Mời đọc và tùy nghi nhận định.
CHỈ DẤU THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM.
Gần đây, qua những lời phát biểu úp mở của một vài nghiên cứu viên văn hóa chính trị cao cấp trong tập đoàn cầm quyền CSVN thì năm nay, năm 2015, sẽ có một « diễn biến chính trị ở Việt nam », đặc biệt là trên phương diện đối ngoại…. để giải quyết các vấn đề quốc tế như Biển Đông, Hoàng Sa Trường Sa…. đem lại hoà bình an ninh trên thế giới.
Đồng thời cũng gián tiếp là một môi trường giải quyết tình trạng giảm thiểu giá dầu thô, giao động kinh tế thế giới…. đang gây sôi động các cường quốc có thể đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba.
Với tư cách là cựu quân nhân QLVNCH, từng theo dõi tình hình quốc nội và những gì liên quan đến đất nước, tương lai dân tộc …., tôi xin tóm tắt những tin tức ghi nhận sau đây :
I. Tin tức ghi nhận từ quốc nội : Từ nhiều năm qua, tình trạng Việt Nam khá sôi động qua những sự việc thay đổi như : dân chúng không còn sợ cộng sản nữa, công khai chống đối cán bộ đảng viên, chống đối tổ chức cầm quyền ; nhiều cuộc biểu tình đòi đất đòi nhà ; nhiều sự lên tiếng của đảng viên kỳ lảo đòi thay đổi chính trị dân chủ hóa chế độ ; đặc biệt là sự phân hóa đảng, chia thành phe nhóm đưa đến thanh toán lẫn nhau…. nhiều vụ án tham nhũng xây dựng lầu đài thụ hưởng cá nhân được nêu lên, nhiều tài sản hằng triệu hằng tỉ mỹ kim chuyển gởi ở các ngân hàng ngoại quốc, hằng chục ngàn con cháu cán bộ đảng viên cao cấp xuất ngoại gọi là du học hay di tản để bảo vệ an ninh gia đình phe nhóm…. Hậu qủa của tình trạng nầy là làm « mất niềm tin dân chúng ». Giới trí thức cũng đang đồng loạt phát biểu ý kiến, gián tiếp cho rằng 2015 là năm bắt đầu giao động thay đổi chính trị, cụ thể như những người sau đây :
a. GS Nguyễn khắc Mai, Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết Việt Nam, cho rằng : Trước tình hình mới, Việt Nam cần có một tuyên bố mới về chiến lược trong lãnh vực « Liên Minh An Ninh »…. ; Việt nam sẵn sàng liên minh, liên kết với bất cứ ai ủng hộ lợi ích của Việt Nam, chống lại những kẻ phá hoại và vi phạm chủ quyền của Việt Nam ; Quan niệm chính thống về ‘’ba không ‘’hiện nay của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam…. có thể đã chịu ảnh hưởng từ một đối tác nước ngoài ; Đặc điểm của Việt Nam là một vùng giao thoa văn hóa địa lý chính trị rất đan xen…. nhưng nếu Việt Nam nghiêng ngã hẵn về một phía nào đó…. thì nó không còn hợp với địa lý chính trị của Việt Nam nữa.
b. GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, cơ quan tư vấn đường lối chiến lược cho BCT và Ban Bí Thư Đảng CSVN, cho rằng : Việt Nam đang phải xử lý quan hệ tay ba với Hoakỳ và Trung quốc trên Biển Đông ; Liệu năm 2015 là năm Việt Nam có thể đổi mới chánh sách ‘’không liên kết’’ của mình để tìm kiếm một đối tác giúp bảo đảm hữu hiệu hơn độc lập chủ quyền và các quyền lợi quốc gia của mình không ? Việt Nam có nên tin tưởng hay không vào những lời tuyên bố hoà hoãn ngoại giao của nhà cầm quyền Trung quốc, ông Du Chính Thanh, Ủy viên BCT, Chủ tịch Chính Hiệp Trung quốc, trong dịp viếng thăm Việt Nam vừa rồi không ? Đối với Trung quốc, kinh nghiệm từ xưa cho đến bây giờ…. Nó vẫn không thay đổi bao nhiêu. Đó là cố gắng hết sức trong quan hệ ngoại giao nhưng thực tế như thế nào thì là phải chờ ; Việc Trung quốc thực hiện từng bước mục tiêu của họ thì Việt Nam cũng không ngăn cản được, nhưng họ có làm được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào phía Việt Nam. Chúng ta không thể tin ngay vào những cử chỉ của các quan chức dù là cao cấp đến đâu của Trung quốc. Đó là thực tế lịch sử. Vì vậy, không nên kỳ vọng nhiều vào chuyến viếng thăm của bất kỳ ai. Đối với Trung quốc, hãy quan sát họ làm trên thực tế chớ những gì họ nói thì qúa hay rồi ; Lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi rõ rệt vào đầu năm 2015, so với một năm trước, khi diễn ra vụ Trung quốc đặt giàn khoan HD981 trên Biển Đông. Việt Nam năm 2015 khác xa với năm 2014. Trước kia còn có người nói thế nầy thế kia…. Nhưng bây giờ ở Việt Nam, chỉ là sách lược thế nầy thế kia…. Trên dưới đồng lòng về nhận thức về Trung quốc.
c. Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế, Nghiên cứu gia về quan hệ quốc tế tại Đại Học Quốc Gia Hànội : Khẳng định với BBC rằng ‘’tham vọng và chính sách chiến lược của Trung quốc về Biển Đông là không thay đổi…. vì vậy mà Việt Nam cần điều chỉnh chính sách ‘’ba không’’ là cam kết : không tham gia các liên minh quân sự ; không đồng minh quân sự với bất cứ nước nào và không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước nầy để chống nước kia ; Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình mà phải dựa vào các lực lượng khác…. phải lựa chọn những đối tác an ninh ở khu vực để cân bằng sức mạnh hay vô hiệu hóa sự đe dọa hay là mối nguy từ phía Trung quốc ; Việt Nam tuyên bố ‘’ba không’’ thì không có lý do gì liên minh với các nước khác để cân bằng với Trung quốc…. cho nên Việt Nam phải xét lại để hiểu thế nào là ’’ba không’’ ; Trong trường hợp Tổ Quốc lâm nguy hoặc toàn bộ không gian và biển đông bị đe dọa thì Việt Nam phải triển khai một chiến lược an ninh, kết hợp với các quốc gia khác. Việt Nam không liên minh với nước nầy chống nước kia, nhưng chúng ta cần phải có sự hổ trợ quốc tế và các thế lực thực sự có khả năng ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm được sứ mệnh đảm bảo hoà bình an ninh ở Biển Đông.
d. GS Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu gia quốc tế tại Đại Học Quốc Gia TP Hồ chí Minh, cho rằng : Việt Nam chỉ có thể hoà hiếu với Trung quốc nếu nước nầy tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nếu Trung quốc dùng bạo lực để cưởng bức thì chúng ta không thể mềm yếu để rồi mãi mãi đánh mất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì một thứ hữu nghị viễn vong.
II. Nhận xét : Quan điểm của các nhân sự nêu trên đã gián tiếp đặt vấn đề cần phải cứng rắn đối với Trung quốc ; không thể tin vào những lời nói của bất kỳ nhân vật cao cấp Trung quốc nào ; Việt Nam chỉ hoà hiếu với Trung quốc nếu Trung quốc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ ; đặc biệt, Viêt Nam cần điều chỉnh chánh sách ‘’ba không’’, cần phải dựa vào các lực lượng khác để cân bằng sức mạnh, vô hiệu hóa sự đe dọa của Trung quốc ; Việt Nam là một vùng giao thoa văn hóa địa lý chính trị rất đan xen… nếu nghiêng ngã hẳn về một phía nào đó thì sẽ không còn hợp với địa lý chính trị của Việt Nam nữa.
Tóm lại, các quan điểm trên tập trung vào ba điểm chánh là : không tin Trung quốc, không tin tưởng vào những lời ngoại giao hoà hoản của nhà cầm quyền Trung quốc…. nghĩa là có thái độ cứng rắng đối với Trung quốc ; Để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi dân tộc…. Việt Nam cần phải liên minh liên kết với bất cứ ai ủng hộ lợi ích của Việt Nam ; Việt Nam không liên minh với nước nầy để chống nước kia…. nhưng Việt Nam cần phải có sự hổ trợ quốc tế và các thế lực có khả năng ủng hộ Việt Nam thực hiện hoà bình an ninh ở Biển Đông…. Nghĩa là Việt Nam cần phải Trung Lập trong vấn đề đối ngoại.
III. Kết luận : Nhưng đây cũng chỉ là quan điểm ý kiến, lời nói của người cộng sản mà thôi. Chờ xem hành động của họ như thế nào ? nhứt là hành động của tập đoàn cầm quyền hiện nay. Chúng ta cần phải nhớ : ‘’Đừng tin những gì cộng sản nói mà phải nhìn kỷ những gì cộng sản làm’’.
Mai Viết Triết
Pháp quốc, ngày 30 tháng 1 năm 2015.
Gần đây, qua những lời phát biểu úp mở của một vài nghiên cứu viên văn hóa chính trị cao cấp trong tập đoàn cầm quyền CSVN thì năm nay, năm 2015, sẽ có một « diễn biến chính trị ở Việt nam », đặc biệt là trên phương diện đối ngoại…. để giải quyết các vấn đề quốc tế như Biển Đông, Hoàng Sa Trường Sa…. đem lại hoà bình an ninh trên thế giới.
Đồng thời cũng gián tiếp là một môi trường giải quyết tình trạng giảm thiểu giá dầu thô, giao động kinh tế thế giới…. đang gây sôi động các cường quốc có thể đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba.
Với tư cách là cựu quân nhân QLVNCH, từng theo dõi tình hình quốc nội và những gì liên quan đến đất nước, tương lai dân tộc …., tôi xin tóm tắt những tin tức ghi nhận sau đây :
I. Tin tức ghi nhận từ quốc nội : Từ nhiều năm qua, tình trạng Việt Nam khá sôi động qua những sự việc thay đổi như : dân chúng không còn sợ cộng sản nữa, công khai chống đối cán bộ đảng viên, chống đối tổ chức cầm quyền ; nhiều cuộc biểu tình đòi đất đòi nhà ; nhiều sự lên tiếng của đảng viên kỳ lảo đòi thay đổi chính trị dân chủ hóa chế độ ; đặc biệt là sự phân hóa đảng, chia thành phe nhóm đưa đến thanh toán lẫn nhau…. nhiều vụ án tham nhũng xây dựng lầu đài thụ hưởng cá nhân được nêu lên, nhiều tài sản hằng triệu hằng tỉ mỹ kim chuyển gởi ở các ngân hàng ngoại quốc, hằng chục ngàn con cháu cán bộ đảng viên cao cấp xuất ngoại gọi là du học hay di tản để bảo vệ an ninh gia đình phe nhóm…. Hậu qủa của tình trạng nầy là làm « mất niềm tin dân chúng ». Giới trí thức cũng đang đồng loạt phát biểu ý kiến, gián tiếp cho rằng 2015 là năm bắt đầu giao động thay đổi chính trị, cụ thể như những người sau đây :
a. GS Nguyễn khắc Mai, Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết Việt Nam, cho rằng : Trước tình hình mới, Việt Nam cần có một tuyên bố mới về chiến lược trong lãnh vực « Liên Minh An Ninh »…. ; Việt nam sẵn sàng liên minh, liên kết với bất cứ ai ủng hộ lợi ích của Việt Nam, chống lại những kẻ phá hoại và vi phạm chủ quyền của Việt Nam ; Quan niệm chính thống về ‘’ba không ‘’hiện nay của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam…. có thể đã chịu ảnh hưởng từ một đối tác nước ngoài ; Đặc điểm của Việt Nam là một vùng giao thoa văn hóa địa lý chính trị rất đan xen…. nhưng nếu Việt Nam nghiêng ngã hẵn về một phía nào đó…. thì nó không còn hợp với địa lý chính trị của Việt Nam nữa.
b. GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, cơ quan tư vấn đường lối chiến lược cho BCT và Ban Bí Thư Đảng CSVN, cho rằng : Việt Nam đang phải xử lý quan hệ tay ba với Hoakỳ và Trung quốc trên Biển Đông ; Liệu năm 2015 là năm Việt Nam có thể đổi mới chánh sách ‘’không liên kết’’ của mình để tìm kiếm một đối tác giúp bảo đảm hữu hiệu hơn độc lập chủ quyền và các quyền lợi quốc gia của mình không ? Việt Nam có nên tin tưởng hay không vào những lời tuyên bố hoà hoãn ngoại giao của nhà cầm quyền Trung quốc, ông Du Chính Thanh, Ủy viên BCT, Chủ tịch Chính Hiệp Trung quốc, trong dịp viếng thăm Việt Nam vừa rồi không ? Đối với Trung quốc, kinh nghiệm từ xưa cho đến bây giờ…. Nó vẫn không thay đổi bao nhiêu. Đó là cố gắng hết sức trong quan hệ ngoại giao nhưng thực tế như thế nào thì là phải chờ ; Việc Trung quốc thực hiện từng bước mục tiêu của họ thì Việt Nam cũng không ngăn cản được, nhưng họ có làm được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào phía Việt Nam. Chúng ta không thể tin ngay vào những cử chỉ của các quan chức dù là cao cấp đến đâu của Trung quốc. Đó là thực tế lịch sử. Vì vậy, không nên kỳ vọng nhiều vào chuyến viếng thăm của bất kỳ ai. Đối với Trung quốc, hãy quan sát họ làm trên thực tế chớ những gì họ nói thì qúa hay rồi ; Lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi rõ rệt vào đầu năm 2015, so với một năm trước, khi diễn ra vụ Trung quốc đặt giàn khoan HD981 trên Biển Đông. Việt Nam năm 2015 khác xa với năm 2014. Trước kia còn có người nói thế nầy thế kia…. Nhưng bây giờ ở Việt Nam, chỉ là sách lược thế nầy thế kia…. Trên dưới đồng lòng về nhận thức về Trung quốc.
c. Tiến sĩ Khoa học Lương Văn Kế, Nghiên cứu gia về quan hệ quốc tế tại Đại Học Quốc Gia Hànội : Khẳng định với BBC rằng ‘’tham vọng và chính sách chiến lược của Trung quốc về Biển Đông là không thay đổi…. vì vậy mà Việt Nam cần điều chỉnh chính sách ‘’ba không’’ là cam kết : không tham gia các liên minh quân sự ; không đồng minh quân sự với bất cứ nước nào và không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước nầy để chống nước kia ; Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mình mà phải dựa vào các lực lượng khác…. phải lựa chọn những đối tác an ninh ở khu vực để cân bằng sức mạnh hay vô hiệu hóa sự đe dọa hay là mối nguy từ phía Trung quốc ; Việt Nam tuyên bố ‘’ba không’’ thì không có lý do gì liên minh với các nước khác để cân bằng với Trung quốc…. cho nên Việt Nam phải xét lại để hiểu thế nào là ’’ba không’’ ; Trong trường hợp Tổ Quốc lâm nguy hoặc toàn bộ không gian và biển đông bị đe dọa thì Việt Nam phải triển khai một chiến lược an ninh, kết hợp với các quốc gia khác. Việt Nam không liên minh với nước nầy chống nước kia, nhưng chúng ta cần phải có sự hổ trợ quốc tế và các thế lực thực sự có khả năng ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm được sứ mệnh đảm bảo hoà bình an ninh ở Biển Đông.
d. GS Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu gia quốc tế tại Đại Học Quốc Gia TP Hồ chí Minh, cho rằng : Việt Nam chỉ có thể hoà hiếu với Trung quốc nếu nước nầy tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nếu Trung quốc dùng bạo lực để cưởng bức thì chúng ta không thể mềm yếu để rồi mãi mãi đánh mất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì một thứ hữu nghị viễn vong.
II. Nhận xét : Quan điểm của các nhân sự nêu trên đã gián tiếp đặt vấn đề cần phải cứng rắn đối với Trung quốc ; không thể tin vào những lời nói của bất kỳ nhân vật cao cấp Trung quốc nào ; Việt Nam chỉ hoà hiếu với Trung quốc nếu Trung quốc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ ; đặc biệt, Viêt Nam cần điều chỉnh chánh sách ‘’ba không’’, cần phải dựa vào các lực lượng khác để cân bằng sức mạnh, vô hiệu hóa sự đe dọa của Trung quốc ; Việt Nam là một vùng giao thoa văn hóa địa lý chính trị rất đan xen… nếu nghiêng ngã hẳn về một phía nào đó thì sẽ không còn hợp với địa lý chính trị của Việt Nam nữa.
Tóm lại, các quan điểm trên tập trung vào ba điểm chánh là : không tin Trung quốc, không tin tưởng vào những lời ngoại giao hoà hoản của nhà cầm quyền Trung quốc…. nghĩa là có thái độ cứng rắng đối với Trung quốc ; Để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi dân tộc…. Việt Nam cần phải liên minh liên kết với bất cứ ai ủng hộ lợi ích của Việt Nam ; Việt Nam không liên minh với nước nầy để chống nước kia…. nhưng Việt Nam cần phải có sự hổ trợ quốc tế và các thế lực có khả năng ủng hộ Việt Nam thực hiện hoà bình an ninh ở Biển Đông…. Nghĩa là Việt Nam cần phải Trung Lập trong vấn đề đối ngoại.
III. Kết luận : Nhưng đây cũng chỉ là quan điểm ý kiến, lời nói của người cộng sản mà thôi. Chờ xem hành động của họ như thế nào ? nhứt là hành động của tập đoàn cầm quyền hiện nay. Chúng ta cần phải nhớ : ‘’Đừng tin những gì cộng sản nói mà phải nhìn kỷ những gì cộng sản làm’’.
Mai Viết Triết
Pháp quốc, ngày 30 tháng 1 năm 2015.
Comments
Post a Comment