Mời đọc bài của Binh Nhất Âm thoai viên Trà văn Sáu.
Kỷ niệm một Giáng Sinh.
Từ chiến trường Cam Bốt, sau khi nghỉ dưỡng quân. Đơn vị TQLC của tôi ra tuyến đầu Quảng Trị nơi mà theo thời gian đã huấn luyện tôi trưởng thành để làm một người Lính. Từ Năm Căn, Cà Mau rừng thiêng , nước độc. Chương Thiện, U Minh. Tối nào, mỗi ca gác tôi đều phải nuốt chửng vào trong bụng hàng chục con muỗi. Lính sữa mà, không có kinh nghiệm, sức khỏe còn yếu, không đủ sức theo các đàn anh làm sao lội sình, làm sao qua cầu khỉ. Tôi thiếp ngủ ngay cả trong ca gác của mình vài lần. Có lần bị bắt quả tang. Cũng may, cấp chỉ huy của tôi biết tôi "còn con nít" không bị đánh đòn, chỉ bắt hít đất cho nhớ. Tuổi học trò mơ mộng, bước vào đời Lính, đối diện với cái chết, cái mệt mỏi thân xác di chuyển hành quân hàng ngày. Cái kỷ luật Sắt của quân đội. Tôi theo không kịp, chưa tính đang là học trò, bây giờ phải làm quen, tiếp xúc với những đồng đội lúc nào cũng gan dạ, hung dữ, sẵng sàng đối diện với tử thần. Tôi lạc vào một thế giới mà tôi không thể nào tưởng tượng ra được. Chiến tranh, xác chết và lệnh của cấp chỉ huy.
Thời gian dưỡng quân ở Thủ Đức, anh em có phép đi chơi, xuất trại. Tôi nằm trong Sam nhịn đói vì nhà bếp không nấu cơm khi cả tiểu đoàn đi phép. Cầm giấy phép trong tay, tôi đi ra ngoài cổng trại đi bộ vài cây số xong rồi lại đi vào. Tôi không muốn về nhà vì tôi biết rằng chẳng ai quan tâm đến tôi. Nếu tôi chết trận, có lẽ là cách giải quyết hay nhất cho những người thân. Có vài người lính thấy tôi đói nhưng vì không quen nên họ chỉ nhìn. Cho đến một hôm tôi gặp Hạ Sĩ Phan văn Xinh bị thương đang được cho làm việc hậu cứ thấy tôi nằm đói dài một mình trong cái Sam ngủ cho cả trăm người. Xinh gọi tôi ra đi theo hắn nấu cơm rồi hai đứa ăn chung. Từ đó tôi quen hắn, Xinh là một người da trắng đẹp trai, ít nói. Nhưng vô cùng hung dữ, tôi thấy hầu hết binh sĩ trong Đại Đội đều nể hay sợ hắn. Ngay cả mấy tên lính cũ chuyên ăn hiếp lính mới, có máu mặt khi nói chuyện với Xinh cũng không dám hỗn. Từ đó, tôi cũng được dựa hơi, ít bị ăn hiếp hẳn đi.
Tiểu Đoàn được C130 chở ra phi trường Ái Tử nằm giữa quận Đông Hà và Tỉnh Quảng Trị. Đơn vị sau đó vào rừng Trường Sơn hành quân cả tháng trước khi về Động Ông Đô một căn cứ hỏa lực quan trọng án ngữ cho Tỉnh Quảng Trị. Mùa Giáng Sinh năm 1970 đó, lạnh lắm. Mấy người quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ theo dõi các mấy dò chấn động của căn cứ cho tôi biết lạnh khoảng 5 độ C. Chiều chiều, nhìn về Quảng Trị mơ được ra phố chơi, Nhưng có lẽ tôi thích nhất là ngắm cái mái nhà của Thánh Đường La vang dù rằng cách xa chúng tôi hàng chục cây số vẫn nhìn thấy một cách rõ ràng. Cuối cùng cho đến ngày nào đó tôi không còn nhớ rõ. Đơn vị di chuyển về đóng quân ngay trước Nhà Thờ La Vang. Anh em khi được phân chia vị trí đóng quân xong thì đứa chạy đi mua cafe, đứa chạy mua rượu đế, Xinh lúc này ở chung tiểu đội với tôi. Nó kiếm đâu về được con Gà, tối hôm đó trời mưa phùn, giá rét. Chúng tôi có một bữa cơm ngon chưa từng thấy trong đời.
Ngày hôm sau, trong khi anh em mỗi người " mỗi chí" tôi lang thang đi đến Thánh Đường. Tôi thẩn thờ chiêm ngưỡng từng bức tượng trước ngôi Thánh Đường nổi tiếng này. Lúc đó, tôi hoàn toàn không biết nơi đây đã từng có sự tích Đức Mẹ hiện ra. Thỉnh thoảng cũng có một vài quân nhân đến quì cầu nguyện xong rồi các anh ấy bỏ đi. Không hiểu sao, tôi vẫn không về. Tôi luẩn quẩn ở đó cho đến trưa, dù rằng cổng chính cửa Thánh Đường luôn đóng chặt, chỉ mở ra vào các giờ cầu nguyện. Bên ngoài, lạnh lắm, tôi ngồi dựa lưng vào một bức tượng hút thuốc. Tôi cũng không biết hàng chục bức tượng này tên gì, ý nghĩa ra sao. Đột nhiên có tiếng nói từ phía sau.
- Chú có đói không, đi theo tôi
Tôi quay lại nhìn, thì ra là một Soeur đứng tuổi. Tôi không phản ứng và cũng không trả lời, đi theo Soeur vào phía sau Thánh Đường. Soeur cho tôi cơm và Cá mặn. Không ai nói với ai. Tôi ăn xong đi ra lại sân trước Thánh Đường ngồi đó cho đến chiều. Tôi thấy ai cũng cầu nguyện , tôi đoán là xin bình an, không chết. Tôi thì...muốn chết. Thế nên có cầu thì Chúa chắc không bằng lòng đâu.
Cơn mưa phùn vẫn không dứt, tôi bắt đầu thấy lạnh, đứng dậy lững thững trở về vị trí đóng quân. Hạ Sĩ Nhạn trong tiểu đội chạy ra hét to.
- ĐM. mày đi đâu từ sáng đến giờ. Thằng Xinh bị Bồng Sơn gọi trình diện, đang bị đòn. Mày coi chừng đó.
Không sợ chết, nhưng tôi rất sợ đánh đòn. Tôi bước đi giữa đường lên BCH Đại Đội để đón Xinh. Tôi hỏi.
- Bị 5 hèo đau không mày ?
Xinh đáp : Nếu là mày chắc tao phải cõng mày về.
Tôi xanh mặt cắt không còn tí máu. Bồng Sơn dân Thiếu Sinh Quân, võ nghệ đầy người, ông ta mà đánh chịu gì thấu. Xóm tôi ngày xưa, có thằng bạn học đi TSQ đã từng dặn dò " Sau này, mày gặp ai là TSQ thì nên chạy, vì tụi tao ngoài giờ học, ăn no, thì chỉ tập võ. nên tụi bay nên tránh xa dân TSQ. Chưa tính , trong quân đội, bị đòn thì ráng chịu, chỉ đứng nghiêm không dám nhúc nhíc.
Không hiểu sao, tôi lại xin Chúa đừng để Ông BS ấy gọi đến tôi, vì tôi có tội đến Thánh Đường lang thang gần hết 1 ngày. Khi trời tối hẳn, tôi biết mình thoát tôi, ngầm "tạ ơn Chúa". Quảng Trị nó lạnh ác nghiệt lắm, nhiều khi cả tuần không một chút ánh sáng của của mặt Trời. Mưa cứ rỉ rả, chỉ đủ ướt tóc, nhưng không nhiễu giọt. Đêm đó, ca gác nửa đêm, tôi nhìn về hướng Thánh Đường nhớ các tượng tôi đã nhìn, nhớ Soeur đã cho tôi ăn cơm. Lâu lắm rồi, tôi không có một cái nhìn trìu mến đến thế. Tôi rất sợ BS, nhưng tiếc rằng Chúa vẫn bắt tôi về mang máy cho ông ấy suốt chiến trận Hạ lào. Lúc ấy, tôi không thích chút nào.Nhớ thằng Xinh, nhớ các bạn trong tiểu đội.
42 năm sau, tôi gặp lại BS ở Mỹ. Tôi cảm ơn ông đã "bắt tôi về BCH đại đội" để không phải chết ở Hạ lào. Bây giờ tôi hiểu tại sao ông kỷ luật nghiêm minh, dân Lính ngày ấy, chỉ còn tôi và ông sống còn trên đất Mỹ. Chúng tôi ngậm ngùi nhắc kỷ niệm xưa. Từng người Lính một. Bồng Sơn là cấp chỉ huy " sống với Lính và chết với Lính ". Tuần rồi, nhờ Nguyễn Mạnh Cường ở VN đi thăm Xinh, biếu nó tí quà ăn Tết. Tôi mừng, Xinh gần 70 tuổi mà vẫn có việc làm, có cơm ăn NO, không còn phải ngủ ngoài gò Mả nữa. Con xin Tạ Ơn Chúa đã cho con được bình yên trong tâm hồn. Xin Tạ Ơn Chúa.
Từ chiến trường Cam Bốt, sau khi nghỉ dưỡng quân. Đơn vị TQLC của tôi ra tuyến đầu Quảng Trị nơi mà theo thời gian đã huấn luyện tôi trưởng thành để làm một người Lính. Từ Năm Căn, Cà Mau rừng thiêng , nước độc. Chương Thiện, U Minh. Tối nào, mỗi ca gác tôi đều phải nuốt chửng vào trong bụng hàng chục con muỗi. Lính sữa mà, không có kinh nghiệm, sức khỏe còn yếu, không đủ sức theo các đàn anh làm sao lội sình, làm sao qua cầu khỉ. Tôi thiếp ngủ ngay cả trong ca gác của mình vài lần. Có lần bị bắt quả tang. Cũng may, cấp chỉ huy của tôi biết tôi "còn con nít" không bị đánh đòn, chỉ bắt hít đất cho nhớ. Tuổi học trò mơ mộng, bước vào đời Lính, đối diện với cái chết, cái mệt mỏi thân xác di chuyển hành quân hàng ngày. Cái kỷ luật Sắt của quân đội. Tôi theo không kịp, chưa tính đang là học trò, bây giờ phải làm quen, tiếp xúc với những đồng đội lúc nào cũng gan dạ, hung dữ, sẵng sàng đối diện với tử thần. Tôi lạc vào một thế giới mà tôi không thể nào tưởng tượng ra được. Chiến tranh, xác chết và lệnh của cấp chỉ huy.
Thời gian dưỡng quân ở Thủ Đức, anh em có phép đi chơi, xuất trại. Tôi nằm trong Sam nhịn đói vì nhà bếp không nấu cơm khi cả tiểu đoàn đi phép. Cầm giấy phép trong tay, tôi đi ra ngoài cổng trại đi bộ vài cây số xong rồi lại đi vào. Tôi không muốn về nhà vì tôi biết rằng chẳng ai quan tâm đến tôi. Nếu tôi chết trận, có lẽ là cách giải quyết hay nhất cho những người thân. Có vài người lính thấy tôi đói nhưng vì không quen nên họ chỉ nhìn. Cho đến một hôm tôi gặp Hạ Sĩ Phan văn Xinh bị thương đang được cho làm việc hậu cứ thấy tôi nằm đói dài một mình trong cái Sam ngủ cho cả trăm người. Xinh gọi tôi ra đi theo hắn nấu cơm rồi hai đứa ăn chung. Từ đó tôi quen hắn, Xinh là một người da trắng đẹp trai, ít nói. Nhưng vô cùng hung dữ, tôi thấy hầu hết binh sĩ trong Đại Đội đều nể hay sợ hắn. Ngay cả mấy tên lính cũ chuyên ăn hiếp lính mới, có máu mặt khi nói chuyện với Xinh cũng không dám hỗn. Từ đó, tôi cũng được dựa hơi, ít bị ăn hiếp hẳn đi.
Tiểu Đoàn được C130 chở ra phi trường Ái Tử nằm giữa quận Đông Hà và Tỉnh Quảng Trị. Đơn vị sau đó vào rừng Trường Sơn hành quân cả tháng trước khi về Động Ông Đô một căn cứ hỏa lực quan trọng án ngữ cho Tỉnh Quảng Trị. Mùa Giáng Sinh năm 1970 đó, lạnh lắm. Mấy người quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ theo dõi các mấy dò chấn động của căn cứ cho tôi biết lạnh khoảng 5 độ C. Chiều chiều, nhìn về Quảng Trị mơ được ra phố chơi, Nhưng có lẽ tôi thích nhất là ngắm cái mái nhà của Thánh Đường La vang dù rằng cách xa chúng tôi hàng chục cây số vẫn nhìn thấy một cách rõ ràng. Cuối cùng cho đến ngày nào đó tôi không còn nhớ rõ. Đơn vị di chuyển về đóng quân ngay trước Nhà Thờ La Vang. Anh em khi được phân chia vị trí đóng quân xong thì đứa chạy đi mua cafe, đứa chạy mua rượu đế, Xinh lúc này ở chung tiểu đội với tôi. Nó kiếm đâu về được con Gà, tối hôm đó trời mưa phùn, giá rét. Chúng tôi có một bữa cơm ngon chưa từng thấy trong đời.
Ngày hôm sau, trong khi anh em mỗi người " mỗi chí" tôi lang thang đi đến Thánh Đường. Tôi thẩn thờ chiêm ngưỡng từng bức tượng trước ngôi Thánh Đường nổi tiếng này. Lúc đó, tôi hoàn toàn không biết nơi đây đã từng có sự tích Đức Mẹ hiện ra. Thỉnh thoảng cũng có một vài quân nhân đến quì cầu nguyện xong rồi các anh ấy bỏ đi. Không hiểu sao, tôi vẫn không về. Tôi luẩn quẩn ở đó cho đến trưa, dù rằng cổng chính cửa Thánh Đường luôn đóng chặt, chỉ mở ra vào các giờ cầu nguyện. Bên ngoài, lạnh lắm, tôi ngồi dựa lưng vào một bức tượng hút thuốc. Tôi cũng không biết hàng chục bức tượng này tên gì, ý nghĩa ra sao. Đột nhiên có tiếng nói từ phía sau.
- Chú có đói không, đi theo tôi
Tôi quay lại nhìn, thì ra là một Soeur đứng tuổi. Tôi không phản ứng và cũng không trả lời, đi theo Soeur vào phía sau Thánh Đường. Soeur cho tôi cơm và Cá mặn. Không ai nói với ai. Tôi ăn xong đi ra lại sân trước Thánh Đường ngồi đó cho đến chiều. Tôi thấy ai cũng cầu nguyện , tôi đoán là xin bình an, không chết. Tôi thì...muốn chết. Thế nên có cầu thì Chúa chắc không bằng lòng đâu.
Cơn mưa phùn vẫn không dứt, tôi bắt đầu thấy lạnh, đứng dậy lững thững trở về vị trí đóng quân. Hạ Sĩ Nhạn trong tiểu đội chạy ra hét to.
- ĐM. mày đi đâu từ sáng đến giờ. Thằng Xinh bị Bồng Sơn gọi trình diện, đang bị đòn. Mày coi chừng đó.
Không sợ chết, nhưng tôi rất sợ đánh đòn. Tôi bước đi giữa đường lên BCH Đại Đội để đón Xinh. Tôi hỏi.
- Bị 5 hèo đau không mày ?
Xinh đáp : Nếu là mày chắc tao phải cõng mày về.
Tôi xanh mặt cắt không còn tí máu. Bồng Sơn dân Thiếu Sinh Quân, võ nghệ đầy người, ông ta mà đánh chịu gì thấu. Xóm tôi ngày xưa, có thằng bạn học đi TSQ đã từng dặn dò " Sau này, mày gặp ai là TSQ thì nên chạy, vì tụi tao ngoài giờ học, ăn no, thì chỉ tập võ. nên tụi bay nên tránh xa dân TSQ. Chưa tính , trong quân đội, bị đòn thì ráng chịu, chỉ đứng nghiêm không dám nhúc nhíc.
Không hiểu sao, tôi lại xin Chúa đừng để Ông BS ấy gọi đến tôi, vì tôi có tội đến Thánh Đường lang thang gần hết 1 ngày. Khi trời tối hẳn, tôi biết mình thoát tôi, ngầm "tạ ơn Chúa". Quảng Trị nó lạnh ác nghiệt lắm, nhiều khi cả tuần không một chút ánh sáng của của mặt Trời. Mưa cứ rỉ rả, chỉ đủ ướt tóc, nhưng không nhiễu giọt. Đêm đó, ca gác nửa đêm, tôi nhìn về hướng Thánh Đường nhớ các tượng tôi đã nhìn, nhớ Soeur đã cho tôi ăn cơm. Lâu lắm rồi, tôi không có một cái nhìn trìu mến đến thế. Tôi rất sợ BS, nhưng tiếc rằng Chúa vẫn bắt tôi về mang máy cho ông ấy suốt chiến trận Hạ lào. Lúc ấy, tôi không thích chút nào.Nhớ thằng Xinh, nhớ các bạn trong tiểu đội.
42 năm sau, tôi gặp lại BS ở Mỹ. Tôi cảm ơn ông đã "bắt tôi về BCH đại đội" để không phải chết ở Hạ lào. Bây giờ tôi hiểu tại sao ông kỷ luật nghiêm minh, dân Lính ngày ấy, chỉ còn tôi và ông sống còn trên đất Mỹ. Chúng tôi ngậm ngùi nhắc kỷ niệm xưa. Từng người Lính một. Bồng Sơn là cấp chỉ huy " sống với Lính và chết với Lính ". Tuần rồi, nhờ Nguyễn Mạnh Cường ở VN đi thăm Xinh, biếu nó tí quà ăn Tết. Tôi mừng, Xinh gần 70 tuổi mà vẫn có việc làm, có cơm ăn NO, không còn phải ngủ ngoài gò Mả nữa. Con xin Tạ Ơn Chúa đã cho con được bình yên trong tâm hồn. Xin Tạ Ơn Chúa.
Teresa Ngô Anh viết Văn hay lắm, đa tài quá, mai viết tiếp nhé
-Tại sao lại bị đói khi về hậu cứ mà không thông báo cho Trung sĩ 1 Hy, hạ sĩ quan quân số và tiếp liệu của ĐĐ biết, khi nhà bếp TĐ không lo nấu nướng cho binh sĩ ở lại hậu cứ, để Trung sĩ 1 Hy trình lên BS giải quyết với ban hỏa thưc ̣của TĐ.
-Cơm nước thì ăn chung với Tiểu Đội, lại thích lang thang tìm nguồn cảm hứng mà không thông báo cho Tiểu Đội biết, đến giờ ăn mà không có mặt thì hết phần, đó là lỗi tại mình.
-Nếu BS nhớ không lầm là Hạ Sĩ Xinh bị 5 roi là do Hạ Sĩ Nhạn báo cáo với Thượng sĩ nhất Quán về việc Binh nhất Trà văn Sáu vắng mặt mà Hạ Sĩ Tiểu đội phó kiêm tổ trưởng Xinh không biết lý do, hình phạt này do Thượng sĩ thường vu ĐĐ ấn định và thi hành trong quyền hạn của Thượng Sĩ Thường Vụ Đại đội.
BS-Ngày ấy thời chinh chiến.
Comments
Post a Comment