BÙI DZINH, NGƯỜI ĐÃ 2 LẦN MANG QUÂN CỐ CỨU NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Hiệp Định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, đã tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam thành 2 miền Bắc-Nam với dòng sông Bến Hải làm nơi ranh giới của 2 miền. Đây là một nỗi đau nhục cho đất nước nhưng dù gì nó cũng mang lại nền Hòa Binh cho người dân, giúp người dân 2 miền có cơ hội xây dựng lại đời sống sau bao nhiêu năm chiến tranh và đói khổ.
Ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng thống của miền Nam Việt Nam và được xem là người khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông đã giúp định cư và ổn định đời sống cho hàng triệu người di cư từ miền bắc, xây dựng và mang lại cuộc sống yên bình và phú cường cho người dân miền Nam. Một nền tảng mới về văn hóa, giáo dục, xã hội, và kinh tế đã được xây dựng tại miền Nam tạo nên nhịp cầu đưa Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông sau này. Là một nhà Ái Quốc, Tổng thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng luôn kiên trì giữ vững lập trường giữ đất nước độc lập với người Mỹ. Quan điểm cũng như lòng
người Mỹ chiến đấu thay thế cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ Quê Hương, Đất Nước
  thương yêu đất nước của ông đã được thể hiện trong câu nói:
“Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện cuả người Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế cuả người Mỹ, nhưng chúng ta không cần và nhất định không chấp nhận để cho
này”.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tạo một vị thế nể trọng trong giới lãnh đạo trên thế giới. Khi viếng thăm Hoa Kỳ, 24 phát súng đại bác đã được khai hỏa để đón chào Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và đích thân Tổng thống Dwight Eisenhower ra đón ông tại phi cơ. Khi Tổng thống Ngô Đình Diệm đọc diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ, tất cả Nghị Sĩ đã đứng dậy vỗ tay rầm trời. Hình ảnh của một vị Tổng Thống kính yêu của chúng ta đã đi vào lòng của người dân với câu nói bất hữu sau:
“Nếu tôi tiến, các ông tiến theo tôi. Nếu tôi lùi các cứ ông giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!”.
Tiếc thay người Mỹ muốn Viêt Nam Cộng Hòa phải dưới sự ảnh hưởng của họ, chính quyền Mỹ muốn điều khiển cuộc chiến tranh Việt Nam thành một chiến trường theo đường lối, chủ thuyết của họ, đây là mấu chốt chính tạo nên sự mâu thuẩn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Và càng xót xa hơn khi những sự bất đồng này không được giải quyết trên những bàn hội nghị mà lại được giải quyết bắng những cuộc cách mạng phi lý nhắm lật đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa bởi các tướng lãnh thân Mỹ.
Sau Hiệp Định Genève, miền Nam Việt Nam đã đào
 tạo được một lực lượng đông đảo sĩ quan rất có tài qua những trường lớp huấn luyện căn bản của phương Tây, có lẽ sau một thời gian dài bị đô hộ bởi thực dân Pháp. Người dân đã hiểu và quý về ý nghĩa của sự Tự Do và Độc Lậo như thế nào. Các thanh niên đã cố gắng trui rèn để trở thành
những chiến sĩ giỏi bào vệ chủ quyền đất nước. Họ khát khao được cống hiến cho tổ quốc và sắn sàng hy sinh cho lý tưởng của mình. Cùng với sự tiếp nhận kiến thức qua các chương trình đào tạo từ những trường Quân Sự nổi tiếng của phương Tây, họ đã sớm trở thành những sĩ quan giỏi trên chiến trường. Rất tiếc những cuộc Cách Mạng được giật dây bởi người Mỹ đã đưa chính trường miền Nam Việt Nam đi vào con đường hỗn loạn. Những sĩ quan được đào tạo để trở thành những nhà quân sự giỏi lại lao vào lĩnh vực chính trị mà họ không đủ kinh nghiệm và khả năng. Những chức tước quan trọng trong quân đội được trao cho những người theo phe nhóm tham gia đảo chánh hay phản đảo chánh. Những sĩ quan trẻ có tài, có lòng với đất nước thì lại bị giết, sa thải, hay con đường thăng tiến sẽ bị ngăn chận. số còn lại
cho dù có phục vụ trong quân đội thì cũng bị ảnh hưởng của các diễn biến chính trị bên ngoài, tài năng của các sĩ quan này lần ngày bị mai một. Và biến cố ngày 30 tháng 4 đã xảy ra đúng theo quy trình của nó.
Bài viết này gởi đến bạn đọc nhằm có cơ hội hiểu qua hiện tình của đất nước vào thời điểm đó.
Thông cảm số phận cay nghiệt của đất nước và
một số sĩ quan trẻ có tài khi bị đồng đội mình tước mất vũ khí. Trong số đó có Đại Tá Bùi Dzinh, người đã 2 lần mang quân cố cứu Nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ngày 11 – 12 tháng 11-1960, tiếng súng lại nổ
vang rền tại thủ đô Sài Gòn, khói lửa bốc lên từ những con đường dẫn đến Dinh Độc Lập. Một sự kiện mà trước đây chưa từng xảy ra. Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và Trung Tá Vương Văn Đông chỉ huy một lực lượng quân sự gồm 4 Tiểu Đoàn Nhảy Dù (1-3-4-8), và 1 Liên đoàn Biệt Động Quân đã kéo quân bao vây Dinh Độc Lập để làm một cuộc đảo chánh. Các đơn vị đảo chánh đã làm chủ được đài phát thanh Sài
Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, doanh trại Đội Phòng Vệ phủ Tổng Thống. Họ đã
  Khung Cảnh Của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt
Bộ binh đang bảo vệ Dinh Độc Lập trong cuộc Đảo Chánh 1960
quản thúc được hầu hết các tướng lãnh. Tình hình như ngàn cân treo sợ tóc vì đội Phòng Vệ Phủ Tổng Thống lúc đó chỉ có khoảng từ 30 đến 60 binh sĩ. Nhưng đội Phòng Vệ đã dũng cảm kháng cự. 7 binh sĩ đảo chánh bị bắn gục khi họ cố vượt vào bên trong. Quân đảo chánh tiếp tục cố gắng thắt chặt vòng vây và nhận thêm quân tiếp viện. Họ đã mở cuộc tấn công lần 2 vào lúc 7:30 sáng với hy vọng phá vỡ được tuyến phòng vệ. Nhưng các binh sĩ của tuyến Phòng Vệ vẫn chống trả quyết liệt để giữ vẫn phòng tuyến mong manh của mình. Một may mắn cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa, cho dù cầm đầu phe đảo chánh nhưng Đại Tá Nguyễn Chánh Thi
 Vua Bảo Đại cùng Bùi Dzinh thủ khoa khóa 1, Trần Hưng Đao, của trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt trong ngày tốt nghiệp
vẫn chần chờ vì nhận rỏ miền Nam lúc bấy giờ không có lãnh tụ nào vượt trội hơn Tổng thống Diệm và ông sợ ông Diệm có thể bị thiệt mạng bởi cuộc đảo chánh.
