Ngânhàng xhcn VN và bọn người Việt lưu manh, gian trá tại California.

Ngân hàng Việt Nam:
Dấu hiệu lớn về cơn địa chấn đang tới

Một kịch bản khó tránh khỏi là vào cuối năm 2016, tình hình ngân sách và tín dụng ở Việt Nam sẽ còn tồi hơn, thậm chí tệ hơn hẳn hiện nay, kích động hàng loạt ngân hàng loại nhỏ và loại trung phá sản. 

“Thực ra đã phá sản”


Những ông vua “ngồi mát ăn bát vàng” sắp lao sang năm 2016 với ngồn ngộn triệu chứng khủng hoảng.
“Thực ra vài ngân hàng thương mại đã phá sản trong năm 2014 nếu không được Ngân Hàng Nhà Nước cứu,” một cán bộ ngân hàng giấu tên thừa nhận.
Về sau này, động cơ cứu ngân hàng thương mại để làm đẹp chiến dịch “tái cơ cấu ngân hàng” đã được cả một số quan chức Quốc Hội kín đáo xác nhận.
Đến nay, có ít nhất ba cái tên được tôn lên đầu bảng đen là Ngân Hàng Xây Dựng, Ngân Hàng Đại Dương và Ngân Hàng GP, chưa kể Ngân Hàng Đông Á của thành ủy ở Sài Gòn.
Ngân Hàng Xây Dựng có số lỗ lũy kế trước khi bị mua lại với giá 0 đồng là hơn 18,000 tỷ đồng. Vào Tháng Bảy, 2014, ba quan chức cao cấp của ngân hàng này đã bị khởi tố và bị bắt giam. Ở Ngân Hàng GP, số lỗ lũy kế cũng lên đến hơn 12,000 tỷ đồng. Còn với Đại Dương, chỉ cần vụ ông Hà Văn Thắm, chủ tịch hội đồng quản trị, bị công an tống giam mà đến nay vẫn bặt vô âm tín, kể cả một lãnh đạo kế thừa sự nghiệp của ông Thắm tại ngân hàng này nhưng cũng phải “theo chân” ông, đã mô tả về bức tranh bi đát đến thế nào của một lãnh địa được coi là “sân sau” của giới lãnh đạo chính trị.
Theo những tin tức đã từng “tuyệt mật” nhưng rút cục được công khai trên báo chí, nợ xấu hiện có của ba ngân hàng trên là hơn 20,000 tỷ đồng - một con số không cách gì trả nổi so với vốn điều lệ của ba ngân hàng là chỉ khoảng 10,000 tỷ đồng.
Nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500,000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Song cứ thực nghiệm bản thành tích của công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chỉ xử lý được vỏn vẹn 7% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại, sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Thế nhưng điều ngược ngạo là các báo cáo của chính phủ vẫn không suy suyển thái độ lạc quan về “GDP tiếp tục tăng trưởng” và “nền kinh tế tiếp tục phục hồi.” Trong khi đó, báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước vẫn ung dung với chiến dịch “tái cơ cấu ngân hàng.”
Sự thật là thế nào?

Chỉ biết ăn không biết làm


Trước mắt, thống đốc còn chưa mất chức là Nguyễn Văn Bình vẫn giữ được “lời thề” trước đây là “không để ngân hàng nào bị phá sản.” Bằng chứng rõ rệt nhất là Ngân Hàng Nhà Nước đã giang rộng tay để “ôm” ba ngân hàng thương mại cổ phần là Ngân Hàng Xây dựng, Ngân Hàng Đại Dương và Ngân Hàng GP.
Nếu vào năm 2014 vẫn chưa có thông tin về việc Ngân Hàng Nhà Nước mua lại các ngân hàng trên với giá 0 đồng, thì đến năm 2015 thông tin này mới được công khai, bao gồm cả Ngân Hàng GP. Lúc này, Ngân Hàng Nhà Nước bắt đầu phát động chiến dịch “tái cơ cấu ngân hàng” với dự kiến giảm đến một nửa trong tổng số hơn 30 ngân hàng đang tồn tại.
Giới phân tích độc lập liền vụt ra hàng loạt câu hỏi: Thế nào là một ngân hàng 0 đồng? Trong hệ thống còn bao nhiêu ngân hàng 0 đồng? Tương lai của những ngân hàng này sẽ ra sao khi nhà nước “tiếp quản và tái cấu trúc?” Động thái “cứu trợ” này về lâu dài có thể là một liều thuốc tốt hay không?
Tuy nhiên, bài toán ngày càng trở nên bế tắc: Ngân Hàng Nhà Nước đang bị chính Quốc Hội phản ứng về phương án dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân, để giải cứu những ngân hàng thương mại sắp đổ bể. Phản ứng này càng lan rộng sau khi hiện ra thông tin chấn động về “ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng” từ chính Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh.
Sau cơn động kinh sống chết mặc bay về tượng đài ngàn tỷ và trụ sở hành chính chục ngàn tỷ, gần như không một quan chức nào trong Bộ Chính Trị còn dám đưa đầu chịu báng để phê duyệt nguồn vốn ngân sách theo kiểu chi tiêu lần cuối trong đời, trong đó có kế hoạch “cứu ngân hàng.”
Nhưng nếu không dùng tiền ngân sách cho các ngân hàng sắp đổ bể thì lấy nguồn ở đâu?
Câu trả lời cho đến nay là bế tắc. Thậm chí để có tiền tăng 8% lương hưu trí và 5% lương cơ bản cho công chức viên chức, phía chính phủ đã phải “cắn” vào số kinh phí mà trước đây thường dành để hội họp, tiếp khách và đi “công tác nước ngoài.” Ngoài ra, không có nguồn nào khác.
Trong khi đó, kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế lên đến $3 tỷ rất có thể chỉ là chuyện hình đuổi bóng hoặc ngược lại. Còn Ngân Hàng Thế Giới, chủ nợ lớn nhất của Việt Nam, lại vừa tuyên bố sẽ dừng các khoản vay ưu đãi cho một nền hành chính chỉ biết ăn không biết làm.

Phá sản hàng loạt cuối 2016?


Một tờ báo trong nước nhận định: “Rất khó nhận diện ngân hàng 0 đồng bởi nhiều ngân hàng không công bố số liệu và cũng chưa hẳn công bố chính xác.” Xét về mặt quy mô, hiện nay vẫn còn khoảng 11 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ nhỏ hơn 5,000 tỷ đồng. Bề ngoài có thể “hào nhoáng,” nhưng ẩn sâu trong đó là câu chuyện sở hữu chéo dẫn đến vốn ảo, cho vay “sân sau” với nền tảng nợ xấu lớn. Với bài học của ngân hàng mang vỏ bọc đẹp đẽ Ocean Bank, sẽ không ngạc nhiên khi một ngày đẹp trời nào đó có thêm một ngân hàng được đặt trong tình huống mua lại 0 đồng tương tự. Ngay cả những ngân hàng uy tín một thời cũng bị hút vào “guồng quay” này, như trường hợp Ngân Hàng Đông Á bị đặt vào tầm kiểm soát (giờ đã nới lỏng), hay những “trục trặc” ở Eximbank.
Thực ra tình hình còn nguy hiểm hơn nhiều so với lo ngại của nhận định trên. Ẩn số tiếp theo trong phương trình hỗn tạp ngân hàng đang hiện hình: Nếu vào năm 2016 còn xuất hiện thêm một số ngân hàng làm ăn thất bát, trong đó đặc biệt là “ngân hàng quốc doanh lớn nhất” Agribank với tư cách quán quân bị ra tòa vì tham nhũng, liệu Ngân Hàng Nhà Nước còn đủ sức để “ôm” những ngân hàng này?
Cần lưu ý là kế hoạch “xử lý nợ xấu” đã được giới lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước phô trương từ năm 2013 và đã quảng cáo trên báo chí về những phương án nguồn tài chính để thực hiện sự nghiệp chẳng mấy hy vọng này, nhưng nếu số ngân hàng mang màu sắc bi kịch tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với con số ba ngân hàng thương mại mất khả năng chi trả trong hai năm 2014 và 2015, sẽ khó có phép màu nào để Ngân Hàng Nhà Nước hóa giải quả bom sắp phát nổ. Khi đó, Ngân Hàng Nhà Nước chỉ còn biết cố thủ bằng vào những ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của mình như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, Eximbank, và BIDV.
Nhưng cũng mới đây, trong tâm thế khốn quẫn về chi tiêu ngân sách, phía chính phủ đã phải tính đến việc cho Ngân Hàng Nhà Nước rút vốn khỏi những ngân hàng “bò sữa” trên. Mà như vậy, thậm chí những ngân hàng quốc doanh lớn nhất cũng đầy đặn nguy cơ đe dọa về phá sản một phần hay toàn phần.
Để cuối cùng có thể là cú buông và từ chối hoàn toàn trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân Hàng Nhà Nước theo tôn chỉ “thân ai đó lo.” Khi đó, sẽ không còn thủ thuật nào ngăn cản được làn sóng người dân ào đến ngân hàng để rút tiền.
Nguy cơ vỡ đập cũng sẽ hiện hình.
Một kịch bản khó tránh khỏi là vào cuối năm 2016, tình hình ngân sách và tín dụng ở Việt Nam sẽ còn tồi hơn, thậm chí tệ hơn hẳn hiện nay, kích động hàng loạt ngân hàng loại nhỏ và loại trung phá sản.


