Hai Dòng Sông Một Niềm Đau
Sông Gianh: ( Linh Giang ) dài 160 km, khơi nguồn từ vùng núi Cô Pi cao trên 2000m của rặng Trường Sơn chảy ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình và đổ ra biển Đông.
Tác giả: Nguyễn Minh Thanh
Sông Gianh: ( Linh Giang ) dài 160 km, khơi nguồn từ vùng núi Cô Pi cao trên 2000m của rặng Trường Sơn chảy ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình và đổ ra biển Đông. Đây là dòng sông lịch sử đánh dấu thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Vùng biên cương xung đột vũ trang giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong gần nửa thế kỷ ( 1627 – 1672 ). Nơi, đã để lại bao đau xót cho con Lạc cháu Hồng. Tiên sinh Đằng Phương ( Gs Nguyễn Ngọc Huy ) đã cảm khái nỗi đau bất tận… của giống nòi qua bài thơ Hận Sông Gianh vô cùng bi tráng vào khoảng thập niên 1950. Bài thơ này, hầu như quí vị cao niên không ai là không biết.
Sông Gianh
Hận Sông Gianh
Đây sông Gianh đây biên cương thống khổ
Đây sa trường đây nấm mộ trời nam
Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang
Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống
Sông còn đây hận phân chia nòi giống
Máu còn đây cơn ác mộng tương tàn
Và còn đây hồn dân việt thác oan
Bao thế kỷ chưa tan niềm uất hận
Ôi Việt Nam cùng Việt Nam gây hấn
Muôn đời sau để hận cho giòng sông
Mộng bá vương Trịnh Nguyễn có còn không
Nhục nội chiến non sông còn in vết
Đây sông Gianh nơi nồi da xáo thịt
Nơi gươm Hồng tàn giết giống Lạc Hồng
Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng giòng sông
Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch
Đằng Phương
Người ta nói:” Lịch sử thường lập lại “. Ôi, lịch sử đã lập lại và rơi đúng vào nước Việt sau 282 năm, tính từ năm 1672 đến năm 1954, làm cho núi sông Lạc Hồng điêu tàn và tộc Việt tan hoang… Cho đến hôm nay cất đầu lên chưa nổi!! Chẳng những thế, mà còn đang bị con rồng đỏ Trung Cộng gậm nhấm lần hồi…!!
” Nơi gươm Hồng tàn giết giống Lạc Hồng ” bi thương lập lại chính là sông Bến Hải. Cũng tại dòng sông này nhà thơ Vũ Anh Khanh ( tg Tha La Xóm Đạo ) đã vượt vĩ tuyến định sang bờ Nam tìm Tự Do. Và đã chết tức tưởi vì mũi tên có tẩm độc do biên phòng bờ Bắc sát hại năm 1956.
Sông Bến Hải:chảy ngang qua tỉnh Quảng Trị, khởi nguồn từ núi Động Chân của dãy Trường Sơn dài khoảng 100km chảy dọc theo Vĩ Tuyến 17, đổ ra cửa Tùng. Nơi chia cắt VN làm 2 nước. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( phía Bắc ) và Quốc Gia Viẹt Nam ( phía Nam ) theo hiệp định Genve 1954 được ký giũa 2 nước VNDCCH ( Việt Minh ) và nước Pháp . Đến đời TT Ngô Đình Diệm QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hoà.Cho đến năm 1975 thì nước VNDCCH đã xua quân tràn qua sông Bến Hải đánh chiếm nước VNCH và thống nhất VN từ ngày 30 – 4 – 1975. Nơi dây, sông Bến Hải, là chiến trường dai dẳng đẫm máu sau hơn 20 năm nồi da xáo thịt. Chưa kể đến nhièu nơi khác…!!
Thiển nghĩ, là con dân nước Việt, không ai không mong muốn thống nhất Tổ Quốc. Nhưng thống nhất theo cách của đảng CSVN do HCM lãnh đạo thì chỉ có đảng CSVN và HCM mong muốn mà thôi. Họ thống nhất để rồi rước Trung Cộng vào dày xéo xứ sở Lạc Hồng…!!! Nhìn nước Đức không tốn giọt máu nào vẫn thống nhất và đang là cường quốc thế giới mà đau lòng cho chuyện non sông.
Hậu bối là chứng nhân vừa là nạn nhân của thời cuộc. Chất ngất hồn đau, theo chân Tiên Sinh Đằng Phương, cũng cảm thán niềm đau sâu xa của Sử với bài thơ dưới đây:
BẾN HẢI SÔNG BUỒN
Sông Bến Hải biên niên dòng hận sử
Làm chứng nhân bao chiến sự kinh hoàng
Hơn hai mươi năm nòi giống ly tan
Đây hỏa tuyến điêu tàn mùa bão lửa..!!
Cầu Hiền Lương mờ sương ngùi chan chứa
Chính là nơi đẫm lệ… ứa thương đau
Chính là nơi nước đục đỏ máu đào
Xương Hồng Lạc nghẹn ngào trầm đáy nước..!!
Sông Bến Hải tự nghìn muôn thuở trước
Nghiêng Trường Sơn sóng bủa lướt về Đông
Vắt qua ghềnh chuyền nước tưới ruộng đồng
Đêm ngậm bóng trăng trong ngời ngời sáng
Sông xán lạn, nhưng lòng người hôn ám
Tạo vô vàn cho ai oán ngập dòng
Và ngông cuồng trải lửa khắp non sông
Cho Nam Bắc Lạc Hồng lênh láng máu..!!
Sóng cau mặt trưóc tang thương tàn bạo
Hận lũ người đem thịt xáo nồi da
Giải Khăn Sô tầng mây trắng bao la
Rừng điểm lá xót xa đời cô, quả…!!
Muà thu đến vàng thu gieo khắp ngả
Mẹ già nua ngồi lã chã khóc con
Chiến tranh cho sông núi lắm đau buồn
Bao thảm cảnh héo hon hồn tượng đá
Sông Bến Hải nhịp chia giờ đã xoá
Nhưng hai bờ còn cách quá mênh mông
Triệu triệu người ôm u uất trong lòng
Đang chuyển đất lấp dần dòng Bến Hải
Kéo Bắc Nam hai bờ chung khép lại
Cho Lạc Hồng đủ phong thái vươn lên…
Kia, kẻ thù truyền kiếp chúng ngông nghênh
Biển Đông ” tàu lạ ” bồng bềnh ngang nhiên.
Bao ngư dân, giặc áp bức chuộc tiền…
Nguyễn Minh Thanh
Hai Dòng Sông Một Niềm Đau: không ai biết đưọc bao nhiêu người đã bỏ mình trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhưng qua lịch sử, cũng như qua lời thơ Hận Sông Gianh của tiên sinh Đằng Phương thì Sông Gianh đã đẫm máu đào: ” Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống “. Song cuộc nội chiến ngày xưa có tính cục bộ. Và khói lửa hạn chế quanh vùng chiến tuyến là hai bên bờ Bằc Nam Sông Gianh mà thôi.
Trái lại cuộc chiến lần sau ( 1954 – 1975 ) xuất phát từ sông Bến Hải do Đảng Cộng Sản Viẹt Nam nhận lệnh Đệ Tam Quốc Tế và phát động, thì đây là cuộc chiến tranh toàn diện trong đó có cả khủng bố từ thôn quê đến thành thị, kể cả nhà thương trường học…không nơi đâu không khói lửa.
Với cuộc nội chiến này, thì hệ lụy kinh hoàng khoảng 4 triệu người chết. Nếu nối tất cả những Giải Khăn Sô cả 2 miền Nam Bắc có lẻ chiều dài đủ dể khởi từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Và hậu quả cái gọi là ” Chống Mỹ Cứu Nước ” di căn cho đến ngày hôm nay :Tổ Quốc VN đang trên đường trượt vào vực diệt vong bỡi những: Công Hàm , Hiệp Định bán nước của đảng CSVN.
Việt Nam Cộng Hoà trao trả cán binh cộng sản Bắc Việt tại cầu Hiền Lương
Để kết thúc tiẻu truyện buồn, người viết xin mượn lời thơ:
Hai Dòng Sông Một Niềm Đau
Hai dòng sông chở một niềm đau
Xáo thịt nồi da chuỗi nghẹn ngào
Khói lửa bùng lên trời thảm thảm
Thây người ngã xuống đất sầu sầu
Trăng soi lạnh lẽo cồn xương trắng
Nắng chiếu hắt hiu suối máu đào
Kim cổ hỡi ơi đều hiếu chiến
Dân lành xơ xác nạn binh đao !!
Nguyễn Minh Thanh
( Bên thềm ngày Quốc Hận )
* Sông Bến Hải: trước gọi là sông Bến Hói ( tức sông nhỏ )
* Cầu Hiền Lương, chính tên là Minh Lương, vì kỵ húy vua Minh Mạng đổi ra Hiền Lương.
* Biên phòng bờ Bắc dùng tên tẩm độc, vì khi đó còn tôn trọng vùng Phi Quân Sự, không được phép dùng súng !
