`
CUỘC ĐẢO CHÁNH NĂM 1963 TRONG PHIM THE VIETNAM WAR
Bài của tác giả Bùi Anh Trinh
Lịch sử không thể được tính bằng những bài báo mới viết ngày hôm qua, bởi vì những gì thấy được ngày hôm qua chưa phải là sự thật. Lịch sử về cuộc đảo chánh 1963 cũng vậy, không thể lấy những bài báo viết vào thập niên 1960 mà cho đó là sự thực vào năm 1963. Mà phải lấy một khám phá sau cùng về cuộc đảo chánh đó.
Tài liệu sau cùng của cuộc đảo chánh 1963 là tài liệu mật của CIA được đưa ra công chúng vào tháng 2 năm 2009 với tên “CIA And The Ngo”. Trong khi đó cuốn phim The Vietnam War chớ hề đá động tới “CIA And The Ngo”, mà toàn dùng những bài báo hoặc những hồi ức hoang đường của những nhân vật của thời 1960. Các nhà làm phim đã cố tình che khuất sự thật bằng những tin đồn thất thiệt vào thời 1963.
Khởi sự từ đầu năm 1963
*(Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).
Tài liệu của CIA : “Đến đầu năm 1963, kế hoạch đảo chính đã được xúc tiến, nhưng các tướng lĩnh Sài Gòn vẫn chưa sẵn sàng lắm cho cuộc lật đổ chính quyền của ông Diệm”….
“Khoảng đầu năm 1963, nhân viên CIA hầu như hiện diện ở khắp nơi, trong khi chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ sau vụ binh biến 11.11.1960 đã tỏ ra mất tin tưởng vào Washington, thậm chí ông Nhu còn tỏ vẻ chống đối ra mặt”. (CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì)
Chú giải : Đầu năm 1963, sau trận Ấp Bắc ngày 2-1, thì Washington đã có kế hoạch loại bỏ ông Ngô Đình Diệm bởi vì ông không thể nào hợp tác thân thiện với người Mỹ; còn hơn thế nữa, ông chống đối chuyện Mỹ đưa quân vào Việt Nam trong khi các chuyên gia tại Washington cho rằng chỉ có cách đưa quân vào Việt Nam mới giải quyết được phong trào nổi dậy tại nông thôn Miền Nam.
Nhưng muốn lật đổ ông Diệm thì trước tiên phải gây phong trào chống đối trong lòng của dân chúng Việt Nam. Mà muốn dấy nên phong trào chống đối thì phải tấn công vào hai điểm yếu của chế độ Ngô Đình Diệm, đó là phân biệt đối xử với Phật giáo và thái độ quá đáng của bà Ngô Đình Nhu.
Tuy nhiên sự khinh ghét cá nhân bà Nhu không đủ khả năng dấy lên một phong trào lật đổ chế độ; mà sự bất mãn của tín đồ Phật giáo mới là khối thuốc nổ đang chờ gắn kíp nổ. Nhưng khối thuốc nổ mạnh nhất đang tập trung tại Huế.
Năm 1963, ngày 8-5, tại Huế. Tín đồ Phật giáo tập trung tại chùa Từ Đàm để cử hành lễ Phật đản và rước xe hoa. Trong đám đông xuất hiện các biểu ngữ với nội dung có ý kích động chống đối : “Cờ Phật giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ”, “Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng”, “Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng”. “Chúng tôi không từ chối một sự hy sinh nào”.
Lúc 6 giờ chiều. Có tin buổi phát thanh dành cho lễ Phật đản không được phép phát thanh, tín đồ Phật giáo ở Huế, do Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu, kéo nhau tới đài phát thanh để biểu tình. Ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng chỉ thị cho Trưởng ty cảnh sát chuẩn bị, nếu cần thì giải tán đám biểu tình. (Lời khai của ông Nguyễn Văn Đẳng trước tòa án Quân sự).
Lúc 22 giờ 30. Theo lời khai của Đặng Sỹ, chỉ huy trưởng quân đội tại Huế, thì ông nghe 2 tiếng nổ lớn ở phía cửa đài phát thanh, ông tưởng rằng Việt Cộng ném chất nổ phá hoại cho nên ông bắn 3 phát súng lục để ra hiệu cho nổ lựu đạn M.K3 để thị uy trấn áp đám đông. Không ngờ sau khi nghe tiếng nổ thì đám đông bỏ chạy tán loạn, để lại trước cửa đài phát thanh 8 xác chết của trẻ em và 17 người bị thương.
*Chú giải : Sang năm 1964 thì phe đảo chánh đưa ông Đặng Sỹ ra tòa án Quân sự. Trước tòa Thiếu tá Sỹ tố cáo khi ông bị giam tại Nha An ninh Quân đội người ta đã ép ông phải khai là “đã nhận lệnh của Giám mục Ngô Đình Thục ra tay tàn sát đám biểu tình”. Trong khi sự thực là giám mục Ngô Đình Thục đã đi La Mã 1 tuần trước đó.
Ở bên ngoài tòa án, gia đình của ông Đặng Sĩ đã được cho biết rằng không nên làm ầm ỷ, đây chỉ là dàn cảnh để xoa dịu dân chúng, sẽ không có án tử hình và chỉ vài tháng sau nếu dư luận lắng xuống thì ông sẽ được thả thôi. Quả nhiên hai năm sau ông được thả và được bồi thường thỏa đáng cho nên sau 1975 sang Mỹ ông cũng không tiết lộ sự thật bởi vì đã có hứa với “người ta”.
Hồi ký của Linh mục Cao Văn Luận nhận xét : “Tôi xin nói là phe đấu tranh trong đó còn nhiều thành phần khác ngoài Phật giáo đã thâm độc cho ném lựu đạn gây nên cảnh đổ máu để tạo căm phẫn trong quần chúng Phật tử hầu kích động mạnh hơn cuộc đấu tranh và dồn hai bên tới cái thế một sống, một chết với nhau”.
Phim The Vietnam War cho rằng trước lễ Phật Đản cờ Công giáo treo khắp nơi trong thành phố Huế để mừng lể ngân khánh của Giám mục Ngô Đình Thục. Tuy nhiên đây chỉ là bịa đặt có chủ tâm chứ thực sự lễ ngân khánh của Giám mục Thục là vào ngày 28-5, tức là sau lễ Phật đản. (Chuyện cờ Công giáo treo đầy đường có thể là ngày lễ ngân khánh của Giám mục Phạm Ngọc Chi, 5-5-1963).
Tiến hành cuộc lật đổ
Năm 1963, ngày 24-8, Tài liệu của CIA: “Ông Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn thì nhận ngay một công điện tối mật do Roger Hilsman gửi tới qua kênh của CIA. Đó là chỉ thị ngày 24.8 đã được Tổng thống J.F.Kennedy chuẩn thuận. Nội dung là gửi đi một thông điệp tối hậu cho ông Diệm là phải loại bỏ ông Nhu. ( CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì ).
Năm 1963, ngày 26-8, Tài liệu của CIA : “Ngày 26.8.1963, Conein và Al Spera được giao nhiệm vụ đi gặp để truyền đạt đến 2 tướng Khánh và Khiêm. Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Tư lệnh Vùng 2 đầy quyền lực. Tướng Khánh nói rằng nếu ông Diệm đồng ý loại bỏ ông Nhu, thì sẽ không cần làm đảo chính nữa”.
“Chiều 29.8, đại sứ Lodge gửi một điện văn về Washington quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm, và đòi hỏi mọi nỗ lực để các tướng lĩnh nhanh chóng tiến hành, không còn trì hoãn nữa” (CIA and The House of Ngo, Lê Đình Bì ).
Năm 1963, mùa thu, Cố vấn Ngô Đình Nhu cho mời Trung tá CIA Conein vào dinh Độc Lập và thông báo cho biết là ông ta đang “trao đổi” với Bắc Việt. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold Scheeter ngày 30-10-1985 Conein cho biết :
“Nhu là tay bướng bỉnh thông minh. Tôi nghi là cha này muốn dọa dẫm chúng tôi. Chả muốn Hoa Kỳ tin rằng chả có thể điều đình với Bắc Việt, và chả có một đường đi khác, không cần đến chúng tôi” (The Palace File, Bản dịch của Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm trang 130 ).
Trong một cuộc phỏng vấn khác của Nguyễn Tiến Hưng với Trần Văn Dĩnh, Phó đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ thời 1963, ông Dĩnh cho biết :
“Lúc ấy ông đang phục vụ tại Hoa Thịnh Đốn được triệu hồi về Sài Gòn để gặp ông Diệm và Nhu…Dĩnh nhớ lại là ông Diệm đã vô cùng tức giận người Mỹ, ra chỉ thị cho Dĩnh điều đình ngưng bắn với Hà Nội, thỏa thuận cho quân đội Hoa Kỳ triệt thoái, và chấp nhận đại diện Mặt trận Giải phóng Miền Nam trong chính phủ VNCH, và rồi bầu cử – có thể trong vòng 1 năm – Với sự tham gia của MTGPMN.
Dĩnh dự trù gặp đại diện Bắc Việt tại Tân Đề Ly vào đầu tháng 11 năm 1963…” (Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 131.
Sở dĩ ông Nhu giao cho Dĩnh tiếp xúc với Hà Nội vì trong thời gian Dĩnh làm Tổng lãnh sự VNCH tại Miến Điện, 1961, đã có bắt liên lạc với đại diện Hà Nội tại Miến Điện)
Năm 1963, cuối tháng 10, Tài liệu của CIA :
“Vào hạ tuần tháng 10, tướng Khiêm lại báo cáo về những âu lo liên quan đến tin tức là cố vấn Ngô Đình Nhu có thể thương lượng với Bắc Việt Nam.
Washington bật tín hiệu không còn chần chờ nữa và tướng Khiêm nói là cuộc đảo chính sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 2.11. Ông cũng khẳng định một điều là “toàn bộ gia đình họ Ngô phải bị loại bỏ khỏi chính trường Việt Nam”. (CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì ).
Cuộc đảo chánh đã diễn ra vào ngày 1-11-1963, sáng ngày 2-11-1963 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết cùng với em trai là Cố vấn Ngô Đình Nhu. Ông Nhu bị giết bởi vì rõ ràng ông ta mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt để khỏi lệ thuộc Mỹ (sic). Đây là một lối thoát bất dắc dĩ khi bị Mỹ đẩy tới bước đường cùng chứ không phải là một đường lối sáng suốt.
Như vậy Washington chưa phạm sai lầm khi loại bỏ Ngô Đình Diệm mà sai lầm khi quyết định loại bỏ ông Nhu. Loại bỏ ông Ngô Đình Diệm hay loại bỏ bà Trần Thị Lệ Xuân chỉ là loại bỏ một con người nhưng loại bỏ ông Nhu là loại bỏ một chính sách. Tiếc là chính sách này có lợi cho dân tộc Việt Nam nhưng không có lợi cho Mỹ.
BÙI ANH TRINH
.
CUỘC ĐẢO CHÁNH NĂM 1963 TRONG PHIM THE VIETNAM WAR
Bài của tác giả Bùi Anh Trinh
Lịch sử không thể được tính bằng những bài báo mới viết ngày hôm qua, bởi vì những gì thấy được ngày hôm qua chưa phải là sự thật. Lịch sử về cuộc đảo chánh 1963 cũng vậy, không thể lấy những bài báo viết vào thập niên 1960 mà cho đó là sự thực vào năm 1963. Mà phải lấy một khám phá sau cùng về cuộc đảo chánh đó.
Tài liệu sau cùng của cuộc đảo chánh 1963 là tài liệu mật của CIA được đưa ra công chúng vào tháng 2 năm 2009 với tên “CIA And The Ngo”. Trong khi đó cuốn phim The Vietnam War chớ hề đá động tới “CIA And The Ngo”, mà toàn dùng những bài báo hoặc những hồi ức hoang đường của những nhân vật của thời 1960. Các nhà làm phim đã cố tình che khuất sự thật bằng những tin đồn thất thiệt vào thời 1963.
Khởi sự từ đầu năm 1963
*(Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh ).
Tài liệu của CIA : “Đến đầu năm 1963, kế hoạch đảo chính đã được xúc tiến, nhưng các tướng lĩnh Sài Gòn vẫn chưa sẵn sàng lắm cho cuộc lật đổ chính quyền của ông Diệm”….
“Khoảng đầu năm 1963, nhân viên CIA hầu như hiện diện ở khắp nơi, trong khi chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ sau vụ binh biến 11.11.1960 đã tỏ ra mất tin tưởng vào Washington, thậm chí ông Nhu còn tỏ vẻ chống đối ra mặt”. (CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì)
Chú giải : Đầu năm 1963, sau trận Ấp Bắc ngày 2-1, thì Washington đã có kế hoạch loại bỏ ông Ngô Đình Diệm bởi vì ông không thể nào hợp tác thân thiện với người Mỹ; còn hơn thế nữa, ông chống đối chuyện Mỹ đưa quân vào Việt Nam trong khi các chuyên gia tại Washington cho rằng chỉ có cách đưa quân vào Việt Nam mới giải quyết được phong trào nổi dậy tại nông thôn Miền Nam.
Nhưng muốn lật đổ ông Diệm thì trước tiên phải gây phong trào chống đối trong lòng của dân chúng Việt Nam. Mà muốn dấy nên phong trào chống đối thì phải tấn công vào hai điểm yếu của chế độ Ngô Đình Diệm, đó là phân biệt đối xử với Phật giáo và thái độ quá đáng của bà Ngô Đình Nhu.
Tuy nhiên sự khinh ghét cá nhân bà Nhu không đủ khả năng dấy lên một phong trào lật đổ chế độ; mà sự bất mãn của tín đồ Phật giáo mới là khối thuốc nổ đang chờ gắn kíp nổ. Nhưng khối thuốc nổ mạnh nhất đang tập trung tại Huế.
Năm 1963, ngày 8-5, tại Huế. Tín đồ Phật giáo tập trung tại chùa Từ Đàm để cử hành lễ Phật đản và rước xe hoa. Trong đám đông xuất hiện các biểu ngữ với nội dung có ý kích động chống đối : “Cờ Phật giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ”, “Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tôn giáo bình đẳng”, “Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng”. “Chúng tôi không từ chối một sự hy sinh nào”.
Lúc 6 giờ chiều. Có tin buổi phát thanh dành cho lễ Phật đản không được phép phát thanh, tín đồ Phật giáo ở Huế, do Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu, kéo nhau tới đài phát thanh để biểu tình. Ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng chỉ thị cho Trưởng ty cảnh sát chuẩn bị, nếu cần thì giải tán đám biểu tình. (Lời khai của ông Nguyễn Văn Đẳng trước tòa án Quân sự).
Lúc 22 giờ 30. Theo lời khai của Đặng Sỹ, chỉ huy trưởng quân đội tại Huế, thì ông nghe 2 tiếng nổ lớn ở phía cửa đài phát thanh, ông tưởng rằng Việt Cộng ném chất nổ phá hoại cho nên ông bắn 3 phát súng lục để ra hiệu cho nổ lựu đạn M.K3 để thị uy trấn áp đám đông. Không ngờ sau khi nghe tiếng nổ thì đám đông bỏ chạy tán loạn, để lại trước cửa đài phát thanh 8 xác chết của trẻ em và 17 người bị thương.
*Chú giải : Sang năm 1964 thì phe đảo chánh đưa ông Đặng Sỹ ra tòa án Quân sự. Trước tòa Thiếu tá Sỹ tố cáo khi ông bị giam tại Nha An ninh Quân đội người ta đã ép ông phải khai là “đã nhận lệnh của Giám mục Ngô Đình Thục ra tay tàn sát đám biểu tình”. Trong khi sự thực là giám mục Ngô Đình Thục đã đi La Mã 1 tuần trước đó.
Ở bên ngoài tòa án, gia đình của ông Đặng Sĩ đã được cho biết rằng không nên làm ầm ỷ, đây chỉ là dàn cảnh để xoa dịu dân chúng, sẽ không có án tử hình và chỉ vài tháng sau nếu dư luận lắng xuống thì ông sẽ được thả thôi. Quả nhiên hai năm sau ông được thả và được bồi thường thỏa đáng cho nên sau 1975 sang Mỹ ông cũng không tiết lộ sự thật bởi vì đã có hứa với “người ta”.
Hồi ký của Linh mục Cao Văn Luận nhận xét : “Tôi xin nói là phe đấu tranh trong đó còn nhiều thành phần khác ngoài Phật giáo đã thâm độc cho ném lựu đạn gây nên cảnh đổ máu để tạo căm phẫn trong quần chúng Phật tử hầu kích động mạnh hơn cuộc đấu tranh và dồn hai bên tới cái thế một sống, một chết với nhau”.
Phim The Vietnam War cho rằng trước lễ Phật Đản cờ Công giáo treo khắp nơi trong thành phố Huế để mừng lể ngân khánh của Giám mục Ngô Đình Thục. Tuy nhiên đây chỉ là bịa đặt có chủ tâm chứ thực sự lễ ngân khánh của Giám mục Thục là vào ngày 28-5, tức là sau lễ Phật đản. (Chuyện cờ Công giáo treo đầy đường có thể là ngày lễ ngân khánh của Giám mục Phạm Ngọc Chi, 5-5-1963).
Tiến hành cuộc lật đổ
Năm 1963, ngày 24-8, Tài liệu của CIA: “Ông Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn thì nhận ngay một công điện tối mật do Roger Hilsman gửi tới qua kênh của CIA. Đó là chỉ thị ngày 24.8 đã được Tổng thống J.F.Kennedy chuẩn thuận. Nội dung là gửi đi một thông điệp tối hậu cho ông Diệm là phải loại bỏ ông Nhu. ( CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì ).
Năm 1963, ngày 26-8, Tài liệu của CIA : “Ngày 26.8.1963, Conein và Al Spera được giao nhiệm vụ đi gặp để truyền đạt đến 2 tướng Khánh và Khiêm. Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Tư lệnh Vùng 2 đầy quyền lực. Tướng Khánh nói rằng nếu ông Diệm đồng ý loại bỏ ông Nhu, thì sẽ không cần làm đảo chính nữa”.
“Chiều 29.8, đại sứ Lodge gửi một điện văn về Washington quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đình Diệm, và đòi hỏi mọi nỗ lực để các tướng lĩnh nhanh chóng tiến hành, không còn trì hoãn nữa” (CIA and The House of Ngo, Lê Đình Bì ).
Năm 1963, mùa thu, Cố vấn Ngô Đình Nhu cho mời Trung tá CIA Conein vào dinh Độc Lập và thông báo cho biết là ông ta đang “trao đổi” với Bắc Việt. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold Scheeter ngày 30-10-1985 Conein cho biết :
“Nhu là tay bướng bỉnh thông minh. Tôi nghi là cha này muốn dọa dẫm chúng tôi. Chả muốn Hoa Kỳ tin rằng chả có thể điều đình với Bắc Việt, và chả có một đường đi khác, không cần đến chúng tôi” (The Palace File, Bản dịch của Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm trang 130 ).
Trong một cuộc phỏng vấn khác của Nguyễn Tiến Hưng với Trần Văn Dĩnh, Phó đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ thời 1963, ông Dĩnh cho biết :
“Lúc ấy ông đang phục vụ tại Hoa Thịnh Đốn được triệu hồi về Sài Gòn để gặp ông Diệm và Nhu…Dĩnh nhớ lại là ông Diệm đã vô cùng tức giận người Mỹ, ra chỉ thị cho Dĩnh điều đình ngưng bắn với Hà Nội, thỏa thuận cho quân đội Hoa Kỳ triệt thoái, và chấp nhận đại diện Mặt trận Giải phóng Miền Nam trong chính phủ VNCH, và rồi bầu cử – có thể trong vòng 1 năm – Với sự tham gia của MTGPMN.
Dĩnh dự trù gặp đại diện Bắc Việt tại Tân Đề Ly vào đầu tháng 11 năm 1963…” (Nguyễn Tiến Hưng, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, trang 131.
Sở dĩ ông Nhu giao cho Dĩnh tiếp xúc với Hà Nội vì trong thời gian Dĩnh làm Tổng lãnh sự VNCH tại Miến Điện, 1961, đã có bắt liên lạc với đại diện Hà Nội tại Miến Điện)
Năm 1963, cuối tháng 10, Tài liệu của CIA :
“Vào hạ tuần tháng 10, tướng Khiêm lại báo cáo về những âu lo liên quan đến tin tức là cố vấn Ngô Đình Nhu có thể thương lượng với Bắc Việt Nam.
Washington bật tín hiệu không còn chần chờ nữa và tướng Khiêm nói là cuộc đảo chính sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 2.11. Ông cũng khẳng định một điều là “toàn bộ gia đình họ Ngô phải bị loại bỏ khỏi chính trường Việt Nam”. (CIA and The House of Ngo, bản dịch của Lê Đình Bì ).
Cuộc đảo chánh đã diễn ra vào ngày 1-11-1963, sáng ngày 2-11-1963 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết cùng với em trai là Cố vấn Ngô Đình Nhu. Ông Nhu bị giết bởi vì rõ ràng ông ta mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt để khỏi lệ thuộc Mỹ (sic). Đây là một lối thoát bất dắc dĩ khi bị Mỹ đẩy tới bước đường cùng chứ không phải là một đường lối sáng suốt.
Như vậy Washington chưa phạm sai lầm khi loại bỏ Ngô Đình Diệm mà sai lầm khi quyết định loại bỏ ông Nhu. Loại bỏ ông Ngô Đình Diệm hay loại bỏ bà Trần Thị Lệ Xuân chỉ là loại bỏ một con người nhưng loại bỏ ông Nhu là loại bỏ một chính sách. Tiếc là chính sách này có lợi cho dân tộc Việt Nam nhưng không có lợi cho Mỹ.
BÙI ANH TRINH
.
Comments
Post a Comment