Qủa Đất Tròn, gặp lại cố nhân-Huynh Đệ Chi Binh
Kính thưa Bồng Sơn.
Rất
vui và mừng rỡ gặp lại anh cũng như hân hạnh được gặp chị Út. Cuộc Hội
Ngộ đầy chân tình, xúc động và lý thú. Từ đó, em nhớ đến thằng Hạ Sĩ I
Phan văn
Xinh, em viết vài dòng để anh em chúng ta tưởng nhớ đến nó. Quái Điểu,
Đại Đội 1 thời đó không mấy người còn sống sót.
Thân
kính.
Binh nhất Trà Văn Sáu
Thư báo tin cho người ở lại.
Xinh thân mến.
Lâu rồi, không viết thư cho mày, tao biết mày rất ngóng, rất trông. Nhưng sinh hoạt của tao khá bận, hơn nữa cũng chẳng biết nói gì với mày khi hơn 43 năm qua, tao chỉ liên lạc được với Bồng Sơn, người Đại Đội Trưởng cũ của mình, ngoài ra, gần 30 năm sống ở đây tao không tìm ra ai cùng Đại đội với mình hết. (Đại Đội 1/Quái Điểu). Cả trên 130 người cùng thời với tao và mày thực sự chết hết hay lang thang đâu đó trên 4 vùng chiến thuật ngày xưa, trôi dạt phương nào. tao đành không có một câu trả lời nào chính xác cho mày được cả.
Tao có hỏi thăm qua Bồng Sơn về 4 ông Trung đội Trưởng thì được biết không ông nào còn sống. Thiếu Úy Bền. Thiếu Úy Kỷ, Thiếu Úy Tăng và ông Thiếu Úy Đẹp trai Vũ Mạnh Cường Trung đội Trưởng của mày đã ra người thiên cổ, thậm chí Trung Úy Na Đại Đội Phó cũng không ai biết tin tức. Tao cũng không hiểu và làm sao trả lời câu hỏi của mày là tại sao Bồng Sơn không chết. Tao cũng lạ với bản tính của ông ấy thì phải "rửa chân" từ thời bom đạn đó. Bên Việt Nam mày đi tìm anh em cũ cũng không còn ai, chỉ còn Thượng Sĩ thường vụ Phước là còn sống, nay rất khá giả thì mày lại ngại không muốn đến nhận lại cố nhân, thôi thì đành vậy, chứ tao ở xa nửa vòng trái đất, cũng ngậm ngùi cho cái cô đơn của mày ở cái tuổi gần 70 chỉ muốn gặp người xưa và nói chuyện cũ.
Tao chưa bao giờ mặc quân phục TQLC đi tham dự một Đại Hội nào của binh chủng mình bên này cả. Nhưng không có nghĩa là tao không đến, mỗi khi mấy anh kéo binh về, tao mặc thường phục lái xe đến đậu ở bãi đậu xe, ngồi đó để xem rằng có ai quen không. Tao rất hồi hộp chờ đợi từng chiếc xe chạy vào, rồi chăm chăm nhìn các anh trong quân phục chỉnh tề tiến vào bên trong Hội Trường tổ chức Đại Hội. Sau khi nghe tiếng hô to hùng dũng, qua máy microphone tao biết đã bắt đầu phần nghi lễ, mọi người lo tập trung nhìn lên sân khấu, lễ đài. Tao len lén đi vào vì lúc đó sẽ không có một ai quan tâm đến tao, nhìn xuôi, nhìn ngược, sau nhiều năm tao thất vọng không tìm ra người lính nào cùng thời gian với tao và mày cả. Đất lạ, quê người, tao cũng ráng đi tìm cho được một người đồng đội cũ nào đó, nhưng thực không còn ai.
Hôm cuối tháng 8-2014. Bồng Sơn có về Nam Cali dự họp mặt các anh cùng khóa 21 Võ Bị ngày xưa có gọi điện thoại thông báo cho tao biết. Anh ấy muốn gặp lại thằng lính vác máy truyền tin theo anh ấy thừa chết, thiếu sống ở trận Hạ lào, Lam Sơn 719. Vợ chồng tao đến gặp anh chị ấy ở một nhà hàng. Hai anh em mừng rỡ ôm nhau như đôi tình nhân bị "Hoàng Đế xé đôi". Cái cảm giác không thể nào diễn tả được, nói không thành câu, viết không thành lời mày ạ. Chuyện của thế giới này là người cùng cấp, cùng trường đi tìm nhau, đâu mấy có cái chuyện "thằng lính và ông quan to" tìm nhau ở một đất nước bao la, mênh mông gấp 50 lần đất nước Việt Nam mình cộng lại. Bồng Sơn và tao một lần nữa xác nhận không còn ai cùng thời với mình ở Đại Đội Quái Điểu đang sống ở Hoa Kỳ.
