Bức ảnh minh họa hôm nay được cho là Hồ và Nông Thị Ngát, mẹ của Nông Đức Mạnh! Những câu chuyện của Nguyễn hay Hồ và đàn bà, Việt Nhân tôi chỉ xin nói về những người đàn bà, nghĩ rằng đó phải là những nhân vật thực sự sống chung: Nguyễn có hai người là Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai. Và Hồ có năm người là Lâm Quế, Lâm Y Lan, Nông Thị Ngát, Đỗ Thị Lạc và Nông Thị Xuân. Một bức ảnh chụp chân dung Hồ, được cho là của phó nhòm Vũ Năng An chụp vào ngày 03/09/1945 tại phủ chủ tịch, đây là bức ảnh nghe nói Hồ rất thích, chỉ dùng để ký tặng những chính khách quốc tế lúc bấy giờ. Hồ thích có lẽ vì nó là tấm ảnh đẹp, cho thấy Hồ trẻ, mà trẻ thật, nhìn chỉ độ tuổi 45 là tuổi thật của Hồ Tập Chương sinh năm 1901. Hồ lúc đó sống nơi gọi là an toàn khu, từ vùng rừng núi Việt Bắc về Hà Nội làm lễ 02/09/1945, cuộc sống như vậy chắc chắn làm cho già hơn trước tuổi, nói vậy với ý nhìn ảnh đoán tuổi, thì tuổi thật phải nhỏ hơn tuổi đoán ít ra vài năm! Kỷ thuật (photoshop) thợ ảnh đen trắng lúc đó không cao, theo mỗ tôi biết thì chỉ có thể chỉnh sửa chút ít bằng bút lông, còn phần lớn trông vào ‘tài bấm máy’ và điều chỉnh ánh sáng của phó nháy là chính… Với tấm ảnh này Hồ tuổi độ 45! Râu tóc đen nhánh, da còn căng lắm, nhìn ảnh này làm mỗ tôi nhớ đến một bài viết đã đọc được trên mạng, tên tựa lẫn tên tác giả, lâu quá gần chục năm nên quên mất, nhưng cái ý của bài thì không tài nào quên được… Nhất là câu chửi: Tiên sư bác láo, năm 1945 mới năm lăm tuổi đi xưng bác với mọi người. Nay nhìn lại ảnh mới thấy đúng là tên Tầu Hẹ này láo thật, không phải 55 mà chỉ mới 44 đã bố lếu xưng bác, thế mà bao năm dân Việt vẫn để yên thì cũng lạ. Thành thật xin lỗi quý bạn đọc, mỗ tôi vào đề cho câu chuyện “Hồ và đàn bà 2” như thế này có thể gọi là lạc đề quá xa, vô đề lạc đến non 350 chữ, nhưng nhờ vào cái lỗi lạc đề này, nhắc ta đừng lẫn lộn Hồ là Nguyễn mà cho rằng Hồ là cây bút hết mực. Sophie Quinn-Judge trong “HCM The missing years”, mở đầu quyển 1 có câu: “HCM không phải là hòa thượng độc thân, qua thẩm xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, ông ta từng quan hệ chính thức với hai người phụ nữ“. Năm 1955, Nông Thị Xuân, 22 tuổi người Nùng, Cao Bằng, được cử làm hộ lý cho Hồ, kết quả của sự quan hệ là Nông Thị Xuân sinh một đứa con trai (Nguyễn Tất Trung 1956), Nông Thị Xuân ngỏ ý với Hồ xin được hợp thức hoá hôn nhân, Hồ nói là cần bàn với bộ chính trị. Nhưng ngày 11/02/1957 Nông Thị Xuân bị giết đập đầu bằng búa, xác vứt ở Dốc Chèm, Cổ Ngư, phi tang là tai nạn xe, và cả hai đứa em gái tên Vàng và Nguyệt, cũng bị truy giết đến chết để bịt mối. Đứa con Nguyễn Tất Trung nay đã 60, đầu tiên gởi cho Hội Phụ nữ (trông coi trẻ mồ côi), rồi đến Chu Văn Tấn chăm sóc, sau nầy thư ký riêng của Hồ là Vũ Kỳ bí mật đem về nuôi làm con. Ảnh minh họa bài hôm nay là Hồ và Nông thị Xuân vào những năm 1955, nhìn ảnh đoán thì Hồ trạc độ tuổi 55, có vẻ già thì cũng là điều bình thường, đó là lúc vừa xong trận Điện Biên, Hồ từ an toàn khu về Hà Nội, còn Nông thị Xuân cho ở nhà riêng số 66 Hàng Bông Nhuộm. Người đàn bà thứ năm được mỗ tôi đem ra thưa chuyện cuối cùng, đó là Lâm Y Lan. Chuyện tình này là một sự kiện ghi lại qua những bài viết mà tác giả (Lương văn Nguyên, Lương Ích Tân) người TQ với Hồ, hầu hết những bài viết này thể loại tiểu thuyết, vô tình hay cố ý đã lẫn lộn Nguyễn với Hồ, Tăng Tuyết Minh với Lâm Y Lan, và lại có cả hư cấu lồng vào một nhân vật không