Sông Gianh: ( Linh Giang ) dài 160 km, khơi nguồn từ vùng núi Cô Pi cao trên 2000m của rặng Trường Sơn chảy ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình và đổ ra biển Đông.
Tác giả: Nguyễn Minh Thanh
Sông Gianh: ( Linh Giang ) dài 160 km, khơi nguồn từ vùng núi Cô Pi cao trên 2000m của rặng Trường Sơn chảy ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình và đổ ra biển Đông. Đây là dòng sông lịch sử đánh dấu thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Vùng biên cương xung đột vũ trang giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong gần nửa thế kỷ ( 1627 – 1672 ). Nơi, đã để lại bao đau xót cho con Lạc cháu Hồng. Tiên sinh Đằng Phương ( Gs Nguyễn Ngọc Huy ) đã cảm khái nỗi đau bất tận… của giống nòi qua bài thơ Hận Sông Gianh vô cùng bi tráng vào khoảng thập niên 1950. Bài thơ này, hầu như quí vị cao niên không ai là không biết.
Sông Gianh
Hận Sông Gianh
Đây sông Gianh đây biên cương thống khổ
Đây sa trường đây nấm mộ trời nam
Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang
Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống
Sông còn đây hận phân chia nòi giống
Máu còn đây cơn ác mộng tương tàn
Và còn đây hồn dân việt thác oan
Bao thế kỷ chưa tan niềm uất hận
Ôi Việt Nam cùng Việt Nam gây hấn
Muôn đời sau để hận cho giòng sông
Mộng bá vương Trịnh Nguyễn có còn không
Nhục nội chiến non sông còn in vết
Đây sông Gianh nơi nồi da xáo thịt
Nơi gươm Hồng tàn giết giống Lạc Hồng
Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng giòng sông
Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch
Đằng Phương
Người ta nói:” Lịch sử thường lập lại “. Ôi, lịch sử đã lập lại và rơi đúng vào nước Việt sau 282 năm, tính từ năm 1672 đến năm 1954, làm cho núi sông Lạc Hồng điêu tàn và tộc Việt tan hoang… Cho đến hôm nay cất đầu lên chưa nổi!! Chẳng những thế, mà còn đang bị con rồng đỏ Trung Cộng gậm nhấm lần hồi…!!
” Nơi gươm Hồng tàn giết giống Lạc Hồng ” bi thương lập lại chính là sông Bến Hải. Cũng tại dòng sông này nhà thơ Vũ Anh Khanh ( tg Tha La Xóm Đạo ) đã vượt vĩ tuyến định sang bờ Nam tìm Tự Do. Và đã chết tức tưởi vì mũi tên có tẩm độc do biên phòng bờ Bắc sát hại năm 1956.
Sông Bến Hải:chảy ngang qua tỉnh Quảng Trị, khởi nguồn từ núi Động Chân của dãy Trường Sơn dài khoảng 100km chảy dọc theo Vĩ Tuyến 17, đổ ra cửa Tùng. Nơi chia cắt VN làm 2 nước. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( phía Bắc ) và Quốc Gia Viẹt Nam ( phía Nam ) theo hiệp định Genve 1954 được ký giũa 2 nước VNDCCH ( Việt Minh ) và nước Pháp . Đến đời TT Ngô Đình Diệm QGVN đổi thành Việt Nam Cộng Hoà.Cho đến năm 1975 thì nước VNDCCH đã xua quân tràn qua sông Bến Hải đánh chiếm nước VNCH và thống nhất VN từ ngày 30 – 4 – 1975. Nơi dây, sông Bến Hải, là chiến trường dai dẳng đẫm máu sau hơn 20 năm nồi da xáo thịt. Chưa kể đến nhièu nơi khác…!!
Thiển nghĩ, là con dân nước Việt, không ai không mong muốn thống nhất Tổ Quốc. Nhưng thống nhất theo cách của đảng CSVN do HCM lãnh đạo thì chỉ có đảng CSVN và HCM mong muốn mà thôi. Họ thống nhất để rồi rước Trung Cộng vào dày xéo xứ sở Lạc Hồng…!!! Nhìn nước Đức không tốn giọt máu nào vẫn thống nhất và đang là cường quốc thế giới mà đau lòng cho chuyện non sông.
Hậu bối là chứng nhân vừa là nạn nhân của thời cuộc. Chất ngất hồn đau, theo chân Tiên Sinh Đằng Phương, cũng cảm thán niềm đau sâu xa của Sử với bài thơ dưới đây:
BẾN HẢI SÔNG BUỒN
Sông Bến Hải biên niên dòng hận sử
Làm chứng nhân bao chiến sự kinh hoàng
Hơn hai mươi năm nòi giống ly tan
Đây hỏa tuyến điêu tàn mùa bão lửa..!!
Cầu Hiền Lương mờ sương ngùi chan chứa
Chính là nơi đẫm lệ… ứa thương đau
Chính là nơi nước đục đỏ máu đào
Xương Hồng Lạc nghẹn ngào trầm đáy nước..!!
Sông Bến Hải tự nghìn muôn thuở trước
Nghiêng Trường Sơn sóng bủa lướt về Đông
Vắt qua ghềnh chuyền nước tưới ruộng đồng
Đêm ngậm bóng trăng trong ngời ngời sáng
Sông xán lạn, nhưng lòng người hôn ám
Tạo vô vàn cho ai oán ngập dòng
Và ngông cuồng trải lửa khắp non sông
Cho Nam Bắc Lạc Hồng lênh láng máu..!!
Sóng cau mặt trưóc tang thương tàn bạo
Hận lũ người đem thịt xáo nồi da
Giải Khăn Sô tầng mây trắng bao la
Rừng điểm lá xót xa đời cô, quả…!!
Muà thu đến vàng thu gieo khắp ngả
Mẹ già nua ngồi lã chã khóc con
Chiến tranh cho sông núi lắm đau buồn
Bao thảm cảnh héo hon hồn tượng đá
Sông Bến Hải nhịp chia giờ đã xoá
Nhưng hai bờ còn cách quá mênh mông
Triệu triệu người ôm u uất trong lòng
Đang chuyển đất lấp dần dòng Bến Hải
Kéo Bắc Nam hai bờ chung khép lại
Cho Lạc Hồng đủ phong thái vươn lên…
Kia, kẻ thù truyền kiếp chúng ngông nghênh
Biển Đông ” tàu lạ ” bồng bềnh ngang nhiên.
Bao ngư dân, giặc áp bức chuộc tiền…
Nguyễn Minh Thanh
Hai Dòng Sông Một Niềm Đau: không ai biết đưọc bao nhiêu người đã bỏ mình trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhưng qua lịch sử, cũng như qua lời thơ Hận Sông Gianh của tiên sinh Đằng Phương thì Sông Gianh đã đẫm máu đào: ” Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống “. Song cuộc nội chiến ngày xưa có tính cục bộ. Và khói lửa hạn chế quanh vùng chiến tuyến là hai bên bờ Bằc Nam Sông Gianh mà thôi.
Trái lại cuộc chiến lần sau ( 1954 – 1975 ) xuất phát từ sông Bến Hải do Đảng Cộng Sản Viẹt Nam nhận lệnh Đệ Tam Quốc Tế và phát động, thì đây là cuộc chiến tranh toàn diện trong đó có cả khủng bố từ thôn quê đến thành thị, kể cả nhà thương trường học…không nơi đâu không khói lửa.
Với cuộc nội chiến này, thì hệ lụy kinh hoàng khoảng 4 triệu người chết. Nếu nối tất cả những Giải Khăn Sô cả 2 miền Nam Bắc có lẻ chiều dài đủ dể khởi từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Và hậu quả cái gọi là ” Chống Mỹ Cứu Nước ” di căn cho đến ngày hôm nay :Tổ Quốc VN đang trên đường trượt vào vực diệt vong bỡi những: Công Hàm , Hiệp Định bán nước của đảng CSVN.
Việt Nam Cộng Hoà trao trả cán binh cộng sản Bắc Việt tại cầu Hiền Lương
Để kết thúc tiẻu truyện buồn, người viết xin mượn lời thơ:
Hai Dòng Sông Một Niềm Đau
Hai dòng sông chở một niềm đau
Xáo thịt nồi da chuỗi nghẹn ngào
Khói lửa bùng lên trời thảm thảm
Thây người ngã xuống đất sầu sầu
Trăng soi lạnh lẽo cồn xương trắng
Nắng chiếu hắt hiu suối máu đào
Kim cổ hỡi ơi đều hiếu chiến
Dân lành xơ xác nạn binh đao !!
Nguyễn Minh Thanh
( Bên thềm ngày Quốc Hận )
* Sông Bến Hải: trước gọi là sông Bến Hói ( tức sông nhỏ )
* Cầu Hiền Lương, chính tên là Minh Lương, vì kỵ húy vua Minh Mạng đổi ra Hiền Lương.
* Biên phòng bờ Bắc dùng tên tẩm độc, vì khi đó còn tôn trọng vùng Phi Quân Sự, không được phép dùng súng !
- 6 people like this.
Comments
Post a Comment