Ngày xưa thì đương nhiên tao không dám nói hay hỏi, nhưng bây giờ thì gặp lại Bồng Sơn tao có hỏi thăm:
- Tại sao ngày ấy anh nghĩ thế nào mà bắt tôi về làm âm thoại viên cho anh ?. Anh ấy đáp:
- Tao và Thượng sĩ Quán hôm ấy... tao còn nhớ là sát bên nhà thờ La Vang ở Quảng Trị, thấy chú mày đang sinh hoạt ở dưới tiểu đội vào một buổi xế chiều, tao không biết tại sao, mà nay cũng không nhớ, nhưng đã nói Thượng Sĩ Quán xắp xếp cho mày về mang máy nội bộ.
Tao đáp ngay:
- Anh có biết không, anh di chuyển như một con sóc khi đi hành quân, bổn phận người âm thoại viên là phải bám sát vị chỉ huy. Em theo anh không kịp, anh bước một bước thì em phải bước một bước rưỡi mới theo kịp, vì nặng quá, chịu không thấu. Chưa nói, đang đi thẳng tự nhiên anh quẹo trái, hai thằng mang máy chạy theo anh muốn nín thở.
Bồng Sơn suy nghĩ vài giây rồi vừa cười vừa trả lời:
- Sao lúc ấy Chú không nói cho anh biết....
Đó Xinh, mày nghĩ xem, trên đời này vào lúc đó ai dám nói, Đại Úy ơi...đi chậm lại một chút...em đi theo không kịp.
Xinh thân mến.
Lâu rồi, không viết thư cho mày, tao biết mày rất ngóng, rất trông. Nhưng sinh hoạt của tao khá bận, hơn nữa cũng chẳng biết nói gì với mày khi hơn 43 năm qua, tao chỉ liên lạc được với Bồng Sơn, người Đại Đội Trưởng cũ của mình, ngoài ra, gần 30 năm sống ở đây tao không tìm ra ai cùng Đại đội với mình hết. (Đại Đội 1/Quái Điểu). Cả trên 130 người cùng thời với tao và mày thực sự chết hết hay lang thang đâu đó trên 4 vùng chiến thuật ngày xưa, trôi dạt phương nào. tao đành không có một câu trả lời nào chính xác cho mày được cả.
Tao có hỏi thăm qua Bồng Sơn về 4 ông Trung đội Trưởng thì được biết không ông nào còn sống. Thiếu Úy Bền. Thiếu Úy Kỷ, Thiếu Úy Tăng và ông Thiếu Úy Đẹp trai Vũ Mạnh Cường Trung đội Trưởng của mày đã ra người thiên cổ, thậm chí Trung Úy Na Đại Đội Phó cũng không ai biết tin tức. Tao cũng không hiểu và làm sao trả lời câu hỏi của mày là tại sao Bồng Sơn không chết. Tao cũng lạ với bản tính của ông ấy thì phải "rửa chân" từ thời bom đạn đó. Bên Việt Nam mày đi tìm anh em cũ cũng không còn ai, chỉ còn Thượng Sĩ thường vụ Phước là còn sống, nay rất khá giả thì mày lại ngại không muốn đến nhận lại cố nhân, thôi thì đành vậy, chứ tao ở xa nửa vòng trái đất, cũng ngậm ngùi cho cái cô đơn của mày ở cái tuổi gần 70 chỉ muốn gặp người xưa và nói chuyện cũ.
Tao chưa bao giờ mặc quân phục TQLC đi tham dự một Đại Hội nào của binh chủng mình bên này cả. Nhưng không có nghĩa là tao không đến, mỗi khi mấy anh kéo binh về, tao mặc thường phục lái xe đến đậu ở bãi đậu xe, ngồi đó để xem rằng có ai quen không. Tao rất hồi hộp chờ đợi từng chiếc xe chạy vào, rồi chăm chăm nhìn các anh trong quân phục chỉnh tề tiến vào bên trong Hội Trường tổ chức Đại Hội. Sau khi nghe tiếng hô to hùng dũng, qua máy microphone tao biết đã bắt đầu phần nghi lễ, mọi người lo tập trung nhìn lên sân khấu, lễ đài. Tao len lén đi vào vì lúc đó sẽ không có một ai quan tâm đến tao, nhìn xuôi, nhìn ngược, sau nhiều năm tao thất vọng không tìm ra người lính nào cùng thời gian với tao và mày cả. Đất lạ, quê người, tao cũng ráng đi tìm cho được một người đồng đội cũ nào đó, nhưng thực không còn ai.
Hôm cuối tháng 8-2014. Bồng Sơn có về Nam Cali dự họp mặt các anh cùng khóa 21 Võ Bị ngày xưa có gọi điện thoại thông báo cho tao biết. Anh ấy muốn gặp lại thằng lính vác máy truyền tin theo anh ấy thừa chết, thiếu sống ở trận Hạ lào, Lam Sơn 719. Vợ chồng tao đến gặp anh chị ấy ở một nhà hàng. Hai anh em mừng rỡ ôm nhau như đôi tình nhân bị "Hoàng Đế xé đôi". Cái cảm giác không thể nào diễn tả được, nói không thành câu, viết không thành lời mày ạ. Chuyện của thế giới này là người cùng cấp, cùng trường đi tìm nhau, đâu mấy có cái chuyện "thằng lính và ông quan to" tìm nhau ở một đất nước bao la, mênh mông gấp 50 lần đất nước Việt Nam mình cộng lại. Bồng Sơn và tao một lần nữa xác nhận không còn ai cùng thời với mình ở Đại Đội Quái Điểu đang sống ở Hoa Kỳ.
Ngày xưa thì đương nhiên tao không dám nói hay hỏi, nhưng bây giờ thì gặp lại Bồng Sơn tao có hỏi thăm:
- Tại sao ngày ấy anh nghĩ thế nào mà bắt tôi về làm âm thoại viên cho anh ?. Anh ấy đáp:
- Tao và Thượng sĩ Quán hôm ấy... tao còn nhớ là sát bên nhà thờ La Vang ở Quảng Trị, thấy chú mày đang sinh hoạt ở dưới tiểu đội vào một buổi xế chiều, tao không biết tại sao, mà nay cũng không nhớ, nhưng đã nói Thượng Sĩ Quán xắp xếp cho mày về mang máy nội bộ.
Tao đáp ngay:
- Anh có biết không, anh di chuyển như một con sóc khi đi hành quân, bổn phận người âm thoại viên là phải bám sát vị chỉ huy. Em theo anh không kịp, anh bước một bước thì em phải bước một bước rưỡi mới theo kịp, vì nặng quá, chịu không thấu. Chưa nói, đang đi thẳng tự nhiên anh quẹo trái, hai thằng mang máy chạy theo anh muốn nín thở.
Bồng Sơn suy nghĩ vài giây rồi vừa cười vừa trả lời:
- Sao lúc ấy Chú không nói cho anh biết....
Đó Xinh, mày nghĩ xem, trên đời này vào lúc đó ai dám nói, Đại Úy ơi...đi chậm lại một chút...em đi theo không kịp.
Đám tụi mày cứ mỗi lần thấy tao là chọc quê:
- Thằng S. lúc này làm lớn nó đeo Colt 45, không còn như ngày trước nữa.
Mày có biết tao chửi thề trong bụng, ấm ức vô cùng, không nói thành lời. Ở BCH/ĐĐ là mất hết tự do, ăn nói cũng phải giữ lời, mấy người chung quanh tao toàn là "cấp trên", họ còn hù tao thê thảm. "sống gần Bồng Sơn phải cẩn thận" coi chừng bị phạt. Tao thực sự khổ sở vô cùng, nhớ Tiểu Đội, nhớ anh em dưới đó. Mỗi khi đóng quân nghỉ ở đâu, chúng mày còn len lén chạy đi kiếm cafe, bia bọt cho đỡ vã, kiếm được con Gà nấu cháo, tận hưởng những phút giây " chưa chết " để làm người. Còn tao, phải trực máy không rời nửa bước, trên này ai có cơ hội là chùn ra phố rửa mắt, nhìn xe, nhìn nhà, nhìn phố xá, nhìn đàn bà cho bớt chảy nước miếng, thì họ biến mất ngay. Tao thì "nuốt hận, ôm máy truyền tin mà yêu thương, mà tâm sự một mình".
Chưa hết đâu Xinh ơi, Bồng Sơn ra đến phố có Jeep tài xế chạy vòng vòng, không biết lúc nào ông ấy về. Bất ngờ xuất hiện là ra lệnh hay bốc máy kiểm soát tình hình " con cái ở 4 Trung Đội ". Tao mà không ôm cái máy 24/24 thì chắc chắn ông ấy làm sao tha. Cái bệnh 5 cái hít đất hay 5 cái nhẩy xổm của Bồng Sơn thì mày còn lạ gì. Lúc bên lào, Tiểu Đội mày bị 5 cái nhẩy xổm, thi hành lịnh phải đếm to. Đám VC đã vào sát tuyến nghe la lớn, tưởng bị lộ nổ súng sớm hơn dự tính của chúng nó, nên phe ta thiệt hại giảm đi. Mày cứ tưởng tượng xem. Nếu tao bị phạt không có súng M-16 thì ông ấy đâu cho dùng Colt-45 mà nhẩy xổm, cái tướng ốm nhom của tao mà dơ cao máy PRC-25 mà nhẩy thì làm sao được 5 cái. Thôi thì dù có giận "chín xe mười vàng" tao cũng phải né ổng thôi.
Đám "xây lũ cố" mình vào cái thời đó quay đi quay lại chỉ biết Tiểu Đội của mình, sống với nhau còn hơn anh em ruột, có đứa nào đau ốm, bịnh hoạn cả Tiểu Đội lo lắng, chăm sóc cho nhau. Tối gác, mỗi thằng thêm nửa tiếng để cho thằng bịnh được ngủ, chiều hôm trước khui lon thịt gà đồ hộp nấu riêng cho thằng bịnh bát cháo. Hôm sau chia bớt gạo sấy, lương khô không để cho nó mang nặng, sợ lội theo anh em không nổi "sẽ bị mấy ông lớn la". Bị chửi, cả đám làm thinh đỡ cho thằng bạn. Đứa nào có bồ cả đám mừng, chọc mỗi khi nó viết thư, tao và mày chẳng có "cá nào theo" nên mỗi khi về đành đi uống bia ôm cháy túi mới lên trình diện . Nghĩ lại hồi đó ghê thiệt, lính chết, người mới đến thay. Hai thằng mình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Chắc đạn của VC đã được dặn trước là không có tên tao và mày.
Mày hỏi thăm về mấy ông lớn như Sài Gòn hay Tây Sơn . Trong hai ông một còn, một mất. Thời "lính lác" như mày và tao làm sao có cơ hội nhìn thấy mấy ông lớn. Sài Gòn thì tao và mày thoáng thấy ở Cam Bốt năm 1970, từ đó đến nay tao không hề thấy lại. Còn Tây Sơn thì nghe nói đã qua đời trong trại giam. Tây Sơn thì tao có một kỷ niệm nho nhỏ. Lúc đó tao ở Trung Đội của Thiếu Úy Tăng, thì Đại Đội di chuyển từ một khu vực nào đó ở gần Neak luong bên Cam Bốt, phải di chuyển ngang qua BCH/TĐ. Tao thấy Tây Sơn mang Mai đen, tay cầm cây gậy "ba ton" đứng nhìn Trung Đội di chuyển ngang mặt ông ta. Tao lén Liếc" xem ông Tiểu Đoàn Trưởng dáng dấp oai phong ra sao mà ai cũng sợ, cũng nể". Tao vừa liếc ngang thì thấy ông đang nhìn tao " hùng dũng bước đều". Hoảng quá tao nhìn sang chỗ khác ngay lập tức, sau tao nghĩ lại có lẽ "ổng" đang thắc mắc sao có thằng lính nào "sữa" quá vậy nên tò mò nhìn mà thôi.
Thằng bạn già,
Tao đã kể cho mày nghe một số điều mày muốn biết, bên đó mày ráng giữ gìn sức khỏe, lo thân. Già rồi mà mày vẫn đi làm "bảo vệ" kiếm được bát cơm là quí lắm rồi. Hàng năm, Thương Phế Binh như mày vẫn được các anh bên này chiếu theo danh sách mà Bồng Sơn đã gởi để hàng năm "chuyển chút tình xưa" đến mày. Có đôi lúc, tao nghĩ mày sống thì tốt hay chết đi để "quên đi kiếp làm người". Giờ đây, hàng đêm "màn trời chiếu đất" ở cái tuổi gần thất thập, ngủ trên những cái gò mả, trời mưa thì cuốn mền trốn dưới mái hiên nhà hàng xóm, tao thực sự cũng không biết làm sao, nói sao về những gì mà mày đang trải qua. Tao nhờ người đi mua cho mày cái lều cắm trại để ngủ thì mày tiếc không dám nằm, hay là mày đã bán đi rồi. Theo tao biết, mấy quán cơm từ thiện ở Sài Gòn bây giờ cũng nhiều lắm, vài ngìn một phần, chịu khó đến đó xắp hàng mà mua, đừng anh hùng, tự ái vặt rồi đói sinh bịnh không có ai lo. Thú thật, tao chỉ "có lòng mà không có sức". Khuya rồi, tao phải đi ngủ đây. Nhớ bạn....Nhưng...Thôi thì, như ngày xưa vậy nhé Xinh..."tan hàng cố gắng ". Hồn ai nấy giữ vậy.
California, Ngày 1 tháng 9 -2014
- Thằng S. lúc này làm lớn nó đeo Colt 45, không còn như ngày trước nữa.
Mày có biết tao chửi thề trong bụng, ấm ức vô cùng, không nói thành lời. Ở BCH/ĐĐ là mất hết tự do, ăn nói cũng phải giữ lời, mấy người chung quanh tao toàn là "cấp trên", họ còn hù tao thê thảm. "sống gần Bồng Sơn phải cẩn thận" coi chừng bị phạt. Tao thực sự khổ sở vô cùng, nhớ Tiểu Đội, nhớ anh em dưới đó. Mỗi khi đóng quân nghỉ ở đâu, chúng mày còn len lén chạy đi kiếm cafe, bia bọt cho đỡ vã, kiếm được con Gà nấu cháo, tận hưởng những phút giây " chưa chết " để làm người. Còn tao, phải trực máy không rời nửa bước, trên này ai có cơ hội là chùn ra phố rửa mắt, nhìn xe, nhìn nhà, nhìn phố xá, nhìn đàn bà cho bớt chảy nước miếng, thì họ biến mất ngay. Tao thì "nuốt hận, ôm máy truyền tin mà yêu thương, mà tâm sự một mình".
Chưa hết đâu Xinh ơi, Bồng Sơn ra đến phố có Jeep tài xế chạy vòng vòng, không biết lúc nào ông ấy về. Bất ngờ xuất hiện là ra lệnh hay bốc máy kiểm soát tình hình " con cái ở 4 Trung Đội ". Tao mà không ôm cái máy 24/24 thì chắc chắn ông ấy làm sao tha. Cái bệnh 5 cái hít đất hay 5 cái nhẩy xổm của Bồng Sơn thì mày còn lạ gì. Lúc bên lào, Tiểu Đội mày bị 5 cái nhẩy xổm, thi hành lịnh phải đếm to. Đám VC đã vào sát tuyến nghe la lớn, tưởng bị lộ nổ súng sớm hơn dự tính của chúng nó, nên phe ta thiệt hại giảm đi. Mày cứ tưởng tượng xem. Nếu tao bị phạt không có súng M-16 thì ông ấy đâu cho dùng Colt-45 mà nhẩy xổm, cái tướng ốm nhom của tao mà dơ cao máy PRC-25 mà nhẩy thì làm sao được 5 cái. Thôi thì dù có giận "chín xe mười vàng" tao cũng phải né ổng thôi.
Đám "xây lũ cố" mình vào cái thời đó quay đi quay lại chỉ biết Tiểu Đội của mình, sống với nhau còn hơn anh em ruột, có đứa nào đau ốm, bịnh hoạn cả Tiểu Đội lo lắng, chăm sóc cho nhau. Tối gác, mỗi thằng thêm nửa tiếng để cho thằng bịnh được ngủ, chiều hôm trước khui lon thịt gà đồ hộp nấu riêng cho thằng bịnh bát cháo. Hôm sau chia bớt gạo sấy, lương khô không để cho nó mang nặng, sợ lội theo anh em không nổi "sẽ bị mấy ông lớn la". Bị chửi, cả đám làm thinh đỡ cho thằng bạn. Đứa nào có bồ cả đám mừng, chọc mỗi khi nó viết thư, tao và mày chẳng có "cá nào theo" nên mỗi khi về đành đi uống bia ôm cháy túi mới lên trình diện . Nghĩ lại hồi đó ghê thiệt, lính chết, người mới đến thay. Hai thằng mình vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Chắc đạn của VC đã được dặn trước là không có tên tao và mày.
Mày hỏi thăm về mấy ông lớn như Sài Gòn hay Tây Sơn . Trong hai ông một còn, một mất. Thời "lính lác" như mày và tao làm sao có cơ hội nhìn thấy mấy ông lớn. Sài Gòn thì tao và mày thoáng thấy ở Cam Bốt năm 1970, từ đó đến nay tao không hề thấy lại. Còn Tây Sơn thì nghe nói đã qua đời trong trại giam. Tây Sơn thì tao có một kỷ niệm nho nhỏ. Lúc đó tao ở Trung Đội của Thiếu Úy Tăng, thì Đại Đội di chuyển từ một khu vực nào đó ở gần Neak luong bên Cam Bốt, phải di chuyển ngang qua BCH/TĐ. Tao thấy Tây Sơn mang Mai đen, tay cầm cây gậy "ba ton" đứng nhìn Trung Đội di chuyển ngang mặt ông ta. Tao lén Liếc" xem ông Tiểu Đoàn Trưởng dáng dấp oai phong ra sao mà ai cũng sợ, cũng nể". Tao vừa liếc ngang thì thấy ông đang nhìn tao " hùng dũng bước đều". Hoảng quá tao nhìn sang chỗ khác ngay lập tức, sau tao nghĩ lại có lẽ "ổng" đang thắc mắc sao có thằng lính nào "sữa" quá vậy nên tò mò nhìn mà thôi.
Thằng bạn già,
Tao đã kể cho mày nghe một số điều mày muốn biết, bên đó mày ráng giữ gìn sức khỏe, lo thân. Già rồi mà mày vẫn đi làm "bảo vệ" kiếm được bát cơm là quí lắm rồi. Hàng năm, Thương Phế Binh như mày vẫn được các anh bên này chiếu theo danh sách mà Bồng Sơn đã gởi để hàng năm "chuyển chút tình xưa" đến mày. Có đôi lúc, tao nghĩ mày sống thì tốt hay chết đi để "quên đi kiếp làm người". Giờ đây, hàng đêm "màn trời chiếu đất" ở cái tuổi gần thất thập, ngủ trên những cái gò mả, trời mưa thì cuốn mền trốn dưới mái hiên nhà hàng xóm, tao thực sự cũng không biết làm sao, nói sao về những gì mà mày đang trải qua. Tao nhờ người đi mua cho mày cái lều cắm trại để ngủ thì mày tiếc không dám nằm, hay là mày đã bán đi rồi. Theo tao biết, mấy quán cơm từ thiện ở Sài Gòn bây giờ cũng nhiều lắm, vài ngìn một phần, chịu khó đến đó xắp hàng mà mua, đừng anh hùng, tự ái vặt rồi đói sinh bịnh không có ai lo. Thú thật, tao chỉ "có lòng mà không có sức". Khuya rồi, tao phải đi ngủ đây. Nhớ bạn....Nhưng...Thôi thì, như ngày xưa vậy nhé Xinh..."tan hàng cố gắng ". Hồn ai nấy giữ vậy.
California, Ngày 1 tháng 9 -2014
Binh Nhất Trà Văn Sáu
ĐĐ1 Quái Điểu 1970-1971
Đúng như thế, mỗi khi ra đóng quân gần nơi có dân chúng buôn bán. BS thỉnh thoảng có lái xe đi vòng vòng với mục đích để các qúy vị ĐĐ1/Quái Điểu thấy mặt, có như thế mới an toàn "trên xa lộ".
ReplyDelete