Phạm Chí Dũng


******************************
214175-Saigon-National-4.jpg
141954-DP-Bank.400.JPG
 
Cựu Chủ tịch Ngân hàng gốc Việt bị tố cáo rửa
$3.75 triệu tiền ma túy.
Tội rửa tiền là tội nặng phải đối phó với
Tòa án đại hình Liên bang Hoa Kỳ.
 
Cựu Chủ tịch Ngân hàng gốc Việt bị tố cáo rửa $3.75 triệu tiền ma túy.
(VienDongDaily.Com - 11/12/2015)

Ngân hàng nằm ở góc đường Brookhurst – McFadden trong khu phố Little Saigon. (Hình: Google Maps).
 
WESTMINSTER – Trong một tập hồ sơ khởi tố được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ công bố vào trưa thứ Năm vừa qua, một trong các nhân vật nổi bật nhất trong tập hồ sơ dày 109 trang là một cựu Chủ tịch của một ngân hàng hoạt động trong khu phố của người Việt Nam tại Westminster. Cựu Chủ tịch này là ông Lữ Châu Tú, còn có tên là Bill Lu, người cũng giữ vai trò Tổng giám đốc của Saigon National Bank, một ngân hàng nằm ở góc đường Brookhurst và McFadden.
 
Ông Bill Lu, 71 tuổi, sống tại Fullerton, đã giữ chức Chủ tịch ngân hàng từ năm 2009 đến tháng Giêng 2015. Hồ sơ truy tố đã liệt kê 16 người. Hai hồ sơ khởi tố khác liên hệ đến vụ này đã có thêm tên của bốn người, và như vậy, tổng cộng có 20 người bị truy tố liên quan đến các cáo buộc rửa tiền ma túy qua ngân hàng tại Westminster.
 
Trong ngày thứ Năm, 10 tháng 12, 2015, nhà chức trách đã bắt 15 người, trong số này có cả ông Bill Lu.
Cùng với năm người khác, ông Bill Lu bị tố cáo tội điều hành một đường dây buôn ma túy, và rửa tiền quốc tế. Hoạt động của họ đã vi phạm một đạo luật Liên bang chống tham nhũng, tống tiền được gọi tắt là RICO (Racketeer-Influenced and Corrupt Organizations Act).
 
Theo hồ sơ truy tố, ông Bill Lu đã dùng chức vụ Lãnh đạo ngân hàng và kiến thức để thực hiện những vụ chuyển tiền bất hợp pháp. Cùng bị truy tố với Bill Lu là năm ông Tsung Wen "Peter" Hung, 61 tuổi, sống ở Monterey Park; Edward Kim, 56 tuổi, Beverly Hills; John Edmundson, 55 tuổi, một công dân Anh Quốc sống ở Hồng Kông; Pablo Hernandez, 75 tuổi, Tijuana; và Emilio Herrera, 53 tuổi, một công dân Mễ Tây Cơ sống tại Spring Valley, California.
 
