Tìm hiểu về ông Trần đình Trường.


Bà Bội Cẩm nói về gia tộc Trần Đình Trường trong lễ thất tuần
Thursday, June 28, 2012 2:29:52 PM






Phóng sự đặc biệt của Trần Đông Đức/Người Việt Đông Bắc

Trong dịp lễ 49 ngày của ông Trần Đình Trường nhằm trúng dịp diễn hành văn hóa quốc tế hàng năm của cộng đồng Việt Nam tại New York hôm 23 tháng 6 mà lúc sinh tiền ông tỷ phú thường bảo trợ, gia đình ông lần đầu tiên đã mở cửa khu sinh hoạt gia đình tại tầng 3 khách sạn Carter mời mọi người dự lễ cầu hồn theo nghi thức Công Giáo có linh mục chủ tế đến từ Nghệ An, quê hương của ông Trần Đình Trường chủ trì thánh lễ.
Bà Bội Cẩm (áo tím) tại buổi lễ cầu hồn tỷ phúTrần Đình Trường.
Đây là dịp hiếm có vì xưa nay mọi người chỉ nghe qua về cuộc sống của ông nhưng ít ai được mời lên khu sinh hoạt gia đình. Sự đón tiếp một lúc đến hàng trăm người Việt Nam coi như mở ra một cánh cửa bí mật của gia đình đặc biệt này.
Là một người từng tham dự các cuộc diễn hành văn hóa và đã gặp ông Trần Đình Trường trong nhiều chương trình lễ lạt nhưng có lẽ như hàng ngàn người khác biết về ông, chưa bao giờ ai có cơ hội hỏi đến những điều xung quanh cuộc sống và bí quyết thành công trong cuộc ông từ miền Bắc trước năm 54 cho tới New York.
Sau khi ông qua đời, gia tộc có sự mẫu thuẫn nhất định nào đó về vấn đề thừa kế sản nghiệp nhưng mọi người chỉ đoán lưng chừng qua các mảng thông tin báo chí về chương trình tang lễ của ông. Trước mắt, việc bảo trợ các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam vẫn không đứt mạch. Tôi có sự hiếu kỳ về người quá cố có để lại di ngôn gì chăng vì các sinh hoạt cộng đồng ở thành phố New York vốn dựa vào sự bảo trợ rất nhiều từ ông Trần Đình Trường. Liệu sau này những người Việt Nam đến thành phố New York trong các lần diễn hành văn hóa còn cơ hội được tiếp đón khách sạn Carter? Ông đã đóng góp rất nhiều, và riêng trong vụ quân khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, ông đã tặng Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ số tiền 2 triệu Mỹ kim để giúp những nạn nhân vụ tấn công này.
Tìm được người đại diện cho gia đình thật khó khăn vì hình như không ai tỏ ra đảm nhận vai trò này. Nhờ có ông chủ tịch cộng đồng Nguyễn Văn Tánh tiết lộ rằng sau phần lễ cầu hồn, đại diện cộng đồng sẽ lên trao bằng cảm tạ tri ân cho ông gia đình Trần Đình Trường. Người nào lên nhận thì người đó đủ tư cách phát ngôn.
Trước đó, tôi được luật sư Nguyễn Thanh Phong giới thiệu đến bà Bội Cẩm, người được xem như là một trong năm phụ nữ trong cuộc đời của ông Trần Đình Trường. Bà Bội Cẩm là một trong ba vị “ái thiếp” của ông Trần Đình Trường ngồi hàng ghế trên trong lễ cầu hồn.
Sau buổi khoản đãi của gia đình, tôi được bà Bội Cẩm và hai người bạn của bà tiếp riêng trong một gian phòng khách sạn liên thông với một gian khác mà bà Bội Cẩm giới thiệu đó là gian nhà nấu nướng.
Bà mặc một cái áo dài tím, vẻ mặt đượm buồn, mắt lung linh như luôn có hai giọt nước. Bà giới thiệu rằng bà là người cuối cùng trong bốn người đàn bà trong khách sạn Carter. Bà cho biết "tất cả chúng tôi đều theo ông Trường đến Mỹ từ Việt Nam vào năm 1975." Thế rồi bà tiếp tục câu chuyện về cuộc đời trên 40 năm theo ông Trần Đình Trường từ năm 1971 khi còn là một cô gái 19 tuổi.
Nếu gọi các bà ở khách sạn Carter là vợ của ông Trường cũng được. Tuy nhiên, theo bà Bội Cẩm, ông Trần Đình Trường theo đạo Công Giáo rất thuần thành, ông chỉ làm bí tích hôn phối với một người đàn bà chính thức trong đời lúc còn ở ngoài Bắc. Người vợ này và các con của ông đã kẹt lại miền Bắc sau cho tới sau năm 1975 những người con mới vượt biên sang Mỹ, cha con mới gặp lại. "Có thể nói tôi là thiếp của ông Trường thì cũng không có gì sai cả. Tôi chấp nhận cuộc sống như thế này và sinh cho ông được năm mặt con. Các con đều đã học hành nên người”. Bà kể về ông Trường là một người đàn ông đặc biệt, nhân đức trong niềm xúc động của một người vợ. “Cũng nhờ ông quan tâm mà tôi đưa được cả gia đình sang Mỹ sau năm 1975 và tôi đã tìm ra đức tin ở Đạo Công Giáo". Đây cũng là dấu ấn quan trọng về mặt tâm linh của bà.
Bà Bội Cẩm trong lễ thất tuần của tỷ phú Trần Đình Trường
Bà cho biết thêm, cuộc sống xung quanh ông Trường rất theo giờ giấc và quy tắc ngay từ lúc ở Việt Nam rồi sang tới Mỹ. Một buổi sáng bắt đầu là bằng việc đi lễ cầu nguyện, sau nghi thức đó là mọi người bắt đầu công việc của mình, nghĩ ngơi vào lúc buổi trưa, rồi làm việc cho tới khuya tối. Nhiều người làm của ông theo ông sang Mỹ sinh sống giữa New York này đều phải chăm chỉ chuyên cần như thế.
Sự nghiệp của ông Trường theo vận nước thăng trầm. Kể từ lúc chạy vào Nam không có gì trên tay cho đến khi gầy dựng sự nghiệp to lớn ở miền Nam là một quãng đường quyết tâm và ý chí. Sau năm 1975, tuy có đem đến Mỹ một số vàng nhưng không đáng kể với sự nghiệp mà đại gia đình gầy dựng lên sau này.
Bà cũng kể về những kỷ niệm ngọt ngào khi được ông Trường dẫn đi đây đi đó. Những người đàn bà của ông không thể đòi hỏi thêm một danh phận nào khác vì ai cũng nhận thấy rằng đây là một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, một tình yêu lớn trong một gia đình lớn. Cảnh thê thê thiếp thiếp cũng có thể tạo nên sự bực bội vì quá nhiều người đàn bà dành tình yêu cho một người đàn ông trong một gia cảnh khác người đời mang tính chất hôn nhân chi ngoại.
Thế rồi sự uy nghiêm và đạo đức công việc của ông khiến cuộc sống của những người theo ông đều được đảm bảo và có phải đặt ra một số ứng xử theo quy chuẩn nhất định.
Bà Bội Cẩm hiện có với ông Trần Đình Trường năm người con trong số 16 người con với năm vị phối ngẫu.
Bà Bội Cẩm cũng bảo vệ tính cách của ông Trần Đình Trường và cho rằng ông không phạm bất cứ một tín điều nào trong đạo Công Giáo và càng không vi phạm chế độ đa thê về mặt hành chánh ở Hoa Kỳ. Một người bạn của bà Bội Cẩm có mặt cũng trần tình rằng bất quá đây là những ái thiếp của một người đàn ông tài ba, nói theo ngôn ngữ của người xưa. Hoàn cảnh sống ở đây không khác gì trong những câu chuyện tiểu thuyết cổ điển kiểu Hồng Lâu Mộng.
Trong khách sạn Carter, khu sinh hoạt gia đình giống như một biệt phủ, có từng gian phòng của những người con cái của ông. Mặc dù các dòng con đều ảnh hưởng cách giáo dục của mỗi người mẹ, nhưng tất cả con cháu đều dành cho ông Trần Đình Trường một sự kính trọng không phải người cha nào cũng có được.
Bà Bội Cẩm cho biết cả cuộc đời theo ông Trường nay sống giữa New York hoa lệ, suốt đời ở trong khách sạn khiến bà không còn mong ước gì về nhu cầu vật chất. Nếu tài sản được phân chia thế nào thì bà cũng mong dùng nó để phụng sự cho Thiên Chúa và mong sẽ giữ lại một số tầng trên lầu khách sạn Carter để làm nơi thờ tự để hàng năm mọi người về New York có nơi thắp hương cho ông Trường là bà đã quá mãn nguyện.
Trở lại câu chuyện người đàn bà đại diện gia đình nhận bảng tri ân mà tôi được giới thiệu tên là bà Hưng. Đó là một phụ nữ nói giọng Bắc rất nhã nhặn và sang trọng. Tôi trình bày rằng tôi muốn phỏng vấn bà với một thiện chí tìm hiểu về lúc sinh tiền ông Trần Đình Trường và nói rằng sự thành công của ông và thế lực gia đình thật sự là một bài học lớn cho muôn người. Bà Hưng đáp lời cho biết bà rất sẵn lòng trả lời cho báo chí nhưng bà muốn đem những câu hỏi này hội ý với hội đồng gia tộc trước khi lên báo vì bà cho rằng nếu trả lời một mình thì có thể liên quan đến một số vấn đề to lớn hơn của gia đình.
Bà Hưng (cầm tấm bảng tri ân), một trong những người phối ngẫu của tỷ phú Trần Đình Trường; người mặc áo tím (bên trái) là bà Bội Cẩm, ái thiếp của tỷ phú Trần Đình Trường.
Được biết ông tỉ phú Trần Đình Trường đã để lại một phần tài sản hàng trăm triệu đô-la cho những người đàn bà của ông trong khách sạn Carter. Nhưng phần to lớn hơn thì không có di chúc xác định người thừa kế. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng có lẽ đó là ý nguyện của ông để khách sạn này tồn tại làm nơi sinh sống của các con cháu sau này.
Các năm về trước mọi người đến khách sạn Carter đều được bà Sang đón tiếp và khoản đãi. Nhiều người thường ghi nhận có lẽ bà Sang, người gốc Bình Dương là chính thất phu nhân của ông Trần Đình, giúp ông xây dựng sự nghiệp. Bà Sang cũng lo những bữa ăn cho hàng trăm người Việt Nam mà trước đó không hề quen biết. Năm nay, không thấy bà Sang xuất hiện, nhiều người trong cộng đồng tỏ ra bùi ngùi muốn hỏi thăm.

Comments

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .