puttin bị tập đâm sau lưng chiến hữu.


TẬP CẬN BÌNH ĐÂM SAU LƯNG PUTIN
Tháng Chín 7, 2015
Theo nhận định của báo Israel số ra ngày 25/8/2015 cho biết, nền kinh tế Nga đang đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 2003. Kể từ khi Mỹ và phương Tây bắt đầu cô lập nước Nga, TT Putin đặt hy vọng vào Tàu Cộng, một quốc gia sở hữu nguồn dự trữ ngoại tệ 3.700 tỷ USD sẽ là một đối tác tuyệt vời thay thế phương Tây. Vì vậy, Nga đã tham gia “Ngân hàng Đầu Tư Hạ tầng Á Châu” do Bắc Kinh khởi xướng và trở thành cổ đông lớn thứ ba của nó. Nga cũng nổ lực thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhằm tìm kiếm các đồng minh kinh tế, chính trị và an ninh. Trong tất cả các dự án, TT Putin đều xem Bắc Kinh là đối tác chính.
ADVERTISEMENT
Ngoài ra, Nga & TC còn ký kết một số thỏa thuận song phương lớn có thể giúp nền kinh tế Nga vượt qua khó khăn hiện nay. Trong tháng 12/2014, hai bên đã đồng ý tổ chức trao đổi tiền tệ với 24 tỷ USD, đồng ý giao dịch thương mại bằng đồng tiền của nhau không thông qua đồng đô la Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp TC vẫn tỏ ra ít nhiệt tình với các dự án nầy.
Nga đã ký kết sẽ cung cấp cho TC lượng khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong 30 năm với một mức giá khá hời so với trước kia. Nhưng, do sự sụt giảm giá khí đốt gần đây, Bắc Kinh đang xem xét hủy bỏ hợp đồng nầy, thêm một lý do nữa là do các điều kiện của Nga đòi hỏi khá cao là Nga yêu cầu TC chi phần lớn kinh phí xây dựng các đường ống dẫn, một điều kiện mà Bắc Kinh cực kỳ bất bình vì nền kinh tế nước nầy đang tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra, Anh Quốc đã vượt Nga về doanh số bán dầu cho TC.
Thất bại nghiêm trọng trong việc tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư cũng khiến mức độ đầu tư từ TC vào nền kinh tế Nga đã giảm 20% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của tình trạng nầy là do các doanh nhân TC đang thận trọng và sợ hãi về sự bất ổn của nền kinh tế Nga. Chính sự sụp đổ của đồng rúp và lệnh cấm nhập cảng các sản phẩm phương Tây dẫn tới sự gia tăng lạm phát tại Nga, hiện đã hơn 15%, gấp 3 lần so với tốc độ tăng tiền lương và lương hưu.
Dự trữ ngoại tệ của Nga cũng đã giảm 30% trong năm qua, sau những nỗ lực không thành công để ổn định đồng rúp. Nguyên do của tình trạng này chủ yếu là từ sự sụt giảm kỷ lục của giá dầu, trong bối cảnh nền kinh tế Nga vốn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt.
Mới đây, ngay sau khi Mỹ tuyên bố bổ sung các hoạt động thuộc lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tại mỏ dầu Yuzhno-Kirinskoye ở khu vực bờ biển Viễn Đông của Nga vào danh sách lệnh trừng phạt, ngày 7/8/2015 Moscow lên tiếng chỉ trích đây là động thái hủy hoại quan hệ giữa hai nước.
Theo tuyên bố trên trang Web Federal Register của Mỹ ngày 7/8/2015 thì mỏ dầu khai thác Yuzhno-Kirinskoye nằm ở vùng biển Okhotsk, ngoài khơi Siberia vốn thuộc sở hữu của nhà sản xuất khí đốt hàng đầu tại Nga là Gazprom, đang được bổ sung vào danh sách cấm vận vì Mỹ nhận thấy nó có trữ lượng dầu và khí đốt đáng kể. Theo luật sư Douglas Jacobson, chuyên viên Thương mại Quốc tế tại Washington D.C cho rằng, biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ gây cản trở cho hoạt động xuất cảng và tái xuất cảng của Nga.
NGA RẤT SỢ KHI GIÁ DẦU CHẠM ĐÁY:
Cuộc khảo sát trên của Bloomberg trong bối cảnh giá dầu thế giới đang trên đà giảm mạnh xuống thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Trong đó giá dầu WTI của Mỹ giảm 75 cent (hay 1,6%) xuống 47,39 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 20/3/2015 và đã giảm tới 20% kể từ đầu tháng. Giá dầu Brent giảm 1,15 USD (hay 2,1%) xuống 53,47 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 16/3 và đã giảm 21% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 5.
Theo các nhà kinh tế, nguyên nhân của tình trạng trên là nguồn cung từ Mỹ và nhiều quốc gia xuất cảng dầu mỏ khác tăng đột biến, đồng Mỹ kim mạnh lên và những lao đao gần đây của thị trường chứng khoáng TC.
Cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg được tiến hành ngày 24 tới ngày 29/7 cho thấy:
• 65% các nhà kinh tế cho rằng, nếu giá dầu tiếp tục giảm, Ngân Hàng Trung Ương Nga sẽ phải tăng lãi suất khẩn cấp, sau khi đã tiến hành 4 lần cắt giảm lãi suất từ đầu năm nay.
• 35% nhận định, chính phủ Nga có thể phải áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn giống như Hy Lạp.
• 22% dự đoán, chính phủ sẽ phải tiếp quản một số ngân hàng của nước này.
Khi được hỏi về viễn cảnh đối với nền kinh tế Nga nếu giá dầu rớt xuống 40 USD/thùng, khiến nguồn vốn bị thâm hụt gần 600 tỷ rúp và tỷ lệ nợ xấu tăng gấp 2 lần, 69% các nhà kinh tế cho biết, nền kinh tế và ngân hàng Nga chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Ngay cả giá dầu giao dịch ở mức 50 USD/thùng, các nhà kinh tế cũng nhận định rằng, nền kinh tế Nga sẽ có xác suất tới 85% bị suy thoái trong 12 tháng tiếp theo.
Kinh tế Nga thực sự đang gặp nhiều khó khăn. Tháng 7/2015, TT Putin đã phải ký một sắc lệnh hạn chế số nhân viên làm việc tại Bộ Nội Vụ từ 1.113.172 xuống còn hơn 1 triệu người tương đương 10%. Bộ Nội Vụ Nga là cơ quan kiểm soát lực lượng cảnh sát, lực lượng an ninh bán quân sự và cơ quan an toàn giao thông đường bộ. Việc cắt giảm do tác động nặng nề từ cuộc kinh tế khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua do việc giảm giá dầu nhanh, trong khi ngân sách nước Nga phụ thuộc phần nhiều vào dầu và khí đốt. Nền kinh tế Nga đã suy giảm 2,2% trong quý đầu năm nay. IMF dự kiến mức giảm cả năm là 3,8%.
KHỦNG HOẢNG UKRAINE, NGA MẤT ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC VÀO TAY BẮC KINH:
Trong khi TT Putin cố gắng giữ Ukraine trong vòng kiểm soát của Nga, TT Putin có thể mất ảnh hưởng của mình trên một địa bàn quan trọng khác là “TRUNG Á”. Hiện các nước tại Trung Á từng thuộc Liên Xô cũ đang ngày càng ngả về phiá Bắc Kinh trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Điều này cũng có nghĩa là Nga mất địa bàn chiến lược này vào tay TC. Dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ kinh tế sâu sắc giữa Bắc Kinh với Trung Á là Bắc Kinh đang thực hiện dự án lên đến 16,3 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nầy. Chúng gồm các lĩnh vực đường sắt, đường bô, đường ống dẫn qua Trung Á và nổi bật hơn cả là làm hồi sinh “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” giữa Tàu Cộng và Châu Âu. Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng nầy năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan, quốc gia lớn nhất Trung Á. Ngoài ra, Bắc Kinh còn được ưu đãi hơn trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú của khu vực Kazakhstan là một nước sản xuất dầu lớn, Kyrgyzstan còn có mỏ khoáng sản lớn, còn Turkmenistan mạnh về sản xuất khí đốt tự nhiên.
Trong thế kỷ 19, Nga và Anh giành giật nhau quyền kiểm soát tại Trung Á, được đặt tên là “GREAT GAME” với chiến thắng thuộc về Nga. Các khu chủ yếu là người Hồi Giáo, gồm các quốc gia: Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan từng thuộc Liên Xô vẫn có xu hướng gần Moscow ngay cả khi LX tan rã. Nhưng, tình hình đang thay đổi khi một đối thủ lớn xuất hiện là Tàu Cộng đang loại dần Nga ra khỏi sân chơi Trung Á. Tổng thống Putin đã tìm cách duy trì quan hệ với Trung Á như mời gọi Kazakhstan và Kyrgyzstan tham gia một liên minh quan thuế với Nga. Nhưng, với nền kinh tế khủng hoảng sâu sắc, không thể đọ được với số tiền khổng lồ mà Bắc Kinh đang đổ vào Trung Á và thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ TC.
Tàu Cộng và Nga thúc đẩy hợp tác song phương, ngay cả khi hai nước cạnh tranh với nhau để chiếm ưu thế trong khu vực Âu – Á và trong cuộc ganh đua nầy, Bắc Kinh chiếm ưu thế. Đây là nội dung chính bài của Anita Inder Singh – GS tại Trung tâm Hòa bình & Giải quyết xung đột tại New Delhi: “Các đối tác không cân xứng: Tàu Cộng và Nga tại vùng Âu – Á” (Unequal Partners: China and Russia in Eurasia) đăng trên website The Dipplomat ngày 3/6/2015: “Các thay đổi chiến lược gần đây của TC và Nga diễn ra cùng một lúc và trái ngược nhau đánh dấu mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước thách thức đối với Hoa Kỳ. Nhưng, đây là mối quan hệ đối tác không cân xứng và thể hiện sự cạnh tranh giữa hai nước tại vùng Châu Âu-Á. Tuy nhiên, Tàu Cộng và Nga có nhiều điểm chung là quốc gia toàn trị coi Mỹ như một mối đe dọa với quyền lực của họ. Cả hai còn là thành viên của nhóm thị trường mới trỗi dậy gọi là BRICS, thành viên của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á do Tàu Cộng đở đầu (AIIB) và tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tuy nhiên, nền kinh tế của nước Tàu Cộng khổng lồ tạo cho nước này có lợi thế, lấn lướt Nga trong các tổ chức nói trên”.
TRUNG Á “ĐẤU TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC” GIỮA NGA -TÀU:
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác Nga – Trung không thể che giấu được sự cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế tại Trung Á. Việc Nga bị bao vây về kinh tế không thể cung cấp cho các nước Trung Á những hào phóng tài chánh và đầu tư rộng rãi mà Tàu Cộng có thể cung cấp cho các nước nầy. Thật vậy, Tàu Cộng đã thay thế vai trò của Nga cung cấp tài chánh chủ yếu cho vùng Trung Á. Bắc Kinh có lý do để đầu tư vào mạng lưới giao thông vận tải và cung ứng tại Trung Á. Các phương tiện vận chuyển tốt hơn có thể kết nối TC với các thị trường Châu Âu và giúp TC gia tăng khả năng tiếp cận nguồn dầu lửa của Kazakhstan, các mỏ khoáng sản của Kyrgyzstan và khí đốt tự nhiên Turkmenistan sản xuất. Chỉ một thập kỷ trước, 5 quốc gia mới độc lập đã phải bơm một khối lượng lớn dầu và khí đốt cho Nga, nguyên là đế quốc Liên Xô áp bức họ trong nhiều thập niên. Giờ đây, họ đâu biết Tàu Cộng là một tên “SIÊU THỰC DÂN MỚI”, họ cho đó là cơ may, có một nguồn nhiên liệu mới được đưa sang phiá đông tới Hoa Lục. Hai năm trước Tập Cận Bình khánh thành vùng mỏ khí đốt lớn thứ hai thế giới ở Galkynysh phiá tây nam Turkmenistan. Là nước đứng hàng thứ tư trên thế giới về trữ lượng khí đốt. Turkmenistan hối hả bắt đầu sản xuất khí đốt từ Galkynysh vào lúc nước nầy tìm kiếm những con đường mới để xuất cảng nhiên liệu nhằm giảm bớt phụ thuộc vào đuờng ống dẫn dầu sang Nga đã có từ lâu.
Trong khi đó, đầu tư của TC vào lĩnh vực năng lượng tại Kazakhstan làm cho Điện Kremlin không hài lòng, vì Moscow muốn duy trì nắm giữ các công ty của họ trong lĩnh vực dầu khí của Kazkhstan. Năm 2014, Bắc Kinh đã khởi công xây dựng một đường ống dẫn khí đốt chạy từ Tajikistan tới Tân Cương ở tây bắc Hoa Lục, một hệ thống đường ống khác sẽ cung cấp dầu từ ngoài khơi biển Caspian của Kazakhstan tới tỉnh nầy.
Khi xoay trục chiến lược sang phía đông, Nga đang đấu tranh để duy trì ảnh hưởng của mình trên địa bàn chiến lược Trung Á, trong lúc TC đang di chuyển về phía tây với ý đồ trở thành một cường quốc Âu – Á lớn. Với thái độ bề ngoài làm ra vẻ hữu nghị, hai bên cùng có lợi, Nga cường quốc hết thời do hậu quả cưỡng chiếm Crimea và can thiệp vào Ukraina và TC với tham vọng trở thành siêu cường. Cả hai đang vào một cuộc ganh đua để chiếm ưu thế tại vùng Âu – Á mà Tàu Cộng đang chiếm thế thượng phong. Rõ ràng, Bắc Kinh tuyên bố là “đối tác thân cận” của Nga, nhưng Bắc Kinh lại ra sức tranh giành ảnh hưởng với Moscow ngay tại các quốc gia thuộc sân sau của Nga.
Moscow đang đứng trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng tại khu vực nầy, khi 8 triệu nhân khẩu của Tajikistan ngày càng thắt chặt “mối quan kinh tế” với Tàu Cộng. Một thường dân Tàu Cộng tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan cho biết: “Việc kinh doanh ở đây rất tốt. Cơ hội làm ăn lúc nào cũng có”. Bắc Kinh đã tăng tốc cải tạo kinh tế đối với các quốc gia phía Tây Tân Cương trong vòng 10 năm qua bằng cách đổ hàng tỷ Mỹ kim đầu tư xây dựng đường sá, hệ thống ống dẫn dầu & khí đốt nhằm kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ vốn rời rạc ở Trung Á. Nhờ vậy, Tàu Cộng đã qua mặt Nga và trở thành đối tác mậu dịch chủ chốt của 4 trong 5 quốc gia vùng Trung Á từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.
SÁCH LƯỢC “2 MẶT” CỦA TẬP CẬN BÌNH ĐÂM SAU LƯNG PUTIN:
Ràng buộc về kinh tế cho tới nay vẫn là sách lược hiệu quả nhất mà Bắc Kinh đang triệt để sử dụng vũ khí chiến lưọc nầy để tranh giành ảnh hưởng với chính đối tác thân cận nhất hiện nay của Nga. Hành động của Bắc Kinh tại khu vực Trung Á là một chứng minh quá rõ ràng nhất sách lược 2 mặt của Bắc Kinh đối với Moscow.
Trong khi Tập Cận Bình không tiếc lời ca tụng quan hệ hợp tác với Nga trên nhiều lãnh vực, nhưng Bắc Kinh lại hào phóng đổ vốn để loại Nga ra khỏi sân chơi tại Trung Á, trong khi các tổ chức tài chánh của họ tìm mọi cách làm khó Nga. Theo nhận định của những nhà phân tích kinh tế & tài chánh về vấn đề nầy như sau:
[1] YURI SOLOVIEV – Phó TGĐ VNESHTORBANK (Nga) – nói: “Các ngân hàng Trung Quốc lo ngại gặp rắc rối nếu làm ăn với các đơn vị tài chánh của Nga, bởi bọn họ còn có nhiều mối kinh doanh với Âu Mỹ. Đối với Trung Quốc mà nói, Mỹ, Liên minh Châu  (EU), Nhật Bản hay Hàn Quốc đều có giá trị hơn Nga. Người Trung Quốc rất thực tế, họ sẽ không vì Nga mà thực hiện các vụ làm ăn lỗ vốn.”
[2] VLADISLAV ZHUKOVSKY – nhà phân tích Kinh tế Nga – nói: “Thái độ của ngành tài chánh TC không ảnh hưởng quá tiêu cực tới quan hệ Nga – Trung, song lợi ích quốc gia của Nga dường như không quá ý nghĩa đối với Bắc Kinh. Cảm giác mất cân bằng và bất ổn này ngày càng trở nên mạnh mẽ.”
[3] BOBO LO – chuyên viên các vấn đề Nga – nhận xét: “Tập Cận Bình thông qua các quốc gia thuộc Liên Xô cũ để triển khai chiến lược mở rộng lợi ích của Trung Quốc mang tên “một vành đai, một con đường”. Chiến lược nầy rất có khả năng va chạm với lợi ích của Nga và kế hoạch “Liên minh kinh tế Á – Âu” của TT Putin. Điều nầy có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Nga – Trung”.
[4] Tờ kinh tế Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten, số ra ngày 26/7/2015 cho biết: Bất chấp cái gọi là “liên minh” với Nga, những căng thẳng giữa Nga – Ukraine, Bắc Kinh đang âm thầm có mặt ở Ukraine cứu vớt nền kinh tế đang khủng hoảng của nước nầy. TC có thể trở thành kẻ chiến thắng trong chuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga và sẽ loại bỏ những người châu Âu ra khỏi địa bàn Ukraine.
Năm 2014, Bắc Kinh đã mua các công ty, xí nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Ukraine với giá bèo, chỉ bằng một nửa, thậm chí còn rẻ hơn vì chiến sự. Tại Ukraine, Bắc Kinh quan tâm hàng đầu lĩnh vực nông nghiệp. Đầu năm 2013, Bắc Kinh đã thuê 5% đất nông nghiệp của Ukraine. Tờ Financail Times cho biết, cho đến đầu tháng 7/2015, Ukraine đã trở thành nhà sản xuất lương thực lớn nhất cho TC, kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, thương mại nông nghiệp giữa Ukraine và TC đã tăng 56%.
Rõ ràng, Bắc Kinh đang chơi trò 2 mặt tại Ukraine và nhờ đó Bắc Kinh được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng ở nước nầy. Tình cảm giữa Ukraine – Tàu Cộng ngày càng nồng ấm. Sự kiện đầu năm 2015, khi dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (Thụy sĩ), Thủ tướng TC Lý Khắc Cường đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Lý Khắc Cường nói, Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.
[5] Tham vọng của Bắc Kinh không dừng lại ở Trung Á và Ukraine, Tập Cận Bình còn dòm ngó đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao Trạch Đông đã từng thổ lộ vào năm 1964: “Khu vực phiá đông của hồ Baikal là của chúng ta, nó đã trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây. Kể từ đó, vùng đất VLADIVOSTOK, KHABAROVSK, KAMCHATKA, SIBERIA và một số khu vực khác của chúng ta thuộc về lãnh thổ Liên Bang Xô Viết. Mao có lần than phiền với Kissinger: “Liên Bang Xô Viết” đã xẻo bớt của Trung Quốc gần 2.000.000 km2”.
HẬU QUẢ XÂM LĂNG CRIMEA VÀ CAN THIỆP VÀO UKRAINE:
Theo tạp chí TIME số ra ngày 16/12/2014, dân Nga không còn mặn mà với hành động phiêu lưu quân sự của TT Putin tại Crimea và Ukraina và đã quay lưng lại với ông ta. Có thể chính Putin cũng đã nhận ra rằng, ông đang phải trả giá quá đắt cho tính háo thắng, kiêu căng, ngạo mạn và những toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraina? Thôn tính Crimea bành trướng lãnh thổ để làm gì? Xét về địa chính trị, nước Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nếu đem so sánh với Canada, Tàu Cộng và Hoa Kỳ:
• NGA: Diện tích 17.098.242 km2 – Dân số 140 triệu người.
• CANADA: Diện tích 9.984.670 km2 – Dân số 35 triệu người.
• HOA KỲ: Diện tích 9.826.630 km2 – Dân số 313 triệu người.
• TÀU CỘNG: 9.640.001 km2 – Dân số 1 tỷ 341 triệu người.
Trên tạp chí “CÁC VẤN ĐỀ VIỄN ĐÔNG” số ra ngày 1/2002, ông A. Sharavin – Giám đốc Viện nghiên Cứu & Phân tích Chính trị và Quân sự Nga – đã cảnh báo những người ở điện Kremlin rằng: “TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ SỐ 1 CỦA NGA”, ông nói: “Trung Quốc sau 20 nữa (2020) sẽ trở thành “mối đe dọa thứ 3” mạnh hơn nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kossovo”.
Ông A. Sharavin và những người cổ súy thuyết “TRUNG QUỐC ĐE DỌA” đồng quan điểm cho rằng: Sau khi trỗi dậy, Trung Quốc sẽ đe dọa an ninh của Nga. Tham vọng của Bắc Kinh thể hiện trên các mặt:
• Thuyết “LÃNH THỔ CŨ TRỞ VỀ TRUNG QUỐC”: Đây là quan điểm phổ biến ở Nga. Chính sách hiện nay của TC chưa gây mối đe dọa. Nhưng, 20 năm nữa, ai có thể bảo đảm TC không chia cắt bản đồ Nga? Ông A. Tsyganok (Giám đốc Trung Tâm Dự báo Quân sự) cho rằng: “TC luôn luôn có dã tâm lãnh thổ”. Nguy hiểm ở chỗ biên giới 2 nước còn có những đoạn tranh cãi, người Hoa không chỉ một lần nhấn mạnh, họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17& 18; sau khi trỗi dậy, Bắc Kinh tất nhiên sẽ thu hồi các lãnh thổ nầy.
• Thuyết “BÀNH TRƯỚNG DÂN SỐ DƯ THỪA”: Lúc quyền Thủ tướng Nga là Egor Gaida cảnh báo: “Tại các vùng tiếp giáp giữa 2 nước, mật độ dân Tàu đông gấp 100 lần người Nga. Tổng số dân Tàu nhiều gấp 8 lần Nga. Sự suy thoái của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là miếng mồi nguy hiểm. Tsyanok cho rằng: “TC luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu “BÒ DẦN”. Một cuộc thăm dò dân ý vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói: “Sau 10 năm nữa, di dân Tàu sẽ chiếm với tỷ lệ 60%”.
• Thuyết “TRANH CƯỚP NGUYÊN VẬT LIỆU”: Dựa trên cơ sở cho rằng TC do kinh tế phát triển nhanh đã trở thành “mãnh thú năng lượng” để giành nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sharavin nói: “TC thiếu tài nguyên, sau 20 năm nữa sẽ không còn sức để duy trì nền kinh tế phát triển. Sau khi đã dùng hết các biện pháp hòa bình, Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực xâm lược và cướp nước Nga giàu tài nguyên”. Công ty RAND của Mỹ mới đây đưa ra báo cáo nghiên cứu: “Trước năm 2020 chiến tranh Nga – Trung không tránh khỏi”. Đài truyền hình Nga ở Viễn Đông còn dựng phim về đề tài nầy để cảnh báo điện Kremlin.
Theo Les Echos, nếu cuộc chiến giữa Nga – Ukraine bùng nổ, có thể Mỹ & Nato sẽ nhập cuộc, đây sẽ cơ hội bằng vàng để Tập Cận Bình chớp thời cơ mở cuộc tổng tấn công chớp nhoáng tràn ngập toàn bộ vùng Viễn Đông Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần đất quanh năm băng giá Siberia nhưng giàu có tài nguyên. Quân đội Nga sẽ lâm vào cái thế “NƯỚC XA KHÔNG CỨU ĐƯỢC LỬA GẦN”. TT Putin sẽ trở tay không kịp và sẽ không đủ lực lượng để điều động sang vùng Viễn Đông giải tỏa áp lực địch.
Theo dự đoán, mỗi năm có khoảng 200.000 tới 300.000 ngưòi Hoa vượt biên giới sang vùng Viễn Đông sinh sống. Ông Sergei Pushkarev, phụ trách cơ quan Di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk) cay đắng nói: “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn ngập toàn vùng nầy trong vòng 2 giờ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt để ngăn chận họ”.
VIỄN CẢNH CHIẾN TRANH NGA – TRUNG?
Mặc dù, Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn, trong bối cảnh Nga bị Mỹ & phương Tây trừng phạt kinh tế, hâụ quả xâm luợc Crimea và can thiệp vào Ukraina. Hồi đầu tháng 9/2015, Nga – Trung có cuộc tập trận hải quân khá qui mô trên Biển Đông. Nhưng, điều đó không có ý nghĩa là quan hệ Nga – Trung là hoàn toàn tốt đẹp, vẫn còn tồn tại việc tranh chấp lãnh thổ như đã xảy ra vào năm 1960. Hiện nay, Nga đang kiểm soát khu vực sông Ussuri mà Bắc kinh đòi hỏi chủ quyền.
Hiện nay, Bắc Kinh đang đầu tư phát triển nhiều vũ khí tầm xa được cho là sử dụng chống lải hải quân Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng, trên thực tế các vũ khí nầy dùng để tấn công các mục tiêu chiến lược trên đất Nga, nếu quan hệ song phương trở nên xấu đi. Tấn công Nga để đòi lại chủ quyền lãnh thổ những vùng đất bao la đã kể trên, để mở rộng “KHÔNG GIAN SINH TỒN” là một nhu cầu sinh tử và cấp bách để giải quyết vấn đề nhân mãn và môi trường sống bị ô nhiễm không còn thuốc chữa. Hơn nữa, đánh Nga sẽ dễ dàng hơn đánh Mỹ vì Nga đang bị thế giới cô lập và không có những đồng minh truyền thống như Hoa Kỳ.
Một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa Nga – Trung bao giờ sẽ xảy ra do tranh chấp lãnh thổ như năm 1960? Một cuộc chiến tranh bằng vũ lực như vậy, sẽ chưa thể xảy ra vào thập niên nầy vì cả Nga và Tàu Cộng đều cần nhau trong việc cùng phát triển và thách thức vị trí thống trị của Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không có nghiã là một cuộc xung đột vũ trang bị loại trừ khỏi cuộc chơi quyền lực chính trị giữa Nga – Trung.
TT PUTIN SỢ CHIÊU “GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG” CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Dù điện Kremlin chấp nhận bán những sản phẩm quốc phòng hiện đại nhất cho Bắc Kinh, nhưng sở hữu những công nghệ tối tân sản xuất ra loại vũ khí như vậy thì giấc mơ của Tập Cận Bình sẽ khó thành, vì Putin sợ đồng chí lật lọng tráo trở Tập Cận Bình dùng những vũ khí nầy đập lại Nga.
Theo thông tin quân sự Nga, nước nầy chỉ đồng ý hợp tác phát triển động cơ cho Su-35 chứ không có kế hoạch sản xuất tiêm kích loại nầy. Thông tin nầy, được hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga ngày 25/8/2015 cho biết: Phía Nga không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất các chiến đấu cơ Su-35S ở Hoa Lục dưới dưới dạng cấp phép cả. Tất cả chiến đấu cơ này sẽ được chuyển giao từ Nga và theo nguồn tin ngoại giao quân sự thì tất cả lô Su-35S mà Nga sắp bàn giao cho Bắc Kinh đều ở dưới hình thức lắp ráp hoàn chỉnh. Trong khi Nga không đồng ý sản xuất Su-35S tại TC, nhưng phía Nga lại đồng ý hợp tác phát triển động cơ loại tiềm kích này với Bắc Kinh trên cơ sở sản phẩm 117C.
Theo Vyacheslav Dzirkalh – Phó Giám đốc Cục Hợp tác kỹ thuật Quân sự Liên Bang Nga (FSVTS), hợp đồng bế tắc chính là vì Bắc Kinh yêu cầu thay đổi tham số kỹ thuật Su-35 trước khi chuyển giao. Trong khi Nga không có ý định thực hiện bất kỳ sự thay đổi lớn lao nào từ hình dáng tới kỹ thuật của phiên bản Su-35 xuất cảng.
Theo báo Wall Street Journal, có thể Nga – Trung sẽ cùng đóng “tàu sân bay”, khi 2 nước này đang xây dựng quan hệ hữu nghị. Trong khi đó, tạp chí National Interest cho biết dự án nầy sẽ không thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một quan chức trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng Nga cho biết: “Bắc Kinh đang nâng yêu cầu lên thêm một bậc là muốn nắm phần chính trong dự án trên,” người nầy nói. “Chúng tôi đều có lợi trong quan hệ nầy. Nhưng sự thật là Bắc Kinh đang chơi kèo trên”.
Theo National Interest cho biết thêm, Nga có thể muốn hợp tác, nếu Bắc kinh sẵn lòng tài trợ và giúp Nga đóng một chiếc tàu sân bay mới, chi phí hàng tỷ Mỹ kim. Nếu như, Bắc Kinh sẵn sàng gánh đa phần kinh phí, thì Nga sẵn sàng chia sẻ công nghệ này. Nhưng, Nga có thật sự muốn giúp công nghệ quốc phòng hiện đại cho TC, khi TT Putin còn phải tính đến nguy cơ bị Tập Cận Bình đâm sau lưng mình, nếu một ngày nào đó mối quan hệ với Bắc Kinh xấu đi, Tập Cận Bình có thể sử dụng chính công nghệ hiện đại của Nga để chống lại Nga thì sao?
Từ những phân tích trên, National Interest cho rằng, việc Nga hợp tác với TC để phát triển tàu sân bay là sự hợp tác không tưởng. Nhân định của tạp chí Mỹ hoàn toàn có cơ sở khi thương vụ Su-35, Nga – Trung đã đi tới hồi kết thúc, nhưng Nga vẫn thẳng thừng khẳng định không có chuyện sản xuất Su-35 tại Tàu Cộng.
KẾT LUẬN:
Quan hệ giữa TT Putin và Tập Cận Bình đang bị thử thách khi 2 nền kinh tế hai nước có những bất ổn. Thỏa thuận năng lượng được ký kết năm ngoái để cung cấp khí đốt từ Nga sang TC tới nay rất ít tiến triển. Thương mại song phương dự đoán đạt hơn 100 tỷ USD trong năm nay, nhưng thực tế mới chỉ đạt được khoảng 30 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, phần lớn vì TC sụt giảm nhu cầu dầu khí của Nga. Cộng với thị trường chứng khoáng lao dốc, tăng trưởng kinh tế ở mức chậm nhất trong ¼ thế kỷ, Bắc Kinh khó có thể cung cấp một đảm bảo nào vững chắc mà TT Putin tìm kiếm nhằm đối phó với sự trừng phạt từ phương Tây. Đó là chưa kể tới giá dầu giảm mạnh toàn cầu.
Fiona Hill – chuyên gia nghiên cứu về Nga của viện Brooking ở Washington – nhận định: “Nga trông chờ vào sự tăng trưởng của TC cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nước nầy gồm dầu, khí đốt, khoáng sản. Với Nga, TC là một lựa chọn thay thế châu Âu, sự lạc quan về việc TC giúp Nga thoát khỏi các vấn đề kinh tế đã phai mờ dần. Giới tinh hoa điện Kremlin đã thất vọng vì không thể nhanh chóng hiện thực hóa những gì người Nga hy vọng”.
Hậu quả viện xâm lăng Crimea và can thiệp vào Ukraina do bản chất chủ quan, háo thắng và ngạo mạn của TT Putin đã khiến nền kinh tế của Nga khốn đốn và đồng rúp lao dốc vì lệnh cấm vận của Mỹ & phương Tây. TT Putin đã đẩy nước Nga tiến dần vào quỹ đạo của TC và đã mất nhiều thứ về tay Bắc Kinh, đặc biệt về địa bàn chiến lược Trung Á, theo truyền thống là khu vực chịu ảnh hưởng của Nga từ thời LX và bất kỳ sự hiện diện nào của Bắc Kinh vượt các thỏa thuận thương mại đều khiến Moscow coi như Bắc Kinh đâm sau lưng mình.
Về mặt chính thức, TT Putin đã thẳng thắn bác bỏ về một liên minh mới phía Đông: “Chúng tôi không tạo ra liên minh quân sự với Trung Quốc, không tạo ra cách tiếp cận kiểu khối”. Trong cộng đồng kinh doanh ở Nga tồn tại nỗi lo ngại rằng, buộc phải hướng Đông có nghĩa là Nga đang bị dồn vị trí yếu.
“Quan hệ xấu đi với Mỹ & phương Tây đều không tốt cho cả hai bên và chỉ có lợi cho Bắc Kinh,” ông doanh gia ở Nga nói. “Số lượng các đoàn TC tới Nga tăng gấp bội và người TC sẽ chỉ xâm nhập thị trường khi họ thấy rất có lợi cho mình”. Còn cơ quan Di trú của Nga đang rất thận trọng về một làn sóng người nhập cư Tàu Hoa Lục vượt qua biên giới hai nước, xâm nhập bất hợp pháp vào vùng Viễn Đông. Người dân Nga bản địa báo động: “Người Tàu có thể trở thành một nhóm dân tộc lớn nhất tại vùng Viễn Đông Nga vào năm 2020 hoặc 2030.”
Theo A.A Khraamchilin – Phó giám đốc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga – một chuyên gia uy tín của Nga, viết trên báo “BÌNH LUẬN QUÂN SỰ ĐỘC LẬP” đã cảnh báo những người ngồi ở Điện Kremlin rằng: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống Liên Bang Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta.”
Tỷ phú Oleg Deripaska kết luận vấn đề này như sau: “Nga nên tích cực hợp tác với Hoa Kỳ và Châu Âu (EU), chứ không phải Trung Quốc”. Nếu không muốn Tập Cận Bình đâm sau lưng mình thì chỉ có một cách duy nhất là TT Putin phải trả Crimea về vị trí cũ của nó và chấm dứt can thiệp vào Ukraina mà thôi…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

LOI BAN :Putin bi tieu diet la su that chi con doi ngay.Toi chi tiec la Qui Ong Trong Lu,Phung Quang Thanh,Nguyen Chi Vinh khong con noi mua may bay,tau ngam Kilo cu duoc cap hoa don hang moi xuat xuong.Au cung la mot cai may cho dan VIET !

Comments

Popular posts from this blog

Madame Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Thị Lệ Xuân-Mời qúy vị đọc để cái gì của Ceasar hảy trả lại cho Ceasar.