Đấu đá nhau trước ngày đhđảng Việt cộng.
Thủ tướng Dũng phản pháo, kẻ thua cuộc sẽ lật ngược tình thế bằng một cuộc đảo chính ?
Người Quan Sát | Nguồn: Cali Today | 2016-01-07 |
Phía
trước sẽ vẫn còn là những màn đấu đá kịch liệt giữa các đối thủ để tiến
đến chiếc ghế Tổng Bí thư. Sẽ không loại ra khả năng kẻ thua cuộc sẽ
lật ngược tình thế bằng một cuộc đảo chính. Những động thái gần đây của
ông Trọng, như: thăm Bộ Tư lệnh quân khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ
động. Cùng với đó là những màn tập dượt chống khủng bố, bạo loạn tại Hà
Nội cho thấy phe ông Trọng đã chuẩn bị rất kỹ.
Ông Trịnh Văn Lâu, người liên tục có rất nhiều đơn tố cáo làm bất lợi cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Đại hội 12
Cali Today News
- Liên tiếp trong nhiều ngay qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải hứng
chịu những đợt công kích dữ dội từ các đối thủ chính trị của mình. Sau
một thời gian im hơi lặng tiếng, Thủ tướng Dũng đã phản công.
Trong thời gian Hội nghị Trung ương 13 diễn ra, trên Internet xuất hiện trang blog có tên "Ý kiến Đảng viên về Đại hội XII", với đường link www.daihoi12.com.
Với những gì mà trang blog này cho đưa lên, độc giả có thể khẳng định
là do nhóm người thân ông Nguyễn Tấn Dũng lập ra. Vì rằng, tất cả những
bài viết trên trang này đều nhằm mục đích bênh vực, ủng hộ cho ông Dũng
trở thành Tổng Bí thư trong Đại hội đảng lần tới.
Đầu
tiên, đang khi diễn ra Hội nghị Trung ương 13 là lần để biểu quyết đề
cử nhân sự Bộ Chính trị, ngày 16/12/2015, một lá thư được gửi từ ông
Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn, sinh năm 1929) đến thẳng ông Nguyễn Phú Trọng
cùng tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN. Ông Lâu
là người có chức phận khá cao trong bộ máy chính quyền trước đây. Ông
này từng là Ủy viên Ban Chấp hành đảng CSVN khóa VI,VII, nguyên Bí thư
Tỉnh ủy Tây Ninh, Vĩnh Long. Đứng tên cùng với ông là một loạt cán bộ,
lãnh đạo cao cấp khác. Trong lá thư của mình, ông Lâu đòi phải kỷ luật
ông Nguyễn Tấn Dũng vì đã đề xuất "Luật biểu tình", thực hiện cuộc cách
mạng màu mà người cố vấn cho ông Dũng chính là cựu Thủ tướng Anh- Tony
Blair.
Nội
dung lá đơn của ông Trịnh Văn Lâu cũng là những gì mà liên minh Sang-
Trọng muốn đánh vào ông Dũng. Ngay tức khắc, ông Dũng đã có phản hồi
bằng một lá thư gửi cho ông Trọng. Trong đó ông khẳng định sẽ "không tái
cử".
Mới
đây, vào ngày 6/1/2016, trên trang blog "Ý kiến Đảng viên về Đại hội
XII" đã cho đăng lá thư của ông Lê Quang Nhường (Mười Rua), đảng viên
Cộng sản, nguyên Tổng Giám đốc công ty Kỹ nghệ Súc Sản Việt Nam (Vissan)
gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng để tố cáo ông Trịnh Văn Lâu "vu khống, bịa
đặt, hồ đồ trắng trợn, vô liêm sĩ, xúc phạm danh dự" cá nhân ông Lê
Quang Nhường trong lá đơn ngày 16/12/2015. Cùng với đó, ông Nhường đòi
phải điều tra, đem ông Lâu ra xét xử nghiêm minh vì đã dám vu khống
mình.
Chưa
hết, cũng trên blog "Ý kiến..." 8 lão thành cách mạng, gồm: Võ Công Lý
(nguyên phó Bí thư tỉnh Vĩnh Long); Nguyễn Ký Ức (nguyên Ủy viên Trung
ương đảng, Bí thư tỉnh Vĩnh Long); Phan Đức Hường (nguyên phó Bí thư
tỉnh Vĩnh Long); Trương Văn Sáu (nguyên ủy viên Trung ương đảng, Bí thư
tỉnh Vĩnh Long); Ngô Ngọc Bỉnh (tự Sáu Kỳ, nguyên ủy viên thường vụ tỉnh
Vĩnh Long); Nguyễn Văn Út (nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Vĩnh Long); Nguyễn
Văn Huyền (nguyên tỉnh ủy viên tỉnh Vĩnh Long); Đoàn Văn Thắng (thiếu
tướng, nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh Vĩnh Long) có thư gửi đến ông Trọng
để khẳng định ông Lâu đã mạo danh những người này đòi kỷ luật ông Nguyễn
Tấn Dũng.
"Chúng
tôi khẳng định rằng, đồng chí Tư Cần không đại diện cho chúng tôi và
chúng tôi không đồng tình với nội dung mà đồng chí Tư Cần đã nêu".- lá
thư viết.
Như
vậy phần nào sự thật quanh lá đơn tố cáo mà ông Trịnh Văn Lâu gửi đến
ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đã được phơi bày. Theo từ nhiều
nguồn tin, sở dĩ ông Lâu làm việc này là chịu sự tác động của liên minh
Sang- Trọng.
Không
chỉ những cán bộ lão thành chịu sự tác động của liên minh Sang- Trọng
chống ông Dũng, trên Facebook cá nhân của mình, nhà báo Huy Đức, một
người được coi là phò tá ông Trương Tấn Sang từ lâu nay đã có bài viết
"Bộ Tứ" quy rất nhiều tội của ông Dũng. Cùng với đó, nhà báo Huy Đức
cũng tiết lộ ra rằng, "Tứ trụ triều đình" lần này sẽ không có ông Dũng.
Ông Dũng sẽ ra đi, trong khi ông Trọng sẽ ở lại. Số phận của ông Sang
vẫn đang còn là một bí ẩn.
Ngay
sau khi bài viết của nhà báo Huy Đức được đưa lên, vào ngày 7/1, cũng
trên blog "Ý kiến..." đã có ngay thư "phản ánh và kiến nghị" của Trung
tướng Lưu Phước Lượng, nguyên phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ yêu cầu phải kỷ
luật một loạt 4 nhà báo đã có âm mưu phò trợ cho "minh chủ" (ám chỉ ông
Trương Tấn Sang- người viết) bằng cách lũng đoạn thông tin và triệt hạ
đối thủ chính trị trong quá trình chuẩn bị nhân sự lãnh đạo cao cấp của
đảng cho Đại hội XII. Những nhà báo mà ông Lượng nêu ra gồm: Nguyễn Công
Khế, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên, hiện nay là Chủ tịch Hội đồng
quản trị Tập đoàn truyền thông Thanh Niên; nhà bao' Trương Huy San (bút
danh Huy Đuc', tác giả cuốn sách "Bên Thắng Cuộc"); ông Đoàn Khắc Xuyên
(nguyên Tổng Thư ký Tòa soạn báo Tuổi Trẻ, hiện đang công tác tại Thời
báo kinh tế Sài Gòn và tờ Một Thế Giới); luật sư Phan Trung Hoài, phó
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Trong
đợt phản pháo của Thủ tướng Dũng, dư luận bất ngờ với màn "nâng bi" của
luật sư Nguyễn Đăng Trừng, người từng là Chủ tịch Đoàn Luật sư Sài Gòn.
Trong bài viết "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính sách ngoại giao đa
phương" ông đã tâng bốc ông Dũng không tiếc lời, ca ngợi việc ông Dũng
bắt tay giao thương với các nước trên thế giới, để cuối cùng đưa ra kết
luận rằng:
"Theo
tôi, ông (Nguyễn Tấn Dũng- người viết) rất xứng đáng để được tín nhiệm
vào vị trí lãnh đạo cao nhứt để tiếp tục lãnh đạo đất nước đi tới một
tương lai tươi sáng".
Ông Lê Đức Anh (bên phải) được coi là người có tiếng nói nặng ký để quyết định chiếc ghế Tổng Bí thư. Ảnh: Đại hội 12
-
Một là, nhắc lại điều lệ của đảng CSVN "lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản". Trong đó, thiểu số phục tùng đa số.
-
Hai là, người được giới thiệu, bầu làm Tổng Bí thư phải là "người có
quan điểm, thái độ dân chủ, có năng lực tổ chức, huy động sức mạnh toàn
dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế cho công cuộc bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ".
Sau
khi Hội nghị Trung ương lần thứ 13 kết thúc, rất nhiều tin đồn được
tung ra cho biết rằng, liên minh Sang- Trong bằng mọi cách hất cẳng Thủ
tướng Dũng. Trong ba phương án "Tứ trụ triều đình" sẽ trình lên Trung
ương đảng sẽ không có tên ông Dũng. Bằng việc nhắc nhở ông Trọng, các ủy
viên Bộ Chính trị về nguyên tắc "Tập trung dân chủ" để đe nẹt những
người này không được lộng quyền, tự mình định đoạt nhân sự cho Đại hội
đảng lần thứ XII.
Nếu
trước đây, Bộ Chính trị coi Trung ương đảng như là con nít, thì từ sau
khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng dân chủ đã được mở rộng. Trước
đây, nguyên tắc Dân chủ tập trung chỉ nhằm chỉ vào một nhóm người gồm
mười mấy ông ủy viên trong Bộ Chính trị, thì nay được mở rộng ra Trung
ương đảng. Trong khi ông Dũng là người có ảnh hưởng rất lớn tại Trung
ương.
Bằng
việc "nhắc nhở" người được bầu làm Tổng Bí thư phải có quyết tâm "giữ
vững chủ quyền biển đảo", "được sự ủng hộ quốc tế" đã cho thấy ông Lê
Đức Anh đang tiến cử Nguyễn Tấn Dũng cho chiếc ghế Tổng Bí thư. Vì tới
tận bây giờ, chiêu bài "bảo vệ chủ quyền" được ông Nguyễn Tấn Dũng sử
dụng rất thành công, được sự ủng hộ rất lớn từ dân chúng.
Phía trước sẽ vẫn còn là những màn đấu đá kịch liệt giữa các đối thủ để tiến đến chiếc ghế Tổng Bí thư. Sẽ không loại ra khả năng kẻ thua cuộc sẽ lật ngược tình thế bằng một cuộc đảo chính.
Những động thái gần đây của ông Trọng, như: thăm Bộ Tư lệnh quân khu
Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Cùng với đó là những màn tập dượt
chống khủng bố, bạo loạn tại Hà Nội cho thấy phe ông Trọng đã chuẩn bị
rất kỹ.
Trong khi chờ đợi kết quả, chúng ta hãy tiếp tục theo doi~màn đấu đá, thanh trừng lẫn nhau giữa những người được coi là "đồng chí".
Người Quan Sát
Cộng tác viên nhật báo Cali Today từ Việt Nam
Comments
Post a Comment