có thật là Nguyễn Thanh Linh (để chuyện tình thêm đẹp?) mà sinh rối khó hiểu. Chuyện Lâm Y Lan là từ năm 1930! Năm này Nguyễn đến Hong Kong cùng một đồng chí từ VN sang đó là Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là lúc Hồ Tập Chương, liên lạc viên Cục Viễn Đông của Quốc tế cộng sản, người đã nhiều lần cùng làm việc chung với Nguyễn, đặc biệt đã tham gia Ban trừ Bị thành lập Đảng Cộng sản VN, đến Quảng Đông. Đến đây xin được nhắc lại rằng từ năm 1927 có sự kiện ‘Trung Sơn Hạm’, Tưởng Giới Thạch truy diệt các thành viên cộng sản. Năm 1930, Quốc dân Đảng điều động quân đội tiễu trừ Hồng quân tại Giang Tây Tô, Dương Thành (Quảng Châu), Hồ lúc nầy đang ở Quảng Châu bị đặc vụ truy đuổi. Đào Chú bí thư tỉnh ủy Quảng Đông ra tay giúp đỡ, cho nữ đảng viên Lâm Y Lan đóng vai vợ để bảo vệ an toàn cho Hồ, để rồi nảy sinh tình cảm đó là sự tự nhiên, sau đó 1931 có kẻ phản mà Hồ bị bắt (Quảng Châu), nhưng chỉ ba ngày thì được cứu. Cũng khi đó 06/1931 Nguyễn bị bắt ở Hong Kong! Chuyện Hồ và Lâm Y Lan là chuyện tình có thật được Mao Trạch Đông, Đào Chú của Tầu cộng, Lê Duẩn và các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương An Nam cộng biết rõ… Còn chuyện tình gián đoạn kể từ 1933, theo “HCM sinh bình khảo” là những năm tháng Hồ ở Mạc Tư Khoa, rồi đi Diên An, cũng là thời gian mà nhà nghiên cứu Sophie Quinn-Judge gọi là những năm tháng mất tích. Sau đó là những năm tháng Hồ về hoạt động trong nội địa cho đến sau này! Chuyện tình Lâm Y Lan, William J.Duiker viết trong HoChiMinh: “Tháng 8 năm 1965, Đào Chú thăm Hà Nội, Hồ Chí Minh có nhờ ông làm mối cho một phụ nữ trẻ, người Quảng Đông trước đây từng quen biết nhau. Khi trở lại Trung Quốc, Đào Chú báo cáo với Chu Ân Lai lời thỉnh cầu trên. Chu Ân Lai bèn cùng với lãnh đạo Bắc Việt thương thảo việc nầy nhưng cuối cùng không có kết quả.” Cái không kết quả này trong sách của Hồ Tuấn Hùng có những lời đối đáp giữa Hồ và Lê Duẩn: “Hồ Chí Minh và Lê Duẩn ngồi đối diện nhau, hai bên là các Ủy viên Bộ Chính trị… Hồ đập bàn, đứng lên: Tôi chịu đựng đủ rồi…. Tôi có quyền quyết định việc riêng của mình, vì vậy, đề nghị các đồng chí không nên thuyết phục nữa – Lê Duẩn: Thưa Bác nên cân nhắc kỹ…sự nghiệp thần thánh Giải phóng miền Nam cũng như uy tín ‘cha già dân tộc’ của Bác sẽ bị tổn thương”. Đọc những lời trên, thú thật mỗ tôi thấy đây chỉ là chuyện tình tào lao của anh Hồ Hẹ, và cũng vì thế mà từ đầu mỗ tôi đã có ý không muốn thưa chuyện Lâm Y Lan. Sẵn đây có câu chuyện bên lề Lâm Y Lan cũng xin phép được thưa, đó là vì không kết hôn được theo ý muốn, mà chuyến sang TQ chữa bệnh lần đó Hồ không chịu trở lại VN, Hồ nói cùng Mao và Chu Ân Lai là Hồ muốn về hưu, khiến Chu Ân Lai phải đôn đáo tìm người thay Hồ. Người đóng vai lần cuối này là một ông Tầu già choắt cheo lùn tịt như Đặng Tiểu Bình (1m52), sang tới Hà Nội suốt ngày trùm chăn, và chết đúng ngày 02/09/1969, còn Lâm Y Lan được biết chết trước đó một năm 1968. Chuyện thay người đúng sai chưa biết, nhưng tấm ảnh Hồ choàng vai bá cổ Đặng Tiểu Bình, thì thấy chuyện đồn thổi này có thể tin được! Để kết câu chuyện “Hồ và đàn bà”, mỗ tôi xin mượn câu của nhà nghiên cứu Sophie Quinn-Judge, trong HCM The Missing Years, phần tổng kết, tác giả nhắc lại: “Hồ Chí Minh tuyệt đối không phải là một vị thánh của Chủ nghĩa Cộng sản, chỉ vì ông ta không có cơ hội chung sống cùng phụ nữ mà thôi”. Việt Nhân

Comments

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .