Cớ sao chế độ Cộng sản, dân ai oán khắp nơi?!
Cali
Today News – Chủ nghĩa Cộng sản, trên lý thuyết nếu nhìn hời hợt sẽ cảm
thấy lý tưởng, nhưng trong thực tế hay khi thực hành thì đấy là một thể
chế chính trị đầy thủ đoạn để cầm quyền, khi Đảng Cộng sản cầm được
quyền thì đàn áp có hệ thống, lắm lúc còn khủng bố người dân rất trắng
trợn. Trong bài viết “Cớ sao chế độ Cộng sản, dân ai oán khắp nơi?!”,
trong phần I chủ yếu nói về Chủ nghĩa Cộng sản Nga và Tàu, phần II (bài
kế tiếp) sẽ nói về Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam. Những vụ giết người hàng
loạt (thảm sát) tại các nước Cộng sản vào thế kỷ 20 và 21, chủ yếu là
nhằm loại bỏ đối thủ chính trị, cải cách ruộng đất, nội chiến… bằng cách
khủng bố giết hại trong cái gọi là “trại cải tạo” hay “trại lao động”.
Những vụ thảm sát đôi khi đưa đến “tội diệt chủng” (genocide), như chế
độ Khmer Đỏ (Khmer Rouge) đã diệt chủng, do Pol Pot lãnh đạo, thực hiện
tại Campuchia từ năm 1975 đến 1979, giết hại khoảng 2 triệu người, vào
khoảng 26% dân số Campuchia lúc đó, mời xem youtube: https://www.youtube.com/watch?v=hvTyyCTLwAQ.
I- Chế độ Cộng sản Liên Xô (1922-1991): Liên
Xô tiếng Anh gọi là: Union of Soviet Socialist Republics (USSR) là một
liên bang có lãnh thổ rất lớn ở châu Âu và châu Á, tồn tại từ ngày
30-12-1922 đến ngày 25-12-1991 bị giải thể. Liên Xô là nước đầu tiên
trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Trong 69 năm (1922-1991),
dưới chế độ cộng sản Liên Xô đời sống dân chúng ai oán khắp nơi:
a- “Khủng bố Đỏ”
là tên gọi chỉ những sự trấn áp có hệ thống, sau cái gọi là “Cách mạng
tháng 10 vào năm 1917”, khi quân đội của những người Bolshevik (Đảng
Cộng sản Nga) dùng những biện pháp tra tấn hoặc xử tử tập thể những phe
nhóm chống lại chế độ, những người chống lại cộng sản bị gán ghép là:
“con tin của tư sản”, “kẻ thù của nhân dân”, “thành phần phản cách
mạng”. Số người bị hành quyết bởi “Khủng bố Đỏ” đã ước tính từ 250.000
đến 1.000.000 người.
b- “Đại thanh trừng”
là các biện pháp trấn áp tại Liên Xô, từ năm 1936 đến cuối năm 1938.
Josef Stalin và Bộ chính trị đảng Cộng sản chủ trương thanh trừng nhừng
ai bị nghi ngờ mưu phản, bao gồm:
–
Người trong Bộ Chính trị, như: Alexei Rykov làm Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Xô Viết bị xử tử năm 1938. Nikolai Bukharin
làm Ủy viên Bộ Chính trị, Nhà lý luận Bolshevik bị xử tử năm 1938.
–
Các quan chức và sĩ quan, như: Aghasi Khanjian là Bí thư Đảng Cộng sản
Armenia bị xử tử năm 1936. Vasily Blyukher giữ chức Nguyên soái Liên Xô
bị xử tử năm 1938. Genrikh Yagoda làm Giám đốc Mật vụ MGB (Ủy ban An
ninh Quốc gia), bị xử tử năm 1938…
–
Các thành viên Bolshevik, như: Georgy Pyatakov là Lãnh đạo Bolshevik bị
xử tử năm 1937. Nikolay Krestinsky là Lãnh đạo Bolshevik bị xử tử năm
1938…
–
Các nhà trí thức, như: Alexander Samoylovich là Nhà nhân chủng học bị
xử tử năm 1938. Isaac Babel là Nhà văn gốc Do Thái bị xử tử năm 1940.
Nikolai Vavilov là Nhà thực vật học bị kết án năm 1941, cho chết đói
trong tù vào năm 1943.
–
Giết hại cả các nhân vật Cộng sản quốc tế: Béla Kun là người Lãnh đạo
Cộng hòa Xô Viết Hungary (1919), bị xử tử năm 1938. Karl Radek là Nhà
cách mạng Mác-xít hoạt động tại Ba Lan và Đức bị xử tử năm 1939.
Christian Rakovsky là Nhà cách mạng gốc Bulgari bị xử tử năm 1941…
Tổng
số nạn nhân do Bolshevik gây ra, khó có thể kiểm tra được chính xác,
theo sử gia Michael Ellman cho biết số người chết do những cuộc thanh
trừng của Stalin chỉ trong hai năm (1937 và 1938) có khoảng 1,2 triệu
người bị chết, trong số này chết trong trại giam và chết ít lâu sau khi
được thả về vì kiệt sức. Thế nên, vào lúc 7:32 tối, ngày 25-12-1991,
quốc kỳ Liên Xô phải hạ xuống từ điện Kremli để thay thế bằng quốc kỳ
Nga.
II- Chế độ Cộng sản tại Hoa lục: Mao
Trạch Đông thành lập Đảng Cộng sản tại Trung Hoa đại lục vào năm 1949,
Mao nắm quyền từ năm 1949 đến 1976 tại Hoa lục, sau cuộc nội chiến đẫm
máu giữa Đảng Cộng sản với Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trong thời gian Mao
nắm quyền, các chính sách và chủ trương của Mao đã khiến cho nhiều chục
triệu người bị giết. Thật vậy, thời Mao cầm quyền đã tàn sát quy mô lớn,
có thể xem đấy là tội diệt chủng.
a- “Cải cách ruộng đất” là
vụ tàn sát quy mô lớn đầu tiên dưới thời Mao tại Hoa lục, ở đấy còn đàn
áp những người gọi là “phản cách mạng” (thường là những người theo Quốc
Dân Đảng). Mao dự định “một phần mười tá điền, địa chủ” (khoảng 50
triệu người) cần phải loại bỏ khi cải cách ruộng đất. Trong “Cải cách
ruộng đất”, ít nhất 1 triệu người đã bị giết do Mao chủ trương.
b- “Đại nhảy vọt” là
tên gọi của một kế hoạch cải tổ kinh tế và xã hội, khởi xướng bởi Mao
từ năm 1958 đến 1960, Mao muốn sử dụng dân số khổng lồ, dựa vào nông dân
là chính, để chuyển sang xã hội công nghiệp dưới chủ nghĩa cộng sản,
đấy là một chủ trương sai lầm gây ra đại thảm họa kinh tế đưa đến chết
chóc do thiếu đói, ước tính từ 20 triệu đến 46 triệu người (khoảng 5%
dân số, trên tổng số dân Tàu là 600 triệu người bấy giờ), đấy là nạn đói
khủng khiếp nhất của nhân loại.
c- “Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản” do
Mao chủ trương diễn ra từ năm 1966 tới 1976, gây tác động rộng lớn vào
cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội tại nước Tàu. Do cuộc “cách mạng
văn hóa” này, vào tháng 8 năm 1966, trên 100 giáo viên đã bị chính học
sinh của họ giết hại tại phía Tây thành phố Bắc Kinh và tiếp theo là
những vụ thanh trừng các đối thủ chính trị rất tàn bạo. Cũng từ “cách
mạng văn hóa”, đã gây nguy hại đến các dân tộc thiểu số tại Hoa lục, như
tại tỉnh Nội Mông, trên 790.000 người Mông Cổ bị bắt, trong đó 22.900
người bị đánh đập tới chết. Năm 1975, tại tỉnh Vân Nam khoảng 1.600
người Hồi theo đạo Hồi đã bị thảm sát. Ngoài ra những người dân Tây Tạng
cũng lâm vào cảnh nghiệt ngã, họ bị bắt giữ, đàn áp và tra tấn, đến
cuối năm 1979, có tới 600.000 nhà sư và ni cô Phật giáo Tây Tạng bị giết
chết hoặc tra tấn đến khi cơ thể bị tàn phế.
Cũng
tưởng sau thời Mao, chế độ Cộng sản tại Hoa lục sẽ bớt tàn ác, nhưng
không đã là Cộng sản thì bản chất dã man không thể thiếu?!
d- “Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn” còn
gọi là “Sự kiện Thiên An Môn”, bắt đầu là các cuộc biểu tình do sinh
viên (chủ đạo), trí thức và quần chúng biểu tình tại Quảng trường Thiên
An Môn, Bắc Kinh. Cuộc biểu tình kéo dài từ ngày 15 tháng 4 đến ngày
4-6-1989. Họ biểu tình đòi hỏi: Đảng Cộng sản chấm dứt tham nhũng, đòi
được tự do ngôn luận, tự do báo chí và đời sống người dân được dân chủ
đích thực. Cuộc biểu tình để phản đối nhà cầm quyền cộng sản tại Thiên
An Môn cả triệu người. Cuộc biểu tình, chẳng những tại Bắc Kinh mà còn
lan ra khắp nước Tàu, các thành phố lớn khác cũng rầm rộ hưởng ứng, như
Thượng Hải, Hồng Kông…
Nhà
cầm quyền Trung cộng quyết định giải tán cuộc biểu tình bằng vũ lực:
Ngày 20-5-1989, Thủ tướng Trung cộng là Lý Bằng cho huy động 22 sư đoàn
với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào Quảng trường
Thiên An Môn, lúc đấy các sinh viên đang chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt
thực và phân phát tờ truyền đơn, quyết tâm “chống lại cuộc tiến quân của
quân đội”. Đến tối ngày 3 tháng 6, hàng ngàn người biểu tình đã bị bắn
chết tại Quảng trường Thiên An Môn, các xe tăng cán nát cả xe cộ lẫn
những người tháo chạy, nhiều người van xin vẫn bị bắn hoặc đánh đập tàn
nhẫn!
Tới
4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, sau cuộc thỏa hiệp giữa sinh viên và nhà cầm
quyền, quân đội bắt đầu dọn dẹp lại quảng trường. Đến ngày 5 tháng 6
năm 1989, nhà cầm quyền Trung cộng thừa nhận “Sự kiện Thiên An Môn” đã
giết chết 300 người và làm bị thương 2.000 thường dân. Nhưng các nguồn
từ cộng đồng quốc tế ước tính số người chết cao hơn các báo cáo của nhà
cầm quyền Trung cộng, tờ thời báo Time ước tính trên 2.600 người bị
thiệt mạng tại Thiên An Môn.
Hình ảnh thảm sát ở Thiên An Môn 1989 (ảnh internet)
Hình ảnh thảm sát ở Thiên An Môn 1989 (ảnh internet)
e- “Đàn áp Pháp Luân Công”: Pháp
Luân Công là một môn khí công kết hợp các động tác nhẹ nhàng và thiền
định để tích tụ “Chân, Thiện, Nhẫn” bồi bổ tâm và thân, do ông Lý Hồng
Chí truyền bá tại Hoa lục vào năm 1992, môn khí công này được người dân
Hoa lục hưởng ứng mạnh mẽ và được nhà cầm quyền Trung cộng ủng hộ. Trước
sự phát triển mạnh mẽ của môn phái Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản lo
ngại nên vào năm 1996, thì bắt buộc môn phái này phải trở thành một
nhánh của Đảng Cộng sản Tàu, ông Lý Hồng Chí phản đối. Từ đấy, mối quan
hệ giữa môn phái Pháp Luân Công và nhà cầm quyền trở nên căng thẳng.
Đến
ngày 20-7-1999, chủ tịch Đảng Cộng sản Trung cộng là Giang Trạch Dân,
chính thức phát động chiến dịch “nhổ tận gốc” môn phái Pháp Luân Công.
Những học viên Pháp Luân Công bị bắt vô cớ và bị tra tấn dã man, đưa vào
“Phòng 610” (Phòng 610, do Cộng sản Tàu lập ra để tra tấn và giết các
học viên Pháp Luân Công). Họ tra tấn bằng cách: Không cho ngủ, không cho
ăn, giật điện, hãm hiếp, khủng bố tinh thần, dìm nước… Dã man hơn, nhà
cầm quyền Cộng sản Tàu cho bắt nhiều học viên Pháp Luân Công đem mổ nội
tạng khi còn sống để cung cấp cho ngành cấy ghép sinh học khắp nơi. Tại
Hoa lục, ước tính từ năm 2000-2005, trên 41.500 ca cấy ghép nội tạng mà
những bộ phận đó được lấy từ những học viên Pháp Luân Công. Không chỉ
bức hại những học viên trong nước, nhà cầm quyền Trung cộng còn cử gián
điệp theo dõi liên tục những học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại.
Chế
độ Cộng sản Tàu độc ác, đạo trời không thể tha thứ (Thiên lý nan dung),
cần tiêu diệt để cứu nhân dân Tàu, cứu các dân tộc “Mãn, Hồi, Mông,
Tạng” đang bị giết hại và đồng hóa, hiện nay tại nước Tàu đang âm ỉ
chống lại nhà cầm quyền. Thế nên, chúng luôn gào thét ở biển Đông để xoa
dịu nhân dân trong nước. Nếu Cộng sản Tàu tồn tại thì cả thế giới sau
này sẽ bị chúng gây nên thảm họa khó lường. Sự thật, con hổ hung hãn này
không khó trị, nếu Đồng minh muốn trị chúng thì quân đội Ấn Độ tấn công
Trung cộng từ biên giới Ấn-Trung, quân đội Nhật đánh phủ đầu vào Hoa
lục (Nhật đã có kinh nghiệm ở đấy trong Đệ nhị Thế chiến), Mỹ và Úc đánh
tan tác Hải-Không quân của Trung cộng tại biển Đông. NATO phòng ngự
quân Nga. Như vậy, chỉ trong 2 tuần là Trung cộng xin đầu hàng Đồng
minh.
Ngày 20-9-2016
Nguyễn Lộc yên
Nguyễn Lộc yên
Comments
Post a Comment