Đây là cơ hội ngàn vàng để Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Tham Mưu Trưởng Quân Đội điều động quân về giải vây Dinh Độc Lập. Ngày 12 tháng 11 năm 1960, Đại tá Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Sư Doàn 7 bộ binh ở Mỹ Tho, Đại tá Trần Thiện Khiêm, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 bộ binh, cùng Trung Tá Bùi Dzinh Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ binh đã mang 7 tiểu đoàn Bộ Binh cùng với pháo binh về giải vây Dinh Độc Lập. Lực lương chống đảo chánh còn có được sự tham gia của tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Thuỷ Quân Lục Chiến của Tướng Lê Nguyên Khang, một số đơn vị Biệt Động Quân ở Tầy Ninh. Cuộc giao tranh đã xảy ra khốc liệt tại Phú Lâm vào ngày 12 tháng 11 năm 1960 với khoảng 400 người chết. Đây là cửa ngõ quan trọng từ miền Tây tiến quân vào Sài Gòn. Lực lương phòng thủ của quân đảo chánh ở đây bị chọc thủng và lực lượng cứu viện đã tiến quân về giải vây cho Dinh Độc Lập. Bùi Dzinh là một sĩ quan trẻ và xông xáo trong cánh quân giải vây Dinh Độc Lập này. Ngày 12 tháng 11 năm 1960, trong khi Sư Đoàn Trưởng Sư Doàn 21 Trần Thiện Khiêm còn đóng quân ở Long An thì Sư Đoàn phó Bùi Dzinh cũng một cánh quân bộ binh và pháo binh của Sư Đoàn 21 đã giao tranh với Nhảy Dù tại Phú Lâm. Và cánh cửa con đường dẫn vào Dinh Độc Lập đã được mở, chính phủ nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã được cứu vãn.
Bùi Dzinh tham gia và tốt nghiệp Thủ Khoa khóa 1 “Trần Hưng Đạo” tại Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt sau này đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Khóa này còn được gọi là khóa 3 Võ bị Quốc gia Đà Lạt vì Khóa 1 và 2 được tổ chức ở Huế, vào tháng 7 năm 1951.
Sau khi tốt nghiệp, thiếu úy Bùi Dzinh đã trình nguyện về phục vụ tại Tiểu đoàn 21 lưu động (một trong những đơn vị tiền thân của Sư đoàn 1 Bộ binh). Với khát vọng được cống hiến cho đất nước sau những tháng ngày tăm tối dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Bùi Dzinh và các sĩ quan trẻ của trường Võ bị Liên Quân Đà Lạt đã có cơ hội thể hiện tài năng của mình trên các chiến trường khói lửa. Anh đã hành quân khắp các chiến trận của miền địa đầu giới tuyến. Gót giầy anh đã dẫm nát những cánh rừng bát ngát A Shau, A Lưới, những cánh rừng nguyên sinh còn hoang vắng bóng người hay những vùng sình lầy của phá Tam Giang nguy hiểm, những vùng đất âm u của mãnh đất miền trung đau khổ. Chiếc áo trận của anh đã đẫm ướt hơi sương trong những đêm đóng quân tại những
   Lễ mãn khóa 1, Trần Hưng Đạo, của trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1951
tiền đồn giá lạnh. Anh đã cảm nhận được tiếng rít ghê rợn của đạn pháo trong những đêm thanh vắng của núi rừng. Anh đã có cơ hội ngồi đếm những vết thương nhức nhối trên thân thể mình giữa vùng núi đồi hoang vắng mà những viên đạn của quân thù đã vô tình để lại sau những trận chiến khốc liệt ngày hôm qua. Máu của anh đã bắt đầu tưới mát quê mẹ để giữ vững giấc ngủ an bình cho người dân. Những tấm huân chương cũng bắt đầu đơm nở trên bộ đồ trận bạc màu.
Hòa, Khánh Hòa. Máu của người sĩ quan trẻ tiếp tục tưới mát vùng đất mẹ, gót giầy anh lại tiếp tục dẫm nát những chiến khu Đá Bàn, Hòn Hèo, căn cứ địa Cần Vương Hòn Khói - Đầm Vân, quốc lộ 26 và vùng giới đầu Tây Nguyên. Những vết thương mới lại tiếp tục đươm nở trên tấm thân đã được trui rèn qua nắng gió. Những tấm huân chương cũng được nở rộ trên đôi bờ ngực chắc nịch với thời gian.
Năm 1959, Sư đoàn 15 sau khi được bổ nhận thêm quân số của Sư đoàn 16 Khinh chiến để cải danh lần cuối thành Sư đoàn 23 Bộ Binh và Bộ Tư lệnh Sư Đoàn cũng được chuyển lên thành phố Ban Mê Thuộc. Đây cũng là lúc Bùi Dzinh và Đại Tá Trần Thiện Khiêm được cử đi học khoá Sĩ quan Chỉ huy và Tham mưu (US Army Command and General staff) tại trường Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Đây là một trường Đại Học Quân Sự nổi tiếng của Mỹ được thành lập năm 1881 bởi William Tecum- seh. Trường đào tạo các sĩ quan cao cấp về khả
     Trường École-Militaire Paris, Pháp
Do nhu cầu của chiến trường, năm 1952, Bùi Dzinh được cử đi học khoá Sĩ quan Tham mưu tại trường École-Militaire Paris, Pháp. Trường nằm ở Quận 8 thành phố Paris gần tháp Eifel. Ngôi trường đã đào tạo nhiều sĩ quan cho Quân đội Pháp, trong đó có
cả Napoléon Bonaparte. Ngày nay, École Militaire là trụ sở của nhiều cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Pháp. Năm 1953, sau khi về nước Bùi Dzinh đã phục vụ tại P.3 Đệ nhất Quân khu dưới quyền Đại tá Lê Văn Nghiêm. Lê Văn Nghiêm là tướng lãnh duy nhất
của Việt Nam Cộng hòa từng làm Tư lệnh của 3 Đại đơn vị tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng
hòa là Sư đoàn 1 Bộ binh, Lực lượng Đặc biệt và Binh chủng Nhảy dù.
Năm 1955, khi nhận trách nhiệm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam-Quảng Ngãi. Bùi Dzinh đã thành công trong việc kêu gọi hai ông Nguyễn Đình Thiệp chỉ huy quân
sự và Phạm Thái là Chính trị viên của lực lượng võ trang Việt Nam Quốc dân Đảng cùng các chiến sĩ VNQDĐ đang trú đóng trong vùng nộp vũ khí về với Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Đến năm 1958 ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 15 Khinh chiến mà bộ tư lệnh đặt tại Dục Mỹ, quận Ninh
Trường Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
năng tham mưu và tác chiến cho quân đội Mỹ và các nước thân cận. Sau khi tốt nghiệp và về nước, Đại Tá Trần Thiện Khiêm được bổ nhiệm làm Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 21 Bộ binh và ông được bổ nhiệm làm Sư Đoàn phó Sư Đoàn 21 Bộ binh thay thế Trung Tá Trần Thanh Chiêu.
Sau biến cố đảo chánh tháng 11 năm 1960, Bùi
  Đại Tá Trần Thiện Khiêm cùng Trung Tá Bùi Dzinh tại trường Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ năm 1959
 Bùi Dzinh trong những ngày còn phục vụ trong Quân Đội
Dzinh được điều về làmTư lệnh phó Sư Đoàn 5 Bộ binh cùng Đại tá Nguyễn Đức Thắng Tư lệnh, Bản doanh đặt tại Biên Hoà vào năm 1961. Nhận thấy kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo của ông đã đúng thời điểm, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã trao trọng trách cho ông đứng ra thành lập Sư Đoàn 9 Bộ Binh vào ngày 9 tháng 1 năm 1962 tại Quy Nhơn. Sau thời gian tổ chức, phối trí và huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ, Ninh Hoà, Nha Trang, Bộ tư lệnh đầu tiên đã di chuyển về đồn trú tại căn cứ Ba Gi, thuộc quận Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông cũng trở thành vị Tư Lệnh đầu tiên của Sư Đoàn 9 Bộ binh. Năm 1963, do nhu cầu chiến lược Sư đoàn 9 Bộ binh được di chuyển chiến thuật vào miền Nam và Bộ Tư lệnh được trú đóng tại Sa Đéc. Vùng hoạt động của Sư đoàn là những tỉnh nằm sát biên giới Việt-
Miên (vùng Kiên Giang, Châu Đốc...), khu vực đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu, nơi có địa hình hiểm trở và phức tạp.
Thời thế lại xoay vần, ngày 01/11/1963, cuộc đảo chánh lần 2 lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã xảy ra với sự chuẩn bị quá chu đáo.Tướng Tôn Thất Đính dù được ông Nhu tin cẩn trao trách nhiệm lo tổ chức cuộc phản đảo chánh nhưng đã đồng ý gia nhập vào nhóm đảo chánh. Tướng Đính đã gởi đại tá Nguyễn Hữu Có xuống thay thế Đại Tá Bùi Đình Đạm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 tại Mỹ Tho. Đơn vị trước thuộc quyền Tướng Huỳnh Văn Cao nhưng nay được trao lại cho tướng Đính. Tướng Đính còn thuyết phục được ông Nhu dời Lực Lượng Đặc Biệt của đại tá Lê
Quang Tung ra khỏi Sài Gòn với dự tính sẽ vinh quang quay về dẹp cuộc đảo chánh. Chính vì vậy, khi cuộc đảo chánh nổ ra vào ngày 1 tháng 11, các lực lượng của tướng Cao bị cô lập ở bên kia sông Tiền không có phà để qua sông trong khi lực lượng của đại tá Lê Quang Tung cũng bị mắc kẹt ngoài Sài Gòn. Các tướng lãnh đảo chánh cũng chuẩn bị để vô hiệu hóa các sỹ quan nào còn trung thành với ông Diệm để ngăn chặn họ không thể tham gia chống đảo chánh. Sáng ngày 1, với tư cách là tổng tham mưu trưởng, tướng Đôn mời nhiều tướng lãnh và đơn vị trưởng các đơn vị mà nhiều người không biết gì về cuộc đảo chánh này, đến họp tại Bộ Tổng tham mưu ở Tân Sơn Nhứt. Khi họ đến nơi thì những người bị nghi ngờ là còn trung thành với ông Diệm lập tức bị bắt giữ. Tướng Đôn tuyên bố quân đội làm đảo chánh chống ông Diệm. Trong số những người bị bắt có các vị chỉ huy trưởng Lữ Đoàn Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt, Tư lệnh Không quân, và Tổng giám đốc Cảnh sát. Việc bắt giữ này đã có tác dụng rất lớn giúp cho cuộc đảo chánh thành công vì những người này chỉ huy những đơn vị then chốt bên trong và chung quanh Sài Gòn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ông Diệm dập tắt cuộc đảo chánh. Hầu hết những người bị bắt sau đó đều đồng ý đi theo cuộc đảo chánh chỉ có đại tá Lê Quang Trung không chịu. Ông Tung sau đó đã
bị nhóm đảo chánh xử tử.
Tại miền Tây, Đại Tá Bùi Dzinh tư lệnh Sư Đoàn 9 Bộ binh đã không tán thành cuộc đảo chính của nhóm quân nhân do Trung tướng Dương Văn Minh lãnh đạo. Sáng sớm ngày 02/11/1963 mặc dù đang hành quân tại Bến Tre (Tỉnh Kiến hoà) Đại tá Bùi Dzinh đã đưa quân của Sư đoàn 9 Bộ binh về Sài gòn với ý định cứu Tổng thống Diệm lần thứ hai, tuy nhiên lần này ông đã bị Đại tá Nguyễn Hữu Có - người vừa thay thế Đại tá Bùi Đình Đạm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh - đem quân chặn ở ngã ba Trung Lương và rút hết những chiếc phà ở Bắc Mỹ Thuận không cho quân Sư đoàn 9 Bộ binh vượt sông Tiền Giang cho nên việc giải cứu đã thất bại. Sức người có hạn, chỉ 1 Sư Đoàn Bộ binh không đủ sức lật ngược tình thế. Tổng thống Diệm và cố vấn Nhu đã bị sát hại một cách dã man. Không đầy một tuần sau Bùi Dzinh được lệnh bàn giao Sư Đoàn 9 Bộ binh cho Trung tá Đoàn Văn Quảng rồi về trình diện Bộ TTM/QLVNCH trong sự thương mến và lo lắng của anh em đồng đội của Sư Đoàn 9 Bộ binh. Có những tin đồn Tướng Dương Văn Minh có ý định giết Bùi Dzinh như đã giết Đại Tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc Biệt, cũng như Đại Tá Hồ
 Tấn Quyền, Tư lệnh Hải Quân, vì khi cuộc đảo chánh xảy ra Tướng Trần Thiện Khiêm đã thay mặt cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng điện hỏi vi Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh: “Thế thì toa muốn gì?.......... và thăng cấp Tướng như thế đã đũ chưa?", nhưng điện văn đáp lại từ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ binh gởi Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ có nội dung đơn giản yêu cầu các Tướng lãnh tiết kiệm xương máu của anh em binh sĩ để dồn sức mạnh vào công việc chung chống Cộng Sản. Ngày về trình diện Bộ TTM/ QLVNCH là ngày dài của Bùi Dzinh cũng như các anh em thuộc Sư Đoàn 9 Bộ binh, họ không biết có còn có cơ hội để được gặp mặt người anh cả của Sư Đoàn. Không ai không khỏi đau lòng khi thấy chỉ huy mình đang đi vào con đường chết. Ở chiến trường, họ sẵn sàng lăn xả bản thân mình để cứu vị chỉ huy của mình nhưng đây thật là trớ trêu vì mệnh lệnh được ban ra lại từ những người chiến hữu cùng chiến tuyến, một mệnh lệnh thất phi lý cho một quân đội mà họ đang hiến thân phục vu. Có lẽ nhờ Tướng Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu nghỉ tình xưa, nghĩa củ khi làm việc với nhau, hơn nữa cuộc đảo chánh đã xong không lẽ lại đi giết một người vì họ phải thi hành nhiệm vụ cứu một Tổng Thống đương nhiệm. Bùi Dzinh đã thoát chết nhưng bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho nghĩ dài hạn không lương, một hình thức kỷ luật sa thải khỏi quân đội VNCH, hiệu lực từ giữa tháng 11/1963 cùng với
một danh sách gồm 31 vị sỉ quan cao cấp. Thật là đớn đau cho tất cả 32 sĩ quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì từ nay họ đã bị tước súng một cách tức tưởi. Họ không còn được cầm súng để bảo vệ lý tưởng mà họ đang đeo đuổi suốt cuộc đời trai trẻ với bao thương tích còn để lại trên mình. Đây chẳng khác gì một bản án tử hình đối với các chàng trai trẻ đang khát vọng được cầm súng để chiến đấu bảo vệ quê hương. Và đau đớn hơn đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người đã tước vũ khí của họ đã cao chạy xa bay thoát thân để lại một cái kết quá tăm tối cho người dân miền Nam. Những dũng tướng như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Tướng Trần Văn Hai, hay Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và nhiều anh em chiến sĩ khác đã không cam chịu được sự tủi nhục này và họ đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh để gìn giữ danh dự cho Quân Đội Việt Nam Công Hòa. Bao nhiêu sĩ quan trẻ đã phải khăn gói đến những trại cải tạo đèo heo hút gió xa xăm ở Hoàng liên sơn - Yên Bái - Hà nam Ninh hay những vùng núi rừng khác để oành mình với những hình thức tra tấn kiểu mới của quân thù. Trong số đó có Bùi Dzinh, người đã bị đồng đội mình tước mất vũ khí từ 12 năm trước.
Lê Đình Quy





Comments

  1. nhà tui có tới 3 ông xuất thân từ trường Võ Bị Quốc gia VN .
    Nhưng đến phiên tui thì tui vô VB thăm cái toilette rồi đi ra .

    thằng lính NGỤY KBC 4437

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Tình yêu thơi chinh chiến-Tuyết Thu .