Sa trường chiến địa máu.
Ký sự chiến trường của Bồng Sơn
Bồng
Sơn ngày ấy thời chinh chiến.
Sinh ra trong một gia đình gốc điền chủ, tại làng Xuân Hòa
huyện Lệ-Thuỷ tỉnh Quảng-Bình, gồm 12 anh, chị, em, Thầy “bố,cha,ba” giữ chức Chánh Tổng, gia đình theo Thiên Chúa Giáo nên bị Vẹm ghép tội Địa Chủ ác ôn dù rằng Thầy đã làm rất nhiều việc thiện. Trận đói năm 1945 hằng ngày có hằng chục người già, trẻ, lớn, bé sắp hàng trước cửa nhà để chờ được bố thí, Thầy giảm bớt khẩu phần ăn của con cái, mở kho lúa dự trử của gia đình, nấu cháo phân phát cho dân
nghèo, còn nữa, ngày nào cũng vậy Thầy cùng các anh lớn và các chú tá điền đem xe bò đi thu lượm xác chết để chôn cất và luôn luôn dạy bảo con cái làm theo những gì mà Thiên Chúa đả dạy, cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ tù rạc và chôn xác kẻ chết v…v…,Nghe các anh chị lớn kể lại người ta còn đem con của họ bỏ trước nhà và bố đã gom lại vào một chổ để nuôi nấng nhưng vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh cho các em bé, không ai
trong nhà dám làm kể cả mẹ nên Thầy và chính Thầy đã lo lắng và săn sóc các em bé hằng ngày. Năm 1952 khi Vẹm “Việt Minh”nổi lên Thầy bị bọn chúng kết tội địa chủ ác ôn, bắt đi thủ tiêu, hai tên du kích cầm đại đao tức mã tấu, trói Thầy lại rối dẫn đến một ngọn đồi trọc thoai thoải dóc, bắt Thầy đào huyệt để tự chôn mình, chúng dự trù sau khi chém xong là
chúng vùi xuống hố. Trong khi đang đào hố thì một tia sáng lóe lên trong đầu óc “cùng tắc biến, biến tắc thông” Thầy nói với hai tên du kích.
-Trước khi chém tôi hai chú có thể cho tôi hút một điếu thuốc được
không?
Không trả lời nhưng tên nọ quay qua tên kia nói.
-Mi cầm hộ tao cái đại đao để tao vấn cho ông ta một điếu thuốc, Vừa nói hắn vưà đưa cây đại đao cho tên kia cầm, lợi dụng lúc hai tên này đang bận rộn Thầy tung ra cú đá song phi như trời giáng ngay vào hạ bộ của chúng, hai tên dãy đành đật một lúc rồi nằm im. Thầy là người rất giỏi võ nghệ ông có thể phi thân từ dưới đất lên nóc nhà và củng có thể nhảy qua những hào sâu rộng khỏang 7m, trong một lần rượt đuổi kẻ trộm, ông anh tôi cưởi ngựa còn Thầy thì chạy bộ, thế mà ngựa chạy không kịp, rồi một lần khác trong lúc tranh chấp đất đai, đối thủ của ông cậy đông hiếp ít, uy hiếp Thầy phải ký giấy nhượng đất lại cho họ nếu không họ sẻ không để yên cho ông ra về, Thầy đã phản ứng bằng cách bình tĩnh rút cây dao nhíp ra, vén quần lên tận đùi non, tay cầm dao, tay kéo miếng thịt rồi cắt đứt miếng thịt vứt lên bàn và nói.
-Ai trong số các ông ăn được miếng thịt này thì tôi sẻ nhường ruộng tôi lại cho, trong lúc đó miếng thịt còn đang co giật, Thầy tôi đứng dậy và bước đi, máu thấm ướt quần và chảy nhõ
giọt theo từng bước đi của ông, mọi người không còn ai ngăn cản và củng từ đó không ai tranh chấp với Thầy nữa.
Sau khi hạ gục hai tên du kích Thầy tôi định giết chúng luôn nhưng không biết nghĩ sao ông lại tha mạng “có lẽ ông nhớ lại mười Điều Răn của Chúa” cho chúng, chỉ trói, bịt mặt và nhét giẻ vào mồm để chúng nằm tại chổ và tìm đường đào thoát về thị xả Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, sau đó Mẹ mới dẩn chúng tôi trốn về đoàn tụ với Thầy. Gia đình sống taị đây cho đến khi hiệp định Geneve được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm
1954, lúc bây giờ tôi đang học lớp tư tại trường Chân Phước Phượng do frère Alfonso dạy. Một lần nữa gia đình tôi lại phải chạy trốn Vẹm, anh cả tôi là Bùi Dzinh
“người thành lập SĐ9/BB, thủ khoa khóa 3 sĩ quan tức khóa1 Trường Võ Bị Liên
Quân” lúc đó đang là Thiếu Tá trong Quân Đội Quốc Gia đã xin được một chiếc máy bay loại quan sát, có lẻ là L19 bay ra đón Thầy và
tôi vào Huế trước, còn Mẹ và các anh chi em khác thì
vào sau, lúc bấy giờ Thầy tôi đã 72 tuổi, sức khoẻ bắt đầu yếu dần và bệnh gìa nên Thầy đã qua đời thanh thản, bình yên vào ngày 16 tháng 1 năm 1955 taị An Cựu-Huế.
Trường Thiếu Sinh Quân Việt
Nam 1956-1964
Hai phù hiệu của Trường Thiếu
Sinh Quân-QLVNCH
Khi tôi còn học tại trường TSQ 1956-1964 thì
phù hiệu được dùng là phù hiệu bên phía Trái sau này thay đổi qua phù hiệu bên
phía Phải, tôi không được biết thay đồi vào năm nào vì qúa bận rộn với cuộc chiến
bởi cường độ chiến tranh không còn mang tính du kích mà đã biến thành chiến
tranh quy ước. Việt cộng đã đưa nhiều sư đoàn quân chiến đấu vào Nam qua ngã đường
mòn hcminh dọc theo lãnh thổ Lào và Cambodian. Cuộc chiến trở nên khốc liệt, mở
rộng ra toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Toán Quân Quốc Kỳ Trường Tiếu
Sinh Quân.
1956-1964
Thiếu Sinh Quân diễn hành
ngày quốc khánh VNCH 26-10-1961
Bồng Sơn là ám danh đàm thoại của Đ/Úy Bùi Bổn, địa danh của một thị xả thuộc tỉnh Bình Định, theo học trường Việt Hương một chi
nhánh của trường Thiên Hựu thuộc Huế 1954-1955 rồi được nhận vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam từ1956-1964 “tại đây ngoài chương trình học văn hóa 5
ngày một tuần theo chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục tất cả các TSQ phải học
thêm Quân Sự và Võ Thuật vào ngày thứ bảy, rèn luyện thể chất, kỷ luật và tinh
thần để sẵn sàng thay thế các bậc bề trên bảo vệ Dân Tộc và Tổ Quốc. Trường TSQ
đã cung cấp cho QĐQG và QLVNCH những cán bộ tài ba, đầy nâng lực với lập trường
Quốc Gia Dân tộc chân chính, vững chắc như Thống Tướng Lâ văn Tỵ, Thiếu Tướng
Trương quang Ân v..v.. tuy nhiên cũng
không tránh khỏi những con sâu mọt như nguyễn hửu Có v..v..”.
Sau khi thi đậu Tú Tài 2 ban
B được ưu tiên nhận vào trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
niên khóa 1964-1966-khóa 21 “Chương trình
của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được áp mô phỏng theo chương trình của các
trường võ bị của các quốc gia tiên tiến trên thế giới như West Point của Hoa Kỳ
và Saint Cyr của Pháp v..v..chương trình huấn luyện kéo dài trong 4 năm gồm văn
hóa và quân sự, khi tốt nghiệp người sĩ quan được mang cấp bực Thiếu Úy và hai
năm sau được tự động thăng cấp Trung Úy về mặt văn hóa được cấp phát văn bằng Cử Nhân tuy nhiên vì
tình hình đất nước trở nên nghiêm trọng khi cộng phỉ mở rộng chiến tranh thành trận địa chiến nên nhu
cầu nhân lực phải tăng nhanh để đáp ứng kịp thời nhu cầu ở chiến trường, vì thế
trường Võ Bị Quốc Gia phải rút thời gian huấn luyện xuống còn 2 năm kể từ khóa
17 cho đến khoá 22A, và sau đó khóa 22B trở về sau trở lại chương trình 4 năm.
C__classC_.___
Class 1964-1966- K21
Được miễn thi nhập trường vì có bằng CC1 và CC2/Bộ Binh tức Chứng Chỉ Năng Lực số 1 và 2, đào tạo cấp Tiểu Đôị Trưởng và Trung Đội Phó tại trường TSQ. Sau 2 năm thụ huấn tại Quân Trường VBQGVN hay còn gọi là trường SQ Đà Lạt, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch, tình nguyện phục vụ SĐTQLC từ 1966 đến ngày miền Nam bị Đồng Minh bán đứng cho khối Cộng Sản, khi phục vụ trong SĐTQLC, luôn luôn trực chiến ở tuyến đầu khói lửa trên khắp 4 vùng chiến thuật và hai chiến trường ngọai biên Cambodian-1970 và
Laos-1971.
Được đặc
cách thăng cấp Trung úy sau khi chiếm lại được trại Thiết Giáp Cổ-Loa, quận Gò
Vấp, tỉnh Gia-Định-Sài Gòn, giải toả ngã Năm Bình-Hòa, hảng sơn Bạch-Tuyết, yểm trợ TĐ3/TQLC
tái chiếm cầu Bình-Lợi trong cuộc phản công Mậu Thân 1968, đánh bật bọn cộng sản
Bắc Việt ra khỏi thủ đô Sài Gòn, sau đó không vận ra phi trường Phú-Bài, từ đó
làm tuyến xuất phát đánh thẳng đến Mang Cá-Huế, giải phóng cố đô Huế sau khi bị
bon cộng Phỉ chiếm đóng gần một tháng và tàn sát hơn 5.000 người vô tội, khi bọn
chúng tráo trở vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn 3 ngày cho người Việt hai miền đón Tết
Nguyên Đán Mậu Thân 1968.
Qùy xuống Sinh Viên Sĩ Quan,
Đứng dậy Tân Sĩ Quan
Thiếu úy
Bùi Dzinh Thủ Khoa khoá 1 của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tức khóa 3 sĩ quan
của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam nhận bảo kiếm từ Hoàng Đế Bảo Đại và đang bắn
tên bay đi bốn phương trời biểu lộ Tang Bồng Hồ Thỉ Nam Nhi trái, khoá
1950-1951.
Vũ đình trường, nơi đón nhận và đưa tiển hằng
ngàn SVSQ-Sĩ Quan
.
Qùy xuống SVSQ Đứng dậy Tân
Sĩ Quan.
Đó là khẩu lệnh khi bắt đầu
làm lể nhận cấp bậcThiếu Úy, tất cả mọi sinh viên phải qùy xuống để được các sĩ
quan cán bộ gắn cấp bậc Thiếu Úy sau đó đứng dậy là chính thức trở thành Sĩ Quan của QLVNCH rồi được
phân bổ về các Quân Binh Chủng, các Sư Đoàn Bộ Binh, các đơn vị Biệt Lập v..v..
Thủ khoa khóa 16, Thiếu Úy
Bùi Quyền nhận kiếm từTT Ngô Đình Diệm
Tiểu Sử Khóa 21/TVBQGVN
Comments
Post a Comment