Không Quân VNCH với cuộc hải chiến Hoàng Sa.
Mời qúy vị đọc những tiết lộ của tên nguyễn thành trung, tên phi công nằm vùng của Việt cộng.
Báo Đảng "Thanh Niên" hôm nay cho đăng lại bài nói chuyên với Nguyễn Thành Trung năm 2014
Báo Đảng "Thanh Niên" hôm nay cho đăng lại bài nói chuyên với Nguyễn Thành Trung năm 2014
Bài
viết Mựơn lời Nguyễn Thành Trung gián tiếp đề cao tinh thần quyết
chiến đấu của các Phi Công Không Lực VNCH khi muốn Không
Kích nhận chìm Hạm đội TC . Cũng như so sánh tương quan lực lượng
KQVNCH với TC và Bác Việt trong cùng thời gian.
Dù gì sự thật cũng đã được phơi bầy công nhận tinh thần chống TC cũa những người con dân VNCH.
Đại tá Nguyễn Thành Trung đang kể về kế hoạch không kích giành lại Hoàng Sa vào năm 1974 - Ảnh: Tấn Tú |
Đại
tá Nguyễn Thành Trung, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, là phi
công được “Việt Cộng” cài vào Không quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến
tranh. Lâu nay người
ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh Độc Lập,
cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết thúc chiến
tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không quân cũng
như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình.
Nhưng bên cạnh những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn
có một bí mật để kể.
Trong
căn nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn
Thành Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm
qua, từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi
tráng.
|
Sẵn sàng không kích
“Quay
lại thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô
sản xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là
đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công
của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các
anh không bay xa, bay lên đánh được hay không được khi hết thời gian là
phải về, nếu bay quần nữa là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu.
Đó là tôi chưa nói đến phi công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể
bay biển được, phi công của mình ngoài Bắc cũng
thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả một vấn đề, môi
trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa trời và biển rất
lẫn lộn, phi công rất dễ thao tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi
công vũ trụ, bay ra biển đâm xuống biển. Anh (Hoàng
Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh xong
bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe XHCN thời đó, bay
biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung Quốc năm 1974 không
có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến
đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay
ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa
sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm Hoàng Sa.
Sau
khi bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo
ông Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung
Quốc đã thông đồng rồi. “Còn
ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì đấy để lấy tiếng vang.
Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng. Mày cướp nước tao thì
tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không tính sau. Tao phải
đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng
đi”, phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Phi công Nguyễn Thành Trung giới thiệu về hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ F-5 - Ảnh: Tấn Tú |
Vào
thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không
đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa.
Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống
Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ
lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc;
5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.
|
“Khi
ra đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng
Sa và trước nhất muốn đánh là
phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông Trung nhớ lại. Trong kế
hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá Nguyễn Văn Sỹ làm Không
đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng Nguyễn Văn Tường, còn gọi
là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng
Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi
đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn
Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà
Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ
huy.
Theo
phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung
Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm
đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại
F-5 và F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất
cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20
phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà
Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng
không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu
để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc
không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi
tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5
vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2
quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không
Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng
là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng
Sa thì tôi xem như một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung kể.
Sau
khi các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được
điều ra Hoàng Sa để chụp ảnh.
Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động trên không rất lâu. RF-5A
chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt biển trong bán kính 100 km,
ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc. Hình ảnh thu được cho thấy
Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá nhiều.
“Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập trung
hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc tàu
một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn, tàu
trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
|
“Nhấn hết xuống biển”
Các
phi công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di
chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm
bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn,
trách nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.
“Ví
như ô của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh
và của tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống
biển, không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích.
“Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100%
sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy
bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải
lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt
là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi
đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển mà đánh là trong tầm tay”.
Theo
trí nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá
dễ, chỉ trong vòng 12 giờ là tàu
Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc chắn đến 100%, không có
trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy giờ, quyết tâm
của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy
ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng:
Đánh với Việt
Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là
đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh
trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người
Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho
họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến
cấp úy các ông đi đánh”,ông kể lại và nói thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh giặc xâm
lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.
Chiến đấu cơ F-5 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu |
|
Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề
được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận
đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì
tàu không thể
chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực
trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”.
Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao
trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một
kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là
100%”, nhưng rốt cuộc đã không
thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc
bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung
Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Đối
với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng
những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi
công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không
được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu
ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con
cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ
Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái
gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”,
ông Trung nói.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
08:00 AM - 10/01/2014
Comments
Post a Comment