Vào năm 2010, một nhân vật mật thám của cơ quan công lực đã đưa một món tiền mặt mà ông ta nói là tiền buôn ma túy cho các bị cáo. Những người này đã chuyển tiền buôn ma túy thành ngân phiếu theo hình thức cashier's check.
 
Ông Bill Lu bị tố cáo là đã giới thiệu mật thám này cùng những bị cáo khác, trong nhóm phạm luật RICO, với những nhân vật buôn ma túy thuộc nhóm Sinaloa từ Mễ Tây Cơ. Các nhân vật này muốn rửa hàng triệu Mỹ kim mỗi tháng.
 
Cũng theo hồ sơ truy tố, ông Bill Lu cũng đề nghị mật thám mua đa số cổ phiếu của ngân hàng, và một trong các nhân vật thuộc nhóm buôn ma túy Sinaloa đã đầu tư $1 triệu vào ngân hàng của ông Bill Lu. Ông cũng đưa ra ý kiến lập một cơ sở rửa tiền khác tại Lichtenstein, Đức Quốc. Ông biết mật thám làm việc với một người sếp, nhưng không biết cả hai người này đều là người của Cơ quan Công lực được gài vào để điều tra mạng lưới buôn ma túy và rửa tiền từ Nam California.
 
Hoạt động ma túy và rửa tiền này đã bao gồm một số quốc gia kể cả Hoa Kỳ, Trung Cộng, Cam Bốt, Liechtenstein, Thụy Sĩ,  và Mễ Tây Cơ.
 
Trong nhóm 16 người bị cáo buộc còn có 10 người khác là:
Mina Châu, 32 tuổi, ở La Mesa;
Ben Hồ, 41 tuổi, ở Santa Ana;
Tom Huỳnh, 57 tuổi, còn có tên "The Fat Guy" (Gã Mập), ở Westminster;
Renaldo Negele, 51 tuổi, ở Liechtenstein;
Jack Nguyễn, 38 tuổi, ở Manhattan Beach;
Luis Krueger, 58 tuổi, ở Malibu;
Bà Li Jessica Wei, hoặc Wei Jessica Li, 58 tuổi, ở Arcadia;
Andrew Nguyễn Trương Du, 34 tuổi, ở Westminster;
Richard Cheung, 58 tuổi, ở El Monte; và
Liên Trần, 41 tuổi, ở Santa Ana.
 
Nhóm 16 người này bị tố cáo đã rửa tổng cộng $3.75 triệu Mỹ kim.
Trong hai hồ sơ truy tố liên hệ, bốn người khác bị tố cáo dàn xếp những vụ chuyển tiền để tránh báo cáo với chính quyền những món tiền bất hợp pháp trong hồ sơ tài chánh.
Bốn người bị liên lụy là Jian Sheng Tan, Derrick Cheung, Vivian Lnu và Ruimin Zhao.
 
Các viên chức Liên bang cho biết:  họ bắt 15 người trong ngày thứ Năm trong một phần của Mật Vụ Ngân Hàng Ma (Operation Phantom Bank). Nhóm 15 người này đã bị đưa đến trước tòa Los Angeles trong cùng ngày thứ Năm.
 
Năm người chưa bị bắt là Andrew Nguyễn Trương Du, John Edmundson, Pablo Hernandez, Renaldo Negele, và Emilio Herrera.
 
Chiếu theo luật RICO, mỗi một cáo buộc rửa tiền và xâm phạm chứng cớ mang án tối đa 20 năm tù. Cáo buộc sắp xếp cách thức chuyển tiền để che giấu trong hồ sơ tài chánh mang án tối đa 5 năm tù.
Hồ sơ truy tố đã được hoàn tất vào ngày 1 tháng 12, và đến ngày thứ Năm vừa qua, thì các viên chức của Bộ Tư Pháp mới công bố tại Nam California.
 
Nhiều bị cáo trong số 20 người nói trên đã có cơ sở riêng, hoặc có đường dây rửa tiền khác. Tuy nhiên, tất cả đều làm việc với ông Bill Lu, qua ông hoặc tuân chỉ thị của ông, theo nhà chức trách cho biết.

Comments

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .