VỀ NHÂN VẬT THÍCH TRÍ QUANG
Thích Trí Quang sanh năm 1922, tại làng Diêm Điền, thị xã Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình. Vì là nơi nghèo khổ truyền kiếp, nên dân làng Diêm Điền có tính bảo thủ, rất cực đoan, và hết sức quá khích. Thượng tọa (TT) Trí Quang đã xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ và Trí Quang là người anh cả của 3 người em trai. Thuở nhỏ, TT Trí Quang đã được cha mẹ đặt tên cho là Phạm Văn Bồng. Phạm Văn Bồng và người em kế đã phải sớm nương thân cửa Phật để kiếm miếng ăn, họ qui y với Hòa Thượng Phổ Minh, trụ trì ở Đồng Đình. Về sau bốn anh em nhà họ Phạm đã được Hòa Thượng Phổ Minh dùng bốn chữ: Quang, Minh, Chính, Đại, để cải danh cho. Vì thế Phạm Văn Bồng đã cải danh thành Phạm Quang, sau trở thành Thích Trí Quang. Còn ba người em tên là: Phạm Minh, Phạm Chánh, và Phạm Đại.
Nhờ nương thân nơi cửa Phật, nên hai anh em Phạm Quang (Trí Quang) và Phạm Minh đã được học hành chút đỉnh, khoảng lớp Ba tiểu học. Còn hai em là Phạm Chánh và Phạm Đại đều chịu cảnh thất học. Phạm Minh đã sớm rời bỏ lớp áo tu hành, tham gia kháng chiến. Nhờ có chút đỉnh chữ nghĩa nên Phạm Minh đã được phục vụ trong Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Xã tại địa phương. Còn hai người em, tên Phạm Chánh và Phạm Đại thì xung vào Bộ Đội. Chẳng bao lâu sau, Phạm Chánh được kháng chiến quân phong làm Tiểu Đội Trưởng Dân Quân Du Kích. Nhưng đến ngày 4.6.1947, Phạm Chánh đã bị lính Pháp phục kích bắn chết tại Đức Phổ, thuộc phía Tây thành phố Đồng Hới. Lúc bấy giờ Phạm Chánh mới 21 tuổi. Còn người em út tên Phạm Đại làm điều dưỡng viên trong Bộ Đội CSBV vẫn còn sống cho đến năm 1954, khi chia cắt đất nước.
TRÍ QUANG BỊ BẮT
Ở Đồng Hới, thuở ấy ai cũng biết Hòa thượng (HT) Phổ Minh là một vị cao tăng, đức độ. Ngài đã có gia đình rồi mới đi tu. Nhưng ngài chỉ thông thạo Hán Văn, và biết chút đỉnh chữ Quốc Ngữ, chớ không am tường Tây học. Khoảng năm 1934, bác sĩ Lê Đình Thám đã cùng với Thượng Tọa Thích Mật Thể lập ra trường An Nam Phật Học ở Huế, nhắm mục đích đào tạo tăng sĩ. Năm 1942, lúc đó Trí Quang vừa tròn 20 tuổi, đã được tuyển vào học tại trường này, và thọ giáo với Hòa Thượng Thích Trí Độ, giám đốc trường. Năm sau, 1943, Trí Quang tốt nghiệp khóa Phật Học Trung Cấp.
Hòa Thượng Thích Trí Độ đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1941, lúc đảng này còn hoạt động trong bóng tối. Đến năm 1945, sau khi Việt Minh (VM) cướp chánh quyền, HT Thích Trí Độ được CSVN cử giữ chức chủ tịch trung ương Giáo Hội Phật Giáo Cứu Quốc (PGCQ). Vì thế HT Trí Độ đã kéo một số tăng sĩ theo CS, trong đó có Thích Thiện Minh, làm chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Trị… Về phần Trí Quang, khi CSVM tuyên bố “toàn quốc kháng chiến”, và ra lịnh cho quần chúng phải tản cư khỏi các đô thị lớn như: Hà Nội, Huế và Sài Gòn v.v… vào khoảng cuối năm 1946, Trí Quang trở về Diêm Điền, để giữ chức chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Bình.
Đến năm 1947, Trí Quang hoạt động cùng một tổ với hai cán bộ nội thành của CSVM, tên Nguyễn Toại (còn gọi là Toại Béo), ở Đồng Đình, và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Chẳng bao lâu sau, cũng trong năm 1947, Trí Quang, Toại Béo, và Nguyễn Tịch đều bị Phòng Nhì Pháp theo dõi bắt trọn ổ. Lần này, Trí Quang và Nguyễn Tịch đã bị giam ở Trạm Thiên Văn Tam Tòa. Ít lâu sau Trí Quang cũng đã được Pháp trả tự do. Nhưng sau khi được trả tự do ít lâu, Trí Quang lại bị Phòng Nhì của Tây bắt lần nữa, vì tội vẫn còn tiếp tục hoạt động bí mật và duy trì liên lạc với các cán bộ CSVM. Sau một thời gian bị giam, Trí Quang đã được một viên chức bảo hộ của Pháp ở Huế bảo lãnh. Lần này Trí Quang đã phải làm tờ cam kết không hoạt động cho CSVM nữa. Sở dĩ Trí Quang được viên chức bảo hộ Pháp đứng ra bảo lãnh là do đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Vua Bảo Đại, đã nghe lời xin của An Nam Phật Học mà đứng ra yêu cầu chính quyền Pháp tha cho Trí Quang.
Sau lần phóng thích thứ nhì, Trí Quang liền vào Huế, trụ trì ở chùa Từ Đàm. Từ đó, bề ngoài Trí Quang làm ra vẻ chỉ chăm lo Phật sự, nhưng bên trong vẫn tiếp tục hoạt động ngấm ngầm cho CSVM.
Theo hồ sơ của sở Mật Thám Pháp còn để lại tại Trung Tâm Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế thì Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1949.
Theo Tố Hữu, Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, cánh tay mặt của Hồ tặc Hồ Chí Minh thì chính Tố Hữu là người đứng ra làm lễ và chấp nhận cho Trí Quang tuyên thệ vào đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1949 tại mật Khu Lương Miêu Dương Hòa thuộc Tỉnh Thừa Thiên.
TRÍ QUANG VỚI PHONG TRÀO HÒA BÌNH
Khoảng năm 1953, CSVM mở chiến dịch vận động Phong Trào Hòa Bình trong nước và hải ngoại để áp lực Pháp phải ngưng chiến ở Đông Dương. Vì thế Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình được CS lập ra, do HT Thích Trí Độ lãnh đạo. Ở miền Nam, Trí Quang đã hoạt động tích cực để ủng hộ ủy ban này. Đến năm 1954, sau Hiệp Định Genève, luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Sài Gòn cũng thành lập “Phong Trào Hòa Bình” để yểm trợ cho đường lối chánh trị của Cộng Sản Bắc Việt(CSBV). Ở Huế, lúc bấy giờ Trí Quang đang làm hội trưởng Hội Việt Nam Phật Học, cũng hưởng ứng lời kêu gọi của CSBV, thành lập một Phong Trào Hòa Bình tương tợ như của LS Nguyễn Hữu Thọ. Nhân sự nòng cốt của Phong Trào Hòa Bình ở Huế, do Trí Quang thành lập, ngay từ giây phút đầu tiên đã gồm toàn cán bộ CS nằm vùng thuộc chi bộ Thuận Hóa của bác sĩ Lê Khắc Quyến. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số trí thức miền Trung như: Nguyễn Cao Thăng, bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, ông Nguyễn Văn Đẳng v.v…
Ngày 29.8.1954, Phong Trào Hòa Bình (PTHB) đã tổ chức lễ ra mắt tại Sài Gòn, và phổ biến tuyên cáo 2 điểm:
Yêu cầu quân Pháp rút khỏi miền Nam, và phải tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Genève. Gần một tháng sau, ngày 21.9.1954, Phong Trào Hòa Bình tổ chức một cuộc biểu tình khá lớn tại Sài Gòn đòi chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trả những người Bắc di cư về lại miền Bắc và tổ chức hiệp thương, rồi tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc.
Trước tình thế đó, bắt buộc chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải tỏ thái độ. Ngày 7.11.1954, chánh phủ ra lịnh bắt giam tất cả những nhân vật trí thức đã tham gia hoạt động trong phong trào này. Ở Sài Gòn, LS Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, Kha Văn Dưỡng, cùng với một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa, Trần Chi Lăng… đều bị bắt.
Ở Huế, Thích Trí Quang, Nguyễn Cao Thăng, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ, Phạm Văn Huyến v.v…cũng không thoát khỏi mạng lưới an ninh. Nhưng, ở miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn đã dùng lời ngon ngọt, đem tiền bạc, địa vị và lợi lộc ra chiêu dụ Trí Quang và đồng bọn. Ông Cẩn tin chắc rằng: với những tài liệu cụ thể của Phòng Nhì Pháp, chứng minh rõ ràng Trí Quang đã từng hoạt động ngấm ngầm cho CS từ lâu, hiện đang nằm trong tay ông, thì Trí Quang sẽ không đời nào dám cựa quậy, hay sanh lòng phản trắc nữa.
Đến ngày 9. 2.1955, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã ra lịnh tống xuất 26 nhân vật đầu xỏ của Phong Trào Hòa Bình ra Hải Phòng, trao cho CSBV. Nhưng trong số đó đã không có Trí Quang, không có Lê Khắc Quyến, Nguyễn Cao Thăng, và Nguyễn Văn Đẳng… Chẳng bao lâu sau, Lê Khắc Quyến đã được ông Ngô Đình Cẩn trọng đãi, làm y sĩ riêng cho thân mẫu của Ngô Đình Cẩn, lại còn được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại Học Y Khoa, Viện Đại Học Huế, giám đốc bịnh viện trung ương Huế. Nguyễn Cao Thăng được làm chủ nhân ông công ty bào chế thuốc tây OPV, Nguyễn Văn Đẳng, từ ngạch Thừa Phái được chuyển ngạch sang Tham Sự Hành Chánh, rồi được bổ nhiệm đi giữ chức tỉnh trưởng. Từ năm 1955 đến 1963, Nguyễn Văn Đẳng đã được bổ làm tỉnh trưởng Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế.
Riêng Trí Quang thì được ông Cẩn bỏ tiền ra giúp đỡ trùng tu lại chùa Từ Đàm cho thêm phần khang trang. Nên biết chùa Từ Đàm đã xây nên từ năm 1703, thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Khởi đầu chùa này mang tên “Ấn Tôn Tự”. Đến đời vua Thiệu Trị (1841- 1847) chùa đổi tên là Từ Đàm (3 chữ “Ấn Tôn Tự” bị coi như phạm húy). Vì là một ngôi cổ tự, xây cất bằng những vật liệu thô sơ, nên đến thời Bảo Đại chùa Từ Đàm đã bắt đầu bị hư mục.
Bởi thế trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, đồng bào miền Trung, nhất là dân Huế, không còn ai lấy làmlạ khi thấy thỉnh thoảng ông Cẩn đã đến chùa Từ Đàm ăn cơm chay với TT Trí Quang. Ngoài ra ông Cẩn còn tích cực yểm trợ cho các hoạt động Phật Giáo của Trí Quang, ở chùa Từ Đàm, tô điểm thêm hào quang và làm tăng thêm uy tín cho Trí Quang.
Ông Cẩn đinh ninh rằng: với hồ sơ của Phòng Nhì Pháp trong tay cộng thêm sự giúp đỡ tiền bạc dồi dào, chắc chắn ông đã nắm gọn được cả phần hồn lẫn phần xác của Trí Quang. Nhưng ông Cẩn đã sai lầm hoàn toàn. Con rắn CS dù đã lột da bao nhiêu lần, nó vẫn là con rắn.
Ông Ngô Đình Cẩn đã chơi trò “nuôi ong tay áo”, vì thế mà ông Cẩn và cả gia đình ông ta đã bị Trí Quang tàn sát, đồng thời kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
TRÍ QUANG VÀ ĐỆ I VNCH
Cho đến nay ai cũng biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị quân đội, theo lệnh của Mỹ, làm đảo chánh. Ngược lại, nếu bấy giờ Mỹ chưa muốn lật đổ Diệm thì dù cho Trí Quang, Thiện Minh và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung có mọc thêm ba đầu sáu tay cũng không làm nên chuyện. Ngày nay Quảng Độ Nói năm 1963 Phật Giáo đã làm một ‘cuộc Xuống Đường không tiền khoáng hậu’ để lật đổ một chính thể ‘ngoại bang’, thật là láo khoét. Thực chất Trí Quang chỉ là một tu sĩ Phật Giáo có một trình độ học vấn rất đơn sơ của bậc tiểu học, với một mớ chữ Hán giới hạn đủ để đọc kinh sách. Trí Quang không có trình độ Hán học của một nhà Nho,và cũng không có chút hiểu biết gì về Tây học. Ngoài tiếng mẹ đẻ, Trí Quang không nói được một ngoại ngữ nào, dù là Anh hay Pháp ngữ. Bởi thế, ta thấy đi đâu Trí Quang cũng phải dắt theo Đại Đức Thích Nhật Thiện, như một bí thư kiêm thông dịch viên. Với căn bản đó, nên tầm hiểu biết của Trí Quang rất hạn hẹp.
Theo hồ sơ của Phòng Nhì Pháp, người ta được biết, Võ Đình Cường vốn là một đảng viên CS thâm niên. Cường đã được kết nạp vào đảng từ năm 1943, cùng một lượt với TT Thích Minh Châu, về sau Minh Châu đã trở nên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Võ Đình Cường đã được CS chỉ định công tác tuyên vận trong giới Phật Giáo miền Trung. Suốt trong thời gian từ 1947 cho đến 1965, Võ Đình Cường đã bị bắt giam vì tội hoạt động cho CS nhiều lần, nhưng đều được Trí Quang bảo lãnh, xin trả tự do. Kể từ cuối năm 1963, tựa vào thế lực Phật Giáo đấu tranh miền Trung đang trên đà thắng lợi, Võ Đình Cường đã ra mặt hoạt động công khai, không còn e ngại gì mạng lưới an ninh của chế độ đệ nhị CH miền Nam.
Sau năm 1975, Võ Đình Cường đã được đảng CSVN cử làm dân biểu quốc hội, kiêm tổng biên tập tạp chí Giác Ngộ, cơ quan tuyên vận chánh thức của lực lượng Phật Giáo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Trụ sở tạp chí Giác Ngộ đặt ở số 85 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Sài Gòn.
Theo dõi, quan sát kỹ lưỡng cuộc đấu tranh từ khởi đầu, 5.1963, cho đến ngày miền Nam mất vào tay Cộng Sản Việt Nam, 30.4.1975, người ta nhận ra các phương thức xách động quần chúng đô thị đấu tranh kiểu Cộng Sản đã được Trí Quang và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung đem ra áp dụng triệt để. Trí Quang và Phật giáo miền Trung đã đẻ ra một tổ chức chánh trị hoạt động song hành lấy tên là “HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC” và nhóm “LẬP TRƯỜNG”, sặc mùi Cộng Sản, do toàn cán bộ CS nằm vùng đứng ra lãnh đạo như: Lê Khắc Quyến, chủ tịch chi bộ Thuận Hóa, Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Ngọc Bang, Cao Huy Thuần, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Lê Văn Hảo (hiện đang ở Pháp)…
Vì cái tên “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” sặc sụa mùi CS và lộ liễu quá, khó thu hút được các thành phần khác, nên chỉ một thời gian ngắn sau, Trí Quang ra lịnh cho cải danh là “LỰC LƯỢNG TRANH THỦ CÁCH MẠNG”. Đây chỉ là trò “bình mới rượu cũ”, một thủ đoạn chánh trị quen thuộc của CS, chẳng khác nào như đảng Cộng Sản Việt Nam cải danh thành đảng Lao Động vậy!
Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, hậu thân của Hội Đồng Dân Nhân Cứu Quốc, ra đời với sự tham gia bí mật của nhiều cán bộ cao cấp CSBV, nhắm mục tiêu thừa thắng xông lên, mượn danh nghĩa nhân dân bị độc tài gia đình trị áp bức nổi dậy, cướp chánh quyền miền Nam bằng bạo lực chánh trị. Nếu mục tiêu lớn, toàn quốc không đạt được, Trí Quang sẽ tiến tới kế hoạch thỏa hiệp với một số tướng lãnh gốc miền Trung, tranh đấu đòi “MIỀN TRUNG TỰ TRỊ”, làm cho chế độ miền Nam bị tê liệt. Trong thời gian kể từ sau ngày 1.11.1963 trở đi, Trí Quang tuy khoác áo tu hành, nhưng thực ra là một lãnh chúa quyền khuynh thiên hạ, các tướng lãnh cầm quyền đều kiêng dè, nể mặt. Điều này ai cũng đã thấy biết. Đặc biệt nhất là Tướng Dương Văn Minh.
TRÍ QUANG DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Hiện nay Thích Trí Quang hãy còn sống ở Việt Nam. Nhưng từ 1975 cho đến bây giờ, không ai nghe nói đến một hoạt động nào, hay một lời tuyên bố nào của Trí Quang.
Theo bài báo “CON ĐƯỜNG KHÚC KHỈU” của Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ cao cấp đặc trách Ban Tôn Giáo Vận đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, kể lại những thành tích của ông ta trong thời gian còn hoạt động bí mật thì sau ngày 30.4.1975, Trí Quang đã bị CSVN liệt vào thành phần “CIA CHIẾN LƯỢC”.
Đỗ Trung Hiếu đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1956, và là một cán bộ nằm vùng, hoạt động trong khối Phật Giáo ở miền Nam, đặc trách theo dõi các cuộc đấu tranh của Phật Giáo từ năm 1963. Vì thế Hiếu đã quen biết rất nhiều tăng sĩ thế lực thuộc cả hai phe Ấn Quang của Thích Trí Quang và Việt Nam Quốc Tự của HT Thích Tâm Châu. Đỗ Trung Hiếu kể, khi được lịnh vận động khối Phật Giáo để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), (tức tổ chức Phật Giáo Quốc Doanh), ông ta đã trình bày vai trò quan trọng không thể thiếu của Trí Quang với các thượng cấp chỉ huy trực tiếp là Trần Bạch Đằng và Xuân Thủy. Lúc bấy giờ Xuân Thủy đang giữ chức Bí Thư Trung Ương Đảng, kiêm trưởng ban Dân Vận Trung Ương, còn Trần Bạch Đằng làm Phó Trưởng Ban.
Khi nghe Đỗ Trung Hiếu nói về vai trò cần thiết của Trí Quang trong tổ chức GHPGVN, Trần Bạch Đằng đã gạt phắt đi, và không đồng ý cho Trí Quang tham dự vào tổ chức này. Vì theo nhận xét của Trần Bạch Đằng thì Trí Quang thuộc loại “CIA CHIẾN LƯỢC”, không thể nào dùng được nữa.
Ít lâu sau Nguyễn Văn Linh thay thế Xuân Thủy lên làm Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, cũng hoàn toàn đồng ý với Trần Bạch Đằng, cho rằng Trí Quang là người không thể xài được nữa.
Kết quả, ngày 4.11.1981, đại hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo VN (quốc doanh) gồm có sự tham gia của phe Ấn Quang, tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, đã bầu ra một Hội Đồng Trị Sự như sau: chủ tịch HT Thích Trí Thủ, phó chủ tịch HT Thích Trí Tịnh, còn HT Thích Đôn Hậu làm phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật của Hội Đồng Chứng Minh… Như vậy, bạn đọc đã thấy rõ, trong suốt cuộc chiến Quốc- Cộng ở VN, dù cho Trí Quang đã lập nên được rất nhiều công trạng lớn với CSVN, nhưng Trí Quang đã bị các đồng chí của hắn phát hiện Trí Quang là một CIA chiến lược vì vậy mà con đường hoạn lộ của hắn trong đảng Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị tắc nghẽn. Bản chất vốn là tên hèn hạ, khiếp nhược, nên chắc chắn rằng sau tháng 4.1975 và cho đến khi hắn về 9 tầng địa ngục hắn sẽ mãi mãi âm thầm ngậm miệng.
Fb: Tôi yêu quê hương tôi
Thích Trí Quang sanh năm 1922, tại làng Diêm Điền, thị xã Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình. Vì là nơi nghèo khổ truyền kiếp, nên dân làng Diêm Điền có tính bảo thủ, rất cực đoan, và hết sức quá khích. Thượng tọa (TT) Trí Quang đã xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ và Trí Quang là người anh cả của 3 người em trai. Thuở nhỏ, TT Trí Quang đã được cha mẹ đặt tên cho là Phạm Văn Bồng. Phạm Văn Bồng và người em kế đã phải sớm nương thân cửa Phật để kiếm miếng ăn, họ qui y với Hòa Thượng Phổ Minh, trụ trì ở Đồng Đình. Về sau bốn anh em nhà họ Phạm đã được Hòa Thượng Phổ Minh dùng bốn chữ: Quang, Minh, Chính, Đại, để cải danh cho. Vì thế Phạm Văn Bồng đã cải danh thành Phạm Quang, sau trở thành Thích Trí Quang. Còn ba người em tên là: Phạm Minh, Phạm Chánh, và Phạm Đại.
Nhờ nương thân nơi cửa Phật, nên hai anh em Phạm Quang (Trí Quang) và Phạm Minh đã được học hành chút đỉnh, khoảng lớp Ba tiểu học. Còn hai em là Phạm Chánh và Phạm Đại đều chịu cảnh thất học. Phạm Minh đã sớm rời bỏ lớp áo tu hành, tham gia kháng chiến. Nhờ có chút đỉnh chữ nghĩa nên Phạm Minh đã được phục vụ trong Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Xã tại địa phương. Còn hai người em, tên Phạm Chánh và Phạm Đại thì xung vào Bộ Đội. Chẳng bao lâu sau, Phạm Chánh được kháng chiến quân phong làm Tiểu Đội Trưởng Dân Quân Du Kích. Nhưng đến ngày 4.6.1947, Phạm Chánh đã bị lính Pháp phục kích bắn chết tại Đức Phổ, thuộc phía Tây thành phố Đồng Hới. Lúc bấy giờ Phạm Chánh mới 21 tuổi. Còn người em út tên Phạm Đại làm điều dưỡng viên trong Bộ Đội CSBV vẫn còn sống cho đến năm 1954, khi chia cắt đất nước.
TRÍ QUANG BỊ BẮT
Ở Đồng Hới, thuở ấy ai cũng biết Hòa thượng (HT) Phổ Minh là một vị cao tăng, đức độ. Ngài đã có gia đình rồi mới đi tu. Nhưng ngài chỉ thông thạo Hán Văn, và biết chút đỉnh chữ Quốc Ngữ, chớ không am tường Tây học. Khoảng năm 1934, bác sĩ Lê Đình Thám đã cùng với Thượng Tọa Thích Mật Thể lập ra trường An Nam Phật Học ở Huế, nhắm mục đích đào tạo tăng sĩ. Năm 1942, lúc đó Trí Quang vừa tròn 20 tuổi, đã được tuyển vào học tại trường này, và thọ giáo với Hòa Thượng Thích Trí Độ, giám đốc trường. Năm sau, 1943, Trí Quang tốt nghiệp khóa Phật Học Trung Cấp.
Hòa Thượng Thích Trí Độ đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1941, lúc đảng này còn hoạt động trong bóng tối. Đến năm 1945, sau khi Việt Minh (VM) cướp chánh quyền, HT Thích Trí Độ được CSVN cử giữ chức chủ tịch trung ương Giáo Hội Phật Giáo Cứu Quốc (PGCQ). Vì thế HT Trí Độ đã kéo một số tăng sĩ theo CS, trong đó có Thích Thiện Minh, làm chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Trị… Về phần Trí Quang, khi CSVM tuyên bố “toàn quốc kháng chiến”, và ra lịnh cho quần chúng phải tản cư khỏi các đô thị lớn như: Hà Nội, Huế và Sài Gòn v.v… vào khoảng cuối năm 1946, Trí Quang trở về Diêm Điền, để giữ chức chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Bình.
Đến năm 1947, Trí Quang hoạt động cùng một tổ với hai cán bộ nội thành của CSVM, tên Nguyễn Toại (còn gọi là Toại Béo), ở Đồng Đình, và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Chẳng bao lâu sau, cũng trong năm 1947, Trí Quang, Toại Béo, và Nguyễn Tịch đều bị Phòng Nhì Pháp theo dõi bắt trọn ổ. Lần này, Trí Quang và Nguyễn Tịch đã bị giam ở Trạm Thiên Văn Tam Tòa. Ít lâu sau Trí Quang cũng đã được Pháp trả tự do. Nhưng sau khi được trả tự do ít lâu, Trí Quang lại bị Phòng Nhì của Tây bắt lần nữa, vì tội vẫn còn tiếp tục hoạt động bí mật và duy trì liên lạc với các cán bộ CSVM. Sau một thời gian bị giam, Trí Quang đã được một viên chức bảo hộ của Pháp ở Huế bảo lãnh. Lần này Trí Quang đã phải làm tờ cam kết không hoạt động cho CSVM nữa. Sở dĩ Trí Quang được viên chức bảo hộ Pháp đứng ra bảo lãnh là do đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Vua Bảo Đại, đã nghe lời xin của An Nam Phật Học mà đứng ra yêu cầu chính quyền Pháp tha cho Trí Quang.
Sau lần phóng thích thứ nhì, Trí Quang liền vào Huế, trụ trì ở chùa Từ Đàm. Từ đó, bề ngoài Trí Quang làm ra vẻ chỉ chăm lo Phật sự, nhưng bên trong vẫn tiếp tục hoạt động ngấm ngầm cho CSVM.
Theo hồ sơ của sở Mật Thám Pháp còn để lại tại Trung Tâm Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế thì Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1949.
Theo Tố Hữu, Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, cánh tay mặt của Hồ tặc Hồ Chí Minh thì chính Tố Hữu là người đứng ra làm lễ và chấp nhận cho Trí Quang tuyên thệ vào đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1949 tại mật Khu Lương Miêu Dương Hòa thuộc Tỉnh Thừa Thiên.
TRÍ QUANG VỚI PHONG TRÀO HÒA BÌNH
Khoảng năm 1953, CSVM mở chiến dịch vận động Phong Trào Hòa Bình trong nước và hải ngoại để áp lực Pháp phải ngưng chiến ở Đông Dương. Vì thế Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình được CS lập ra, do HT Thích Trí Độ lãnh đạo. Ở miền Nam, Trí Quang đã hoạt động tích cực để ủng hộ ủy ban này. Đến năm 1954, sau Hiệp Định Genève, luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Sài Gòn cũng thành lập “Phong Trào Hòa Bình” để yểm trợ cho đường lối chánh trị của Cộng Sản Bắc Việt(CSBV). Ở Huế, lúc bấy giờ Trí Quang đang làm hội trưởng Hội Việt Nam Phật Học, cũng hưởng ứng lời kêu gọi của CSBV, thành lập một Phong Trào Hòa Bình tương tợ như của LS Nguyễn Hữu Thọ. Nhân sự nòng cốt của Phong Trào Hòa Bình ở Huế, do Trí Quang thành lập, ngay từ giây phút đầu tiên đã gồm toàn cán bộ CS nằm vùng thuộc chi bộ Thuận Hóa của bác sĩ Lê Khắc Quyến. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số trí thức miền Trung như: Nguyễn Cao Thăng, bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, ông Nguyễn Văn Đẳng v.v…
Ngày 29.8.1954, Phong Trào Hòa Bình (PTHB) đã tổ chức lễ ra mắt tại Sài Gòn, và phổ biến tuyên cáo 2 điểm:
Yêu cầu quân Pháp rút khỏi miền Nam, và phải tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Genève. Gần một tháng sau, ngày 21.9.1954, Phong Trào Hòa Bình tổ chức một cuộc biểu tình khá lớn tại Sài Gòn đòi chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trả những người Bắc di cư về lại miền Bắc và tổ chức hiệp thương, rồi tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc.
Trước tình thế đó, bắt buộc chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải tỏ thái độ. Ngày 7.11.1954, chánh phủ ra lịnh bắt giam tất cả những nhân vật trí thức đã tham gia hoạt động trong phong trào này. Ở Sài Gòn, LS Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, Kha Văn Dưỡng, cùng với một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa, Trần Chi Lăng… đều bị bắt.
Ở Huế, Thích Trí Quang, Nguyễn Cao Thăng, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ, Phạm Văn Huyến v.v…cũng không thoát khỏi mạng lưới an ninh. Nhưng, ở miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn đã dùng lời ngon ngọt, đem tiền bạc, địa vị và lợi lộc ra chiêu dụ Trí Quang và đồng bọn. Ông Cẩn tin chắc rằng: với những tài liệu cụ thể của Phòng Nhì Pháp, chứng minh rõ ràng Trí Quang đã từng hoạt động ngấm ngầm cho CS từ lâu, hiện đang nằm trong tay ông, thì Trí Quang sẽ không đời nào dám cựa quậy, hay sanh lòng phản trắc nữa.
Đến ngày 9. 2.1955, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã ra lịnh tống xuất 26 nhân vật đầu xỏ của Phong Trào Hòa Bình ra Hải Phòng, trao cho CSBV. Nhưng trong số đó đã không có Trí Quang, không có Lê Khắc Quyến, Nguyễn Cao Thăng, và Nguyễn Văn Đẳng… Chẳng bao lâu sau, Lê Khắc Quyến đã được ông Ngô Đình Cẩn trọng đãi, làm y sĩ riêng cho thân mẫu của Ngô Đình Cẩn, lại còn được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại Học Y Khoa, Viện Đại Học Huế, giám đốc bịnh viện trung ương Huế. Nguyễn Cao Thăng được làm chủ nhân ông công ty bào chế thuốc tây OPV, Nguyễn Văn Đẳng, từ ngạch Thừa Phái được chuyển ngạch sang Tham Sự Hành Chánh, rồi được bổ nhiệm đi giữ chức tỉnh trưởng. Từ năm 1955 đến 1963, Nguyễn Văn Đẳng đã được bổ làm tỉnh trưởng Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế.
Riêng Trí Quang thì được ông Cẩn bỏ tiền ra giúp đỡ trùng tu lại chùa Từ Đàm cho thêm phần khang trang. Nên biết chùa Từ Đàm đã xây nên từ năm 1703, thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Khởi đầu chùa này mang tên “Ấn Tôn Tự”. Đến đời vua Thiệu Trị (1841- 1847) chùa đổi tên là Từ Đàm (3 chữ “Ấn Tôn Tự” bị coi như phạm húy). Vì là một ngôi cổ tự, xây cất bằng những vật liệu thô sơ, nên đến thời Bảo Đại chùa Từ Đàm đã bắt đầu bị hư mục.
Bởi thế trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, đồng bào miền Trung, nhất là dân Huế, không còn ai lấy làmlạ khi thấy thỉnh thoảng ông Cẩn đã đến chùa Từ Đàm ăn cơm chay với TT Trí Quang. Ngoài ra ông Cẩn còn tích cực yểm trợ cho các hoạt động Phật Giáo của Trí Quang, ở chùa Từ Đàm, tô điểm thêm hào quang và làm tăng thêm uy tín cho Trí Quang.
Ông Cẩn đinh ninh rằng: với hồ sơ của Phòng Nhì Pháp trong tay cộng thêm sự giúp đỡ tiền bạc dồi dào, chắc chắn ông đã nắm gọn được cả phần hồn lẫn phần xác của Trí Quang. Nhưng ông Cẩn đã sai lầm hoàn toàn. Con rắn CS dù đã lột da bao nhiêu lần, nó vẫn là con rắn.
Ông Ngô Đình Cẩn đã chơi trò “nuôi ong tay áo”, vì thế mà ông Cẩn và cả gia đình ông ta đã bị Trí Quang tàn sát, đồng thời kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
TRÍ QUANG VÀ ĐỆ I VNCH
Cho đến nay ai cũng biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị quân đội, theo lệnh của Mỹ, làm đảo chánh. Ngược lại, nếu bấy giờ Mỹ chưa muốn lật đổ Diệm thì dù cho Trí Quang, Thiện Minh và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung có mọc thêm ba đầu sáu tay cũng không làm nên chuyện. Ngày nay Quảng Độ Nói năm 1963 Phật Giáo đã làm một ‘cuộc Xuống Đường không tiền khoáng hậu’ để lật đổ một chính thể ‘ngoại bang’, thật là láo khoét. Thực chất Trí Quang chỉ là một tu sĩ Phật Giáo có một trình độ học vấn rất đơn sơ của bậc tiểu học, với một mớ chữ Hán giới hạn đủ để đọc kinh sách. Trí Quang không có trình độ Hán học của một nhà Nho,và cũng không có chút hiểu biết gì về Tây học. Ngoài tiếng mẹ đẻ, Trí Quang không nói được một ngoại ngữ nào, dù là Anh hay Pháp ngữ. Bởi thế, ta thấy đi đâu Trí Quang cũng phải dắt theo Đại Đức Thích Nhật Thiện, như một bí thư kiêm thông dịch viên. Với căn bản đó, nên tầm hiểu biết của Trí Quang rất hạn hẹp.
Theo hồ sơ của Phòng Nhì Pháp, người ta được biết, Võ Đình Cường vốn là một đảng viên CS thâm niên. Cường đã được kết nạp vào đảng từ năm 1943, cùng một lượt với TT Thích Minh Châu, về sau Minh Châu đã trở nên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Võ Đình Cường đã được CS chỉ định công tác tuyên vận trong giới Phật Giáo miền Trung. Suốt trong thời gian từ 1947 cho đến 1965, Võ Đình Cường đã bị bắt giam vì tội hoạt động cho CS nhiều lần, nhưng đều được Trí Quang bảo lãnh, xin trả tự do. Kể từ cuối năm 1963, tựa vào thế lực Phật Giáo đấu tranh miền Trung đang trên đà thắng lợi, Võ Đình Cường đã ra mặt hoạt động công khai, không còn e ngại gì mạng lưới an ninh của chế độ đệ nhị CH miền Nam.
Sau năm 1975, Võ Đình Cường đã được đảng CSVN cử làm dân biểu quốc hội, kiêm tổng biên tập tạp chí Giác Ngộ, cơ quan tuyên vận chánh thức của lực lượng Phật Giáo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Trụ sở tạp chí Giác Ngộ đặt ở số 85 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Sài Gòn.
Theo dõi, quan sát kỹ lưỡng cuộc đấu tranh từ khởi đầu, 5.1963, cho đến ngày miền Nam mất vào tay Cộng Sản Việt Nam, 30.4.1975, người ta nhận ra các phương thức xách động quần chúng đô thị đấu tranh kiểu Cộng Sản đã được Trí Quang và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung đem ra áp dụng triệt để. Trí Quang và Phật giáo miền Trung đã đẻ ra một tổ chức chánh trị hoạt động song hành lấy tên là “HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC” và nhóm “LẬP TRƯỜNG”, sặc mùi Cộng Sản, do toàn cán bộ CS nằm vùng đứng ra lãnh đạo như: Lê Khắc Quyến, chủ tịch chi bộ Thuận Hóa, Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Ngọc Bang, Cao Huy Thuần, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Lê Văn Hảo (hiện đang ở Pháp)…
Vì cái tên “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” sặc sụa mùi CS và lộ liễu quá, khó thu hút được các thành phần khác, nên chỉ một thời gian ngắn sau, Trí Quang ra lịnh cho cải danh là “LỰC LƯỢNG TRANH THỦ CÁCH MẠNG”. Đây chỉ là trò “bình mới rượu cũ”, một thủ đoạn chánh trị quen thuộc của CS, chẳng khác nào như đảng Cộng Sản Việt Nam cải danh thành đảng Lao Động vậy!
Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, hậu thân của Hội Đồng Dân Nhân Cứu Quốc, ra đời với sự tham gia bí mật của nhiều cán bộ cao cấp CSBV, nhắm mục tiêu thừa thắng xông lên, mượn danh nghĩa nhân dân bị độc tài gia đình trị áp bức nổi dậy, cướp chánh quyền miền Nam bằng bạo lực chánh trị. Nếu mục tiêu lớn, toàn quốc không đạt được, Trí Quang sẽ tiến tới kế hoạch thỏa hiệp với một số tướng lãnh gốc miền Trung, tranh đấu đòi “MIỀN TRUNG TỰ TRỊ”, làm cho chế độ miền Nam bị tê liệt. Trong thời gian kể từ sau ngày 1.11.1963 trở đi, Trí Quang tuy khoác áo tu hành, nhưng thực ra là một lãnh chúa quyền khuynh thiên hạ, các tướng lãnh cầm quyền đều kiêng dè, nể mặt. Điều này ai cũng đã thấy biết. Đặc biệt nhất là Tướng Dương Văn Minh.
TRÍ QUANG DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Hiện nay Thích Trí Quang hãy còn sống ở Việt Nam. Nhưng từ 1975 cho đến bây giờ, không ai nghe nói đến một hoạt động nào, hay một lời tuyên bố nào của Trí Quang.
Theo bài báo “CON ĐƯỜNG KHÚC KHỈU” của Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ cao cấp đặc trách Ban Tôn Giáo Vận đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, kể lại những thành tích của ông ta trong thời gian còn hoạt động bí mật thì sau ngày 30.4.1975, Trí Quang đã bị CSVN liệt vào thành phần “CIA CHIẾN LƯỢC”.
Đỗ Trung Hiếu đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1956, và là một cán bộ nằm vùng, hoạt động trong khối Phật Giáo ở miền Nam, đặc trách theo dõi các cuộc đấu tranh của Phật Giáo từ năm 1963. Vì thế Hiếu đã quen biết rất nhiều tăng sĩ thế lực thuộc cả hai phe Ấn Quang của Thích Trí Quang và Việt Nam Quốc Tự của HT Thích Tâm Châu. Đỗ Trung Hiếu kể, khi được lịnh vận động khối Phật Giáo để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), (tức tổ chức Phật Giáo Quốc Doanh), ông ta đã trình bày vai trò quan trọng không thể thiếu của Trí Quang với các thượng cấp chỉ huy trực tiếp là Trần Bạch Đằng và Xuân Thủy. Lúc bấy giờ Xuân Thủy đang giữ chức Bí Thư Trung Ương Đảng, kiêm trưởng ban Dân Vận Trung Ương, còn Trần Bạch Đằng làm Phó Trưởng Ban.
Khi nghe Đỗ Trung Hiếu nói về vai trò cần thiết của Trí Quang trong tổ chức GHPGVN, Trần Bạch Đằng đã gạt phắt đi, và không đồng ý cho Trí Quang tham dự vào tổ chức này. Vì theo nhận xét của Trần Bạch Đằng thì Trí Quang thuộc loại “CIA CHIẾN LƯỢC”, không thể nào dùng được nữa.
Ít lâu sau Nguyễn Văn Linh thay thế Xuân Thủy lên làm Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, cũng hoàn toàn đồng ý với Trần Bạch Đằng, cho rằng Trí Quang là người không thể xài được nữa.
Kết quả, ngày 4.11.1981, đại hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo VN (quốc doanh) gồm có sự tham gia của phe Ấn Quang, tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, đã bầu ra một Hội Đồng Trị Sự như sau: chủ tịch HT Thích Trí Thủ, phó chủ tịch HT Thích Trí Tịnh, còn HT Thích Đôn Hậu làm phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật của Hội Đồng Chứng Minh… Như vậy, bạn đọc đã thấy rõ, trong suốt cuộc chiến Quốc- Cộng ở VN, dù cho Trí Quang đã lập nên được rất nhiều công trạng lớn với CSVN, nhưng Trí Quang đã bị các đồng chí của hắn phát hiện Trí Quang là một CIA chiến lược vì vậy mà con đường hoạn lộ của hắn trong đảng Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị tắc nghẽn. Bản chất vốn là tên hèn hạ, khiếp nhược, nên chắc chắn rằng sau tháng 4.1975 và cho đến khi hắn về 9 tầng địa ngục hắn sẽ mãi mãi âm thầm ngậm miệng.
Fb: Tôi yêu quê hương tôi
Comments
Post a Comment